Luận văn Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cac_bien_phap_phap_ly_han_che_truc_loi_bao_hiem_nha.pdf
Nội dung text: Luận văn Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ÂU THỊ DIỆU LINH CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ÂU THỊ DIỆU LINH CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI -2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ÂU THỊ DIỆU LINH
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ 6 1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 6 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ 6 1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 12 1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 18 1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 22 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ . 22 1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 26 1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 28 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một số nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 34 Kết luận chƣơng 1 38
- CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 39 2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm 39 2.1.2. Trục lợi bảo hiểm của đại lý bảo hiểm 43 2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 47 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 53 2.3.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ . 54 2.3.2. Nguyên nhân từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan xét xử 62 2.3.3. Nguyên nhân từ phía ý thức xã hội và nhận thức của người dân 65 2.3.4. Nguyên nhân từ phía các cơ quan hữu quan 66 Kết luận chƣơng 2 67 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 68 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ 68 3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin 68 3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường 71 3.1.3. Hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm 71 3.1.4. Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm 75
- 3.2. Tăng cƣờng tuyên truyền phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 78 3.3. Tăng cƣờng năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải quyết các hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ 79 3.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm 79 3.3.2. Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm 81 3.3.1. Đối với ngành Toà án 82 Kết luận chƣơng 3 83 KẾT LUẬN CHUNG 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHNT Bảo hiểm nhân thọ DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm ĐLBH Đại lý bảo hiểm HHBH Hiệp hội bảo hiểm HĐBH Hợp đồng bảo hiểm KDBH Kinh doanh bảo hiểm STBH Số tiền bảo hiểm TLBH Trục lợi bảo hiểm
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, biến cố mà không ai có thể lường trước được như tai nạn, bệnh tật Và khi những biến cố kể trên xảy ra đối với một người thì nó thường kéo theo những mất mát, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với bản thân họ. Điều này dẫn đến hệ quả là người đó hoặc gia đình của họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định về tài chính. Đây là lý do mà vì sao loại hình BHNT được đặt ra. Trong loại hình bảo hiểm này, DNBH cam kết một sự bảo vệ về mặt tài chính đối với những người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trước những rủi ro, mất mát xảy ra trong cuộc sống. Ở Việt Nam, BHNT xuất hiện muộn cùng với sự ra đời của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ năm 1996, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, là một thị trường năng động mới nổi ở Đông Nam Á, có cơ cấu dân số lý tưởng ngày một gia tăng với khoảng 90 triệu người trong năm 2015, và quan trọng hơn, ngày càng có nhiều người thoát ra khỏi nghèo đói, tầng lớp trung lưu gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế những điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và phân khúc BHNT nói riêng còn rất lớn, được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và BHNT nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức từ các hành vi TLBH với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm chân chính. Các hành vi TLBH diễn ra ở 1
