Luận văn Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cac_tinh_tiet_giam_nhe_trach_nhiem_hinh_su_theo_pha.pdf
Nội dung text: Luận văn Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC BẢO CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 1
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC BẢO CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong Luận văn là trung thực. Kết quả Luận văn chưa được công bố ở các công trình nào khác. Học viên Nguyễn Quốc Bảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU: 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 7 1.2. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 13 1.3. Khái quát lập pháp hình sự Việt Nam về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƢỚC 19 2.1. Thực trạng quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành 19 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hiện hành về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước 49 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC ĐẢM BẢO ÁP DỤNG HIỆU QUẢ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN 65 3.1. Nhu cầu, phương hướng hoàn thiện pháp luật đảm bảo hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự . 65 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 66 3.3. Các giải pháp khác nhằm đảm bảo tính hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 71
- KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BLHS : Bộ luật hình sự - BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự - HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - TAND : Tòa án nhân dân - TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao - TNHS : Trách nhiệm hình sự - VKSND : Viện kiểm sát nhân dân - VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng số liệu án hình sự xét xử trong các 2.1 năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 1543 Bảng tổng hợp thực tiễn áp dụng tình tiết 2.2 giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 3555 Điều 46 Bộ luật hình sự. Bảng tổng hợp thực tiễn áp dụng các tình 2.3 tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo 3585 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt hành vi của người phạm tội là mục tiêu, yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án. Quá trình giải quyết vụ án hình sự nếu định tội là tiền đề, là cơ sở cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt một cách chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Việc quyết định áp dụng một hình phạt đúng, chính xác không những đảm bảo sự công bằng, hợp lý, minh bạch trong thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Với tính chất quan trọng và đặc thù khi xét xử vụ án hình sự, việc quyết định hình phạt đạt được tiêu chí chính xác, đúng pháp luật thì bên cạnh cơ sở xem xét dấu hiệu định tội danh, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng TNHS, còn cần phải đánh giá đúng mức các tình tiết giảm nhẹ TNHS, đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong áp dụng pháp luật. Những tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết trong vụ án cụ thể đối với người phạm tội, làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm nhẹ hơn trong vụ án cụ thể đó. Pháp luật hình sự Việt Nam từ khi được xây dựng, kế thừa và hiện hành đều quy định tình tiết giảm nhẹ TNHS, tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn nhiều vấn đề đang mâu thuẫn, chưa đầy đủ, vướng mắc dẫn đến việc áp dụng còn thiếu sự nhất quán, đồng bộ, không thống nhất, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn tùy tiện, không công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cho đến nay, nước ta vẫn còn ít và thiếu những công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Với những lý do đó, học viên chọn đề tài: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp 1
- luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật học, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Qua đó, học viên đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi nói đến các tình tiết giảm nhẹ TNHS là thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước, tuy nhiên bởi hàng rào ngôn ngữ cho nên không phải tình tiết nào cũng được ghi nhận một cách rõ ràng, phù hợp để áp dụng vào thực tiễn, dẫn đến nhiều trường hợp áp dụng tùy tiện, dễ bị lợi dụng, gây bức xúc lớn trong xã hội. Vì vậy, đây là đề tài có tính mới, tính cấp thiết và thực tiễn cao. Qua tham khảo ở một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật ở nước ta như Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trường Đại học luật Hà Nội, trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến những vấn đế lý luận, nội dung và thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự, chẳng hạn như: - Luận án tiến sĩ của Trần Thị Quang Vinh (năm 2002, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam). - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung của thạc sĩ Đinh Văn Quế (nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 2006). - Giáo trình luật hình sự của Đại học luật Hà Nội do Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (Nhà xuất bản công an nhân dân 2005). - Giáo trình luật hình sự của Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh do tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh chủ biên (Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia 2012). - Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Túc (2013) Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 46 Bộ luật hình sự Việt Nam, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. 2
