Luận văn Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cac_tinh_tiet_tang_nang_trach_nhiem_hinh_su_theo_ph.pdf
Nội dung text: Luận văn Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HẢO CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HẢO CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Nhã Hà Nội – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Hảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 7 1.2. Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 13 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 19 Chƣơng 2 CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 25 2.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam 25 2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình sự chung quy định tại điều 48 bộ luật Hình sự trong xét xử ở tỉnh Hòa Bình 47 Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 55 3.1. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 55 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự 64 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm diễn biến đa dạng, phong phú với nhiều loại tội khác nhau cùng nhiều mức độ khác nhau. Việc phạm tội đa dạng và phong phú do có sự khác nhau về các đặc điểm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của m i tội phạm cụ thể. Ch nh sự phong phú, đa dạng này đ làm cho t nh ch t, mức độ nguy hiểm cho x hội của m i tội phạm khác nhau. iều này chỉ ra sự phụ thuộc của t nh ch t, mức độ nguy hiểm cho x hội của m i tội phạm vào các đặc điểm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm. Về mặt pháp luật thực định, trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, gọi tên các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 iều 48. Tuy nhiên, tại Khoản 2 iều này lại quy định: “Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Với quy định này, trong khoa học luật hình sự việc xác định yếu tố định tội, yếu tố định khung hình phạt có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không vẫn được để ngỏ. Ngoài ra, đối với một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vẫn chưa được quy định cụ thể, rõ ràng và việc hướng dẫn áp dụng chúng chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng các tình tiết này trong thực tiễn không thống nh t, như tình tiết phạm tội đối với ông, bà, cha, mẹ . Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không được quy định mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể đối với chủ thể tội phạm dẫn đến việc áp dụng còn tùy nghi, thiếu ch nh xác, thậm ch tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực nảy sinh. Thêm vào đó, trong tình hình mới, một số tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự như lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội chưa được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự chưa triệt để, chưa cá thể hóa được trách nhiệm hình sự một cách tối đa [2,tr.12]. Tỉnh Hòa Bình là một trong những địa bàn trọng điểm của khu vực Tây Bắc. Trong những năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình và tòa án nhân dân c p huyện của tỉnh Hòa Bình đ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tương đối 1
- chính xác, góp phần r t lớn trong công tác phòng ngừa và đ u tranh phòng chống tội phạm, cũng như trừng phạt, cải tạo và giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên, ở một số vụ án hình sự cho th y, công tác áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có những hạn chế nh t định, làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự. Ch nh vì vậy, học viên đ chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình bảo đảm các yêu cầu về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết vụ án hình sự nói chung và ở tỉnh Hòa Bình nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu về trách nhiệm hình sự nói chung, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói riêng luôn được quan tâm của các nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn. Do tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều chế định khác nhau của pháp luật hình sự như quyết định hình phạt, xác định trách nhiệm hình sự trong các tội phạm hoặc nhóm tội phạm, nhóm người phạm tội nên chúng được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu này có thể kể đến như luận án tiến sĩ luật học của Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2003) về Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam; luận văn thạc sĩ luật học của Thạc sĩ ặng Xuân Nam (1999) về Tội hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định; Lê Cảm (2002) về Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản. Vai trò của các tình tiết tăng nặng & giảm nhẹ thuộc về nhân thân người phạm tội đối với việc cá thể hoá TNHS và hình phạt); Trịnh Tiến Việt (2004) về Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: cần tiếp tục hoàn thiện Về đối tượng nghiên cứu trực tiếp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và áp dụng tình tiết này, cũng đ có nhiều nghiên cứu được công bố như Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ ức Hồng Hà (1991) về Áp dụng tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng - giảm nhẹ trong luật hình sự Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp của Võ Khánh Vinh (1995) về Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự 2
- Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Trần Mạnh Toàn (2011) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Văn Lam (2002) về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam; khóa luận tốt nghiệp của Mông Thị Thu Hương về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Phan Hồng Thúy (2010) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Quang Vinh về Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương về Phạm tội vì động cơ đê hèn với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam; Dương Tuyết Miên (1997) về Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điều 38,39 Bộ luật hình sự; Thạc sĩ Lê Văn Luật (2007) về Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội đối với trẻ em” . Tuy nhiên, những công trình này nghiên cứu chủ yếu tiếp cận dưới góc độ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa hẹp, tức là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 và 1999. Riêng đối với một số nghiên cứu như Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Văn Lam (2002) về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam đ nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam theo nghĩa rộng, bao gồm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên phần nào đ được Bộ luật hình sự 2015 ghi nhận bằng các chế định phù hợp, tuy nhiên còn có một số v n đề mới phát sinh trong thực tiễn có liên quan đến chế định này vẫn chưa được ghi nhận. ặc biệt, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3
- Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình” là một nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công trình đ nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu v n đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này trong giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm: - Góp phần hoàn thiện lý luận cơ bản về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm các nội dung: khái niệm, đặc điểm của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; phạm vi và phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. - ánh giá và phân t ch các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và quy định mới về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015. Với mục đ ch làm sáng tỏ nội dung các quy định này, đánh giá và giải th ch về t nh nguy hiểm cho x hội tăng lên của các tình tiết này. Từ đó mà chỉ ra những thiếu sót, b t cập của quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nh t là các quy định chưa rõ ràng, các tình tiết liên quan cần được bổ sung hoặc việc hướng dẫn áp dụng chưa cụ thể, rõ ràng và thuyết phục. - ánh giá được thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những kết quả đ đạt được, những hạn chế, b t cập và nguyên nhân của những hạn chế, b t cập này và hướng khắc phục. Từ đó, luận văn đề xu t một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ch t lượng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng, các địa phương khác trong cả nước nói chung khi giải quyết vụ án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ể đạt được mục đ ch nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Trình bày nhận thức đầy đủ và sâu sắc về những v n đề lý luận cơ bản về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm khái niệm, đặc điểm của tình tiết tăng 4
- nặng trách nhiệm hình sự; phạm vi và phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. - Nêu, phân tích và đánh giá nội dung các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sủa đổi, bổ sung năm 2009 và trong Bộ luật hình sự năm 2015. Luận giải và đánh giá về t nh nguy hiểm cho x hội tăng lên của các tình tiết này. Từ đó cũng chỉ ra những thiếu sót, b t cập của quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nh t là các quy định chưa rõ ràng, các tình tiết liên quan cần được bổ sung. - ánh giá được thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những kết quả đ đạt được, những hạn chế, b t cập và nguyên nhân của những hạn chế, b t cập này. - ề xu t một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ch t lượng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng, các địa phương khác trong cả nước nói chung khi giải quyết vụ án hình sự. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. ối tượng nghiên cứu của đề tài đúng như tên gọi của nó: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4.2. Luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong đó có sự vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Luận văn vận dụng những quan điểm cơ bản của ảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Ch Minh, các văn bản pháp luật Việt Nam về tội phạm và hình phạt, kết hợp với các phương pháp phân t ch, tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng v n để lý giải các v n đề lý luận, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như đánh giá các v n đề thực tiễn có liên quan, giúp cho việc nghiên cứu được nhìn nhận dưới góc nhìn đa chiều và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, giúp cho các nhà nghiên cứu có góc nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng quy định về các tình tiết này. Luận văn cũng bổ sung nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu các v n đề có liên quan đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp các nhà quản lý, hoạch định ch nh sách, xây dựng pháp luật có cách tiếp cận đầy đủ về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định trong pháp luật hình sự. Từ đó, có thể hoàn thiện pháp luật, đưa ra và thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự. Luận văn còn giúp các cán bộ làm công tác thực tiễn nh t là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hiểu th u đáo và vận dụng ch nh xác các quy định của pháp luật hiện hành về các tình tiết này. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những v n đề chung về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 6
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Theo quy định tại iều 45 Bộ luật hình sự năm 1999, thì quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ vào t nh ch t và mức độ nguy hiểm cho x hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, mà còn phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Như vậy, luật quy định các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ cần thiết để Tòa án xem xét khi quyết định hình phạt. Do đó, việc nghiên cứu vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự TRONG việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội có ý nghĩa r t quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, nh t là đối với việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự, đồng thời thể hiện rõ phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục” trong ch nh sách hình sự của Nhà nước ta, bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa và hình phạt đối với người phạm tội [2, tr.4]. Trong quá trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội, việc nhận thức thống nh t về vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để xem xét, cân nhắc và áp dụng ch nh xác các tình tiết này trong thực tiễn là nhiệm vụ r t quan trọng của các Tòa án ở nước ta hiện nay. Do đó, trước khi đi vào phân t ch vai trò của các tình tiết này trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, chúng ta cần thống nh t nhận thức về khái niệm “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” là gì. Hiện nay, trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999) nhà làm luật nước ta đ không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm này, đồng thời trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xung quanh nó, mà cụ thể là: 7
- Sách Từ điển giải th ch thuật ngữ luật học Trường ại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn, cho rằng: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó” [15tr.116]. Theo tác giả Kiều ình Thụ trong sách Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam thì: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đ thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó” [41,tr 233]. Tác giả inh Văn Quế khi nghiên cứu về tình tiết tăng nặng trong pháp luật hình sự Việt Nam, đ cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt” [36, tr.236-237]. Một số tác giả khác cũng đưa ra những quan điểm khác nhau như: “Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho một hành vi phạm tội hoặc người phạm tội giảm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt đ được xác định” [31,tr 305]. “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể” [39,tr 36]. “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt” [29,tr.19]. 8
- “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự với tính ch t là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này”[ 51,tr.1]. Theo chúng tôi, khái niệm phải phản ánh được hết bản ch t của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và phải hiểu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo bình diện nghĩa rộng. Bởi vì: Thứ nhất, nghiên cứu khoa học và pháp luật thực định cũng như thực tiễn cuộc sống có những “độ vênh” nh t định. Không phải pháp luật thực định gọi tên và định nghĩa như thế nào thì về mặt khoa học cũng phải theo như vậy. Ch nh vì vậy, chúng tôi th y, nếu hiểu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ là những tình tiết theo phạm vi quy định tại Khoản 1 iều 48 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 là quá hẹp. Thêm vào đó, mặc dù gọi tên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng thuật ngữ này đ không được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 cũng như Bộ luật hình sự năm 2015 giải th ch, cũng như không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nếu xét về câu từ thì hiểu theo nghĩa hẹp ở quan điểm thứ nh t cũng có thể ch p nhận được. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra, các tình tiết định tội (chuyển sang tội phạm cùng loại nhưng mức độ nguy hiểm cao hơn và khung hình phạt tương ứng cũng cao hơn như chuyển từ Tội Hiếp dâm quy định tại iều 111 sang Tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại iều 112 ), tình tiết tăng nặng định khung như được nêu tại Khoản 2 iều 48 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thì những tình tiết này về bản ch t cũng giống như tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 iều 48 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Có chăng chỉ khác nhau về mức độ nguy hiểm cho x hội của tội phạm, mức độ chịu trách nhiệm hình sự và khung hình phạt. Thứ hai, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thiết kế các điều luật về tội phạm cụ thể theo hướng sau: Tội phạm thông thường và có tách riêng tội phạm cùng loại nhưng có thêm yếu tố đặc biệt: (như Tội Hiếp dâm quy định tại iều 111 và Tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại iều 112); trong cùng một tội phạm có chia 9
- khung hình phạt khác nhau, sự khác nhau giữa các khung hình phạt là do m i khung có những yếu tố khác nhau phụ thêm so với khung cơ bản; trong cùng một khung hình phạt có một khoảng giới hạn để quyết định hình phạt cụ thể trong khung đó. Ch nh vì vậy, có thể th y, nếu có thêm yếu tố đặc biệt làm tăng t nh nguy hiểm cho x hội của tội phạm hoặc cần thiết phải áp dụng để tăng mức độ giáo dục, cải tạo người phạm tội thì sẽ xảy ra một trong ba trường hợp: Hoặc là chuyển sang tội danh mới cùng loại có mức hình phạt nặng hơn, hoặc là ở khung hình phạt nặng hơn so với khung cơ bản, hoặc là ở trong khung hình phạt đó nhưng mức hình phạt áp dụng sẽ nặng hơn mức trung bình của khung hình phạt. Những tình tiết này bao gồm những tình tiết làm tăng t nh nguy hiểm cho x hội của tội phạm hoặc tình tiết làm tăng mức độ cần thiết giáo dục, cải tạo người phạm tội. Và do đó, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức cao hơn. Những tình tiết này được nhà làm luật nhận thức và quy định trong pháp luật hình sự nhằm đảm bảo t nh công bằng, t nh nghiêm minh của pháp luật. Trách nhiệm hình sự, hình phạt chỉ đạt được mục đ ch trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội khi trách nhiệm hình sự, hình phạt được tuyên tương xứng với t nh ch t, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Từ những nhận định trên, có thể định nghĩa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là yếu tố, dấu hiệu mà pháp luật quy định làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc cần thiết để nâng mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội để trừng phạt, cải tạo, giáo dục họ, thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo tội danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn hoặc mức hình phạt cao hơn so với trường hợp phạm tội cơ bản tương ứng. Hay nói một cách ngắn gọn, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là dấu hiệu, yếu tố được pháp luật quy định làm cho trách nhiệm hình sự của người phạm tội tăng lên so với trường hợp thông thường tương ứng. 1.1.2. Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận chỉ trong pháp luật hình sự thực định (mà ở nước ta là trong Bộ luật hình sự năm 1999), chứ không thể trong các văn bản pháp lý nào khác hoặc không thể do Tòa án tự xem xét để cân nhắc (như tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự). 10
- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xuất hiện (có mặt) trong một vụ án cụ thể, đối với người phạm tội cụ thể và chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho x hội của hành vi phạm tội trong vụ án đó theo hướng nghiêm khắc hơn và chỉ trong phạm vi một c u thành tội phạm cụ thể tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, chứ không làm thay đổi t nh ch t của tội phạm y. Trường hợp tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được luật quy định với t nh ch t là yếu tố định tội đối với một tội phạm tương ứng cụ thể, có nghĩa tình tiết này làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho x hội của hành vi, thì trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án nh t thiết không thể xem xét nó với t nh ch t là tình tiết tăng nặng chung được quy định tại khoản 1 iều 48 Bộ luật hình sự năm 1999. Ví dụ: Tình tiết tăng nặng “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là yếu tố định tội được quy định tại các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ( iều 165); tội tham ô tài sản ( iều 278); tội nhận hối lộ ( iều 279); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( iều 281); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ( iều 283); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật ( iều 303) Bộ luật hình sự năm 1999. Do đó, khi quyết định hình phạt, Tòa án không được xem xét nó (tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 1 iều 48) là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung nữa [19,tr.5]. Trường hợp tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được luật quy định với t nh ch t là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm tương ứng cụ thể, có nghĩa tình tiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho x hội của hành vi & là căn cứ cho phép Tòa án tăng mức hình phạt đối với người phạm tội chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn, thì trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án nh t thiết không thể xem xét nó với t nh ch t là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung (quy định tại khoản 1 iều 48 Bộ luật hình sự năm 1999). Ví dụ: Các tình tiết tăng nặng định khung: “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “tái phạm nguy hiểm” trong tội cướp tài sản (quy định tại các điểm b, c khoản 2 iều 133) hoặc “phạm tội nhiều lần” trong tội buôn lậu (quy định tại điểm k khoản 2 iều 153) Tương tự, khi quyết định hình phạt, Tòa án cũng không 11
