Luận văn Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế

pdf 99 trang vuhoa 23/08/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_nguyen_tac_xay_dung_phap_luat_thue.pdf

Nội dung text: Luận văn Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thƣơng Huyền HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ Kh¸nh HuyÒn 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦ U 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ 6 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ 1.1. Thuế và pháp luật thuế 6 1.1.1. Thuế 6 1.1.2. Pháp luật thuế 11 1.2. Nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 19 1.2.1. Nguyên tắc công bằng khi xây dựng pháp luật thuế 20 1.2.2. Nguyên tắc minh bac̣ h, rõ ràng, cụ thể 30 1.2.3. Nguyên tắc đơn giản, dê ̃ hiểu, dê ̃ tính toán 32 1.2.4. Nguyên tắc thuâṇ tiêṇ cho ngườ i nôp̣ thuế 35 1.2.5. Nguyên tắc hiêụ quả 35 Chương 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP 39 LUẬT THUẾ QUA MỘT SỐ LUẬT THUẾ Ở VIỆT NAM VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN 2.1. Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện trong 39 một số luật thuế ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Nguyên tắc công bằng đươc̣ thể hiêṇ trong Luâṭ thuế thu nhâp̣ 39 cá nhân 2.1.2. Nguyên tắc minh bạch , rõ ràng, cụ thể đươc̣ thể hiêṇ trong 50 Luâṭ thuế thu nhâp̣ doanh nghiêp̣ 2.1.3. Nguyên tắc đơn giản , dê ̃ hiểu , dễ tính toán đươc̣ thể hiêṇ 55 trong Luâṭ thuế giá tri ̣gia tăng 4
  5. 2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả và thuâṇ tiêṇ đươc̣ thể hiêṇ trong Luâṭ 60 quản lý thuế 2.2. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam để đảm bảo các 68 nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 2.2.1. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân 68 2.2.2. Hướng hoàn thiêṇ pháp luâṭ thuế thu nhâp̣ doanh nghiêp̣ 72 2.2.3. Hướng hoàn thiêṇ pháp luâṭ thuế giá tri ̣gia tăng 76 2.2.4. Hướng hoàn thiêṇ pháp luâṭ quản lý thuế 84 KẾT LUẬN 90 DANH MUC̣ TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O 92 5
  6. MỞ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kì quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thuế nói chung được sử dụng như một công cụ kinh tế hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh tế và có vai trò rất quan trọng để phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu vai trò của pháp luật thuế và những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế. Từ đó, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế và việc xây dựng pháp luật thuế được đặt ra trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới cơ chế chính sách tài chính quốc gia nói chung và phục vụ thiết thực cho công cuộc cải cách thuế đạt kết quả cao. Việc ban hành đầy đủ các luật thuế để điều tiết xã hội là một bước tiến trong nỗ lực cải cách thuế ở Việt Nam nhưng việc xây dựng pháp luật thuế như thế nào để vừa đảm bảo chống thất thu ngân sách vừa tạo sự phát triển mới về kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay, thì các nguyên tắc đảm bảo việc xây dựng pháp luật thuế phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế" làm luận văn thạc sĩ của mình. 6
  7. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống văn bản pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế. Các nguyên tắc này được nghiên cứu trong môṭ số công trình của một số nhà khoa học , nghiên cứ u dướ i daṇ g các bài viết, bài báo, chuyên đề Môṭ số công trình nghiên cứ u tiêu biểu về thuế, pháp luật thuế và nguyên tắc xây dưṇ g pháp luâṭ thuế ở Viêṭ Nam có thể kể là: Vũ Văn Cương, Vũ Ngọc Hà (2009), Pháp luật về kiểm tr a, thanh tra thuế ở Viêṭ Nam , Tạp chí Luâṭ hoc̣ , số 4; Nguyêñ Văn Hiêụ , Lê Xuân Trường (2008), Hê ̣thống thuế môṭ số nướ c Asean và Trung Quốc , Nxb Tài chính, Hà Nội; Trườ ng Đại học Luâṭ Hà Nôị (2012), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân , Hà Nội; Lê Xuân Trườ ng (2010), Giáo trình quản lý thuế, Nxb Tài chính, Hà Nôị; Nguyêñ Xuân Trình, Lê Xuân Sang (2007), Điều chỉnh chính sá ch thuế và trợ cấp sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới , Nxb Tài chính, Hà Nôị; Trương Bá Tuấn (2011), Đổi mới chính sách thuế giai đoạn 2001 - 2010, Tạp chí Tài chính , số 2; Nguyêñ Văn Tuyến (2009), Bản chất thuế - sư ̣ tiếp câṇ từ cá c hoc̣ thuyết cổ điển và hiêṇ đaị , Tạp chí Luâṭ hoc̣ , số 4; TS. Trần Minh Đứ c, Nguyên tắ c công bằ ng trong phá p luâṭ thuế thu nhâp̣ cá nhân ở Viêṭ Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp trường; TS. Nguyễn Văn Tuyến, Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật thuế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Các công trình trên , vấn đề nguyên tắc xây dưṇ g pháp luâṭ thuế đươc̣ đề cập đến ở các mức độ khác nhau . Có công trình đề cập đến ý nghĩa , nôị dung của các nguyên tắc này trong pháp luâṭ thuế , nêu khái quát về nôị dung 7
