Luận văn Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh

pdf 87 trang vuhoa 23/08/2022 9820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_toi_pham_ve_co_bac_theo_phap_luat_hinh_su_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC THẠCH CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC THẠCH CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Thạch
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết cho em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các khoa, phòng, thầy cô giáo Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ. Em xin trân trọng cám ơn PGS. TS. Trần Văn Độ - Thầy đã hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này. Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Thạch
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 5 1.1. Những vấn đề lý luận về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 5 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 22 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC, TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC Ở TỈNH HÀ TĨNH 33 2.1. Thực tiễn định tội danh 33 2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt 48 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI ĐÁNH BẠC, TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC . 62 3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 62 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 65 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm ĐTD Định tội danh PLHS Pháp luật hình sự TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2012 đến 2016 36 Bảng 2.2. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong từ năm 2012 đến 2016 37 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp hình phạt đã xét xử về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong từ năm 2012 đến 2016 56
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, thì mặt trái của nó cũng đã và đang tác động sâu sắc tới đời sống xã hội của đất nước. Biểu hiện là các tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, trong số đó có tội phạm đánh bạc. Đánh bạc xuất phát từ các trò chơi, nhưng nó không mang mục đích giải trí thông thường mà nhằm sát phạt nhau về kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội. Trong những năm gần đây, mặc dù công tác phòng chống các tội phạm về cờ bạc được chú trọng, nhưng thực tế cho thấy tình hình tội phạm về đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Các tội phạm về cờ bạc được tồn tại dưới nhiều hình thức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, tài sản là phương tiện thanh toán việc được thua có giá trị ngày càng lớn, các hình thức đánh bạc và những thủ đoạn mà các chủ thể sử dụng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm hại đến trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại nặng nề về vật chất và tinh thần cho gia đình người phạm tội và bản thân những người đó. Thêm vào đó là những sai phạm trong xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, sự bất cập trong các quy định pháp luật về tội phạm này là những nguyên nhân khiến tệ nạn cờ bạc ngày càng nhức nhối, thách thức chính quyền, làm mất niềm tin của nhân dân. Cờ bạc là nguyên nhân phát sinh của nhiều loại loại tội phạm nguy hiểm khác như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, chứa và tổ chức mại dâm Vì vậy, đấu tranh phòng chống, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội đã và đang đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho toàn hệ thống chính trị của nước ta. Thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề tiêu 1
  9. cực, mặt trái của xã hội, các tệ nạn xã hội kéo theo phát triển. Đặc biệt là nạn đánh bạc xuất hiện ở mọi nơi trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh và có xu hướng ngày càng tăng, có quy mô lớn và tính chất đa dạng, đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Từ thực trạng trên, đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải đề ra các giải pháp, đấu tranh tích cực và có hiệu quả đối với loại tội phạm này trên địa bàn. Vì vậy việc nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm, bản chất và áp dụng loại tội này trên địa bàn là rất cần thiết. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tội phạm cờ bạc, nhưng trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh thì trước đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt về các tội phạm về cờ bạc. Với một người làm công tác tại cơ quan tiến hành tố tụng, thường xuyên phải áp dụng pháp luật trong thực tiễn công việc nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các tội phạm về cơ bạc, hiện nay đã được một số nhà làm Luật học đề cập trong các công trình nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam – của trường Đại học Luật HN, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1998; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm khoa Luật, Đại học Quốc Gia HN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Bình luận khoa học của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1987 tái bản năm 1992, 1997 ; Lý luận chung về định tội danh 2013 , V Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam 2000 , Đinh Văn Quế, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bình luận khoa học BLHS năm 1999 NXB Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự tập IX của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có những bài viết về vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt, về tội phạm và hình phạt, về cấu thành tội phạm được đăng trên tạp chí Nhà 2
