Luận văn Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

pdf 104 trang vuhoa 25/08/2022 10680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bien_phap_ngan_chan_bat_nguoi_pham_toi_qua_tang_tro.pdf

Nội dung text: Luận văn Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUÂN BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Hình Sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Quốc Toản Hà Nội – 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Huân i
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I MỤC LỤC II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT IV LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3 6. Kết cấu của luận văn 4 CHƯƠNG 1 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 5 1.1. Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người và bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự 5 1.1.1. Quan niệm về biện pháp bắt người trong luật tố tụng hình sự 5 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các nguyên tắc của biện pháp bắt người phạm tội quả tang 10 1.1.3. Phân biệt với bắt người trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã 16 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Luật TTHS Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 19 1.3. Các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự một số nước 28 CHƯƠNG 2 33 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 33 2.1. Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 33 ii
  4. 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 45 2.2.1. Tình hình bắt người phạm tội quả tang trong thời gian từ 2008 đến 2012 45 2.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật TTHS năm 2003 52 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang 62 CHƯƠNG 3 69 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 69 3.1. Yêu cầu và định hướng công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta hiện nay 69 3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay 69 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả về công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay 71 3.2. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang 74 3.3. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới ở Việt Nam 81 3.3.1. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang phạm tội quả tang 81 3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các lực lượng then chốt trong công tác bắt người phạm tội quả tang 84 3.3.3. Nâng cao vai trò của quần chúng và đảm bảo kinh phí trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm 85 KẾT LUẬN 89 iii
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCA Bộ công an BLHS Bộ luật hình sự BNV Bộ Nội vụ BPNC Biện pháp ngăn chặn CSND Cảnh sát nhân dân CTTP Cấu thành tội phạm HĐND Hội đồng nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử QĐND Quân đội nhân dân TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên Biểu đồ Trang 1 Biểu đồ số 2.1: Số lượng người bị bắt từ năm 2008 - 2012 47 2 Biểu đồ số 2.2: Tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự từ năm 2008 - 2012 48 3 Biểu đồ số 2.3: Số lượng bắt, tạm giữ theo các hình thức bắt từ 48 2008 - 2012 4 Biểu đồ số 2.4: Tương quan các hình thức bắt từ 2008 - 2012 49 v
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng đúng đắn, chính xác các BPNC đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động TTHS để phát hiện nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong những BPNC thì biện pháp bắt người chiếm vị trí quan trọng nhất và được áp dụng thường xuyên để đấu tranh và phòng chống tội phạm. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua thực tiễn 9 năm thực hiện Bộ luật TTHS 2003 thì những quy định về BPNC, trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội, cho thấy có nhiều vấn đề còn bất cập, đặc biệt là những quy định về việc áp dụng BPNC bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau cũng làm phát sinh các vi phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang. Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02-01-2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08- NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của TTHS cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật 1
  8. TTHS, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận đối với quy định của pháp luật về BPNC bắt người nói chung và quy định BPNC bắt người phạm tội quả tang nói riêng nhằm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, xác định những nguyên nhân tồn tại để đưa ra các kiến nghị giải pháp hoàn thiện về pháp luật và thực tiễn áp dụng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng mang tính cấp thiết. Trong phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi xin trình bày đề tài: “Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bắt người đang phạm tội quả tang, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang; - Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các BPNC bắt người phạm tội quả tang trong TTHS qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong TTHS và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua; - Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm những nội dung sau: Những vấn 2
