Luận văn Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cac_toi_pham_xam_hai_tinh_duc_tre_em_trong_luat_hin.pdf
Nội dung text: Luận văn Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH HƢƠNG CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Minh Hƣơng
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 7 1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 9 1.2.1. Bảo vệ các quyền của trẻ em 9 1.2.2. Bảo vệ trật tự xã hội 10 1.2.3. Cơ sở pháp lý của công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm 11 1.2.4. Hội nhập quốc tế 12 1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY 14 1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất – Bộ luật hình sự Việt nam năm 1985 14 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến năm 1999 16 1.3.3. Giai đoạn từ sau khi có Bộ luật hình sự 1999 đến nay 17 1.4. LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 19
- 1.4.1. Bộ luật Hình sự Canada 19 1.4.2. Bộ luật Hình sự Thụy Điển 22 1.4.3. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga 23 1.4.4. Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 24 1.4.5. Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 28 2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 28 2.1.1. Dấu hiệu pháp lý chung của nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em 28 2.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội trong nhóm xâm hại tình dục trẻ em 35 2.2. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 53 2.2.1. Tình hình tội phạm 53 2.2.2. Nguyên nhân, điều kiện và dự báo về các tội xâm hại tình dục trẻ em 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 60 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 61 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 61 3.2. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 64
- 3.2.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự 64 3.2.2. Quy định lại độ tuổi trẻ em 66 3.2.3. Bổ sung thêm “Tội quấy rối tình dục” vào Chƣơng XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời 68 3.2.4. Bổ sung hành vi xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch vào Bộ luật hình sự 70 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 75 3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật 75 3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 76 3.3.3 Các giải pháp cụ thể 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 84 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung từ BLHS Bộ luật hình sự CTTP Cấu thành tội phạm LHS Luật hình sự PLHS PLHS THTP Tình hình tội phạm TNHS TNHS XHTD Xâm hại tình dục XHTDTE Xâm hại tình dục trẻ em
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Số liệu các vụ án đã thụ lí và giải quyết trong cả nƣớc từ năm 2008 đến năm 2013 54
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là mầm non và tƣơng lai của đất nƣớc, của dân tộc, là ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thấm nhuần lời dạy trên, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu, với quan điểm xem con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xem trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của dân tộc, là lớp ngƣời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ thị 197/CT-TW ngày 19/3/1960 của Ban Bí thƣ TW Đảng đã chỉ rõ: “Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn chính là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này”[39, tr.66]. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới ký kết và phê chuẩn Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (20/02/1990). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ƣớc này, ngày 16-8-1991, Nhà nƣớc đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em nhƣ Luật phổ cập, giáo dục tiểu học; Luật hôn nhân gia đình; Bộ luật hình sự Từ khi phát triển nền kinh tế thị trƣờng, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều mặt tích cực nhƣ kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Bên cạnh mặt tích cực đó ta cũng không thể phủ nhận những mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ nạn thất nghiệp; cuộc sống dƣ giả của một bộ phận dân cƣ cũng dẫn đến lối sống tha hoá, tìm kiếm những thú vui không lành mạnh, sự phát triển của công nghệ thông tin, lối 1