  8. các nguyên tắc . Nhìn chung các công trình còn tả n maṇ , chỉ đi vào khái quát nôị dung các nguyên tắc hoăc̣ phân tích riêng môṭ nguyên tắc cu ̣thể trong môṭ chế điṇ h luâṭ nào đó , chưa có công trình nào tâp̣ trung phân tích từ ng nguyên tắc biểu hiêṇ qua các luâṭ cu ̣thể cũng như nêu hướ ng hoàn thiêṇ từ ng nguyên tắc trong luâṭ đó về măṭ thưc̣ tiêñ . 3. Mục đích, nhiêṃ vu ̣nghiên cƣ́ u Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thêm các vấn đề lý luận của các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng thể hiện các nguyên tắc đó trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cụ thể cho việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế để đảm bảo các nguyên tắc đó. Từ muc̣ đích nghiên cứ u nêu trên, luâṇ văn có những nhiêṃ vu ̣sau đây: - Nghiên cứ u những vấn đề lý luâṇ về các nguyên tắc xây dưṇ g pháp luâṭ thuế. - Phân tích, đánh giá sự thể hiện các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế và chỉ ra nhữn g điểm được và chưa được của hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay trong việc thể hiện các nguyên tắc đó. - Đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho một số văn bản thuế để đảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuê.́ Tuy nhiên trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện qua một số Luật thuế cơ bản ở Việt Nam hiện nay như Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật quản lý thuế từ năm 2005 đến nay. 5. Phƣơng phá p luâṇ và cá c phƣơng phá p nghiên cƣ́ u Luâṇ văn nghiên cứ u đươc̣ thưc̣ hiêṇ dưạ trên c ơ sở phương pháp luâṇ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của 8
  9. Đảng và Nhà nướ c ta về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Cụ thể, sử duṇ g phương pháp phân tích và tổng hơp̣ ở chươn g1, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp diêñ dic̣ h, quy nap̣ ở chương 2 để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Nhƣ̃ng điểm mớ i đó ng gó p củ a luâṇ văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Làm rõ sự cần thiết khách quan của các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế và nội dung cụ thể của từng nguyên tắc cũng như sự tác động của các nguyên tắc đó tới mục tiêu xây dựng pháp luật thuế. - Luận văn lựa chọn những nguyên tắc chi phối lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện từng Luật thuế cụ thể như nguyên tắc công bằng đối với Luật thuế thu nhập cá nhân; nguyên tắc minh bac̣ h , rõ ràng, cụ thể đối với Luâṭ thuế thu nhâp̣ doanh nghiêp̣ ; nguyên tắc đơn giản, dê ̃ hiểu, dê ̃ tính toán đối vớ i Luâṭ thuế giá tri ̣gia tăng ; nguyên tắc hiêụ quả và thuâṇ tiê ̣ n đối vớ i Luâṭ quản lý thuế. - Luận văn đưa ra một số nhận định, đánh giá việc thể hiện các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế đươc̣ thể hiêṇ thông qua một số Luật thuế cụ thể trong pháp luâṭ thuế Viêṭ Nam hiện nay. - Luận văn đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho từng luật thuế bao gồm Luâṭ thuế thu nhâp̣ cá nhân , Luâṭ thuế thu nhâp̣ doanh nghiêp̣ , Luâṭ thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế để đảm bảo các nguyên tắc công bằng; nguyên tắc minh bac̣ h , rõ ràng, cụ thể; nguyên tắc đơn giản , dê ̃ hiểu, dê ̃ tính toán; nguyên tắc hiêụ quả và thuâṇ tiêṇ nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luâṭ thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. 9
  10. 7. Kết cấ u củ a luâṇ văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế và nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế. Chương 2: Thực trạng nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế qua một số luật thuế ở Việt Nam và hướng hoàn thiện. 10
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ 1.1. THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ 1.1.1. Thuế 1.1.1.1. Khái niệm thuế Thuế là môṭ khoản đóng góp bắt buôc̣ từ các thể nhân và pháp nhân do Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Măṭ khác, thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp. Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng "thuế ruộng đất". Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức 11
  12. thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức "thuế thập phân" đã xuất hiện ở Anh thế kỷ thứ X. Theo đó, "một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật". Hoặc vào thời kì này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc hình thức thuế sớm nhất là "cống" thời nhà Hạ. Thuật ngữ "thuế" xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước Công nguyên. Đối với Việt Nam, "thuế má" cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đờ i vua Lý Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống. Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản - thời chúa Trịnh: Thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà Nguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế trong thời kì phong kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo kí và pháp lí; chưa đáp ứng được yêu cầu và lời ích của nhân dân. Sử cũ ghi lại "Thuế má thu đến tơ tóc, mà dùng của cải như bùn đất". Đến thời kì Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch. Hệ thống thời kì này mang nặng tính vơ vét, bóc lột. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song song với việc xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch .) Nhà nước dần dần hình thành hệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện. Như vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn với 12