  9. đề lý luận về BPNC bắt người, bắt người phạm tội quả tang theo pháp luật TTHS Việt Nam; cơ sở pháp lý quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật TTHS; thực trạng áp dụng những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong thời gian qua và một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác áp dụng BPNC bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: dựa trên nguồn văn bản pháp luật về TTHS và các văn bản pháp luật khác từ những năm 1957 đến nay; dựa trên các báo cáo tổng kết về công tác bắt, tạm giam, tạm giữ của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao từ năm 2008 đến 2012; báo cáo hoạt động trong công tác bắt giữ người phạm tội của Bộ công an, Bộ Quốc Phòng trong năm 2010 và 2011; một số vụ bắt phạm tội quả tang và xét xử trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và các quy định của pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, luận văn cũng dựa trên các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Luật hình sự, TTHS và các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp lịch sử. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài phân tích những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và những đánh giá thực tiễn của công tác bắt người phạm tội quả tang để đưa ra những dự báo về tình hình bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác bắt người phạm tội quả tang, phục vụ tốt hơn cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận văn góp phần làm phong phú và từng bước hoàn thiện lý luận chuyên ngành, cung cấp các luận cứ để cán bộ thực tế tham khảo và vận dụng vào thực tiễn công tác bắt người phạm tội quả tang. Với ý nghĩa như vậy, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về chuyên ngành luật hình 3
  10. sự, TTHS cho các cơ sở đào tạo của ngành công an và cơ sở đào tạo khác. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Chương 2: Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang và nâng cao hiệu quả áp dụng. 4
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người và bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự 1.1.1. Quan niệm về biện pháp bắt người trong luật tố tụng hình sự Bắt người là BPNC có tính cưỡng chế nghiêm khắc, vì vậy việc bắt người nhất thiết phải tuân thủ các căn cứ, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ mà pháp luật quy định. Bắt người nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật, nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Theo quy định của Bộ luật TTHS thì bắt người là một trong những BPNC do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn hành vi tội phạm, ngăn ngừa việc người phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được thuận lợi, đúng pháp luật. Hậu quả của việc bắt người nhầm lẫn, oan sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền hiến định của công dân, hạn chế một số quyền tự do của cá nhân có tác hại rất lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan pháp luật. Đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người mà Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp do phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”. Chỉ được bắt người theo TTHS khi có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát và chỉ duy nhất trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì không cần có quyết định của Tòa án, quyết định phê chuẩn của VKSND. Nếu bắt người trái pháp luật sẽ gây tác hại nghiêm trọng về nhiều mặt: Quyền và lợi ích của công dân bị xâm phạm, hiệu lực của pháp luật, uy tín của 5
  12. Nhà nước nói chung và của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng bị suy giảm. Đối tượng của công tác bắt là con người cho nên việc bắt đòi hỏi phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác của pháp luật đảm bảo được quyền bất khả xâm phạm. Bắt người không phải là một biện pháp hoặc hình thức trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội. Việc bắt đúng có tác dụng tích cực cho việc ngăn chặn và chống những âm mưu, thủ đoạn chống đối của người phạm tội, không cho họ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, che giấu, trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc xác định làm rõ sự thật của vụ án. Trong khoa học luật TTHS thủ tục bắt người được