Luận văn Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam

pdf 89 trang vuhoa 23/08/2022 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_toi_co_lien_quan_den_hiv_trong_luat_hinh_su_vie.pdf

Nội dung text: Luận văn Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VƢƠNG THỊ PHƢƠNG ANH CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIV TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VƢƠNG THỊ PHƢƠNG ANH CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIV TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 68 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Vƣơng Thị Phƣơng Anh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5 7. Kết cấu của luận văn 6 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIV TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Những khái niệm có liên quan đến HIV và các tội có liên quan đến HIV 7 1.1.1. Khái niệm về HIV và tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam 7 1.1.2. Khái niệm các tội có liên quan đến HIV 9 1.1.3. Cơ sở để quy định trong luật hình sự các tội có liên quan đến HIV . 12 1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt của các tội có liên quan đến HIV 18 1.2.1. Khách thể của các tội có liên quan đến HIV 19 1.2.2. Mặt khách quan của các tội có liên quan đến HIV 23 1.2.3. Chủ thể của các tội có liên quan đến HIV 30 1.2.4. Mặt chủ quan của các tội có liên quan đến HIV 34 1.2.5. Hình phạt đối với các tội có liên quan đến HIV 37
  5. 1.3. Phân biệt các tội phạm liên quan đến HIV và tình tiết định khung tăng nặng “biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” 48 Chƣơng 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIV TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 53 2.1. Thực tiễn xét xử các tội có liên quan đến HIV 53 2.1.1. Khái quát tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam 53 2.1.2. Kết quả đạt được và tồn tại, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các tội có liên quan đến HIV 55 2.1.3. Nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các tội có liên quan đến HIV 62 2.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội có liên quan đến HIV 63 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự 63 2.2.2. Nâng cao hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. 68 2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sát. 70 2.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án 71 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLHSVN : Bộ luật hình sự Việt Nam CQĐT : Cơ quan điều tra CTTP : Cấu thành tội phạm NLTNHS : Năng lực trách nhiệm hình sự KSV : Kiểm sát viên TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa VKS : Viện kiểm sát
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên gọi bảng Trang bảng Số liệu xét xử về các tội liên quan đến HIV 2.1. 56 từ năm 2010 – 6/2015 So sánh số liệu xét xử các vụ án về tội phạm liên quan 2.2. 58 đến HIV và các vụ án thuộc Chương XII BLHS
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XX, khi loài người đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc phải đối mặt với vô số căn bệnh nguy hiểm trong đó có Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người viết tắt là HIV/AIDS. HIV/AIDS không chỉ là vấn nạn riêng của một quốc gia mà đã trở thành đại dịch chung cho cả nhân loại, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, trên 78% số người bệnh đang trong độ tuổi lao động từ 18 - 39, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những con số ấy cứ tăng dần theo thời gian một cách nhanh chóng. Sự gia tăng lây nhiễm HIV ở Việt Nam ngày càng mở rộng và chúng đã trở thành hồi chuông cảnh báo, là động lực thôi thúc tất cả chúng ta phải hành động để ngăn chặn và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng mà HIV/AIDS đã, đang và sẽ gây ra cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách với mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trên toàn quốc. Công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về đại dịch HIV/AIDS được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú về nội dung cùng với đó là sự phối hợp của tất cả các cấp, Bộ, ngành, đoàn thể .Tuy nhiên, cho đến nay đại dịch này vẫn chưa được đẩy lùi. Không những thế, hình thức lây truyền HIV ngày càng đa dạng và khó kiểm soát. Người nhiễm HIV/AIDS không chỉ tập trung trong nhóm có nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, mại dâm ) mà còn tiềm ẩn một bộ phận không nhỏ những người bị lây nhiễm là nạn nhân của chính các đối tượng bị nhiễm HIV. Có những đối tượng nhiễm HIV/AIDS đã cố ý lây truyền HIV cho người khác hoặc một số đối tượng đã cố ý trong việc để truyền HIV cho người khác. Để đấu tranh chống lại hành vi lây lan một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với con người Bộ luật hình sự (BLHS) 1
