Luận văn Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học VinaShin
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học VinaShin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cai_cach_phap_luat_ve_quan_tri_tap_doan_kinh_te_nha.pdf
Nội dung text: Luận văn Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học VinaShin
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THÁI HÀ C¶I C¸CH PH¸P LUËT VÒ QU¶N TRÞ TËP §OµN KINH TÕ NHµ N¦íC QUA BµI HäC VINASHIN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THÁI HÀ C¶I C¸CH PH¸P LUËT VÒ QU¶N TRÞ TËP §OµN KINH TÕ NHµ N¦íC QUA BµI HäC VINASHIN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Thái Hà
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 5 1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 5 1.1.1. Khái niệm, quan điểm về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 5 1.1.2. Một số mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới 7 1.1.3. Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc tại Việt Nam 9 1.2. Khái luận về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 12 1.2.1. Vấn đề về quản trị công ty nói chung 12 1.2.2. Vấn đề về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 15 1.3. Pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 19 1.3.1. Khái quát chung 19 1.3.2. Các quy định cụ thể của pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM (VINASHIN) 33 2.1. Tổng quan giới thiệu về Vinashin 33 2.1.1. Giai đoạn từ năm 2006 trở về trƣớc 33
- 2.1.2. Từ năm 2006 đến nay 34 2.2. Thực trạng pháp luật về quản trị của Vinashin 38 2.2.1. Cấu trúc quản trị nội bộ của Vinashin 38 2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản trị tại Vinashin 45 2.3. Những bất cập của pháp luật và việc thực thi pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế Vinashin 51 2.3.1. Các quy định pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế và quy định về tổ chức, hoạt động của TĐKT Vinashin còn chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ 51 2.3.2. Những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về quản trị Tập đoàn kinh tế Vinashin 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69 Chƣơng 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ VIỆC VINASHIN VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 70 3.1. Những bài học rút ra từ vụ việc Vinashin 70 3.1.1. Bài học về việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 70 3.1.2. Bài học về công tác tổ chức, mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các doanh nghiệp cấp II, giữa các phòng ban chức năng 71 3.1.3. Bài học về năng lực quản lý 71 3.1.4. Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn 72 3.2. Cải cách pháp luật quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay 73 3.2.1. Cải cách các quy định của pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và công ty tƣ nhân có sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng 73
- 3.2.2. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế giám sát 77 3.2.3. Cải cách các quy định pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà nƣớc phải bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 79 3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp lý về bổ nhiệm thành viên hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) độc lập 82 3.2.5. Cải cách quy định pháp luật về mối quan hệ giữa hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) và tổng giám đốc 85 3.2.6. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc 91 3.2.7. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa tập đoàn kinh tế nhà nƣớc với các bên có quyền lợi liên quan 95 3.2.8. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế đầu tƣ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 96 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BGĐ Ban Giám đốc BKS Ban Kiểm soát BTGĐ Ban Tổng Giám đốc CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc GĐ Giám đốc GMS General Meeting of Shareholders HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên KTNN Kiểm toán Nhà nƣớc OECD Organization for Economic Cooperation and Development QH Quốc hội QTCT Quản trị công ty QTTĐKTNN Quản trị tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc TCT Tổng công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc TGĐ Tổng giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBTVQHVN Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội Việt Nam