- được xem xét các tình tiết này là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung quy định tại khoản 1 iều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 nữa. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mang t nh ch t ổn định về số lượng và nội dung. Mặc dù vậy, nếu trong thực tiễn đời sống xu t hiện những tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho x hội của tội phạm theo hướng nghiêm khắc hơn thì nó sẽ được nhà làm luật bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, ch nh trị-x hội và ngược lại – loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự những tình tiết nào mà việc áp dụng chúng không còn phù hợp với giai đoạn tương ứng đó. Ví dụ: Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”, chỉ đến Quốc hội khóa IX (kỳ họp thứ 11) ngày 10/5/1997, tình tiết này mới được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm c khoản 1 iều 39) và đến Bộ luật hình sự năm 1999 tình tiết này lại không được quy định là tình tiết tăng nặng nữa mà thay vào đó là tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” (điểm c khoản 1 iều 48). Do đó, nếu chưa được bổ sung vào Bộ luật hình sự, thì các Tòa án nh t thiết không được tùy tiện bổ sung vào những tình tiết mà Bộ luật hình sự không quy định để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tuy nhiên, điều này ngược lại đối với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì Tòa án có thể coi những tình tiết khác ngoài những tình tiết đ được quy định trong khoản 1 iều 46 Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (được quy định trong các văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[43,tr.12] hoặc những tình tiết khác, nhưng phải nói rõ lý do và t t nhiên nó chỉ có ý nghĩa đối với trường hợp phạm tội cụ thể, với người phạm tội cụ thể với vụ án cụ thể mà Tòa án đang xem xét. Khi áp dụng các tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội, Tòa án “phải làm sáng tỏ ý thức chủ quan của người phạm tội để xét trường hợp này họ có phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không, thì mới được áp dụng tình tiết tăng nặng đó đối với họ” [43,tr.13]. Trường hợp có căn cứ chứng minh rằng họ không th y được trước hoặc không thể th y được trước thì dù tình tiết đó có xảy ra người phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó. 12
- 1.2. Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trong nghiên cứu khoa học, phân loại đối tượng nghiên cứu là một phương pháp nghiên cứu r t quan trọng. Việc phân loại được thực hiện trên cơ sở những tiêu ch nh t định. M i tiêu ch , m i cách phân loại giúp cho việc nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở góc độ nh t định. Tổng hợp việc nghiên cứu theo việc phân loại với nhiều tiêu ch , nhiều cách phân loại sẽ giúp cho việc nghiên cứu sự vật, hiện tiện một cách đa dạng, phong phú và đầy đủ, toàn diện. ối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng vậy, đây là tổng hợp các tình tiết khác nhau có cùng bản ch t làm tăng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm, do đó, việc phân loại là có thể và r t cần thiết khi nghiên cứu đối tượng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, về tiêu ch phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có hai tiêu ch cơ bản và quan trọng cần sử dụng, đó là: tiêu ch về t nh ch t của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tiêu ch về ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 1.2.1. Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Căn cứ vào tiêu ch này, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được phân loại thành: - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự c u thành tội phạm nặng hơn cùng loại (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội); - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung; - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. * Tình tiết tăng nặng định tội Tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi t nh ch t nguy hiểm cho x hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể. Tội phạm bị xử lý về tội danh cùng loại nặng hơn. ây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vì thế nếu như không có tình tiết này (nếu pháp luật không quy định đó là tình tiết tăng nặng) thì hành vi cũng đ c u thành một tội phạm cùng loại nhẹ hơn. Tình tiết đó chỉ đóng vai trò tăng thêm t nh nguy hiểm cho x hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội 13