  9. năm 1999 đã quy định hai tội liên quan đến vấn đề lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác. Đó là Điều 117 quy định về Tội lây truyền HIV cho người khác và Điều 118 quy định về Tội cố ý truyền HIV cho người khác. Trong những giai đoạn vừa qua, trên cả nước tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người nói chung có xu hướng tăng. Trong đó các tội liên quan đến HIV cũng có xu hướng tăng. Một số đối tượng nghiện ma túy đồng thời nhiễm HIV đã lợi dụng tình trạng nhiễm bệnh của mình mà tiến hành việc cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, có hành vi đe dọa lây truyền HIV cho người khác dẫn đến việc không ai dám kháng cự. Tuy nhiên thực tế xử lý đối với những hành vi có liên quan đến lây truyền HIV cho người khác hiện nay thực tế là rất khó khăn. Bởi việc chứng minh được hành vi cố ý của người phạm tội trong thực tế là khó khăn. Hoặc trường hợp hợp phân biệt tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý truyền HIV cho người khác cũng còn chưa có căn cứ rõ ràng. Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với tính chất là các tội phạm nằm trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XII BLHS năm 1999. Việc nghiên cứu về các tội liên quan đến HIV cũng đã có một số công trình đề cập đến. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trong đó có các tội liên quan đến HIV có một số công trình tiêu biểu như: tác giả Trần Văn Luyện với sách tham khảo: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; tác giả 2
  10. Đinh Văn Quế với sách tham khảo: Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; tác giả Nguyễn Ngọc Hòa với bài viết: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người – So sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985, Tạp chí Luật học, số 1/2001. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến các tội về HIV hiện nay chưa được nghiên cứu nhiều. Bởi đây là vấn đề mới, đồng thời khó nghiên cứu nên rất ít tác giả đề cập đến vấn đề này trong các công trình nghiên cứu của mình. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: tác giả Anh Tuấn với bài viết: Xử lý hình sự đối với các hành vi làm lây truyền HIV, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 9/2000; tác giả Cẩm Hồng Hà với khóa luận tốt nghiệp: Tội lây truyền HIV cho người khác trong BLHS Việt Nam năm 1999, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Như vậy có thể thấy, số công trình trực tiếp đề cập nghiên cứu về các tội liên quan đến HIV là rất ít, đồng thời mới chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nào đó của tội phạm này mà chưa đề cập đến cả hai loại tội là tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý truyền HIV cho người khác. Do đó việc tác giả nghiên cứu về các tội liên quan đến HIV trong BLHS Việt Nam càng mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài góp phần làm rõ thêm một số điểm về mặt lý luận khoa học và thực tiễn về các tội có liên quan đến HIV theo BLHS Việt Nam năm 1999. Đồng thời xác định những điểm bất cập chưa hợp lý trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và đề xuất một số kiến giải lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội có liên quan đến HIV dưới góc độ thực tiễn và nhận thức khoa học. 3
