Luận văn Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 89 trang vuhoa 23/08/2022 7800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_toi_hoi_lo_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_tu_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN TOÀN CÁC TỘI HỐI LỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN TOÀN CÁC TỘI HỐI LỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH HÀ NỘI - 2017
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI HỐI LỘ 5 1.1. Những vấn đề lý luận về các tội hối lộ 5 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội hối lộ 31 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI HỐI LỘ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 45 2.1. Tình hình xét xử các tội hối lộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 45 2.2. Định tội danh đối với các tội hối lộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 52 2.3. Quyết định hình phạt đối với các tội hối lộ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 54 2.4.Những tồn tại, vướng mắc, thiếu sót và nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc 57 Chương 3: CÁCGIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI HỐI LỘ 65 3.1. Các yêu cầu đối với việc áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về các tội hối lộ 65 3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luât hình sự về các tội hối lộ 65 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CSND Cảnh sát nhân dân CTY.CP Công ty cổ phần HĐND-UBND Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã LĐTBXH Lao động thương binh xã hội PCTN Phòng chống tham nhũng SĐBS Sửa đổi bổ sung TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TI Tổ chức minh bạch thế giới TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTHS Tố tụng hình sự UNCAC Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng VBPL Văn bản pháp luật VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê chỉ số tham nhũng của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011 của TI 46 Bảng 2.2: Thống kê số vụ và số bị cáo xét xử sơ thẩm các tội phạm về hối lộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (2011 - 2015) 48 Bảng 2.3: Tội nhận hối lộ 49 Bảng 2.4: Thống kê xét xử sơ thẩm của TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh về các tội hối lộ từ năm 2011 đến 2015 55
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao; tình hình chính trị - xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bao vậy, cô lập; mở rộng hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong xã hội cũng đã và đang phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Tệ nạn xã hội ngày một gia tăng dưới mọi hình thức. Tình hình các loại tội phạm rất phức tạp xảy ra trong các lĩnh vực, nhất là tội phạm tham nhũng đang gây sự bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước: "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta ". Trong các tội phạm tham nhũng, tội phạm hối lộ được coi là nguy hiểm nhất. Tính nguy hiểm của nó được thể hiện ở chỗ, các tội phạm này xâm phạm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, làm cho mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không thể vận dụng đúng đắn vào cuộc sống. Thực tế đã chỉ ra rằng, bộ máy nhà nước có vững mạnh, trong sạch thì mới bảo đảm được hiệu lực quản lý nhà nước. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ có đủ năng lực, trình độ, mà còn phải có phẩm chất đạo đức. Hiệu lực và chất lượng công tác của bộ máy nhà nước, suy cho cùng phần lớn phụ thuộc vào hoạt động và chất lượng công tác của cán bộ, công viên chức trong bộ máy nhà nước. Tăng cường hiệu lực nhà nước không thể tách rời việc nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất và đạo đức cách mạng của người cán bộ và khắc phục những hiện 1