- mọi đối tượng tham gia bảo hiểm, không chỉ có ở bên được bảo hiểm mà còn có ở bên bảo hiểm hay cao hơn nữa là sự câu kết giữa các bên để trục lợi, theo thống kê cho thấy có 90% các vụ trục lợi có “chân trong”[20], hay nói cách khác là sự tiếp tay của các cán bộ, công nhân viên trong ngành và ĐLBH. Những hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Theo Cục quản lý, giám sát hảo hiểm, trong giai đoạn 2007 - 2013, thị trường BHNT có khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính 530 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 vụ TLBH được phát hiện[20]. Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng TLBH đặc biệt là BHNT ở Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng rất cần thiết phải được kiểm soát và ngăn chặn. Chính vì lẽ đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Pháp luật kinh doanh BHNT nói chung, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT nói riêng là một vấn đề còn khá mới mẻ về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này gần như chưa có nhiều. Về vấn đề Pháp luật kinh doanh BHNT, có thể thấy việc giảng dạy về BHNT ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính và luật ở Việt Nam mới chỉ ở bước đầu bằng việc cung cấp những kiến thức cơ bản. Năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê cho tái bản lần thứ nhất cuốn “Một số điều cần biết về pháp lý trong KDBH” của GS.TSKH. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh. Trong lần tái bản này, cuốn sách đã bước đầu đề cập những nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh BHNT và đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này. Ngoài ra, còn có một số công trình 2
- nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Anh Tố “Một số vấn đề pháp lý về HĐBH”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001; Thái Văn Cách “Thực trạng pháp luật về KDBH, phương hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001; Vương Việt Đức “HĐBH tài sản”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2003; Phí Thị Quỳnh Nga “Pháp luật về giao dịch BHNT ở Việt Nam”, 2006; Trịnh Thị Bích Thủy “BHNT theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, 2014 Bên cạnh đó, một loạt bài viết của tác giả Trần Vũ Hải và đặc biệt là Luận án tiến sĩ của NCS Trần Vũ Hải “Pháp luật về kinh doanh BHNT ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2013. Đây là công trình chuyên khảo xây dựng hệ thống lý luận về pháp luật kinh doanh BHNT cũng như đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này, đóng góp những căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kinh doanh BHNT ở Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, DNBH và người tham gia bảo hiểm áp dụng các quy định của pháp luật một cách hiệu quả. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã bắt đầu được chú trọng. Tuy nhiên, đề cập tới vấn đề TLBH và hạn chế TLBH, có thể kể đến tài liệu kỷ yếu hội thảo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm và HHBH Việt Nam trong những năm gần đây và bài viết của PGS,TS Doãn Hồng Nhung “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn TLBH trong KDBH ở Việt Nam” Điều đó cho thấy, những công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu cụ thể về các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục 3
- lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay”. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ: - Phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về TLBH ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Tìm hiểu những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. - Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực BHNT ở Việt Nam. 4
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh và phương pháp duy vật biện chứng 6. Điểm mới của Luận văn Thứ nhất, luận văn đã khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về trục lợi BHNT, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, khái quát pháp luật điều chỉnh trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi BHNT ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Thứ hai, luận văn chỉ ra được thực trạng trục lợi BHNT. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế trục lợi BHNT, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT Chương 2: Thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. 5