- sống chạy theo đồng tiền quên mất gia đình dẫn đến sự gia tăng của các loại tội phạm trong đó có các tội phạm XHTDTE. Tình hình tội phạm XHTDTE có xu hƣớng phát triển, ngày càng gia tăng, gây tác hại lớn cho xã hội. Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm cả nƣớc xảy ra hàng nghìn vụ XHTD với số lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc, trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm lên đến 65%, số trẻ bị XHTD nhiều lần chiếm hơn 28%. Các vụ án đã xảy ra phần nhiều là ở các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ các cháu thƣờng tập trung lo toan cho công việc mƣu sinh hàng ngày nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, thủ phạm thƣờng lợi dụng sơ hở này để thực hiện hành vi đồi bại. Những vụ án XHTDTE thƣờng nạn nhân là các bé gái, càng ngày số tuổi của các bé bị xâm hại càng trẻ, cá biệt có những trƣờng hợp nạn nhân mới vài tháng tuổi. Kẻ gây tội lại thƣờng là những ngƣời quen biết, họ hàng, láng giềng, và đã không ít các vụ thủ phạm chính là bố dƣợng, cậu, chú của nạn nhân. Nghiên cứu cho thấy 85% trẻ bị xâm hại bởi những ngƣời quen biết. Các vụ án xảy ra rất đa dạng nhƣng đa phần có sự chủ quan của ngƣời lớn, nhất là ngƣời mẹ, vô tình đẩy các bé thành nạn nhân của XHTD. Một điều cũng đáng nói là có không ít vụ vì xấu hổ, mặc cảm, muốn cho êm chuyện nhiều gia đình đã đi đến thƣơng lƣợng, hòa giải và bồi thƣờng mà không tố cáo, đƣa ra pháp luật. Điều này vô tình làm cho nạn XHTDTE tiếp tục phát triển và hoành hành vì kẻ phạm tội không bị trừng phạt nghiêm minh để cảnh cáo, răn đe những kẻ khác. Đây là tội phạm nguy hiểm gây ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển bình thƣờng về mặt tâm sinh lý của trẻ em, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tự do tình dục, nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của con ngƣời nói chung và trẻ em nói riêng. Công tác đấu tranh chống tội phạm XHTDTE rất đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đã tăng cƣờng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác và điều tra xử lí nghiêm minh các loại 2
- tội phạm XHTDTE theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm XHTDTE vẫn còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của BLHS còn hạn chế trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Với mong muốn nghiên cứu sâu các quy định hiện hành về tội phạm XHTDTE, từ đó đề xuất ra một số phải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này, tác giả chọn đề tài: “Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị XHTD đang là hồi chuông báo động cho sự suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dƣ luận. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chủ đề này nhƣ: Luận văn “Điều tra các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”; Tiểu luận “Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại” của Doãn Nguyệt Quỳnh năm 2008; Luận văn “Các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam” của Phan Thị Phƣơng Hiền; Luận văn “Phòng ngừa tội phạm giao cấu với trẻ em trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của Lê Thị Kim Oanh; Luận văn “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Thị Linh Sƣơng; Luận văn “Hoạt động phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của Châu Văn Bình; Luận văn “Phòng ngừa tội phạm hiếp dân trẻ em do người dân tộc thiểu số thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Quách Hải Chiến; Vũ Ngọc Bình “Phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em”; Phạm Hồng Hải “Các quy định của pháp luật về hoạt động phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Báo cáo nghiên cứu “Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình 3
- dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây” của Viện Gia đình và Giới; Vì vậy, nghiên cứu về XHTDTE không phải là một hiệu tƣợng mới nhƣng lại là một đề tài đƣợc coi là “cấp thiết”, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lƣỡng để có thể thấy vấn đề một cách toàn diện. Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc. Từ việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam về XHTDTE và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nƣớc về vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn - Mục đích nghiên cứu của Luận văn là tìm hiểu sâu và làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành đối với loại hành vi này. Từ đó, nêu bật đƣợc vƣớng mắc còn tồn tại và đề ra một số phƣơng hƣớng sửa đổi luật, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về XHTDTE ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu một cách khái quát về các hành vi XHTDTE; + Nghiên cứu những quy định hiện hành về các hành vi XHTDTE trong Bộ luật hình sự 1999, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định này trong giai đoạn hiện nay + Liên hệ đối chiếu giữa Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 với Bộ luật của nƣớc ngoài cùng điều chỉnh hành vi XHTDTE; + Từ đó đề xuất những định hƣớng và giải pháp hoàn thiện các quy định về XHTDTE trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định hiện hành về XHTDTE trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng pháp luật đối với các hành vi XHTDTE trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp và những nguyên nhân của những tồn tại, 4
- hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Luận văn cũng có tham khảo những bài học kinh nghiệm lập pháp một số nƣớc trong khi nghiên cứu các quy định về XHTDTE. 5. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nhiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về chính sách hình sự. Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phƣơng pháp cụ thể sau: Thứ nhất, phƣơng pháp thống kê, thống kê các số liệu về XHTDTE và quá trình áp dụng các quy định về XHTDTE. Thứ hai, phƣơng pháp phân tích, tác giả đƣa ra những quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ đó phân tích những điểm phù hợp, những điểm chƣa phù hợp với bối cảnh trong nƣớc và quốc tế hiện nay. Thứ ba, phƣơng pháp so sánh, trên cơ sở những phân tích và bình luận về các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số đánh giá. 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn Vấn đề XHTDTE tuy là một vấn đề không mới trong luật hình sự Việt Nam nhƣng với những diễn biến của thực tế khách quan, vấn đề này ngày càng trở nên nhức nhối. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới XHTDTE trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là: - Nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành đối với các tội 5
- phạm XHTDTE. - Làm sáng tỏ những tồn tại và hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm XHTDTE cũng nhƣ những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định đối với các tội phạm XHTDTE trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp hiện nay ở Việt Nam. Với đề tài “Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam”, tác giả hy vọng đây sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có giá trị, cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, tác giả cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tƣ pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các tội phạm XHTDTE theo luật hình sự Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tội XHTDTE. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt nam về các tội phạm XHTDTE. 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Trƣớc khi phân tích đặc điểm pháp lý hình sự của các tội phạm XHTDTE; tác giả lý giải, làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan bao gồm khái niệm “trẻ em” và “xâm hại tình dục”. Thứ nhất, về khái niệm trẻ em. Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Ngƣời ta thƣờng sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những ngƣời ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con ngƣời. Ở góc độ khoa học, trẻ em đƣợc định nghĩa tuỳ theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, nhƣ trong triết học, trẻ em đƣợc xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tƣơng lai của quốc gia, dân tộc đều tuỳ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế, vai trò xã hội khác với ngƣời lớn, vì vậy, cần đƣợc xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh trƣởng, nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển thành ngƣời lớn. Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con ngƣời. Dƣới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thƣờng đƣợc tiếp cận theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể đƣợc coi là ngƣời lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của ngƣời đó tại thời điểm xác định. Mặc dù còn có nhiều cách gọi tên hay vận dụng khác nhau nhƣng chúng ta có thể thống nhất khái niệm trẻ em nhƣ sau: “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai 7