  10. nước và Pháp luật, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Kiểm sát nhân dân. Các công trình đã nêu trên là cơ sở lý luận quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện đề tài luận văn, vì đó là những hướng dẫn lý luận về các vấn đề cơ bản mà đề tài luận văn cần phải giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh. - Để đạt được mục đích này, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: + Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về cờ bạc. Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. + Trình bày những vấn đề lý luận về định tội danh và đánh giá hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ 2012 đến 2016. + Trình bày những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt và đánh giá hoạt động quyết định hình phạt đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc từ thực tiễn Tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ 2012 đến 2016. + Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về các tội phạm về cờ bạc. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm trong phạm vi xét xử Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2012 đến 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí 3
  11. Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các bài viết, các chuyên đề về các tội phạm về cờ bạc được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin điện tử. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và tham khảo chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Về khoa học, Luân văn góp tiếng nói khiêm tốn vào lý luận đấu tranh phòng chống tội phạm về cờ bạc trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, các dấu hiệu của tội phạm, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật. Về thực tiễn, Luận văn là tài liệu có thể tham khảo trong lập pháp hình sự về các tội cờ bạc; Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội cờ bạc. Luận văn cũng có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Luật hình sự nói chung, các tội phạm về cờ bạc nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vẫn đề lý luận và pháp luật về các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về cờ bạc ở Tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng pháp luật đối với các tội phạm về cờ bạc 4
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận về các tội phạm về cờ bạc 1.1.1. Khái quát lịch sử lập pháp về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc - Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Chính phủ mới được thành lập đã nhận thức r sự nguy hiểm của các hành vi cờ bạc đối với xã hội và sự phát triển bền vững của chính quyền mới. Để đấu tranh, xử lý, ngăn chặn những nguy hại cho xã hội và an ninh quốc gia, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc Lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên được Nhà nước ta quy định về tội cờ bạc. Sắc lệnh này thể hiện đường lối xử lí cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của nhà nước ta đối với loại tội phạm này, đặc biệt đối với những đối tượng đánh bạc. Sắc Lệnh số 168/SL ngày 14/ 04 /1948, mặc dù chưa phân biệt r các hành vi cờ bạc, nhưng trong quy định đã có phân hóa để xử lý đối với những đối tượng tổ chức đánh bạc, gá bạc và những người đánh bạc. Sau khi ra ban hành và áp dụng một thời gian, Sắc Lệnh 168/SL là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ cho việc phòng chống các tội cờ bạc nói chung và tội đánh bạc nói riêng. Tuy nhiên sự biến đổi sâu sắc của Kinh tế, chính trị - Xã hội miền Bắc qua công cuộc cải tạo XHCN, thì một số quy định của Sắc Lệnh đã không còn phù hợp và cần thiết phải tiến hành những sửa đổi. Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/2/1957 và Thông tư 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ tệ nạn cờ bạc đã giải quyết một phần những vướng mắc của Sắc lệnh 168/SL. Tại Thông tư 301/VHH-HS, với phương châm “lấy giáo dục làm chính” đường lối xử lý các tội cờ bạc của Nhà nước ta đã có sự giảm nhẹ. Thông tư 5
  13. 301/VHH - HS cũng đưa ra đường lối xử lý của các cơ quan Tư pháp đối với việc đánh bạc, đó là: Không nhất thiết phải bắt được quả tang đánh bạc mới có thể truy tố được. Có thể việc chứng bằng bất kì hình thức nào để chứng minh là bị can đã đánh bạc nhưng phải thận trọng trong trường hợp này. Có bằng chứng r ràng thì mới truy tố, không nên suy luận hoặc chỉ dựa vào lời khai của một vài nhân chứng Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957, đã vận dụng Sắc lệnh 168/SL trong điều kiện và tình hình xã hội mới, xác định những nội dung chính sau: Thông tư này cũng nêu đường lối xử lý là phải cân nhắc kĩ giữa truy tố và không truy tố. Chỉ tịch thu số tiền trên bàn hoặc trên chiếu bạc mà không tịch thu tiền trong túi các con bạc, để tránh tình trạng lạm dụng tịch thu cả tiền không phải để dùng để đánh bạc hoặc được bạc, cũng không tịch thu đồ vật do tiền được bạc mua được. Đối với các đối tượng phạm tội cờ bạc thì không cần thiết xử phạt thêm quản thúc. Kế tiếp sau hai Thông tư nói trên, ngày 8/1/1968, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra bản Tổng Kết số 9/NCPL, hướng dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc. Nội dung quan trọng mà bản Tổng kết số 9/NCPL nêu ra là giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những hành vi không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Trong phần này khái niệm về các hành vi cờ bạc được nêu lên: "Hành vi đánh bạc là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có động cơ mục đích sát phạt nhau". Theo đó đối với hành vi đánh bạc phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời ban hành Sắc Luật số 03- SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt. Văn bản này ra đời trong hoàn cảnh miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, trật tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội bước đầu đã có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn phức tạp. Nhiều loại tội phạm, trong đó có tội cờ bạc vẫn xảy ra, gây khó khăn cho việc quản lý xã hội. Vì vậy, những quy định về tội cờ bạc 6
  14. trong Sắc Luật 03-SL/76 cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội này. Theo tinh thần của Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của TAND tối cao, hướng dẫn việc thi hành pháp luật thì hình phạt được quy định đối với các tội phạm về cờ bạc trong Sắc Luật 03-SL/76 là quá cao, không phù hợp với tình hình tội phạm này ở miền Bắc. Chính vì vậy, giai đoạn này miền Bắc vẫn áp dụng đường lối xét xử đã được hướng dẫn tại bản Tổng Kết số 9-NCPL ngày 8/1/1968. - Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 BLHS năm 1985 có hiệu lực từ 1/1/1986 được ban hành đánh dấu một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. BLHS năm 1985 quy định các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội phạm về cờ bạc gồm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc. Điều 200 BLHS năm 1985 là điều luật duy nhất quy định về các tội cờ bạc cùng với các quy định trong phần chung và Điều 218 quy định về hình phạt bổ sung của Bộ luật là cơ sở pháp lý cho việc xử lý các tội phạm về cờ bạc trong giai đoạn này. Tại khoản 1 Điều 200 BLHS năm 1985 quy định về tội đánh bạc: "người nào đánh bạc dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm". Ngoài ra tại khoản 2 và khoản 3 BLHS năm 1985 quy định các hình phạt bổ sung đối với các tội phạm này bao gồm: "Có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm" và " bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến năm triệu đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản". Với cách thức quy định tại Điều 200 BLHS năm 1985 cho thấy, mặc dù được quy định tại cùng một Điều luật nhưng tội đánh bạc được phân định r rệt với tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc bằng cách quy định cụ thể ở hai khung hình phạt khác nhau với chế tài cụ thể khác nhau. Với sự ra đời của BLHS năm 1985, những quy định của luật hình sự về tội phạm cờ bạc đã thể hiện những tiến bộ quan trọng so 7
  15. với giai đoạn trước. Những tiến bộ đó góp phần quan trọng vào hoạt động đấu tranh phòng chống các tội phạm này trong suốt thời kỳ gần 15 năm kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, quy định về các tội cờ bạc trong thời kỳ này vẫn chưa hoàn thiện. Các quy định quá khái quát, chưa thể hiện hết những nội dung cần thiết, tạo ra nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng. - uy định về tội đánh bạc và t chức đánh bạc hoặc gá bạc trong BLH năm 1999 Sự ra đời của BLHS năm 1999 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta góp phần đáng kể vào việc khắc phục những khiếm khuyết trong quy định về các tội cờ bạc của BLHS năm 1985. Theo đó nhà làm luật đã tách riêng quy định về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thành hai điều luật, tội đánh bạc được quy định tại điều 248 BLHS và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249 BLHS năm 1999. Bên cạnh đó các nhà làm luật đã đưa ra dấu hiệu định tội vào cấu thành tội phạm, xây dựng thêm các tình tiết định khung tăng nặng và hoàn thiện thêm các chính sách hình phạt cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, những quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999 vẫn còn được xây dựng ở dạng quy định khái quát và tình trạng này trong một thời gian dài không có văn bản giải thích, hướng dẫn về các tình tiết đó dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động đấu tranh phòng chống các tội phạm này. Với mục đích tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng PLHS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 đã được ban hành ngày 19/6/2009 trên cơ sở kế thừa và phát triển thêm về kỹ thuật lập pháp. Theo đó, BLHS hiện hành quy định về dấu hiệu xác định tội phạm, định lượng xử lý hình sự, về phân hóa TNHS và hình phạt một cách cụ thể hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 chủ yếu tập trung vào mức tiền đánh bạc, nếu khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 quy định: Số tiền dùng để đánh bạc có giá trị lớn” thì khoản 1 Điều 248 BLHS, luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 8