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản trị công ty 14 Sơ đồ 1.2: Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc và tự nguyện 28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty mẹ 38 Sơ đồ 2.2: Các đơn vị thuộc Công ty mẹ 39
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngay khi các TĐKTNN mới thành lập đã đề ra là đạt đƣợc 02 mục tiêu lớn: Vừa phải hƣớng tới lợi nhuận và hiệu quả trong sự cạnh tranh thị trƣờng với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời vừa phải là công cụ chủ lực để Nhà nƣớc can thiệp ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội theo mục tiêu lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các TĐKTNN nói chung và Vinashin nói riêng đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhƣng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tƣơng xứng, xét về tỷ trọng đóng góp cho GDP, giải quyết việc làm, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, tiền vốn, nguyên vật liệu ). Pháp luật về quản trị vẫn còn nhiều bất cập, nhƣ: Chƣa rõ ràng quyền quản lý nhà nƣớc đối với DNNN, vai trò của chủ sở hữu hoặc ngƣời đại diện chủ sở hữu, vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của HĐTV, quyền lợi của ngƣời lao động; trong khi quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của TĐKTNN lại bị hạn chế; cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, sự gắn kết lợi ích vật chất với trách nhiệm của ngƣời quản lý và đội ngũ lao động v.v chƣa đƣợc luật hóa. Hoạt động của Vinashin luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém mà điển hình là việc sử dụng đồng vốn, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề, làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực to lớn và kéo dài khác về lạm phát, mất cân đối vĩ mô - trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, tăng tình trạng tham nhũng (đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua hàng loạt lãnh đạo của Vinashin bị khởi tố, bắt giam) và bóp méo cơ chế kinh tế thị trƣờng; hạn chế sức cạnh tranh và chất lƣợng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập Đặc biệt, trong việc thực thi pháp luật quản trị TĐKTNN vẫn còn nhiều yếu kém và chƣa đảm nhận đƣợc vai trò sự can thiệp mang tính chủ đạo của lực lƣợng kinh tế nhà 1
- nƣớc ngay cả trong cung cấp hàng hoá và cả trong vai trò là ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhƣng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, nhƣ cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghiệp phụ trợ Nhìn lại chƣơng trình cải cách các TĐKTNN nói chung và Vinashin nói riêng trong hơn 20 năm qua, đó là quá trình cải cách đầy “mâu thuẫn, trăn trở và đau đớn”, thời điểm hiện nay kế hoạch cải cách khó khăn hơn rất nhiều vì liên quan đến ý thức hệ, các nhóm lợi ích. Yếu kém của TĐKTNN nói chung và Vinashin nói riêng là vấn đề quản trị tập đoàn, nó nằm ngay trong bất cập về lý luận, quan điểm, mục tiêu phát triển TĐKTNN trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và cải cách quy chế pháp lý về quản trị TĐKTNN nhằm giúp các DNNN xây dựng đƣợc chính sách và kế hoạch cho sự phát triển của mình, tạo điều kiện cho DNNN chủ động hơn trong cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ đảm bảo vai trò chủ lực để Nhà nƣớc can thiệp ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty, trong đó có pháp luật quản trị TĐKTNN đã đƣợc trình bày trong nhiều công trình, đề tài nghiên cứu hay trong nhiều bài viết, báo cáo khoa học. Đặc biệt qua vụ việc “đổ vỡ” của Vinashin đã đƣợc cả nƣớc quan tâm, theo dõi. Qua đó các nhà chuyên môn cũng đã nghiên cứu, rút ra nhiều bài học lớn từ sự đổ vỡ này. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu, các bài học đƣợc rút ra từ nhiều góc nhìn khác nhau chƣa lấy vấn đề quản trị và pháp luật về quản trị làm trung tâm, cốt lõi. Đến nay chƣa có văn bản pháp luật nào quy định chung về vấn đề quản trị TĐKTNN, khái niệm về TĐKT đƣợc đƣa vào Luật doanh nghiệp cũng rất sơ sài. Đề tài này đã tổng hợp các nội dung cả về lý luận lẫn thực tiễn liên quan đến quản trị TĐKTNN nói chung và quản trị tại Vinashin nói riêng. 2