  11. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định về các tội liên quan đến HIV, cụ thể là: khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tội phạm hóa hành vi lây truyền HIV cho người khác ở Việt Nam; Phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội lây truyền HIV cho người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999; Phân tích quy định về hình phạt và một số tình tiết định khung tăng nặng hình phạt đối với tội lây truyền HIV cho người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999; Phân biệt quy định của pháp luật hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác với tội cố ý truyền HIV cho người khác và một số tội xâm phạm về tình dục trong trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội”. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội liên quan đến HIV trong BLHS năm 1999 gồm 02 tội quy định tại Điều 117 và 118. Về phạm vi không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội liên quan đến HIV trên địa bàn cả nước trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2010 – 2015. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự cũng như chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, còn sử dụng các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự. 4
  12. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự do TANDTC hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành có liên quan đến đề tài. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội có liên quan đến HIV trong BLHS. Trong luận văn này, tác giả giải quyết các vấn đề về mặt lý luận sau: - Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về các tội có liên quan đến HIV trong BLHS như: Khái niệm các tội có liên quan đến HIV, đặc điểm của các tội phạm này, quy định về tội liên quan đến HIV trong BLHS một số quốc gia trên thế giới. - Phân tích và luận giải một cách khoa học các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội liên quan đến HIV trong BLHS; đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các tội liên quan đến HIV trong BLHS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội có liên quan đến HIV theo luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần vào việc làm rõ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội có liên quan đến HIV ở Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm về các tội liên quan đến HIV trong 5
  13. lĩnh vực lập pháp, cũng như áp dụng chúng trong thực tiễn. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cũng như phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài được kết cấu thành 2 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về các tội có liên quan đến HIV trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Thực tiễn xét xử các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất. 6
  14. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIV TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Những khái niệm có liên quan đến HIV và các tội có liên quan đến HIV 1.1.1. Khái niệm về HIV và tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam HIV (Viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cũng có thể hiểu “nôm na” HIV là loại vi rút làm mất dần sức đề kháng (khả năng chống lại bệnh tật) của con người. Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc. Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chủng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS. Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú. Các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV Human Immuno – Deficiency virus viết tắt là HIV. Đây là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV tấn công vào tế bào bạch cầu, đồng thời tự nhân lên trong cơ thể, trước hết là tế bào CD4- tế 7
  15. bào đảm nhận chức năng kháng thể. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, lao, nấm họng, ung thư và dẫn đến tử vong. Acquiret Immune Deficiency Syndrom (AIDS) là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS tử vong là do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Tháng 6 năm 1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV (virus liên quan đến bệnh hạch). Sau đó một năm, Robert Gallot ở Trung tâm ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của L. Montagnien. Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV [52, tr.3]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng HIV được lây qua ba con đường: Một là, qua đường tình dục như quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới với người bị nhiễm HIV. Hai là, qua đường máu như sử dụng bơm kim tiêm, xăm hình, dùng dao cạo râu chung với người nhiễm HIV, nhận truyền máu mà sản phẩm máu có HIV. Và ba là, lây từ mẹ bị nhiễm HIV sang con trong thời kỳ chu sinh (trước và trong khi sinh nở). Trong quá trình lây lan virút HIV luôn xác định hai loại chủ thể là người lây truyền HIV và người (bị) lây nhiễm HIV. Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Trong thập niên 80 và đầu những năm 90, dịch HIV/AIDS bùng nổ chủ yếu tại khu vực cận Sahara, châu Phi. Tính đến cuối 8