  16. quy định mức tiền cụ thể là từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng . Đây là một quy định hợp lý, nó xác định r số tiền hoặc giá trị hiện vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, ngoài ra Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng quy định theo hướng nhẹ hơn cụ thể khoản 1 điều 248 bỏ dấu hiệu người đ bị x phạt hành chính và bổ sung cụm từ trái ph p vào lời văn của điều luật nhằm giúp phân biệt giữa hành vi phạm tội đánh bạc với hành vi tham gia vào các trò vui chơi giải trí được Nhà nước cho phép. Với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng bổ sung cụm từ trái ph p vào lời văn điều luật nhằm giúp phân biệt giữa hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với hành vi tham gia tổ chức các trò vui chơi giải trí được Nhà nước cho phép. 1.1.2. Khái niệm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam Khoản 1 điều 248 của BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội đánh bạc như sau: Người nào đánh bạc trái ph p dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đ bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm . Khoản 1 điều 249 của BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau: Người nào t chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đ bị x phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này và điều 248 của Bộ luật này hoặc đ bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm . Tội đánh bạc và tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là một nhóm tội trong các tội xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh của xã hội và được thực hiện với l i cố ý. Từ trước đến nay các tội phạm về cờ bạc luôn được xem là một tệ nạn 9
  17. xã hội mà chưa có giải pháp tối ưu nào để loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt thì “đánh bạc” được hiểu là: Chơi các trò chơi ăn thua bằng tiền, bản chất của đánh bạc là những trò chơi mang tính được thua gắn liền với các lợi ích vật chất cùng tính sát phạt được thua lẫn nhau. “Tổ chức đánh bạc” là hành vi của người chủ mưu, lôi kéo, rủ rê, tụ tập người khác tham gia đánh bạc. Còn “gá bạc” là hành vi cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện hành vi đánh bạc để thu lợi. Tuy chưa có khái niệm chuẩn từ các nhà lập pháp nhưng trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 điều 8 BLHS cũng như quy định về tội đánh bạc tại khoản 1 điều 248 BLHS và tội chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại khoản 1 điều 249 BLHS và xuất phát từ lí luận thực tiễn quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả luận văn xin đưa ra khái niệm về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau: Tội đánh bạc là hành vi tham gia các trò chơi trái ph p dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật và có tính sát phạt nhau mà có giá trị được pháp luật quy định . Tội t chức đánh bạc là hành vi của người chủ mưu lôi k o, rủ rê, tụ tập người khác tham gia đánh bạc trái ph p có được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị được pháp luật quy định . Gá bạc là hành vi của người cho s dụng địa điểm của mình hoặc do mình quản l làm nơi thực hiện việc đánh bạc để thu lợi . 1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1.1.3.1. Khách thể của tội đánh bạc, t chức đánh bạc hoặc gá bạc Khách thể của tội phạm nói chung là những mối quan hệ xã hội được Pháp luật hình sự bảo vệ. Theo pháp luật hình sự Việt Nam thì khách thể của tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là trật tự công cộng. 10
  18. Theo từ điển thuật ngữ lý luận Nhà nước và Pháp luật thì “trật tự công cộng” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp thì “trật tự công cộng” là trật tự được thiết lập những nơi phục vụ lợi ích chung như đường phố, công viên, bệnh viện, nhà hát theo nghĩa rộng thì “trật tự công cộng” là một cách diễn đạt về trật tự xã hội nói chung. Theo đó, việc tuân thủ các quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, phong tục tập quán, quy tắc tôn giáo tạo nên một trật tự chung phục vụ lợi ích công cộng. Hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã tác động làm cản trở những hoạt động trên, theo đó chủ thể tác động đã không chọn xử sự đúng đắn mà lại chọn thực hiện hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, phủ định chủ quan đối với những đòi hỏi của xã hội. Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có thể được thực hiện ở bất cứ đâu, địa điểm nào như: Trên đường phố, nhà riêng, công sở, nhà hàng, khách sạn hay thậm chí là ngoài đồng ruộng, trên xe ô tô, tàu lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì sự ổn định, tính có kỉ luật, tính có tổ chức trong trật tự công cộng. Các hành vi về cờ bạc với tính chất chung là sát phạt về kinh tế giữa nhiều người hoặc tổ chức cho nhiều người sát phạt nhau về kinh tế là những hành vi tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, ủy hoại nhân cách người phạm tội gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cơ quan, tổ chức và tạo ra một môi trường xấu, lôi kéo người khác tham gia vào loại tội phạm này và nhiều loại tội phạm khác, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. Trên thực tế có nhiều trường hợp, các đối tượng thua bạc vì tiếc tiền nên không chịu trả hoặc tìm mọi cách để lấy lại số tiền đã mất, còn đối tượng thắng bạc thì tìm mọi cách để lấy số tiền mình đã thắng, tình trạng đó dẫn đến nhiều hành vi phạm tội khác xẩy ra như: Tội cố ý gây thương tích hay cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản để bù lại số tiền đã mất hoặc để có tiền chơi tiếp. Các hành vi cờ bạc hiện nay diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như vui chơi có thưởng, các độ bóng đá, lô đề kích thích trạng thái tâm lí ăn may, cầu vận đỏ của con người, có những người chỉ ngồi xem cũng bị nhiễm luôn tâm lí hồi hộp, tò mò và đặc biệt với người chưa thành niên. 11