- - Luận văn thạc sĩ của Võ Hoàng Vĩnh (2015) Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội. Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết, bình luận trên tạp chí TANDTC với các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam như: - Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam của Bùi Kiến Quốc (tạp chí luật học số 6 năm 2000). - Bàn về một số ý kiến về hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 của Nguyễn Văn Hào (Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2004). - Những hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục của Hồ Sỹ Sơn (Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2008). - Bàn về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự của Thủy Nguyên (Tạp chí Tòa án số 23 tháng 12 – 2007). - Một số vấn đề về tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng của thạc sĩ Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân số 9 tháng 5 năm 2009). - Phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử của thạc sĩ Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 tháng 9/2009). Về mặt lý luận, nhìn chung các công trình, bài viết trên đã phân tích khá chi tiết, phản ánh nội dung của các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS.Tuy nhiên, qua nghiên cứu trao đổi và thực tiễn áp dụng vào công tác xét xử thì nổi lên một số vấn đề còn tranh luận nhiều và quyết liệt, chưa thống nhất, việc áp dụng pháp luật còn chưa đồng bộ, thiếu tính thuyết phục. Việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này là cần thiết nhằm cố gắng hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận thông qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp từ thực tiễn tại địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình 3
- Phước, nhằm tìm hiểu và đưa ra một số kiến nghị và các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu vấn đề lý luận và pháp luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS, thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt của TAND ở nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích như trên, đề tài luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích những vấn đề về lý luận của các tình tiết giảm nhẹ TNHS. - Phân tích nội dung các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999. Đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. - Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp khác đảm bảo áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt của TAND địa phương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự nước ta, thực tiễn xét xử của TAND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự. Luận văn nghiên cứu các tình tiết giảm nhẹ chung được quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999. Các số liệu thực tiễn phục vụ nghiên cứu trong phạm vi 06 năm, được tác giả luận văn thu thập từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng, tỉnh Bình 4
- Phước trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Tác giả còn tham khảo những bản án hình sự trong thời gian trên để nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật. Luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp logic lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, khảo sát, đối chiếu để làm rõ nội dung, thực tiễn áp dụng quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS và từ đó có những đề xuất hoàn thiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn này có giá trị cho việc học tập, giảng dạy và đặc biệt đối với các nhà lập pháp hình sự sau khi nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung BLHS hiện hành. Đồng thời, luận văn cũng là nguồn cho các cán bộ đang công tác thực tiễn tham khảo và định hướng nghiên cứu cho các học viên có nhu cầu nghiên cứu tiếp theo. Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận và nội dung các tình tiết giảm nhẹ TNHS, phân tích đầy đủ các chi tiết đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chúng đối với việc giải quyết và áp dụng trong vụ án hình sự, những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo, đối chiếu, góp phần bảo đảm thực tiễn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cải tạo giáo dục người phạm tội sớm trở thành người lương thiện, có ích cho gia đình, xã hội và đặc biệt là góp phần thực hiện chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng, danh mục những từ viết tắt thì luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 5
- Chương 2: Thực trạng quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác bảo đảm áp dụng hiệu quả các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 6
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 1.1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự không đưa ra khái niệm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhưng trong khoa học pháp lý hình sự của nước ta có khá nhiều khái niệm về các tình tiết này. Tuy chưa có một khái niệm thống nhất, song nhìn chung đa số ý kiến cho rằng, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS với tính chất là những tình tiết giảm nhẹ chung hoặc là các tình tiết được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật như Nghị quyết và hướng dẫn của TANDTC hay do Tòa án xem xét cân nhắc và ghi rõ trong bản án nếu chấp nhận tình tiết đó là tình tiết giảm nhẹ. Đồng thời các tình tiết giảm nhẹ TNHS cũng là một trong những cơ sở để Hội đồng xét xử cá thể hóa TNHS và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt. Tuy nhiên, phân tích kỹ quan điểm trên đây có thể thấy quan điểm này chưa làm rõ được bản chất, nội dung của các tình tiết giảm nhẹ TNHS, mà chỉ mới thể hiện được nét đặc trưng pháp lý cơ bản của chúng. Về bản chất các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội và là cơ sở để người phạm tội có thể chịu TNHS ở mức thấp hơn. Tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét quyết định trong quá trình xét xử các vụ án cụ thể, phản ảnh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc Hội đồng xét xử trong quá trình xét xử giải quyết 7
- các vụ án cụ thể, phản ánh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Điều 46 BLHS chỉ là một dạng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Từ những phân tích trên đây có thể hiểu, khái niệm các tình tiết giảm nhẹ TNHS là: tình tiết giảm nhẹ TNHS là tình tiết được quy định trong BLHS với tính chất là tình tiết giảm nhẹ chung hoặc là tình tiết được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc thông qua hoạt động xét xử mà Hội đồng xét xử, xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án, đồng thời là một trong những căn cứ để Tòa án cá thể hóa TNHS và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt. 1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghiên cứu các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho thấy sự đa dạng về nội dung và có mức độ ảnh hưởng giảm nhẹ hình phạt khác nhau cho người phạm tội, đó là. Thứ nhất: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định cụ thể trong BLHS (bao gồm 18 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46). Ngoài ra, nó còn được ghi nhận trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về Phần chung của BLHS năm 1999). Thậm chí, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tự mình xem xét, cân nhắc coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS và ghi rõ lý do trong bản án. Đặc điểm này có hai vấn đề cần chú ý: trước hết, những tình tiết giảm nhẹ TNHS nào được BLHS quy định với tính cách là yếu tố định tội hoặc là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm được nêu tại phần các tội phạm cụ thể thì trong quá trình xét xử, Tòa án không được xem xét nó như là tình tiết giảm nhẹ chung được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. Nghĩa là một tình tiết giảm nhẹ cho dù biểu hiện dưới hình thức nào thì cũng không thể được áp dụng hai lần cho một trường hợp phạm tội cụ thể. Tiếp đó, việc cho phép Toà án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS trong từng vụ án đối với từng bị cáo cụ thể nhằm mở rộng tính linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động xét xử của Toà án, bảo đảm 8