  16. năm 1999 tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới được Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cập nhật: ở Bắc Mỹ đã có 1,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS; Khu vực Châu Mỹ la tinh có 1,6 triệu người; Tây Âu có 760.000 người; Bắc Phi và Trung Đông có 380.000 người; Trung Âu và Trung Á có 1,6 triệu người; Đông Á và Thái Bình Dương có 800.000 người; Nam và Đông Nam Á có 4,1 triệu người; Khu vực Tây Thái Bình Dương, có 116.568 trường hợp nhiễm HIV; 24.156 bệnh nhân AIDS và 11.913 ca tử vong do AIDS [49, tr.15]. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Phòng chống Liên Hiệp Quốc (UNAIDS), tới cuối năm 2010, ước tính có khoảng 34 triệu người đang sống chung với HIV trên thế giới, tăng 17% so với năm 2001. Số lượng các ca nhiễm mới tiếp tục tăng và mở rộng đáng kể, có hơn 2,7 triệu ca nhiễm mới HIV, trong đó có 390.000 trẻ em nhiễm HIV. Do được tiếp cận và điều trị kháng virút nên số người chết do AIDS đã giảm xuống còn 1,8 triệu người trong năm 2010, giảm từ mức đỉnh điểm 2,2 triệu người vào những năm 2000 số lượng người chết do HIV tiếp tục giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và khó kiểm soát. Như vậy, có thể hiểu HIV là tên gọi tắt của một loại vi rút làm mất dần sức đề kháng chống lại bệnh tật của con người, gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. 1.1.2. Khái niệm các tội có liên quan đến HIV Để tìm hiểu về khái niệm các tội có liên quan đến HIV, trước hết, tìm hiểu về khái niệm “tội phạm” trong luật hình sự Việt Nam. Trong quá trình thống nhất, xây dựng đất nước, khái niệm về “tội phạm” cũng dần được hình thành. Khái niệm này được ra đời đầu tiên, trong Bộ luật đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, BLHS năm 1985 (được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, ngày 27/6/1985). 9
  17. Khái niệm này đã phản ánh một cách khá đầy đủ các quy định về tội phạm và xác định cụ thể hành vi nào là phạm tội, mặc dù nó được hình thành trong bộ luật đầu tiên. Đến ngày 02/02/1999, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội đã thông qua bộ luật hình sự mới sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1985. Bộ luật này đã sửa đổi khái niệm về tội phạm để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, đã thay thế BLHS năm 1985, trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật ở nước ta. Tại khoản 1, điều 8, BLHS Việt Nam năm 1999 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Có thể coi quy định về tội phạm nêu trên là quy định “có tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm”. Từ quy định mang tính định hướng này có thể rút ra khái niệm tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Bên cạnh đó cần tìm hiểu về vấn đề có liên quan đến HIV. Như đã phân tích ở mục trên, HIV là loại vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS), là loại vi rút mà đến nay trên thế giới chưa có loại thuốc đặc trị, đồng thời có tốc độ lây lan cao, khả năng lây lan của vi rút HIV là rất dễ dàng và nhanh chóng. Hiện nay theo nghiên cứu có ba con đường lây lan chính của vi rút HIV là lây qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ 10
  18. mẹ sang con. Với tính chất nguy hiểm của vi rút này, cũng như đặc trưng cơ bản về việc dễ lây nhiễm đối với loại vi rút này. Hiện nay đại dịch HIV/AIDS đang diễn ra trên khắp thế giới với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Ở Việt Nam trong giai đoạn đầu nhưng năm 90 có nhiều đối tượng đã lợi dụng tình trạng nhiễm HIV để cố ý lây truyền cho người khác, một số người thì đã cố ý truyền HIV cho người khác như bác sĩ truyền máu Để đấu tranh đối với tình trạng này, BLHS năm 1999 đã lần đầu tiên quy định hai tội mới liên quan đến lây truyền HIV là Tội lây truyền HIV cho người khác và Tội cố ý truyền HIV cho người khác. Theo khoản 1 Điều 117 quy định: Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Khoản 1 Điều 118 quy định: Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Như vậy, đây là những quy định cụ thể đầu tiên nhằm đấu tranh với một loại hành vi nguy hiểm cho xã hội mới là hành vi cố ý lây truyền hoặc cố ý truyền HIV cho người khác. Ngoài