nhiều tác giả nghiên cứu và có những quan niệm, ý kiến khác nhau, cụ thể: Theo quan niệm của Ths.Nguyễn Mai Bộ: Bắt người là giữ người phạm pháp lại, không cho tiếp tục tự do hoạt động, chặn đứng hành động phạm tội đề phòng người đó lẩn trốn, tự sát, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây trở ngại cho việc điều tra. Bắt người là một trong những biện pháp cưỡng chế cần thiết nhất của Nhà nước để trấn áp, ngăn chặn những hành động phạm tội Bắt người là một trong những BPNC do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa việc người phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình sự được thuận lợi và đúng pháp luật [11, tr. 31-32]. Trong Giáo trình Luật TTHS Việt Nam - Khoa luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội thì bắt người là BPNC trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị nghi thực hiện tội phạm hoặc người phạm tội quả tang hoặc người đang có lệnh truy nã nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ phạm tội, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự [21, tr.199]. Còn theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội, bắt người là BPNC trong TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa việc người phạm tội trốn tránh pháp luật, 6
  13. bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được thuận lợi và đúng pháp luật [48, tr.214]. Tác giả Giáo trình Luật TTHS của Trường Đại học Luật Hà Nội lại quan niệm “bắt người là BPNC trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” [50, tr.197]. Cả bốn quan niệm trên về biện pháp bắt người đều có những hạt nhân hợp lý, tuy nhiên có điểm không hợp lý khi cho rằng một trong những mục đích của bắt người là “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự”. Đồng thời quan điểm cho rằng việc áp dụng BPNC bắt người đều do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đã làm thiếu đi vai trò và thẩm quyền của công dân khi tham gia bắt người phạm tội quả tang và bắt truy nã. TS. Trần Quang Tiệp đưa ra quan niệm bắt là BPNC trong TTHS, do người có thẩm quyền áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thân thể đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) theo những trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định, nhằm ngăn chặn tội phạm, người thực hiện tội phạm trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [45, tr.89]. Với quan niệm này có thể thấy biện pháp bắt là một BPNC độc lập trong TTHS. Theo TS. Nguyễn Văn Điệp cho rằng: “Bắt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong pháp luật TTHS do cơ quan, người có thẩm quyền do luật định áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; người đang có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do Bộ luật TTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” [23, tr.12-13]. 7
  14. Hai quan niệm trên có sự tương đồng và thống nhất người có quyền áp dụng là “cơ quan, người có thẩm quyền”. Việc quy định này đã khắc phục được hạn chế trong những quan niệm trước đây. Tuy nhiên việc liệt kê đối tượng bị áp dụng lại khá dài. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về biện pháp bắt người trong TTHS như sau: Bắt người là biện pháp ngăn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng hình sự quy định, nhằm ngăn chặn tội phạm, người thực hiện tội phạm trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nhà nước ta từ lâu đã coi bắt người là một chế định pháp lý quan trọng không những trong TTHS mà cả trong tố tụng hành chính. Chế định bắt người chiếm một vị trí xứng đáng trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Bắt không theo quy định của pháp luật: bắt nhầm (bắt oan, sai) người vô tội sẽ gây một tác hại rất lớn, ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Vì vậy, khi bắt người phải thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, song cũng phải thận trọng khi xem xét đánh giá chứng cứ. Quá trình thực hiện bộ luật TTHS các cơ quan tư pháp như: Bộ công an, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đơn ngành, liên ngành để hướng dẫn việc áp dụng BPNC trong đó có biện pháp bắt người [45]. Quy định và áp dụng BPNC bắt người trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm: Một là, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm tới các quan hệ xã hội bền vững mà nhà nước bảo vệ. Do đó, công tác đấu tranh, chống và phòng ngừa những hành vi phạm tội nhằm tiến tới loại trừ những hiện tượng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng 8