- cho hoạt động xét xử được công bằng, chính xác, khách quan. Nó giúp Tòa án tính toán được sự tương xứng giữa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội với chế tài hình sự. Quy định “phải ghi rõ trong bản án” là nhằm tránh sự tuỳ tiện trong hoạt động xét xử. Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể tiên liệu hết mọi tình huống của cuộc sống nên việc cho phép Toà án xem xét các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong hoạt động xét xử là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có tính hai mặt của nó. Trên thực tiễn, không ít trường hợp Toà án đưa ra những tình tiết giảm nhẹ TNHS không thật sự thuyết phục. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế sự tuỳ tiện của hội đồng xét xử. Điều đó chỉ có thể trả lời bằng đạo đức, lương tâm, năng lực, trình độ chuyên môn của những người làm công tác xét xử; vai trò của Toà án cấp trên; sự giám sát của cơ quan dân cử và của các thiết chế xã hội khác. Thứ hai: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ để Tòa án cân nhắc, xem xét việc áp dụng hình phạt theo hướng nhẹ hơn đối với người phạm tội, nó phản ánh các diễn biến bên ngoài của mặt khách quan cũng như diễn biến tâm lý bên trong của mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm hoặc phản ánh yếu tố nhân thân người phạm tội, góp phần mô tả tội phạm, giúp chúng ta hình dung được mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội nếu đặt nó trong sự so sánh với trường hợp phạm tội tương tự mà không có tình tiết giảm nhẹ TNHS. Thứ ba: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS ảnh hưởng như thế nào đến việc quyết định hình phạt là do Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét. Sự hiện diện của tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ để Tòa án đánh giá, xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, coi đó là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt. Pháp luật không quy định cụ thể sự hiện diện của tình tiết giảm nhẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc quyết định hình phạt, sự hiện hữu của tình tiết nào thì được giảm TNHS đến đâu, điều đó phụ thuộc vào sự xem xét và cân nhắc của Hội đồng xét xử. Thứ tư: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS rất phong phú, không xác định về mặt số lượng. Chúng ta có thể xác định được các tình tiết được quy định trong khoản 1 9
- Điều 46 BLHS và các tình tiết được quy định tại điểm c, mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP. Ngoài các tình tiết nói trên thì trong quá trình xét xử từng vụ án cụ thể, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ (khoản 2 Điều 46 BLHS). Thứ năm: Sự ảnh hưởng của từng tình tiết đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không giống nhau. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS khá phong phú về mặt số lượng và ảnh hưởng của chúng đối với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là khác nhau và do đó, mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc quyết định hình phạt là không giống nhau. Có tình tiết thì ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết thì ảnh hưởng ít hơn. Có tình tiết chỉ có ý nghĩa đáng kể với một số tội phạm, còn đối với những tội phạm khác thì chỉ có ý nghĩa rất hạn chế. Như vậy, có thể rút gọn đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ TNHS là liên quan đến việc giải quyết TNHS. Có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo giáo dục, tính nhân đạo đối với người phạm tội đáng được khoan hồng. 1.1.3. Vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 45 BLHS thì khi quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ căn cứ vào các quyết định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mà còn phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS. Pháp luật hình sự không quyết định cụ thể mức độ ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ đối với việc quyết định hình phạt. Do đó, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ TNHS và mức độ ảnh hưởng cho việc quyết định hình phạt, làm sao thể hiện được tính hợp lý, tính thuyết phục khi quyết định chế tài hình sự đối với người phạm tội. Rõ ràng các tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ để giảm hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt đã được xác định. Giá trị giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ TNHS không chỉ thuần túy giảm nhẹ hình phạt trong phạm vi khung hình phạt mà còn làm căn cứ để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc 10
- chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Về nội dung phản ánh các tình tiết của vụ án phải thể hiện hành vi phạm tội có tính nguy hiểm ở mức thấp nhất trong cấu thành tội phạm đang được áp dụng. Tình tiết giảm nhẹ càng làm cho tính nguy hiểm của tội phạm giảm đi so với các trường hợp phạm tội thông thường. Còn về số lượng tình tiết giảm nhẹ thì phải có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, những tình tiết này chưa được sử dụng để định tội và định khung hình phạt. Như vậy vai trò của các tình tiết giảm nhẹ TNHS là nhân tố (yếu tố) thực hiện nội dung tinh thần nhân đạo, khoan hồng của chính sách hình sự của Nhà nước về tội phạm và TNHS của tội phạm. 1.1.4. Ý nghĩa của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là một sự tiến bộ về khoa học pháp lý cả từ lý luận thực tiễn áp dụng, việc quyết định các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS trước hết có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách hình sự. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã được ghi nhận tại Điều 3 BLHS thể hiện những nội dung chính cơ bản đó là: Chính sách hình sự của Nhà nước là chính sách xử lý tội phạm trên cơ sở nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp. Khoan hồng đối với những người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra [19]. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn có ý nghĩa pháp lý to lớn, việc quyết định các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phân hóa và cá thể hóa TNHS, đây là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng biện pháp khoan hồng của Nhà nước trong vấn đề xử lý tội phạm, cải tạo, giáo dục người phạm tội, thể hiện tính linh động trong quá trình vận dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS, đồng thời thể hiện sự bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, Tòa án 11