  7. tượng người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật. Phần lớn các cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước trung thực, tận tuỵ làm việc vì nước, vì dân không nề hà khó khăn gian khổ, nêu cao đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người thoái hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu đòi hối lộ, nhận hối lộ, làm tổn thương uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Ở nước ta, trong mấy chục năm qua, nạn hối lộ vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội và đang phát triển rất nghiêm trọng, gây tác hại lớn đến hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong khi đó việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trong xét xử các tội phạm về hối lộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tội phạm. Do vậy, đấu tranh với tội phạm hối lộ là một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhằm góp phần khôi phục trật tự, kỷ cương đất nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, làm lành mạnh các quan hệ xã hội và củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ tác giả lựa chọn đề tài “Các tội hối lộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn cao học là hướng nghiên cứu có tính cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các tội phạm về hối lộ đã được quy định khá sớm trong luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là nhóm tội phạm hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các tội phạm này còn khá khiêm tốn, những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tiếp cận các tội phạm về chức vụ nói chung hoặc nhóm tội phạm về tham nhũng nói riêng, chứ không đặc biệt tập trung vào các tội phạm về hối lộ. 2
  8. Từ đó có thể thấy việc nghiên cứu nhóm tội phạm này vẫn còn bị bỏ ngỏ ở nhiều khía cạnh. Do đó, tìm hiểu các tội phạm về hối lộ dưới góc độ pháp lý hình sự, đặc biệt là trong sự so sánh với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và Bộ luật hình sự mới về loại tội phạm này một cách toàn diện, có hệ thống vẫn thực sự cần thiết và có ý nghĩa. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, luận giải những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội hối lộ; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm này ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn hướng tới mục đích xây dựng các giải pháp hoàn thiện và đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội hối lộ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về các tội hối lộ; + Bình luận đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội hối lộ; + Khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh trong thực tiễn xét xử các tội hối lộ trong 5 năm vừa qua; + Xây dựng các giải pháp hoàn thiện và đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội hối lộ trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử vụ án về các tội hối lộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
  9. Luận văn tập trung nghiên cứu các tội hối lộ dưới góc độ pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật cũng như về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để làm rõ từng nội dung của luận văn chủ yếu là: phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, thống kê, đàm thoại phỏng vấn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn + Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn ở một chừng mực nhất định sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận chuyên ngành luật hình sự về các tội hối lộ. + Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng trong thực tiễn xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và áp dụng pháp luật hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành luật, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về các tội hối lộ. Chương 2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội hối lộ của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội hối lộ. 4