  15. nhất và phải được tiến hành một cách kiên quyết, triệt để, không khoan nhượng. Hai là, bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Thông thường, người phạm tội ý thức rất rõ về hậu quả pháp lý mà mình phải chịu do việc thực hiện tội phạm nên họ tìm đủ mọi cách để có thể nhanh chóng đạt được mục đích phạm tội lại vừa có thể che giấu, trốn tránh được sự phát hiện và trừng phạt của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội, đang phạm tội hoặc trốn tránh kịp thời và hiệu quả. Góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra cho quá trình giải quyết vụ án. Ba là, bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN. Quy định BPNC bắt người không chỉ đơn thuần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng của mình mà còn nhằm đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong hiến pháp. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS khi áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ một BPNC nào đó về các phương diện như: sự cần thiết phải áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, đối tượng áp dụng ; căn cứ áp dụng; thẩm quyền; thủ tục áp dụng trước hết là xuất phát từ sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của con người [50]. Việc bắt người có tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể bởi vậy khi áp dụng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng khi quyết định việc bắt. Bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm. Chính vì vậy, việc quy định những cơ sở pháp lý cho việc áp dụng BPNC bắt người là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong TTHS Việt Nam. TS. Nguyễn Vạn Nguyên và một số tác giả khác chia biện pháp bắt người thành bốn loại: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã [28]. Nhưng theo 9
  16. Chương VI, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định ba trường hợp bắt người gồm: - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; - Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Căn cứ vào đối tượng bị bắt, có thể chia các biện pháp bắt người thành các loại: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bắt một số đối tượng đặc biệt [28, tr.198]. Như vậy, dù phân loại có khác nhau, nhưng tất cả các tác giả và nhà làm luật đều khẳng định bắt người phạm tội quả tang là một trong những trường hợp bắt được phân loại và quy định rõ trong Bộ luật TTHS. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các nguyên tắc của biện pháp bắt người phạm tội quả tang * Theo từ điển Tiếng Việt “quả tang” có nghĩa là: có tang vật dành dành, tức có chứng cứ dành dành [68, tr.90]. Suy ra, phạm tội quả tang là phạm tội có chứng cứ dành dành, rõ ràng, không cần phải kiểm tra, xác minh. Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người áp dụng đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Những hành vi phạm tội đó phải trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ được quy định trong các chương về tội phạm cụ thể. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp bắt phạm tội quả tang thường là lỗi cố ý trực tiếp. Quả tang thông thường được hiểu là những tang vật (tài sản chiếm đoạt: xe máy, tiền, điện thoại, vàng bạc; công cụ phương tiện phạm tội: con dao, côn, của người phạm tội) được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, được nhìn thấy rõ ràng trước mắt. Bởi vậy, tang vật khi bắt giữ người phạm tội quả tang được coi là nguồn chứng cứ rất quan trọng làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án hình sự nhất là trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn. Theo Điều 2 Sắc lệnh số 40-SL ngày 29-3-1946 có định nghĩa phạm pháp 10
  17. quả tang: “Khi nào sự phạm pháp đương xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trước mắt, hoặc khi nào kẻ phạm pháp còn đương bị công chúng theo đuổi hay còn đương giữ tang vật, thì gọi là phạm pháp quả tang” [9]. Điều 1 Sắc luật 002-SL ngày 18-6-1957 đã quy định cụ thể những trường hợp phạm pháp quả tang: Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp; đang bị tạm giữ mà lẩn trốn; đang có lệnh truy nã [9]. Do thuật ngữ “phạm pháp” trong hai văn bản luật nói trên được hiểu là bất cứ vi phạm pháp luật nào, cho nên đã dẫn đến không ít trường hợp lạm dụng bắt người phạm pháp quả tang. Để khắc phục nhược điểm này, sắc luật số 02-SL/76 ngày 15-3-1976 của Hội đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ “phạm tội” thay cho thuật ngữ “phạm pháp”. Sắc luật số 02-SL/76 quy định những trường hợp phạm tội quả tang: Đang làm việc phạm tội hoặc sau khi phạm tội thì bị phát giác; đang bị đuổi bắt sau khi phạm tội; đang bị giam giữ mà lẩn trốn; đang có lệnh truy nã. Cả hai sắc luật trên đều quy định người đang bị giam giữ mà lẩn trốn là một trường hợp phạm tội quả tang riêng biệt và không phân biệt được người phạm tội quả tang với bắt người đang có lệnh truy nã, bởi lẽ hành vi lẩn trốn của người bị giam về mặt thực chất cũng là trường hợp đang thực hiện tội phạm và bắt người phạm tội quả tang cũng khác về bản chất so với bắt người đang có lệnh truy nã. Để khắc phục điểm này, Khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS năm 1988 và khoản 1 Điều 82 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định cụ thể ba trường hợp phạm tội quả tang: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; Người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; Người đã hoặc đang thực hiện hành vi thì bị phát hiện, bỏ chạy và đang bị đuổi bắt [45]. TS. Trần Quang Tiệp có đưa ra khái niệm bắt người phạm tội quả tang như sau: “Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt” [45]. * Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang: Việc áp 11