- 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu với mục đích lấy các giá trị cốt lõi của QTCT theo nguyên tắc của OECD làm trung tâm để phân tích, đƣa ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại, đổ vỡ của Vinashin. Từ đó phân tích thực trạng pháp lý và hệ thống hóa những kiến thức pháp lý về quản trị TĐKTNN. Đƣa ra những bất cập của các qui định pháp luật về quản trị TĐKTNN và việc bất hợp lý trong áp dụng các qui định này tại Vinashin; tìm ra phƣơng hƣớng và đề xuất những điểm cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới góp phần cải cách các quy định về QTTĐKT ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung đi sâu phân tích việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nói chung và tại Vinashin nói riêng từ năm 2006 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣ ợc nghiên cƣ́ u trên cơ sở phƣơng pháp biện chƣ́ ng duy v ật, phƣơng pháp tổng hơp̣ , thống kê, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, luật học so sánh 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài đã đƣa ra đƣợc một số bài học về quản trị TĐKTNN và đề xuất đƣợc một số các kiến nghị nhằm cải cách pháp luật về quản trị quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, nhƣ: Hoàn thiện các quy định của pháp luật để Nhà nƣớc thực sự đóng vai trò chủ sở hữu; cải cách các quy định pháp luật về cơ chế giám sát; cải cách các quy định pháp luật để quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc trở thành một thực thể kinh doanh thống nhất gồm tập hợp các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhau; cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với HĐTV và Tổng Giám đốc, giám đốc; cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa tập đoàn kinh tế nhà nƣớc với các bên có quyền lợi liên quan 3
- 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài lờ i mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và vụ việc Vinashin. Chương 3: Những bài học rút ra từ vụ việc Vinashin và vấn đề cải cách pháp luật quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay. 4
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm, quan điểm về tập đoàn kinh tế nhà nước Khái niệm TĐKT đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản từ nửa cuối thế kỷ XIX khi nền sản xuất hàng hóa thế giới phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp ở các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực sản xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tƣợng chèn ép, thôn tính hoặc tự nguyện tìm cách “chung sống hòa bình” với nhau trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để “phân chia” thị trƣờng và khai thác những tiềm năng riêng của từng công ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững chắc hơn bởi một liên minh rộng hơn. Những cụm từ chỉ các tập hợp trên phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là “Cartel”, “Association”, “Connortium”, “Conglomerale” và gần đây là “Chaebol”, “Group”, “MNC” Tất cả những cụm từ trên đều có chung một số nghĩa chủ đạo là sự liên minh, liên kết, nhóm cùng thỏa thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung nhƣ phối hợp chiến lƣợc, góp vốn, cung ứng sản phẩm; phân chia chiếm lĩnh thị trƣờng; thống nhất phƣơng thức, nguyên tắc kiểm soát nội bộ; có một công ty đóng vai trò trung tâm, có khả năng chi phối, hỗ trợ và bảo vệ các công ty con, công ty thành viên khác tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép, thôn tính Tất cả những “liên minh” trên khi nghiên cứu và dịch sang tiếng Việt, đƣợc gọi chung là “tập đoàn”. Cho đến nay, tên gọi chung của TĐKT theo tiếng Anh là business group, hoặc là corporate group hoặc group companies. Tuy nhiên, tên gọi giữa các quốc 5