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI HỐI LỘ 1.1. Những vấn đề lý luận về các tội hối lộ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm các tội hối lộ 1.1.1.1. Khái niệm tội phạm về hối lộ Khái niệm tội phạm về hối lộ là một phạm trù rất rộng lớn, để có thể hiểu rõ cần nghiên cứu từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Thực tế cho thấy, hiện tượng hối lộ thường được nghiên cứu từ khía cạnh đạo đức, chính trị, kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này tiếp cận hối lộ từ một khái niệm rộng hơn là khái niệm tham nhũng. Vậy hai khái niệm này có điểm gì khác biệt và chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nghiên cứu cho thấy hối lộ được các học giả nước ngoài coi là một biểu hiện của tham nhũng và là biểu hiện rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất.Thậm chí ở một số nghiên cứu khái niệm tham nhũng và khái niệm hối lộ hầu như đã được đồng nhất, nói đến tham nhũng là nói đến hối lộ. Tuy nhiên, khái niệm tham nhũng có nội hàm rộng hơn và bao hàm khái niệm hối lộ. Xét theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi cảu bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Hoặc theo từ điển tiếng Việt: "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của", hoặc trong Luật phòng chống tham nhũng năm 2005:" tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi". Vậy hối lộ là gì và so với tham nhũng thì có điểm gì giống và khác nhau? Bản chất của hối lộ có thể được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. “Hối lộ”, theo Đại Từ điển Tiếng Việt, được hiểu là: “Lén lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình” [38, tr 736]. Còn trong Tiếng Anh “Bribery” (hối lộ) có nghĩa là “một dạng tham nhũng, là hành vi đưa tiền hoặc quà nhằm thay đổi thái độ của người nhận” [39]. Từ góc độ xã hội, hối lộ có thể được xem là một hình thức biến tướng của việc đền đáp, trả ơn. Hối lộ có thể được xem là hiện tượng xã hội tiêu cực, là sự lạm 5
  11. dụng những truyền thống tốt đẹp của xã hội loài người, tuy nhiên tính chất sai trái của hối lộ có thể không được nhận thức hoặc được nhận thức ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng xã hội. Sự nhận thức đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố văn hoá – xã hội và sau đó lại ảnh hưởng ít nhiều đến việc xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hiện tượng hối lộ. Như vậy, từ góc độ đạo đức xã hội, bản chất xấu xa của hối lộ chính là biện giải đầu tiên cho sự cần thiết phải sử dụng pháp luật đấu tranh với hiện tượng này. Dưới góc độ chính trị, “hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có” [31]. Lúc này hối lộ mang bản chất chính trị sâu sắc, là tặng phẩm tiêu cực của quyền lực và thể hiện mặt trái của sự phân tầng xã hội. Thông qua hối lộ quyền lực tạo ra tiền bạc và ngược lại tiền bạc có thể mua được quyền lực. Hối lộ trở thành công cụ tìm kiếm và duy trì quyền lực chính trị, đồng thời tạo ra sự bất công trong xã hội. Hiện tượng hối lộ làm mất niềm tin của công chúng đối với cả các chính trị gia và hệ thống chính trị. Khi chúng ta nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi hối lộ đối với hệ thống chính trị, sự cần thiết phải xử lý loại hành vi này bằng pháp luật hình sự trở nên rõ ràng hơn. Trong khi đó, từ khía cạnh hành chính - nhà nước, các học giả và đa số các quốc gia đều thống nhất chung “hối lộ” là một loại hành vi tham nhũng. Hiện tượng này đang có xu hướng xảy ra nhiều tại những nơi thiếu sự minh bạch và thiếu sự tôn trọng các quy tắc đạo đức, đồng thời tác động trở lại làm cho bộ máy nhà nước trở nên trì trệ, thối nát và quan liêu. Đặc biệt, hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách nhiệm của những người thực thi chức trách, làm mất lòng tin của công chúng vào hoạt động công vụ [42]. Các loại hối lộ cụ thể bao gồm: Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; đề nghị hoặc chấp nhận những món quà, tiền thưởng, ơn huệ hay hoa hồng không chính đáng; hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hay các chi phí khác; hối lộ để hỗ trợ lừa đảo; hối lộ để trốn tránh trách nhiệm hình sự; hối lộ để hỗ trợ cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh; hối lộ trong khu vực tư; hối lộ để có thông tin bí mật hay “nội bộ” [22, tr 19]. 6