- đoạn đầu của sự phát triển con người”. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm về độ tuổi của trẻ em là khoảng thời gian từ khi ra đời cho đến khi tròn 16 tuổi (theo pháp luật Việt Nam) hoặc tròn 18 tuổi (theo pháp luật quốc tế). Tóm lại, khái niệm “trẻ em” trong pháp luật Việt Nam đƣợc coi là ngƣời chƣa đủ 16 tuổi, là đối tƣợng đƣợc pháp luật bảo vệ. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau nhƣng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm. Thứ hai, về khái niệm xâm hại tình dục. Theo Từ điển tiếng việt nhà xuất bản Đà Nẵng “Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao” và “Xâm hại là xâm phạm đến khiến cho bị tổn hại” [41] . Do vậy, “xâm hại tình dục trẻ em” là xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao; xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của trẻ em. Các tội phạm XHTDTE đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền tự do tình dục, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, sự phát triển bình thƣờng của trẻ em. Đối tƣợng tác động của tội phạm là trẻ em, tức là những ngƣời dƣới 16 tuổi. Các hành vi phạm tội đƣợc thực hiện nhằm thoả mãn những ham muốn tình dục, những dục vọng thấp hèn của cá nhân xâm phạm đến tình dục của trẻ em. Hành vi đƣợc biểu hiện ra bên ngoài dƣới hình thức hành động, bằng cách sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần, làm tê liệt khả năng phản kháng hoặc tự vệ của nạn nhân. Hậu quả tác hại của tội phạm là những mất mát rất lớn về tinh thần, sức khoẻ của nạn nhân, tác động tiêu cực đến đời sống bình thƣờng của nạn nhân và gia đình họ. 8
- Tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý, ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc tính nguy hiểm trong hành vi của mình và thấy trƣớc hậu quả khi thực hiện hành vi và mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Chủ thể thực hiện tội phạm ngoài các điều kiện chung của chủ thể, thƣờng là ngƣời thành niên (đủ 18 tuổi trở lên). Do vậy, tội phạm XHTDTE là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS do người có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý và phải chịu TNHS, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tự do tình dục, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. 1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM XHTDTE 1.2.1. Bảo vệ các quyền của trẻ em Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên từ “quyền trẻ em” đƣợc dùng trong các văn kiện của Đảng. Từ đó, quyền trẻ em với tƣ cách là quyền con ngƣời đƣợc thảo luận công khai và rộng rãi ở VN. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn trân trọng các quyền của trẻ em, quy định cụ thể các quyền của trẻ em trong hệ thống chủ trƣơng, chính sách và pháp luật. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã thể hiện điều đó: “ trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ”. Qua Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 các quyền trẻ em ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, phát triển và đƣợc công nhận là một bộ phận quan trọng của quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời là quyền quan trọng, bảo vệ quyền con ngƣời là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa ) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Quy định các tội phạm XHTDTE là chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con ngƣời, quyền trẻ em; các quyền đó đƣợc pháp luật hóa và 9
- mang tính bắt buộc, đƣợc xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con ngƣời chƣa trở thành quyền thực sự. Ngƣợc lại, quyền con ngƣời, quyền trẻ em khi đã đƣợc quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, đƣợc xã hội thừa nhận phục tùng, đƣợc quyền lực Nhà nƣớc tôn trọng bảo vệ. Pháp luật quy định các tội phạm XHTDTE là công cụ sắc bén của Nhà nƣớc trong việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em, thể hiện ở các quy định về quyền trẻ em trong pháp luật đƣợc đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nƣớc, các biện pháp cƣỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho quyền trẻ em đƣợc thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời. Việc quy định các tội phạm XHTDTE thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc tới tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thƣờng về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Là sự thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 1.2.2. Bảo vệ trật tự xã hội Trẻ em là những ngƣời đang trong độ tuổi phát triển, chƣa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị XHTD sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội. Một nghiên cứu cho thấy hậu quả lớn nhất khi trẻ bị XHTD là trẻ tổn thƣơng về tinh thần và ảnh hƣởng đến tƣơng lai (84,3%). Trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thƣờng (65,7%). Trẻ khó hoà nhập với xã hội (55,7%). Tổn thƣơng về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%). Gây ra những tổn thƣơng 10
- nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục hoặc các tổn thƣơng thể chất khác nhƣ đau bụng, đau đầu, mất ngủ Trẻ có thể bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS [46]. Với các em nữ việc bị XHTD có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các em chƣa phát triển hoàn chỉnh) hoặc gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau. Những trƣờng hợp XHTD đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử vong. Từ các tài liệu nhi khoa và tâm lý bệnh nhi cho thấy: Nhiều trẻ sau khi bị XHTD có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tƣởng tƣợng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại, ). Nghiêm trọng hơn, sau khi bị XHTD không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai. XHTD còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi các em nam bị XHTD thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những ngƣời đồng tính luyến ái. Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trƣởng thành có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều ngƣời. Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thƣờng. 1.2.3. Cơ sở pháp lý của công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam tính đến năm 2014 đạt mức 90 triệu ngƣời, trong đó có khoảng 23 triệu trẻ em. Vì vậy, có thể nói bảo vệ trẻ 11
- em chính là bảo vệ sự phát triển trong tƣơng lai của mỗi quốc gia. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, qua công tác phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng cho thấy, cùng với sự biến động, gia tăng của tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại trẻ em cũng tăng lên đáng lo ngại. Điều này đã trở thành một vấn đề bức xúc trong xã hội, bởi phạm tội đối với trẻ em có tính chất đặc biệt hơn so với các trƣờng hợp phạm tội thông thƣờng khác ở đối tƣợng bị xâm hại là trẻ em. Trẻ em là những ngƣời bị hạn chế hoặc hoàn toàn không có khả năng, điều kiện tự vệ hoặc bảo vệ mình. Hành vi xâm hại để lại hậu quả rất nặng nề, nó không chỉ gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển bình thƣờng của các em, nhất là các em tuổi còn quá nhỏ. Vì vậy, trẻ em là đối tƣợng đặc biệt cần đƣợc toàn xã hội bảo vệ. Tình hình tội phạm XHTDTE tiếp tục có những diễn biến phức tạp và những bất cập của BLHS hiện hành là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc sửa đổi toàn diện của BLHS và đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. 1.2.4. Hội nhập quốc tế Xu thế chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ƣớc quốc tế đa phƣơng. Sau khi ký Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1990, các quyền của trẻ em trong Công ƣớc đã đƣợc cụ thể hoá vào hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, nhƣ trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, . Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà Công ƣớc quốc tế và luật pháp quốc tế liên quan đến quyền trẻ em tuy đã đƣợc quy định trong Luật pháp của Việt Nam và Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, song chỉ mang tính 12
- nguyên tắc, chƣa đƣợc thể hiện một cách cụ thể và thiếu các quy định về biện pháp thúc đẩy thực hiện, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau và rất khó thống nhất trong việc thể chế hóa trong các văn bản hƣớng dẫn thực hiện luật. Một số vấn đề quan trọng liên quan đến thực hiện quyền đƣợc bảo vệ, quyền tham gia của trẻ em mới đƣợc cộng đồng quốc tế đề cập đến trong thời gian từ 2004 đến nay và đang đƣợc thực hiện ở Việt Nam chƣa đƣợc đề cập đầy đủ. Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nƣớc ta cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong đó có vấn đề tội phạm có tính chất quốc tế. Sự gia tăng của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện trong những năm qua đã và đang đặt ra những thách thực rất lớn cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Pháp luật về các tội phạm XHTDTE là phƣơng tiện để thực hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền trẻ em ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội dung cụ thể của quyền trẻ em cũng nhƣ việc bảo vệ quyền trẻ em đòi hỏi phải có sự đấu tranh, hợp tác giải quyết, phối hợp của nhiều quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế. Những nội dung này đều là những vấn đề đòi hỏi cần có sự hợp tác, phối hợp của các quốc gia với nhau trong cộng đồng thế giới. Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết, hay phê chuẩn các công ƣớc, tuyên ngôn về quyền trẻ em là phải thực hiện các cam kết đó, mỗi nƣớc phải cụ thể hóa những quy định của pháp luật quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nƣớc mình, hòa nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trƣớc cộng đồng quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh giao lƣu, hòa nhập quốc tế giữa các nƣớc ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực (lao động, học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân ) vấn đề 13
- bảo vệ quyền trẻ em đang là vấn đề phức tạp cần quan tâm. Vì vậy cần phải có sự phối hợp hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan, mà phƣơng pháp giải quyết đó là bằng con đƣờng cụ thể hóa các quyền trong các văn bản pháp luật. Do vậy, việc quy định các tội phạm XHTDTE để hội nhập quốc tế là điều hết sức cần thiết để bảo vệ một cách toàn diện cho trẻ em. 1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM XHTDTE TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY 1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất – Bộ luật hình sự Việt nam năm 1985 Từ xƣa pháp luật Việt Nam ít nhiều cũng đã quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em trƣớc tội xâm phạm tình dục và cũng đã có những hình phạt trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội. Dƣới thời vua Lê Thánh tông (1428-1788), nƣớc ta có bộ luật thành văn đầu tiên là Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê). Bộ luật này đã có những quy định bảo vệ trẻ em khỏi sự XHTD, Điều 404 quy định “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống dù người con gái thuận tình cũng xử như tội hiếp dâm”. Và tội hiếp dâm có khung hình phạt là “Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tạ. Nếu làm người đàn bà chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho người chết.” Đến thời nhà Nguyễn (1815- 1945) vua Gia Long lên ngôi năm 1802, năm 1815 ông ban hành bộ luật Gia Long còn gọi là Hoàng Việt luật lệ. Trong đó có những quy định trong việc trừng trị nghiêm khắc đối với hành vi XHTDTE. Điều 330 “Cưỡng gian bé gái dưới 10 tuổi thì bị chém ngay còn cưỡng gian bé gái trên 10 tuổi dưới 12 tuổi nếu việc cưỡng gian đã thành thì bị phạt treo cổ, nếu việc cưỡng gian không thành thì phạt trăm lượng, lưu ba ngàn dặm”. Khi thực dân pháp xâm lƣợc nƣớc ta đất nƣớc chia cắt làm ba miền: 14
- bắc kỳ, trung kỳ, nam kỳ, mỗi miền sử dụng những quy định pháp luật khác nhau. Ở Bắc kỳ ngày 02/12/1921 quan toàn quyền Sarraut ban hành nghị định áp dụng luật hình sự tại bắc kỳ bao gồm 328 điều, trong đó từ điều 198 đến Điều 205 quy định và trừng trị nghiêm khắc các tội XHTDTE. Ở Trung kỳ, ngày 03/07/1933 vua bù nhìn Bảo Đại ban hành bộ Hoàng việt tính luật trên cơ sở kế thừa bộ Hoàng việt luật lệ gồm 328 điều. Tại chƣơng phạm gian gồm 9 điều từ Điều 300 đến Điều 308 quy định tội xâm phạm tình dục. Điều 303 có quy định “phạm gian với con gái chưa đủ 15 tuổi sẽ bị phạt giam trong ngục từ 5 đến 10 năm”. Ta thấy rằng từ xƣa giai cấp thống trị dù ít hay nhiều cũng đã quan tâm đến trẻ em, qua việc đã có những quy định bảo vệ trẻ em khỏi XHTD và trừng trị nghiêm kẻ phạm tội. Đến khi đất nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đƣợc thành lập qua bản tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945. Từ năm 1945 đến 1954 vì đất nƣớc vừa xây dựng chính quyền ở miền bắc vừa đấu tranh chống thực dân Pháp ở miền Nam nên ta vẫn sử dụng luật cũ. Đến năm 1955 khi toàn bộ luật hình cũ không còn áp dụng nữa, các Toà án xét xử theo án lệ, theo đƣờng lối chính sách của nhà nƣớc. Năm 1960 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 1024 ngày 15/06/1960 hƣớng dẫn xử lý tội hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hƣớng xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của loại tội này, nhất là khuynh hƣớng coi nhẹ tội hiếp dâm trẻ em nhƣng nội dung hƣớng dẫn còn chƣa đầy đủ. Trong báo cáo tổng kết các năm sau từ năm 1961 đến 1966, Toà án nhân dân tối cao một mặt rút kinh nghiệm xử lý tội hiếp dâm, mặt khác hƣớng dẫn xử lý một số hình thức phạm tội mới mà luật cũ chƣa hề quy định nhƣ tội cƣỡng dâm, tội dâm ô. Trên cơ sở kinh nghiệm mà thực tiễn xét xử đã đúc kết trong những năm nói trên, năm 1967 Toà án nhân dân tối cao đã thông qua bản tổng kết và hƣớng dẫn đƣờng 15