  19. Tóm lại, Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là những hành vi mang tính tiêu cực trong xã hội trái với quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi đó là xâm phạm trật tự công cộng, an toàn xã hội cần phải được ngăn chặn và xử lí nghiêm minh. 1.1.3.2. Mặt khách quan của tội đánh bạc và tội t chức đánh bạc hoặc gá bạc. Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm các biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan, các biểu hiện đó là: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Các dấu hiệu khách quan gắn liền với hành vi phạm tội, như: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội danh, từ những biểu hiện khách quan đặc biệt là hành vi nguy hiểm cho xã hội người ta xác định được có tội phạm xảy ra hay không. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với yêu cầu và đòi hỏi của PLHS. Tại khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định r về mặt khách quan của tội đánh bạc như sau: Người nào đánh bạc trái ph p dưới bất kỳ hình thức nào được thu bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đ bị kết án vì tội này hay tội quy định tại iều 249 của Bộ luật này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm [ 7 ] Theo đó hành vi phạm tội của tội đánh bạc được hiểu là hành vi tham gia trò chơi, được tổ chức bất hợp pháp và sự được thua k m theo việc được hoặc mất một số tài sản nhất định. Hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới những dạng cụ thể rất đa dạng và phong phú, nhưng dù tồn tại dười hình thức nào thì đều có đặc điểm chung là việc thắng thua mang tính khách quan. 12
  20. Ngoài dấu hiệu hành vi khách quan như trên, khoản 1 điều 248 BLHS còn quy định các dấu hiệu khác làm căn cứ truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi đánh bạc. Thứ nhất: Về phương tiện phạm tội đánh bạc. Điều 248 BLHS quy định phương tiện thanh toán cho việc được thua phải là tiền hoặc hiện vật và số tiền hay hiện vật này phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 249 BLHS nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, dấu hiệu phương tiện thanh toán là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đánh bạc. Theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và điều 249 của BLHS thì : “ Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc” bao gồm: a, Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; b, Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đ được hoặc s được dùng để đánh bạc; c, Tiền hoặc hiện vật thu giữ được những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đ được hoặc s được dùng đánh bạc;[ 18 ]. Thứ hai: Điều luật quy định r mức định lượng trị giá tài sản làm căn cứ truy cứu TNHS trong tội đánh bạc. Theo đó, tiền hoặc hiền vật dùng để đánh bạc có giá trị từ hai triệu đồng trở lên, điều 248 BLHS đã xác định r mức tài sản là căn cứ quan trọng để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi đánh bạc, đây là nội dung chủ yếu khi sửa đổi Điều 248 BLHS 1999. Nếu khoản 1 điêu 248 BLHS 1999 quy định: Số tiền đánh bạc có giá trị lớn thì BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 quy định mức tiền cụ thể là từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng . Tại đoạn 2 khoản 1 điều 248 BLHS quy định: “hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đ bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 249 BLH nhưng chưa xóa án tích mà còn vi phạm . 13
  21. Đây là trường hợp người thực hiện hành vi đánh bạc với phương tiện thanh toán có giá trị dưới hai triệu nhưng trước đó đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc hay tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi đánh bạc. Thứ ba: Việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc Khoản 4 điều 1 nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng điều 248 và điều 249 BLHS thì: a, Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc với từng người đánh bạc là t ng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 điều này. b, Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là t ng số tiền , giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó . Ví dụ: Tại kì đua ngựa thứ 40, t chức vào ngày 30-8-2010, trong khoảng thời gian từ 8h đến 10h đ cá độ ba đợt cụ thể là đợt một năm trăm nghìn đồng, đợt hai là 1.000.000 đồng, đợt ba là 2.000.000 đồng, trong trường hợp này ch coi đ đánh bạc một lần trong kì đua ngựa đó với t ng số tiền là 3.500.000 đồng. 5.1 Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc. a, Trường hợp người chơi số đề, cá độ trúng số đề, trúng cược cá độ thì số tiền mà h dùng đánh bạc là t ng số tiền mà h đ b ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà h được nhận từ chủ đề, chủ cá độ . b, Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng đề, không th ng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả m thư ng thì số tiền mà h dùng đánh bạc là t ng số tiền mà h đ b ra để mua số đề, cá độ. 5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc. a, Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, th ng cược cá độ thì 14