  12. Về mặt pháp lý, qua nghiên cứu ta nhận thấy theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hối lộ bị xem là một sự trao đổi lợi ích bất hợp pháp hai chiều. Sự trao đổi đó được thực hiện thông qua việc bên đưa hối lộ sử dụng những lợi ích không chính đáng để đổi lấy việc bên nhận hối lộ làm theo yêu cầu của mình. Ngược lại bên nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thỏa mãn những mục đích cá nhân của người đưa hối lộ để đổi lấy của hối lộ. Hối lộ bị xem là bất hợp pháp xuất phát từ chỗ nó là việc đạt được lợi ích cá nhân trên cơ sở lợi dụng quyền lực công. Ngoài ra, “hối lộ” được coi là một tội phạm và được định nghĩa theo Từ điển pháp luật của Henry Campbell Black (được sử dụng rộng rãi tại Mỹ) là các hành vi “đề nghị” (offering), “đưa” (giving), “nhận” (receiving) hoặc “gạ gẫm” (soliciting) bất kỳ một dạng giá trị (any item of value) làm ảnh hưởng đến hành vi của một công chức hay người nào đó thực hiện công vụ hoặc chức vụ pháp lý; hay hối lộ “là hình thức tham nhũng thể hiện bằng cách một người đưa tiền để thuyết phục một công chức Nhà nước chấp thuận để làm hoặc không làm một việc có lợi cho mình” [5]. Như vậy, dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một điểm đặc trưng là “hối lộ” luôn thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu cực và gây hậu quả nặng nề đến đời sống xã hội. Còn dưới góc độ khoa học Luật hình sự nước ta, khái niệm “hối lộ” được hiểu bao gồm ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng không định nghĩa thế nào là “hối lộ”. Theo đó, các phạm trù “hối lộ”, “đưa hối lộ” và “làm môi giới hối lộ” chỉ được hiểu thông qua khái niệm “nhận hối lộ” đã ghi nhận tại Điều 279 Bộ luật hình sự về tội nhận hối lộ. Theo đó, nhận hối lộ là hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”. 7
  13. So sánh với Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng cho thấy, khái niệm “hối lộ” chỉ đề cập đến hành vi đưa hối lộ và hành vi nhận hối lộ. Theo nội dung Điều 15 (Hối lộ công chức quốc gia), Điều 16 (Hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức quốc tế của tổ chức công) và Điều 21 (Hối lộ trong khu vực tư) của Công ước có thể hiểu đó là các hành vi sau đây: a) Hứa hẹn, chào mời hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, người có chức vụ (trong lĩnh vực công hoặc tư, của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế) bất kỳ một lợi ích không chính đáng cho chính bản thân người có chức vụ ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác, để người có chức vụ này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ. b) Hành vi của người có chức vụ (trong lĩnh vực công hoặc tư, của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế), trực tiếp hay gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích không chính đáng cho chính bản thân công chức hay cho người hoặc tổ chức khác, để người có chức vụ đó làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ. Tương tự, trong pháp luật chống tham nhũng nhiều nước, “hối lộ” cũng được hiểu là tội phạm về tham nhũng và chỉ bao gồm hai hành vi đưa và nhận hối lộ và hưởng lợi bất chính do cương vị công quyền đem lại (Cộng hòa Liên bang Đức) hay biểu hiện bằng hành vi nhận hối lộ để làm một việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của công chức; nhận hối lộ để làm trái với nhiệm vụ, công vụ của công chức; hối lộ người thực hiện nhiệm vụ Nhà nước; hối lộ để làm sai lệch thủ tục Tòa án (Italya); v.v [5]. Tóm lại, với các quan điểm tiếp cận khác nhau (cả trong lý luận và thực tiễn) nhưng về cơ bản đều thống nhất chung về “hối lộ” với nội dung khái quát như sau: Hối lộ là việc sử dụng một lợi ích nào đó tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để hành vi của người đó (người có chức vụ, quyền hạn) diễn ra theo cách người đưa hối lộ mong muốn. Cho nên, hối lộ được biểu hiện bằng các hành vi phạm tội cụ thể và nói chung, các hành vi này đều bị hầu hết các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) coi là tội phạm, đồng thời ghi nhận biện pháp xử lý và chế tài nghiêm khắc. 8