- gia cũng khác nhau, ví dụ tại Mỹ, các tập đoàn có tên gọi là conglomerate, tại Nhật Bản tên gọi của tập đoàn là zeibatsu hoặc là keiretsu, tại Hàn Quốc tên gọi tập đoàn là chaelbol, tại Ấn Độ tên gọi của tập đoàn là business houses. Một số quốc gia đƣa khái niệm về TĐKT dựa trên nguyên tắc các công ty là các pháp nhân độc lập (Mỹ), một số quốc gia lại đƣa khái niệm về TĐKT theo cách tiếp cận coi TĐKT là một thực thể thống nhất, một đơn vị kinh tế (Đức). Theo nguyên tắc pháp nhân độc lập thì mỗi công ty thành viên trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng. Cổ đông của mỗi công ty thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, không phân biệt họ là thành viên của công ty nào; chủ nợ của công ty nào thì chỉ đƣợc đòi nợ của chính công ty đó. Theo cách tiếp cận là một thực thể thống nhất thì khái niệm tập đoàn đƣợc xây dựng theo một số ngành luật nhƣ luật cạnh tranh, thuế, luật công ty Theo cách tiếp cận này, việc phân chia thị trƣờng công ty mẹ, công ty con sẽ không bị coi là vi phạm qui định về cạnh tranh. Tại một số nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Hà Lan khái niệm tập đoàn đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa nhiều chủ thể kinh tế có lợi ích chung, có mối quan hệ sở hữu và khế ƣớc với nhau, cùng tiến hành sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Mặc dù khái niệm về TĐKT còn không thống nhất giữa các quốc gia, nhƣng điểm chung giữa các khái niệm “TĐKT” là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm công ty mẹ, công ty con và doanh nghiệp liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các chính sách, chiến lƣợc phát triển, chi phối hoạt động của các thành viên. Bản thân tập đoàn không có tƣ cách pháp nhân. Công ty mẹ, công ty con và doanh nghiệp liên kết có tƣ cách pháp nhân. Tập đoàn hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau; công ty con và doanh nghiệp liên kết khác 6
- có quan hệ với nhau về vốn, đầu tƣ, công nghệ thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam định nghĩa: TĐKT là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nƣớc hay nhiều nƣớc, có tiềm lực kinh tế - tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp, vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Nó trở thành hình thức phổ biến và có vai trò chi phối, tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nƣớc trong giai đoạn hiện nay [16]. Điều 149, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn. Tập đoàn là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, nhƣng bản thân tập đoàn lại không phải là một pháp nhân, tập đoàn không có tƣ cách pháp nhân. Về TĐKTNN, theo TS.Trần Tiến Cƣờng, Trƣởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng) thì TĐKTNN là nhóm công ty, liên kết chủ yếu dƣới hình thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó với nhau Khác với các TĐKT trên thế giới, hầu hết đều đi từ các công ty nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng lồ, các TĐKT Việt Nam đƣợc thành lập dựa trên các TCT có quy mô chƣa lớn, trình độ quản trị chƣa cao. Nói một cách khác, các TĐKTNN ở Việt Nam đƣợc thành lập theo các quyết định hành chính, chủ quan không tuân thủ quy luật khách quan. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả trong kinh doanh của các tập đoàn. 1.1.2. Một số mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới Thế giới có nhiều mô hình TĐKT đƣợc áp dụng, từ mô hình tập đoàn ở 7
- các quốc gia Âu – Mỹ cho đến quốc gia Châu Á, nhƣ Nhật Bản (Keiretsu), Hàn Quốc (Chaebol), Trung Quốc (Jituan Gongsi) và nhiều mô hình tập đoàn khác. Mô hình các tập đoàn ở các quốc gia Âu – Mỹ đƣợc hình thành dựa trên nền tảng phát triển kinh tế từ lâu đời về thƣơng mại, công nghiệp và dịch vụ của khu vực. Khởi đầu từ các doanh nghiệp gia đình trong một số ngành nghề nhất định, thông qua quá trình sát nhập và mở rộng hoạt động, các TĐKT lớn mạnh đã lần lƣợt đƣợc ra đời. Tại Nhật Bản, mô hình Keiretsu xuất hiện trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua hoạt động liên kết giữa các công ty với nhau bằng việc mua cổ phần để hình thành liên minh theo chiều ngang trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Mô hình Keiretsu các công ty thƣờng lấy một ngân hàng làm hạt nhân trung tâm liên kết thông qua quan hệ tín dụng cũng nhƣ quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần. Không giống nhƣ mô hình Keiretsu tại Nhật Bản, mô hình Chaebol của Hàn Quốc lại lấy trung tâm liên kết là các công ty gia đình liên kết thông qua quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần tại các công ty con. Các công ty gia đình có mối liên hệ “thân hữu” với Chính phủ và nhận đƣợc nhiều ƣu đãi từ phía nhà nƣớc. Ngƣợc lại, các Chaebol cũng chịu sự định hƣớng của Chính phủ về mục tiêu kinh doanh, nhƣng các mục tiêu