ra trong BLHS còn quy định rất nhiều tình tiết tăng nặng định khung trong các điều luật tương ứng về hành vi biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội như tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em Các tình tiết tăng nặng này cho thấy tính chất nguy hiểm cao của hành vi do những người bị nhiễm HIV gây ra. Tuy nhiên, như phân tích tại phần phạm vi của luận văn thì luận văn chỉ nghiên cứu về các tội phạm có liên quan đến HIV được quy định tại Điều 117 và 118. Các tội này là những tội phạm độc lập, mà hành vi lây truyền, truyền HIV là hành vi được thể hiện trong cấu thành tội phạm của các tội này. Đối chiếu với các quy định về khái niệm tội phạm trong BLHS và phân tích nội dung của khái niệm về HIV có thể thấy, các tội phạm có liên quan 11
  19. đến HIV có đầy đủ đặc trưng cơ bản như các tội phạm khác ở các dấu hiệu của tội phạm. Từ những sự phân tích trên đây chúng ta có thể khái niệm các tội phạm có liên quan đến HIV như sau: Các tội phạm có liên quan đến HIV là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến sức khỏe của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng việc cố ý lây truyền hoặc truyền vi rút HIV cho người khác. 1.1.3. Cơ sở để quy định trong luật hình sự các tội có liên quan đến HIV Theo từ điển Luật học, “tội phạm hóa” là hoạt động thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm xác định những hành vi bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể và quy định hành vi đó trong luật hình sự là tội phạm”. Nói cách khác, có thể hiểu tội phạm hóa là việc ghi nhận trong BLHS một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó là tội phạm mà truớc đây chưa được BLHS coi là tội phạm và quyết định TNHS đối với việc thực hiện hành vi đó [2, tr.789-790]. BLHS Việt Nam năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 1999, có hiệu lực ngày 01/07/2000, lần đầu tiên đã quy định hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác là tội phạm, đó là tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117). Việc tội phạm hóa đối với hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác được dựa trên một số cơ sở quan trọng. Cụ thể; Thứ nhất, tính chất nguy hiểm của hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác ở Việt Nam. Tính chất nguy hiểm của hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác được thể hiện: Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân bị lây nhiễm HIV. Về sức khỏe, từ một người bình thường (không mang trong mình virút HIV) khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị phá hủy và khi chuyển sang giai đoạn AIDS thì cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh ung thư mà nếu là một người khỏe mạnh thì rất 12
  20. khó nhiễm. Những nhiễm trùng này hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn tới tử vong. Về cuộc sống, một người bình thường có thể sống lâu dài, thanh thản và vui vẻ, thế nhưng khi bị nhiễm HIV cuộc sống của họ thực sự thay đổi, nó đòi hỏi họ phải có nghị lực rất lớn để đương đầu với bệnh tật và dư luận xã hội. Hơn nữa, họ cũng luôn phải đấu tranh với bản thân để quên đi ý nghĩ về cái chết. Đời sống tình cảm của họ sẽ gặp khó khăn hơn người khác. Nếu còn độc thân thì họ sẽ khó lập gia đình. Nếu có gia đình rồi thì phải luôn cẩn thận tránh lây vi rút cho bạn đời. Bên cạnh đó, họ khó có thể được cảm nhận được niềm hạnh phúc của người được làm cha, làm mẹ Hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở nơi làm việc đang diễn ra khá phổ biến. Một số nơi bắt buộc người lao động phải có xét nghiệm HIV trước khi được tuyển dụng, một số nơi khác người trúng tuyển có thể bị từ chối nếu có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Do vậy nếu nhiễm HIV họ sẽ bị buộc thôi việc và trở nên thất nghiệp, cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn và dần dần sẽ trở nên đói nghèo, con cái của họ sẽ phải chịu thiệt thòi hơn ai hết. Trong cuộc sống có nhiều người biết đồng cảm và chia sẻ, nhưng cũng có nhiều người thiếu hiểu biết sẽ xa lánh, thậm chí miệt thị họ, làm họ sống trong mặc cảm, tự ti không thể sinh hoạt và làm việc được như trước nữa. Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác còn là nguy cơ làm gia tăng đại dịch HIV/AIDS, làm trầm trọng thêm hậu quả từ đại dịch AIDS đối với sự phát triển của đất nước. Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác vô cùng nguy hiểm bởi nó là nhân tố làm tăng nguy cơ bùng phát dịch AIDS ở nước ta. Một khi đã lan tràn và trở thành đại dịch, HIV/AIDS ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước bởi nó làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến thu nhập và làm tăng tỷ lệ đói nghèo trong dân cư. Như chúng ta đã biết, phần lớn những người bị nhiễm HIV/AIDS đều ở độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi đang tham gia lao động, sản xuất, công tác hoặc hoạt động trong mạng lưới xã 13