  14. 1.1.1.2. Đặc điểm Hối lộ về bản chất là sự mua bán quyền lực, một hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, nhất là về phía người nhận hối lộ. Người nhận hối lộ dứt khoát phải là người nắm giữ quyền lực và đã “bán" quyền lực đó để thu lợi bất chính cho mình. Hành vi hối lộ thực hiện được hay không phụ thuộc vào ba yếu tố: đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ, trong đó, đưa và nhận hối lộ đóng vai trò then chốt, môi giới hối lộ như một chất xúc tác, tạo điều kiện thuận lợi hơn, an toàn hơn cho hành vi hối lộ nói chung được thực hiện trót lọt. Để đấu tranh phòng chống hối lộ, cần thiết phải nhìn rõ bản chất của ba loại hành vi này. Thứ nhất, từ phía người đưa hối lộ. Đưa hối lộ thường là các doanh nhân hoặc cá nhân. Hối lộ là một trong những cách dùng tiền bạc và vật chất để mê hoặc người ra quyết định, người có chức có quyền để doanh nghiệp nhận được hợp đồng béo bở hoặc bản thân cá nhân nào đó thực hiện được một việc có lợi cho mình (có thể hợp pháp hoặc phi pháp). Khi việc kinh doanh ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hối lộ là cách để có được hợp đồng hoặc một sự cho phép nào đó từ phía người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan công quyền, để từ đó kiếm lời bất chính. Ở một số nước, nhiều doanh nghiệp coi hối lộ là một chi phí cần thiết trong kinh doanh. Đối với các cá nhân, có thể xảy ra hai trường hợp, hoặc là họ chủ động hối lộ dưới hình thức quà cáp, hoặc là họ được gợi ý hay ép buộc. Lợi ích mà người đưa hối lộ đạt tới cũng khá đa dạng: có thể đó là lợi ích chính đáng, hợp pháp nhưng vì họ gặp khó khăn về thủ tục hay bị sách nhiễu, gây khó dễ nên tìm cách "bôi trơn”. Cũng có khi người đưa hối lộ nhằm vào một lợi ích bất hợp pháp, sau khi đã hạch toán giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được họ quyết định "đầu tư” cho quan chức bằng cách hối lộ để đạt được lợi ích phi pháp của mình. Như vậy, nếu như hành vi nhận hối lộ luôn là hành vi có lỗi thì tính chất của hành vi đưa hối lộ rất khác nhau và cần được xử lý khác nhau thì mới phù hợp. 9
  15. Người đưa hối lộ nhiều khi do bị "ép buộc”. Vụ lãnh đạo cao cấp của một ngân hàng lớn mới đây bị bắt đã chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp muốn có được hợp đồng, thậm chí muốn rút được tiền cũng phải chi tiền. Trong đa số các trường hợp, người đưa hối lộ thừa biết mình phạm pháp. Pháp luật của hầu hết các nước đều cấm không chỉ nhận hối lộ mà cả đưa hối lộ. Vì biết rõ điều này nên tâm lý người đưa hối lộ luôn căng thẳng vì có thể bị bắt và bị bỏ tù bất cứ lúc nào. Thứ hai, từ phía người nhận hối lộ. Đã là người nhận hối lộ phải là người có chức có quyền. Không có quyền thế, không có quyền quyết định thì chắc họ không phải là đối tượng được nhận hối lộ. Lòng tham vốn là bản tính cố hữu của con người. Khi có quyền lực trong tay lại thiếu vắng sự kiểm soát chặt chẽ, người có quyền lực khó cưỡng nổi sự cám dỗ. Không ít cán bộ có chức có quyền nhưng bị thoái hoá, biến chất. Họ tham tiền và chấp nhận việc nhận hối lộ. Thậm chí gợi ý, ép doanh nghiệp, cá nhân phải đưa hối lộ. Nếu không đưa hối lộ, họ tìm mọi cách làm khó dễ, thậm chí làm cho hỏng việc. Vì tham lam, họ bất chấp luật pháp, bao che, dung túng, thậm chí tiếp tay cho những hành vi phạm pháp, nhắm mắt trước những hậu quả sẽ xảy ra cho xã hội. Người nhận hối lộ chắc chắn biết rằng, việc ăn đút lót, hối lộ là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, rằng họ có nguy cơ một ngày nào đó phải đứng trước vành móng ngựa, chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của luật pháp và sự khinh bỉ của nhân dân. Tuy nhiên có vẻ như, phần lớn những kẻ nhận hối lộ tin tưởng rằng, mình sẽ không bị phát hiện. Niềm tin sẽ không bị phát hiện càng được củng cố khi thực tế đang cho thấy, rất ít người bị phát hiện và xử lý về tội hối lộ. Hành vi môi giới hối lộ và người môi giới hôi lộ. Đây là hành vi chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến mức độ nào đó, khi chuyện mua bán không thể thực hiện trực tiếp hoặc pháp luật đã quy định trừng trị những hành vi đưa, nhận hối lộ. Môi giới hối lộ chính là làm cho "cung/cầu” gặp nhau. Người cần được việc nhưng không biết chỗ bán, lại có người có ý định bán vì nhiều lý do khác nhau nhưng không biết rõ ai có ý định cần mua, hai đối tượng này không thể trực tiếp thực hiện 10