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ Năm 1762, Công ty BHNT đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh, tên là Equitable. Sau đó đến Pháp, là nước thứ hai cho phép BHNT được hoạt động. Vào năm 1787 công ty BHNT đầu tiên tại Pháp được thành lập mang tên là Công ty BHNT Hoàng gia, sau đó một thời gian ở các nước Châu Âu khác cũng dần dần xuất hiện BHNT. Ở Châu Á, công ty BHNT lần đầu tiên được ra đời ở Nhật Bản, đó là công ty BHNT Meiji đã ra đời và đi vào hoạt động năm 1868[12]. Theo thời gian, BHNT phát triển và trở thành một ngành dịch vụ tài chính, với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau mà tiện ích cơ bản của nó là mang tính tiết kiệm và trợ giúp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người mua bảo hiểm. Theo tài liệu của Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) nêu định nghĩa BHNT như một loại hình bảo hiểm trả tiền khi phát sinh cái chết của người được bảo hiểm. Trên phương diện pháp lý, BHNT là một thể loại bảo hiểm, trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm thông qua một hợp đồng, nhà bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được chỉ rõ trong hợp đồng. Trên 6
- phương diện kỹ thuật, BHNT là một nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người[38]. Có hai loại cam kết chủ yếu trong BHNT, đó là cam kết đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ của DNBH. Do thời hạn HĐBH trong BHNT kéo dài nhiều năm nên người tham gia bảo hiểm thường cam kết đóng phí làm nhiều lần. Thông thường, nếu người tham gia bảo hiểm bị chết trước khi hoàn thành nghĩa vụ đóng phí cho cả hợp đồng thì cam kết đóng phí những lần còn lại sẽ chấm dứt, nghĩa là không có ai trong phía bên mua bảo hiểm phải đóng thay họ. Khi người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định đã chỉ rõ trong HĐBH, DNBH phải thực hiện cam kết của mình, trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp. Như vậy, có thể nhận thấy BHNT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ kinh tế, theo Ngô Trung Dũng định nghĩa: “BHNT là sự bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình thức trả tiền cho người thụ hưởng - thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo hiểm một lần khi người được bảo hiểm chết, STBH (và bất kỳ STBH bổ sung nào được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chưa trả theo HĐBH và khoản lãi cho vay, sẽ được trả cho người thụ hưởng. Những khoản trợ cấp trả khi còn sống cho người được bảo hiểm dưới hình thức giá trị giải ước hoặc các khoản trợ cấp thu nhập”[11]. Theo Nguyễn Tiến Hùng định nghĩa: “BHNT là một nghiệp vụ qua đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (kí kết hợp đồng), người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm 7
- một số tiền nhất định (trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong) hoặc trả người được bảo hiểm khi họ sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trên hợp đồng”[18]. Theo Nguyễn Thị Hải Đường định nghĩa: “BHNT là những hình thức bảo hiểm rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của người được bảo hiểm”[15]. Định nghĩa này tuy rộng và khái quát, nhưng lại gắn chặt nghiệp vụ BHNT với rủi ro, mà chưa đề cập đến tính tiết kiệm trong các sản phẩm BHNT. Dưới góc độ luật học, Luật KDBH định nghĩa: "BHNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết"[27]. Định nghĩa này mặc dù đã khái quát được về sự kiện bảo hiểm là sống hoặc chết nhưng có nhiều hạn chế như chưa làm rõ được đối tượng bảo hiểm cũng như sự kiện bảo hiểm thực sự là gì, cũng như định nghĩa BHNT của Nguyễn Thị Hải Đường chưa nêu được đặc trưng phổ biến của hầu hết các sản phẩm BHNT là tính tiết kiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Những định nghĩa trên đây tuy được trình bày khác nhau, nhưng đều thể hiện những đặc trưng nổi bật của BHNT, đó là: - BHNT là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, hay nói cách khác là loại hình kinh doanh thu lợi nhuận (phân biệt với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội của Nhà nước). - BHNT có tính đa mục đích, có thể được sử dụng để áp ứng nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sản phẩm BHNT thường rất đa dạng (mỗi sản phẩm chỉ đáp ứng được một hoặc một vài nhu cầu) và hoạt động tiếp thị sản phẩm này phải mang tính năng động và linh hoạt cao. 8
- - BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất cho phép bảo hiểm cho hai sự kiện trái ngược nhau là sống và chết. Điều này cũng có nghĩa là, trong hầu hết trường hợp, việc DNBH phải trả tiền với một hợp đồng BHNT là chắc chắn xảy ra (phân biệt với bảo hiểm phi nhân thọ - là loại hình bảo hiểm chỉ trả tiền khi có rủi ro xảy ra). - BHNT là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó điều khoản hợp đồng phải được trình bày đầy đủ, khoa học dưới dạng văn bản, làm cơ sở cho sự duy trì quan hệ hợp đồng lâu dài, thậm chí là cả đời người. Mặt khác, các thông số kỹ thuật của từng sản phẩm, từng hợp đồng phải được tính toán cẩn thận và công bố rõ ràng tới khách hàng. - BHNT là loại hình sản phẩm bảo hiểm vô hình. Vì vậy, DNBH phải đặc biệt quan tâm đến việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm. Hơn nữa, việc thực hiện đúng và đầy đủ cam kết là đòi hỏi nghiêm ngặt đối với các DNBH. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, BHNT là loại hình nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, thể hiện ở sự cam kết giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm mà theo đó, DNBH cam kết trả một khoản tiền xác định theo thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm sống hoặc chết) trong một thời gian nhất định cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm), với điều kiện người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận. Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ Thứ nhất, đối tượng của BHNT là con người: không như bảo hiểm sinh mạng hay bảo hiểm tai nạn con người trong bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ rủi ro chết hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn của đối tượng được bảo hiểm mới thuộc 9
- phạm vi bảo hiểm của hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, mặc dù đối tượng của BHNT là con người nhưng BHNT không đảm bảo những chi phí y tế như trong các loại hình bảo hiểm tai nạn và sinh mạng cá nhân trong bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể hơn đối tượng của BHNT là tuổi thọ của con người: Trong BHNT, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi của người được bảo hiểm là rất quan trọng. Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, bên bán bảo hiểm sẽ xác định người đó có thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng như tính toán mức phí bảo hiểm. Về lý thuyết, mức độ rủi ro sẽ khác nhau nếu người được bảo hiểm có độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, tuổi thọ của con người còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sức khoẻ, bệnh tật, nếp sinh hoạt, gen di truyền Thứ hai, BHNT mang tính tiết kiệm: Tính tiết kiệm của BHNT thể hiện ở việc tham gia BHNT cũng giống như việc gửi tiết kiệm, bên mua bảo hiểm dùng từng khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn. Việc nộp phí bảo hiểm là nghĩa vụ theo thoả thuận, đồng thời bên mua bảo hiểm không thể tuỳ tiện lấy lại các khoản phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại ngân hàng), chính vì vậy tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Đây là một trong những hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư có hiệu quả; hình thức huy động dần dần, phù hợp với khả năng tích lũy của mọi đối tượng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao. Chính hình thức tổ chức đóng phí bảo hiểm tại nhà, có thể theo tháng, quý, 6 tháng hay một năm, có nhiều mức phí tùy theo sự lựa chọn và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm đã tạo nên sự khác biệt, hình thành ý thức tiết kiệm trong dân cư đã đem lại thành công cho BHNT. 10
- Thứ ba, BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có rủi ro hay không có rủi ro xảy ra: Đây là một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ. Mỗi người mua BHNT sẽ định kì nộp một khoản tiền nhỏ có thể theo từng tháng, từng quý hay từng năm cho công ty BHNT. Ngược lại, công ty BHNT có trách nhiệm trả một số tiền lớn, tức STBH cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận từ trước khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. STBH được trả khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định trong hợp đồng. Nhưng nếu không may người được bảo hiểm bị chết sớm thì công ty BHNT cũng sẽ trả toàn bộ STBH cho thân nhân và gia đình người đó cho dù họ mới chỉ tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua việc đóng phí. Thứ tư, hợp đồng BHNT thường dài hạn và rất đa dạng và phức tạp: Trên thực tế hiện nay, thời hạn ngắn nhất của hợp đồng BHNT mà các nhà bảo hiểm cung cấp là 5 năm. Tính dài hạn của hợp đồng BHNT nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà bảo hiểm trong hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng được mục đích tiết kiệm của bên mua bảo hiểm. Mặt khác, thời hạn hợp đồng dài sẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng nộp phí bảo hiểm. Bên cạnh đó, nguồn phí bảo hiểm được sử dụng để đầu tư và người tham gia bảo hiểm được hưởng một phần lãi từ hoạt động đầu tư đó vì BHNT mang tính tiết kiệm. Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ mang tính ngắn hạn, chỉ bồi thường khi có tai nạn, rủi ro xảy ra nên các DNBH không được phép kinh doanh đồng thời BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ. Tính đa dạng và phức tạp trong BHNT được thể hiện ở ngay các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm BHNT có nhiều loại khác nhau. Mỗi hợp đồng lại có thời hạn khác nhau, STBH khác nhau, độ tuổi người tham gia cũng khác nhau. Ngay cả các mối quan hệ trong một bản hợp đồng cũng khá phức 11