  21. hội và cộng đồng. Do đó, khi bị nhiễm HIV sẽ ảnh hưởng ngay tới sự phát triển của đất nước vì năng suất lao động giảm sút, những người bị nhiễm HIV có thể bị cơ quan, tổ chức từ chối việc làm dẫn đến mất hoàn toàn nguồn thu nhập, điều đó đã khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh hộ đói nghèo. Bên cạnh đó, HIV còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số và ảnh hưởng đến sự phát triển của nòi giống dân tộc. Do những người tử vong vì HIV/AIDS chủ yếu ở độ tuổi trẻ và trung niên nên nếu đại dịch này bùng phát sẽ làm giảm tuổi thọ bình quân của nhiều quốc gia. Điều dễ nhận thấy hơn là đại dịch này còn làm thay đổi cơ cấu dân số trong gia đình và theo đó làm thay đổi cơ cấu dân số về giới tính và lứa tuổi của cả quốc gia theo hướng bất lợi và tăng tỷ lệ người già và phụ nữ, tăng tỷ lệ người bị lệ thuộc, giảm chất lượng lao động của các quốc gia. Với sự tàn phá của đại dịch HIV/AIDS, nó còn đe dọa đến sự duy trì và phát triển nòi giống của quốc gia, dân tộc có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao. Thứ hai, mức độ phổ biến của hành vi cố ý lây truyền và truyền HIV cho người khác ở Việt Nam. Kể từ khi dịch HIV/AIDS hoành hành ở Việt Nam thì cũng là lúc các nhà làm dự liệu được khả năng xuất hiện hành vi nguy hiểm mới cho xã hội đó là hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác. Trên thực tế, hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác đã xuất hiện và ngày càng phổ biến với những thủ đoạn khác nhau. Ở nước ta, tiêm chích ma túy là yếu tố ban đầu mạnh mẽ nhất làm gia tăng lây nhiễm HIV. Phần lớn những người tiêm chích ma túy là những người nhiễm HIV, biết mình bị nhiễm HIV nhưng họ vẫn rủ rê, lôi kéo những người khác tham gia vào con đường nghiện ngập, hút chích. Chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy tăng nhanh, năm 1994 chiếm 18,25%; năm 1995 chiếm 14,81%; năm 1996 chiếm 9,40%; năm 1997 chiếm 13,35%; năm 1998 chiếm 16,92%; năm 1999 chiếm 20,50%. Không những 14
  22. vậy, nhiều người tiêm chích ma túy bị nhiễm HIV còn tham gia vào mua bán mại dâm. Chính bởi vậy, những người tiêm chích ma túy có nhiễm HIV đã làm lây lan HIV rộng rãi trong mạng lưới mại dâm, rồi từ đó HIV có thể lây ra cả cộng đồng. Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm tăng lên đáng kể, năm 1994 chiếm 0,6%,; năm 1995 chiếm 1%; năm 1996 chiếm 0,7%; năm 1998 chiếm 1,8% và đến năm 1999 đã tăng lên 2,4%. Sự kết hợp giữa tiêm chích ma túy và mại dâm đang châm ngòi cho một đại dịch nghiêm trọng ở nước ta [12, tr.25]. Bên cạnh hành vi lây truyền HIV qua con đường tiêm chích mà túy và mua bán mại dâm, những người nhiễm HIV còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác để lây truyền HIV. Thực tiễn cho thấy, khi biết mình bị nhiễm HIV nhiều người do thiếu hiểu biết đã rơi vào trạng thái tiêu cực, bất cần đời mà thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác với mong muốn người khác cũng bị nhiễm bệnh như mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt với thủ đoạn người bị nhiễm HIV dùng bơm kim tiêm lấy máu của mình rồi tiêm vào người khác. Nguy hiểm hơn là một số đối tượng bị nhiễm HIV lại đang có xu hướng sử dụng chính tình trạng bệnh của mình như thủ đoạn thực hiện các tội phạm khác. Các đối tượng bị nhiễm HIV đã dùng kim tiêm, dao, kéo có dính máu của mình đe doạ thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm nhân thân nhiễm HIV của các chủ thể phạm tội đang ngày càng rõ nét trong các vụ án về ma túy, hiếp dâm, cướp, chống người thi hành công vụ. Thứ ba, dư luận xã hội đối với hành vi lây truyền HIV cho người khác và việc tội phạm hóa hành vi này ở Việt Nam Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ, cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được 15