  16. hành vi của mình. Khi đó xuất hiện các loại "cò” trung gian. Đôi khi người môi giới không vì mục đích kiếm lời mà đơn giản chỉ là muốn giúp người mua hoặc người bán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người môi giới thực hiện hành vi môi giới để kiếm lợi từ một trong hai phía hoặc từ cả hai phía: người đưa và nhận hối lộ. Thậm chí có những người đã coi môi giới là một nghề. Tất nhiên, do đưa hối lộ và nhận hối lộ là hành vi phi pháp nên "nghề môi giới” cũng được thực hiện một cách lén lút, không chính thức. Các góc độ tác động của nạn hối lộ: Hối lộ là một hiện tượng vi phạm pháp luật và mọi người đều lớn tiếng phê phán, nhưng vì sao, nó lại có "sức sống” mãnh liệt như vậy? Như đã đề cập, trong quan hệ hối lộ, đa số trường hợp các bên tham gia hối lộ đều có phần lợi ích và vì thế, họ tìm mọi cách để che chắn cho nhau, rất khó phát hiện và cũng rất ít trường hợp người đưa hối lộ đi phát giác. Hối lộ, về lâu dài, có ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước. Bệnh "bôi trơn” có thể bị lây lan sang khắp các lĩnh vực. Nếu "bôi trơn” trở thành phổ biến trong bộ máy nhà nước, người thực thi công việc tại các ngành khác nhau sẽ tập trung vào những phần công việc mang lại lợi nhuận nhất do "bôi trơn” mang lại. Hối lộ làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, méo mó hoạt động công quyền, bẻ cong pháp luật và chà đạp lên công bằng xã hội. Hối lộ làm cho các hoạt động hành chính trở thành nơi sách nhiễu người dân. Biến các chủ trương chính sách cởi mở của nhà nước thành phương tiện làm giàu và cơ quan nhà nước thành nơi ban ơn. Tệ nạn hối lộ có thể làm tê liệt hoạt động của chính quyền, biến chính quyền thành nơi làm ăn trục lợi. Tệ nạn hối lộ làm đảo lộn các giá trị đạo đức và văn hoá Sinh thời, Hồ Chí Minh đã lên án mạnh mẽ tệ nạn này. Trong một bài viết, Người đã trích dẫn cách hành xử của Lê-nin để bày tỏ thái độ đối với tệ nạn hối lộ. Người viết: "Ngày 2/5/1918, Toà án nhân dân Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ án hối lộ, Lê-nin không bằng lòng và viết:"Không xử bắn bọn ăn của đút mà xử một cách pha trò, mềm mỏng nhẹ nhàng như vậy, đó là một điều đáng xấu hổ cho những người cộng sản, cho những người cách mạng. Cần phải nêu những đồng chí đã ăn 11
  17. hối lộ để dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng”. Cách vài hôm, Lê- nin viết cho thư cho cán bộ tư pháp: "Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ (ăn hối lộ, tặng hối lộ và những cách hối lộ khác). Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm khổ sai”[7]. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội phạm hối lộ Ba tội phạm này được quy định tại các Điều 279, 289 và 290 thuộc Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ của Bộ luật hình sự (BLHS). Chương XXI được chia thành 2 mục: Mục A - Các tội phạm về tham nhũng; Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ. Mặc dù cùng là các tội phạm về hối lộ nhưng tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ được xếp ở Mục B, còn tội nhận hối lộ lại đặt ở Mục A. Điều này có nghĩa các nhà làm luật Việt Nam chỉ coi tội nhận hối lộ là tội phạm về tham nhũng, còn hai tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ không phải là các tội phạm về tham nhũng. Quan điểm đó xuất phát từ cơ sở quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 trước đây: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi” (Điều 1). Theo định nghĩa này, hành vi tham nhũng được xác định bởi ba yếu tố căn bản: Thứ nhất, chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn; thứ hai, có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó; thứ ba, có động cơ vụ lợi. Các tội phạm về tham nhũng nói chung, tội nhận hối lộ nói riêng theo quy định của BLHS Việt Nam phải có chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, chủ thể của tội đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ có thể là bất kỳ người nào, không nhất thiết phải có chức vụ, quyền hạn, nên các tội phạm này không được xếp vào nhóm tội phạm về tham nhũng nhưng vẫn thuộc nhóm tội phạm khác về chức vụ vì chúng có liên quan chặt chẽ đến hành vi nhận hối lộ, hơn nữa chúng còn liên quan đến việc thực thi công vụ của chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn. 12