  13. mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơn giản. Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh giá của mình. Các Mác viết: "thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước". Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là "một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại" Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định "thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ". Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: thuế là khoản thu nộp mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau [33, tr. 7-11]. 1.1.1.2. Đặc điểm thuế Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Vì vậy, đã có rất nhiều khái niệm về thuế khác nhau. 13
  14. Tuy nhiên, thuế sẽ có những đặc tính nhất định để phân biệt với các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện khác, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu chúng ta cần làm rõ các đặc điểm của thuế. Từ định nghĩa nêu trên, ta có thể chỉ ra được các đặc điểm của thuế như sau: Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Nhà kinh tế học nổi tiếng Josseph E .Stiglitz cho rằng: "Thuế khác vớ i đa số những khoản chuyển giao tiền từ ngườ i này sang ngườ i kia : Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tư ̣ nguyêṇ thì thuế laị là bắt buôc̣ ". - Thu nhâp̣ của ngườ i nôp̣ thuế đươc̣ chuyển giao cho Nhà nướ c mà không kèm theo môṭ sư ̣ cấp phát hoăc̣ những quyền lơị nào khác cho ngườ i nôp̣ thuế. - Tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự , nghĩa là việc đóng thuế cho Nhà nướ c không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi phaṃ pháp mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh. Khác với hình thức động viên khác: + Hình thức phí, lê ̣phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá + Phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ xảy ra khi ngườ i bi ̣ phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi í ch Nhà nướ c hoăc̣ công cộng nào cho ngườ i nôp̣ thuế [8, tr. 5-6]. - Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là trách nhiệm đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế Khoản 1 Điều 8 Luật quản lý thuế quy định: "Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật", lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện. - Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải 14
  15. quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải là tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nướ c . Thuế là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân biệt thuế và các khoản phí, lệ phí. Tuy cũng là những khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng phí và lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật. Có thể thấy, thuế và quyền lực nhà nước là hai phạm trù không thể tách rời: Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, chỉ gắn với yếu tố quyền lực nhà nước, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc cưỡng chế hình sự. Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong viêc̣ thu thuế của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế. Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu 15
  16. thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Lơị ích từ viêc̣ nôp̣ thuế se ̃ đươc̣ hoàn trả gián tiếp thông qua các dic̣ h vu ̣công côṇ g của Nhà nướ c cho côṇ g đồng xa ̃ hôị Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, khi xem xét khái niệm thuế cũng phải hiểu thuế trên hai góc độ: Thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thứ tư, thuế có phạm vi áp dụng rộng. So với phí, lệ phí thì thuế có phạm vi áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều kiện nhất định [33, tr. 11-13]. 1.1.2. Pháp luật thuế 1.1.2.1. Khái niệm pháp luật thuế Việc xác định nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân và quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định, đó chính là pháp luật thuế. Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước 16