- phải áp dụng những tình tiết giảm nhẹ để quyết định mức hình phạt tương xứng và thuyết phục với người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội. Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng, giảm nhẹ TNHS còn có ý nghĩa chuẩn bị tâm lý cảm hóa người phạm tội và khuyến khích người phạm tội tự nhận biết hành vi nguy hiểm của mình gây ra cho xã hội mà có tính tự giác cao trong quá trình cải tạo, lập công chuộc tội, một lòng hướng thiện, từ đó tạo được hiệu quả của việc áp dụng hình phạt hình sự, hạn chế tác hại của tội phạm, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có chiều hướng tích cực hơn. Chính ý nghĩa quan trọng này đã đặt ra nhu cầu phải nâng cao hiệu quả áp dụng về các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong công tác xét xử hình sự của ngành Tòa án. 1.2. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Để bảo đảm hiệu quả của các tình tiết giảm nhẹ TNHS đòi hỏi tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản dưới luật là vấn đề lớn, đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của từng cơ quan cũng như sự phối hợp đồng bộ từ cơ quan xây dựng, soạn thảo, thẩm định ban hành cho đến cơ quan kiểm tra, giám sát, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật. Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo hướng nâng cao hiệu quả bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật ở giai đoạn xây dựng, ban hành văn bản sẽ giúp tránh khỏi những quy định không phù hợp mâu thuẫn, chồng chéo. Trong quá trình áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS phát sinh một số vấn đề cần phải giải thích để đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng pháp luật đó là: giải thích nội dung và điều kiện áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ trong luật định chưa có sự thống nhất trong nhận thức; giải thích một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng Điều 47 BLHS; giải thích về áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội. Việc giải thích luật kịp thời và đầy đủ sẽ tháo gỡ 12
- được những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Nếu giải thích không kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện, không đảm bảo được sự thống nhất. Trong thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan áp dụng pháp luật. Quan hệ phối hợp, chế ước đó thường được thể hiện bằng các Quy chế. Tuy nhiên, sự phối hợp đó nhiều khi còn chưa đồng bộ và thống nhất nên phần nào làm giảm hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nên cần phải có giải pháp để hoàn thiện. Thực tế chứng minh, hiệu quả của hoạt động áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS của Toà án phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân đó là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ngành Toà án mà trước hết là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Họ cần phải có những tố chất nghề nghiệp nhất định, họ vừa là người thay mặt cho quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, vừa phải là công dân gương mẫu trong cuộc sống hàng ngày. Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi cần có quy định cụ thể những tiêu chuẩn nhất định phù hợp từng thời kỳ phát triển của xã hội về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Tâm lý xã hội (trong đó có dư luận xã hội) tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của con người. Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lệ, cổ vũ, động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia, đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở của dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực pháp 13
- luật. Trải qua một thời gian nhất định, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm và không nên làm, điều đó cho thấy dư luận xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân. Nó tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân. Tác động tới tâm trạng của con người trước pháp luật cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Tác động đến sự tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Để tạo môi trường pháp lý lành mạnh, các văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm đầy đủ, có chất lượng, được công khai, minh bạch. Thực thi pháp luật là trách nhiệm của cơ quan áp dụng pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan áp dụng pháp luật có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, góp phần bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo tinh thần của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nước ta đang tiến hành kiện toàn các thiết chế thi hành pháp luật như nâng cao năng lực xét xử cho Toà án; xây dựng và hoàn thiện pháp luật bổ trợ tư pháp theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của Nhân dân, doanh nghiệp, thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; đưa chức năng công tố trở thành chức năng chính của Viện kiểm sát, Điều kiện cơ sở vật chất của TAND, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành Toà án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Cơ sở vật chất phục vụ xét xử bao gồm: Trụ sở làm việc, phòng xét xử, phòng nghị án, các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác xét xử, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu, có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng xét xử của TAND. Điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại thì sẽ góp phần trực tiếp vào việc thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công quyền; đội ngũ cán bộ Toà án có đủ phương tiện làm việc thì việc xét xử sẽ 14