- tạp. Mỗi một hợp đồng BHNT có thể có 4 bên tham gia: người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Có thể nói HĐBH phong phú hơn nhưng cũng phức tạp hơn HĐBH phi nhân thọ rất nhiều. 1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ Xét về khái niệm, có thể thấy, cụm từ “trục lợi bảo hiểm” trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến tại Điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ- CP hướng dẫn về mức xử phạt đối với hành vi “trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”[5]. Bên cạnh đó, Điều 4 Mục V Thông tư 31/2004/TT-BTC cũng định nghĩa rõ hơn về vấn đề “trục lợi bảo hiểm” như sau: Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm được hiểu là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”[2]. Tuy nhiên, Nghị định 118/2003/NĐ-CP nêu trên đã hết hiệu lực do đã bị thay thế hoàn toàn bởi Nghị định số 41/2009/NĐ-CP và sau đó Nghị định 41/2009/NĐ-CP lại tiếp tục bị thay thế bởi Nghị định 98/2013/NĐ-CP. Hệ quả là, Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP, cũng như khái niệm về “trục lợi bảo hiểm” được đưa ra trong Thông tư đã bị mất giá trị pháp lý. Hiện nay, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH được điều chỉnh bởi Nghị định số 98/2013/NĐ-CP và Nghị định này hoàn toàn không có một quy định nào đưa ra định nghĩa rõ ràng về “trục lợi bảo hiểm” hay thậm chí là đề cập đến khái niệm này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật KDBH hiện hành của Việt Nam đã hoàn toàn bỏ ngỏ trong việc định nghĩa về khái niệm “trục lợi bảo hiểm”. 12
- Do thiếu sự nhất quán trong quy định của hệ thống pháp luật hiện hành nên hiện nay việc hiểu và sử dụng khái niệm “trục lợi bảo hiểm”, đặc biệt là trong lĩnh vực BHNT còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Trên thế giới, có hai quan điểm lớn về vấn đề trục lợi bảo hiểm. Có thể tóm lược như sau: - Quan điểm thứ nhất cho r ằng: trục lợi bảo hiểm là hành vi gian dối nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể t ham gia vào quan hê ̣KDBH . Vì HĐBH là sự thỏa thuâṇ giữa DNBH và bên mua bảo hiểm , như vâỵ , chủ thể thực hiêṇ hành vi này có thể là bên mua bảo hiểm và DNBH (bao gồm: ĐLBH - người được ủy quyền của DNBH , nhân viên của DNBH , người điều hành DNBH). Có thể thấy với quan điểm này thì hành vi TLBH được hiểu giống như định nghĩa đã được đưa ra tại Thông tư 31/2004/TT-BTC. Quan điểm này cũng tương thích với k hái niêṃ “gian lâṇ bảo hiểm” (Insurance Fraud) của các hiêp̣ hội nghề nghiêp̣ bảo hiểm trên thế giới . Theo LOMA (Life Office Management Association, Inc. – Mỹ), từ “Fraud” trong giao dịch bảo hiểm thương mại được hiểu là “cố ý không nói sự th ật hoặc che giấu thông tin của bên mua bảo hiểm để được bồi thường bảo hiểm hoăc̣ trả khoản tiền bảo hiểm mà lẽ ra không được nhâṇ ” hoăc̣ “không nói sự thâṭ hoăc̣ cung cấp sai thông tin của người quản trị DNBH , nhân viên bảo hiểm , ĐLBH, môi giới bảo hiểm nhằm thu lợi tài chính”[38]. - Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “Trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm hoăc̣ tiền bảo hiểm trả từ phía bên mua bảo hiểm tức là hành vi gian lâṇ bảo hiểm từ phía khách hàng bảo hiểm. Những người ủng hộ quan điểm này xem “trục lợi bảo hiểm” như là một trong những biểu hiện của hoạt động “gian lận bảo hiểm”. Theo đó, “gian lận bảo hiểm” bao gồm hành vi “trục lợi bảo hiểm” từ phía khách hàng, gian lận từ phía đại lý, nhân viên bảo hiểm và gian lận từ phía DNBH[42]. Đây là cách 13
- hiểu không được sử dụng phổ biến bởi các chuyên gia pháp luật. Tuy nhiên, các DNBH Việt Nam mà tổ chức đại diêṇ là HHBH Việt Nam ủng hộ quan điểm này, bởi quan tâm hàng đầu của DNBH là chống đỡ hành vi trục lợi của khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động KDBH có hiêụ quả. Như vâỵ , sự khác biêṭ của hai quan điểm trên ở chỗ chủ thể của hành vi TLBH, nếu quan điểm thứ hai chỉ coi đó là hành vi của khách hàng – bên mua bảo hiểm thì quan điể m thứ nhất cho rằng hành vi TLBH có thể gây ra của cả hai bên chủ thể của HĐBH. Từ những phân tích trên về các quan điểm khác nhau v ề khái niệm TLBH, theo quan điểm của tác giả, khái niêṃ trục lợi BHNT có thể định nghĩa như sau: Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá nhân thuộc DNBH hoăc̣ đại diêṇ DNBH trong quá trình giao kết , thực hiêṇ hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính. Viêc̣ đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về TLBH nói chung và trục lợi BHNT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cho viêc̣ thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài. Dấu hiệu trục lợi BHNT Từ những tìm hiểu về khái niệm, có thể thấy TLBH là một vi phạm pháp luật, do đó trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung có một số dấu hiệu sau: Thứ nhất, TLBH là hành vi trái pháp luật , quan hê ̣giữa DNBH và bên mua bảo hiểm được xem là một quan hê ̣hợp đồng , cho nên, trước hết, nó phải được thực hiêṇ dựa trên những nguyên tắc của một quan hê ̣pháp luâṭ dân sự thông thường, cụ thể đó là nguyên tắc “thiêṇ chí , trung thực” trong quá trình 14
- giao kết , thực hiêṇ hợp đồng . Măṭ khá c, bảo hiểm là hoạt động được thực hiêṇ dựa trên niềm tin lẫn nhau của các chủ thể , ở đó, bên mua nhâṇ lời cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiêṇ bảo hiểm , còn DNBH chấp nhâṇ đảm bảo rủi ro chủ yếu thông qua viêc̣ khai báo rủi ro của khách hàng. Vì vậy, bất kỳ một hành vi cố ý gian dối , không trung thực nào nhằm gây bất lợi cho bên còn lại trong quan hê ̣đều được xem là phi pháp. TLBH ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. TLBH đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất cho DNBH, ảnh hưởng đến lòng tin của những người tham gia bảo hiểm chân chính và gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Mức độ nguy hiểm của hành vi TLBH được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho DNBH, cho xã hội mà hành vi TLBH đó gây ra. Trong trường hợp đã gây ra những thiệt hại, thì sự thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của hành vi TLBH. Thứ hai, có hành vi cố ý lừ a dối : chủ thể cố ý che giấu thông tin hoăc̣ cung cấp thông tin không trung thực nhằm làm cho đối tác hiểu sai thực chất của vấn đề . Hành vi được thực hiện vì động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi bất chính. TLBH có mục đích thu lợi bất chính: người có hành vi gian lâṇ là nhằm mục đích trục lợi cá nhân như: khách hàng TLBH để hưởng quyền lợi tài chính mà le ̃ ra không được hưởng, hưởng quyền lợi tài chính cao hơn mức le ̃ ra được hưởng. Khoản lợi bất chính đó chính là khoản bồi thường hay tiền bảo hiểm trả – số tiền mà le ̃ ra họ không được hưởng hoăc̣ ở mức cao mức mà le ̃ ra họ được hưởng. Ngược lại, một hành vi gian lâṇ của đại lý hay nhân viên kinh doanh , giám định viên, người quản trị DNBH có thể làm tăng thu nhâp̣ từ hoa hồng , lương thưởng do giao dịch gian lâṇ mang lại hoăc̣ chiếm đoạt tiền của DNBH. 15
- Thứ ba, về chủ thể thực hiện TLBH: phía DNBH, người có hành vi gian dối có thể là : Đại lý , nhân viên, người quản trị điều hành DNBH . Về phía khách hàng bảo hiểm : Bên mua bảo hiểm có thể có nhiều tư cách gắn với nhiều cá nhân khác nhau : Tư cách người mua bảo hiểm (người giao kết hợp đồng); tư cách người được bảo hiểm (người có tuổi thọ , tính mạng, thân thể , sức khỏe được đảm bảo bởi hợp đồng bảo hiểm ); tư cách người thụ hưởng (người được nhâṇ hưởng tiền bồi thường , tiền bảo hiểm trả ). Hành vi trục lợi có thể xuất phát từ chủ thể là cá n hân có 1 trong 3 tư cách nói trên. Thông tin bị gian dối còn có thể là mối quan hê ̣giữa các cá nhân đó như : Mối quan hê ̣ đảm bảo “có quyền lợi có thể bảo hiểm” của “người mua bảo hiểm” (Điều 3, khoản 9, Luâṭ KDBH) hay mối quan hê ̣nhân thân để gi ao kết hợp đồng bảo hiểm (Điều 31, Luâṭ KDBH). Thứ tư, TLBH xâm hại đến quan hệ hợp đồng giữa DNBH và bên mua bảo hiểm, cụ thể TLBH xâm phạm quyền lợi chính đáng của DNBH : Cho dù chủ thể của hành vi TLBH không phải là khách hàng bảo hiểm mà là ngườ i của phía DNBH như người quản trị, nhân viên hay người được ủy quyền đại diêṇ thì DNBH cũng là người phải gánh chịu chi phí tăng lên hoăc̣ tổn hại uy tín, hình ảnh, thương hiêụ . Xa hơn nữa, tình trạng trục lợi nếu phổ biến sẽ làm xấu đi môi trường của ngành bảo hiểm thương mại, làm ngăn cản sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm. Ngoài ra, hành vi trục lợi BHNT nói riêng cũng mang một số đặc trưng riêng biệt so với các hành vi TLBH thông thường. Một là hành vi TLBH có thể được tiến hành bởi sự giúp sức của các chủ thể khác không liên quan đến quan hệ bảo hiểm. Đó có thể là những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (trong trường hợp người trục lợi móc nối với cơ quan hộ tịch tại địa phương để yêu cầu họ ban hành những 16