  17. có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước. Pháp luật thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ pháp luật sau: Thứ nhất, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này: + Thực hiện đăng kí, kê khai thuế; + Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trật tự phải tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; + Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên quan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền; + Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết. Thứ hai, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí thuế. Quản lí thuế là một trong những nội dung quan trọng, không thể tách rời hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí thuế gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau, tuy vậy bao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước (nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng). Hoạt động quản lí thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lí hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi: + Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quan có thẩm quyền, chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu thuế; + Xác định phạm vi người nộp thuế và các nguyên tắc đánh thuế; + Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế; + Xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễn giảm thuế trên cơ sở quy định của pháp luật. 17
  18. + Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế + Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế Thứ ba , nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lí vi phạm và khiếu nại về thuế. + Hoạt động xử lí vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốn thuế, chống thuế nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự; + Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không đúng pháp luật Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy: Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế cho thấy các quan hệ do pháp luật thuế điều chỉnh luôn mang tính chấp hành và điều hành, là một nội dung quan trọng của tài chính công. Điều này cũng chi phối trực tiếp việc sử dụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành, thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịp thời trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định Những ví dụ nêu trên cho thấy không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơn phương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự 18
  19. thỏa thuận của các đối tượng còn lại. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ. Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ thuế hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lí thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự khác nhau về hình thức biểu hiện nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi. Trước hết, việc làm này phải được cơ quan quản lí thuế cho phép hay phê chuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộp theo thời hạn, việc bị xử lý vi phạm sẽ trở thành hiện thực. Khi số thuế không được nộp đầy đủ, đúng hạn sẽ dễ dẫn tới hàng loạt các khả năng khác nhau như phong tỏa tài khoản, yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với các biện pháp hành chính khác. Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phân chia hệ thống pháp luật thành luật công (public law) và luật tư (private law). Luật công là các luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luật tư điều chỉnh quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ giữa các công dân. Như vậy, luật thuế (taxation law) có đầy đủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận quan trọng của luật công [33, tr. 24-28]. 1.1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp. Vậy làm thế 19
  20. nào để thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Có thể thấy vai trò của pháp luật thuế nhằm tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới là rất quan trọng, tuy nhiên nó cũng phải đảm bảo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo những mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của pháp luật thuế là rất lớn. Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang là một xu thế phát triển tất yếu, cuốn hút toàn thể nhân loại hòa vào dòng chảy của nó. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thời cơ và thách thức không nhỏ cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức ấy chính là việc xóa bỏ các rào cản tự do hóa thương mại toàn cầu, trong đó quan trọng nhất là việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Đây là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó, bộ phận pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của trào lưu hội nhập chính là pháp luật thuế. Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật thuế giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nếu không có hệ thống pháp luật thuế thì không thể thì một quốc gia không thể phát triển toàn diện. Với ý nghĩa to lớn đó, vai trò của hệ thống pháp luật thuế trong điều kiện của nước ta hiện nay đươc̣ thể hiêṇ qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật thuế là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện nghĩa vụ thuế và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 20