xã hội khác thì không bị ràng buộc. Cũng giống nhƣ các mô hình tập đoàn khác, các Chaebol cũng có xu hƣớng mở rộng phạm vị hoạt động, bành trƣớng đa ngành, đa lĩnh vực. Mô hình Jituan Gongsi tại Trung Quốc lại cho thấy những đặc điểm khác biệt khi hạt nhân liên kết trong các tập đoàn là các DN và TCTNN. Từ cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã đẩy mạnh quá trình tƣ nhân hóa các DNNN có quy mô nhỏ, đồng thời tập trung nguồn lực phát triển các công ty lớn thành những tập đoàn đủ mạnh để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quá trình hình thành các TĐKT tại Trung Quốc bắt đầu từ việc sát nhập các DNNN thành các TCT lớn cho tới khi đạt đến một quy mô nhất định. Tại đó, TCT sẽ 8
- phân quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thành viên. Tiếp theo là đa dạng hóa sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các doanh nghiệp thành viên. Cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tƣ vốn và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nƣớc ngoài [24]. 1.1.3. Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam 1.1.3.1. Giai đoạn trước năm 2006 Từ cuối năm 1970 và trong những năm 1980, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng phát triển các liên kết xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp. Sau đó, mô hình TCT đã thay thế cho các liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, đó là những mô hình của cơ chế kế hoạch hóa tập trung hoặc của giai đoạn chuyển tiếp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) đã xác định “Sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, TCT phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Xây dựng một số công ty hoặc liên hiệp xí nghiệp lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài” [12]. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng ghi rõ “Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích và thực hiện từng bước vững chắc, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, việc đổi mới các liên hiệp xí nghiệp theo hướng tổ chức các tập đoàn kinh doanh, khắc phục tính chất hành chính; trung gian ” [12]. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy (khóa VII) của Đảng khẳng định “Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn với mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới”. Trên cơ sở đó, Tập đoàn kinh doanh bắt đầu đƣợc thành lập từ khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 91/1994/QĐ-TTg, ngày 07/3/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo quyết định này, tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nƣớc thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan, có quy mô tƣơng đối 9
- lớn. Việc hình thành tập phải đảm bảo vừa hạn chế độc quyền, vừa hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Về nguyên tắc, tập đoàn kinh doanh đa ngành nhƣng nhất thiết phải có định hƣớng chủ đạo [27]. Mô hình tập đoàn kinh doanh theo Quyết định này còn gọi là TCT 91. Theo đó đã có 18 TCT 91 đƣợc thành lập. Sau đó 01 TCT chuyển thành TCT 90 (TCT Đá quý và Vàng Việt Nam). Tuy nhiên, các TCT nhà nƣớc nói chung và TCT 91 nói riêng đƣợc thành lập chủ yếu dựa trên việc tập hợp các DNNN theo quyết định hành chính, theo kiểu gom đầu mối, chƣa thực sự là một thể thống nhất, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn TCT, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra là khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên nhằm tạo mối quan hệ kinh tế, gắn bó về lợi ích, thị trƣờng, sản phẩm, chiến lƣợc kinh doanh trong nội bộ TCT. Mỗi doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong TCT hoạt động đơn lẻ, rời rạc, ở một số TCT, các doanh nghiệp thành viên còn cạnh tranh, giành giật thị trƣờng với nhau. Từ thực tiễn, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa IX) đã chủ trƣơng nghiên cứu xây dựng một số TĐKT nhà nƣớc mạnh, làm lòng cốt cho lực lƣợng DNNN [1]. Theo đó, nguyên tắc tổ chức TĐKTNN là: - Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ sở hữu vốn điều lệ. Công ty mẹ là DNNN do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối. Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty con, doanh nghiệp thành viên. - Pháp nhân của công ty mẹ và pháp nhân của công ty con, doanh nghiệp thành viên là độc lập, do đó, không có quan hệ trên – dƣới theo kiểu trật tự hành chính nhƣ mô hình TCT nhà nƣớc trƣớc đây. 1.1.3.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay Quan điểm về TĐKTNN là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dƣới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp 10