  18. Ngoài ra, BLHS không mô tả hành vi đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ. Hai tội này chỉ được nêu tội danh và định nghĩa dựa trên mô tả hành vi của tội nhận hối lộ để tránh sự trùng lặp không cần thiết. Vì vậy: - Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. - Tội đưa hối lộ là hành vi cố ý của một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đưa một lợi ích vật chất có giá trị theo quy định của BLHS dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. - Tội làm môi giới hối lộ là hành vi cố ý làm trung gian giúp người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thỏa thuận về việc người nhận hối lộ thực hiện một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ để đổi lấy một lợi ích vật chất có giá trị theo quy định của BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Mặc dù đều là tội phạm về hối lộ, nhưng vì chính các nhà làm luật đã chia nhóm giữa ba tội này nên tác giả sẽ phân tích các dấu hiệu cấu thành tội hối lộ với việc để tội “nhận hối lộ” là một nhóm và hai tội “đưa hối lộ, môi giới hối lộ” làm một nhóm. Từ các khái niệm trên, có thể chỉ ra những dấu hiệu pháp lý cơ bản của ba tội phạm này cụ thể như sau: 1.1.2.1. Khách thể của các tội phạm hối lộ - Tội nhận hối lộ Có thể xác định được ngay khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, cao hơn là chính là bị sụp đổ. Vì vậy, hối lộ cùng với tham ô được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc nạn, phải đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi. Hầu hết hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn là làm trái công vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, cá biệt 13
  19. có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ nhưng vẫn làm đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng cho dù có làm đúng đi nữa thì hành vi nhận hối lộ của họ cũng đã xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức mà họ là thành viên. Vì vậy, dù người có chức vụ, quyền hạn giải quyết đúng pháp luật nhưng nhận hối lộ để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì hành vi nhận hối lộ vẫn xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Về tiền hoặc tài sản không có gì cần trao đổi nhưng đối với lợi ích vật chất khác thì có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng, điều luật quy định lợi ích vật chất khác là không cần thiết. Bởi lẽ, ngoài tiền hoặc tài sản ra thì khó có thể xác định được lợi ích vật chất khác là gì, vì đã là lợi ích vật chất thì chỉ tồn tại dưới hai dạng tiền hoặc tài sản, không có cái gọi là lợi ích vật chất phi tài sản, ngoài tài sản và tiền bạc ra không thể xác định lợi ích vật chất nào khác. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không nhận tiền hoặc tài sản, nhưng cái mà họ được người đưa hối lộ lại là một lợi ích vật chất, nhưng lợi ích này không tính ra tiền được hoặc chưa tính ra được bằng tiền. Ví dụ: Hứa cho hưởng hoa lợi, hưởng lãi suất cao, hứa cho đi du học v.v các lợi ích này tuy là lợi ích vật chất nhưng lại không tính ra được bằng một số tiền cụ thể, có cũng không tồn tại dưới dạng tài sản cụ thể. Chính vì vậy, nhà làm luật quy định lợi ích vật chất khác cũng là để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. - Tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ Hành vi đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ đều xâm hại một loại khách thể đó là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, qua đó làm giảm uy tín của các cơ quan, tổ chức này. 1.1.2.2.Mặt khách quan của các tội phạm hối lộ - Tội nhận hối lộ 14