- các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác. TĐKTNN bao gồm: (i) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp 1) là doanh nghiệp do Nhà nƣớc giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; (ii) Công ty con của doanh nghiệp cấp 1 (doanh nghiệp cấp 2) và công ty con của doanh nghiệp cấp 2 (doanh nghiệp cấp 3) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối; (iii) Công ty liên kết là công ty tự nguyện tham gia liên kết dƣới hình thức hợp đồng liên kết. Công ty liên kết đƣợc tổ chức dƣới hình thức CTTNHH hoặc CTCP [11, Điều 4]. Trong giai đoạn này đã có 12 TĐKTNN đƣợc thành lập ở những ngành, lĩnh vực khác nhau, theo ba phƣơng thức sau: Thứ nhất, chuyển đổi và tổ chức lại TCT nhà nƣớc. Có 09 TĐKTNN đƣợc hình thành theo phƣơng thức này, gồm: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VN, Tập đoàn công nghiệp Cao su VN, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN, Tập đoàn Dệt may VN, Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất VN. Theo đó, công ty mẹ đƣợc hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng quản lý của TCT, một số đơn vị thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính. Thứ hai, cổ phần hóa toàn bộ TCT Nhà nƣớc giữ vốn chi phối ở công ty mẹ. Đây là trƣờng hợp của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm VN do Nhà nƣớc nắm giữ 74,17% vốn điều lệ của công ty mẹ với hai cổ đông Nhà nƣớc là Bộ Tài chính (nắm giữ 70,91%) và TCT Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc (nắm giữ 3,26%). Thứ ba, Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực kinh doanh. Có hai TĐKTNN đƣợc hình thành theo phƣơng thức này, gồm: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng VN và Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị VN. 11
- Mặc dù việc thí điểm thành lập TĐKTNN đƣợc thực hiện theo ba phƣơng thức nhƣ trên, nhƣng về cơ bản đều là phƣơng thức hành chính, trên cơ sở tiến hành tổ chức lại các TCT hiện có hoặc sát nhập các doanh nghiệp, TCT lại với nhau. Trong ba phƣơng thức trên, phƣơng thức thứ ba cần xem xét lại. Phƣơng thức này mang tính hành chính chủ quan, gom các doanh nghiệp lại với nhau, thiếu tính liên kết thông qua đầu tƣ, mua lại, sát nhập giữa các doanh nghiệp nên tổ chức hoạt động của tập đoàn sau khi thành lập gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết do thực tế các công ty con đã là những công ty có nhiều kinh nghiệp và đã có tiếng trên thị trƣờng nên công ty mẹ rất khó điều phối, liên kết các công ty với nhau [35, tr.104-105]. Kể từ khi 12 TĐKTNN đƣợc thành lập đến nay đã có 03 tập đoàn bị giải thể, hoặc chuyển đổi sang hình thức TCT: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng VN [33], Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị VN [33], Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN [2]. 1.2. Khái luận về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 1.2.1. Vấn đề về quản trị công ty nói chung Trong các hoàn cảnh cụ thể hoặc tại từng quốc gia có cách định nghĩa khác nhau về QTCT. Vào năm 1999, Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các Nguyên tắc quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đƣa ra một định nghĩa chi tiết về QTCT nhƣ sau: QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa BGĐ, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó, cũng nhƣ để giám sát kết 12
- quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ đƣợc cho là có hiệu quả khi khích lệ đƣợc BGĐ và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng nhƣ phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn [37, tr.6]. Nhìn từ góc nhìn bên trong (lấy bản thân công ty làm trung tâm): - QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, đƣợc xác định bởi các cơ cấu và các quy trình: Mối quan hệ giữa các cổ đông và BGĐ bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho BGĐ để thu đƣợc lợi suất mong muốn từ khoản đầu tƣ của mình. BGĐ có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông các báo cáo tài chính và các báo cáo hoạt động thƣờng kỳ một cách minh bạch. Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thƣờng đƣợc gọi là HĐQT hoặc BKS để đại diện cho quyền lợi của mình. - Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ngay giữa các bộ phận quản trị chính của công ty, tức là giữa ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ. Điển hình nhất là những xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên BGĐ, thƣờng đƣợc gọi là vấn đề Ông chủ - Ngƣời làm thuê [43]. Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị và các thành viên HĐQT. Các công ty cần phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này. - Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hƣớng và kiểm soát công ty: ĐHĐCĐ, đại diện cho các cổ đông, đƣa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về việc phân chia lãi lỗ. HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra chiến lƣợc và giám sát BGĐ. Cuối cùng, Ban TGĐ điều hành những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn nhƣ thực hiện chiến lƣợc đã đề ra, lên các kế hoạch kinh 13
- doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lƣợc marketing, bán hàng và quản lý tài sản [41]. Hệ thống QTCT cơ bản và các mối quan hệ giữa những chủ chế quản trị trong công ty đƣợc mô tả trong bảng dƣới đây. Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản trị công ty Các cổ đông (Đại hội đồng cổ đông) Bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại diện và báo cáo Cấp vốn B/c minh bạch Các thành viên HĐQT (HĐQT) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chỉ đạo và giám sát Báo cáo và trả lời Các thành viên BGĐ (BGĐ) (Nguồn: Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội). Mặt khác, từ giác độ bên ngoài, QTCT tập trung vào những mối quan hệ giữa công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Các bên có quyền lợi liên quan là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong công ty; các quyền lợi ấy có thể xuất phát từ những quy định của luật pháp, của hợp đồng, hay xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Các bên có quyền lợi liên quan không chỉ có các nhà đầu tƣ mà còn bao gồm các nhân viên, các chủ nợ, các nhà cung cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc và địa phƣơng nơi công ty hoạt động. Một số ngƣời còn đƣa cả vấn đề môi trƣờng vào danh sách các bên có quyền lợi liên quan quan trọng. 14
- QTCT đƣợc đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tƣ, cổ đông ), nhƣng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của BGĐ và sự đóng góp của ngƣời lao động, những ngƣời này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. QTCT tập trung xử lý các vấn đề thƣờng phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền trong công ty, ngăn ngừa và hạn chế những ngƣời quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ đƣợc giao sử dụng tài sản và cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của ngƣời khác. Tóm lại, QTCT là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững của công ty. Các chủ đề chính trong QTCT gồm có: Công khai và minh bạch thông tin; xử lý mâu thuẫn quyền lợi giữa ngƣời quản lý doanh nghiệp, HĐQT và cổ đông khác; xử lý mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số; vai trò của quản trị viên độc lập, các tổ chức kiểm toán độc lập; chính sách đãi ngộ với các nhà quản lý; thủ tục phá sản doanh nghiệp; quyền tƣ hữu; việc thực thi các điều khoản luật và hợp đồng. QTCT tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế lành mạnh, tạo nên sự hài hòa giữa các bên, từ đó tạo nên định hƣớng và sự kiểm soát công ty. 1.2.2. Vấn đề về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước Theo phân tích ở các phần trên thì có thể hiểu QTTĐKTNN là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát TĐKTNN, liên quan tới các mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con; giữa chủ sở hữu, BGĐ, HĐTV (hoặc HĐQT), bộ máy giúp việc, Ban kiểm toán nội bộ và các thành viên của một TĐKTNN với các bên có quyền lợi liên quan. QTTĐKTNN là tạo ra một cơ cấu để đề ra mục tiêu của TĐ và xác định các phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó cũng nhƣ để giám sát kết quả hoạt động của TĐ. 15