  18. dụng BPNC nói chung và biện pháp bắt người quả tang nói riêng thực chất là sự tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, không thể có sự tùy tiện khi quyết định áp dụng các biện pháp này. Việc áp dụng phải dựa vào những quy định của pháp luật đảm bảo cho việc ra quyết định áp dụng biện pháp bắt người có căn cứ pháp luật. Căn cứ áp dụng gồm có: - Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; - Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử; - Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội; - Để đảm bảo thi hành án. * Những đặc điểm nổi bật của biện pháp bắt người phạm tội quả tang: Thứ nhất, bắt người trong trường hợp quả tang là BPNC nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng không cần phải mất nhiều thời gian điều tra, xác minh được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Bởi vậy, để bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang thì vấn đề đầu tiên là chúng ta cần phải nhận thức và hiểu rõ về khái niệm tội phạm mà luật hình sự điều chỉnh. Hành vi phạm tội bắt trong trường hợp quả tang phải có đầy đủ các dấu hiệu tội phạm, được người bắt giữ chứng kiến tận mắt quá trình phạm tội. Thứ hai, bắt người phạm tội quả tang mang tính cưỡng chế nghiêm khắc được quy định và áp dụng dựa trên những căn cứ pháp lý của pháp luật để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để bảo đảm thi hành án. Đối tượng bắt phạm tội quả tang bao gồm các trường hợp sau: - Người đang thực hiện phạm tội thì bị phát hiện; - Người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; - Người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Thứ ba, việc bắt người phạm tội quả tang diễn ra liên tục, được phép bắt vào ban đêm. Được coi là bắt người phạm tội quả tang thì yêu cầu về mặt thời gian là 12
  19. rất quan trọng. Quá trình phát hiện hành vi phạm tội và bắt người phạm tội phải xảy ra theo tính liên tục về thời gian, về địa điểm không được gián đoán. Nếu hành vi phạm tội quả tang bị phát hiện không bị bắt giữ ngay mà kéo dài sang ngày khác bắt thì không được coi là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. Với tính chất kịp thời và liên tục về thời gian cho nên việc quy định được phép bắt vào ban đêm là một quy định hợp lý đảm bảo cho việc ngăn chặn hành vi phạm tội hiệu quả nhất. Đây chính là đặc điểm đặc biệt so với các biện pháp bắt người khác mà pháp luật TTHS quy định. Thứ tư, việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh bắt của cá nhân hoặc cơ quan tổ chức nào. Tuy nhiên, việc áp dụng phải dựa trên những căn cứ chung được quy định cụ thể về trình tự về thẩm quyền, thủ tục bắt, thời gian bắt và những việc làm ngay sau khi bắt và phù hợp với giai đoạn cụ thể trong tố tụng. Nhằm hoàn thiện những khái niệm nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm cụ thể về biện pháp bắt người phạm tội quả tang: Bắt người phạm tội quả tang là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với những người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm và bảo đảm cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử bất kỳ ai cũng có quyền bắt giữ người phạm tội quả tang. Việc bắt quả tang phải đảm bảo đúng quy định về trình tự, thủ tục do luật TTHS quy định. * Việc quy định biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong luật TTHS có ý nghĩa: - Phát hiện, bắt giữ và xử lý nhanh chóng, kịp thời những trường hợp bắt người phạm tội quả tang. - Bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi; góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm; - Thể hiện chính sách xã hội hóa toàn dân trong công tác đấu tranh và phòng 13
  20. chống tội phạm, đặc biệt là vai trò của quần chúng trong công tác bắt người phạm tội quả tang. - Đối với những trường hợp bắt người phạm tội quả tang khi người phạm tội ít nghiêm trọng, có lí lịch rõ ràng, chứng cứ rõ ràng thì sẽ áp dụng thủ tục xét xử rút gọn, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự. * BPNC bắt người đang phạm tội quả tang là một BPNC trong TTHS do luật hình sự và luật TTHS điều chỉnh. Bởi vậy, khi áp dụng BPNC bắt người phạm tội quả tang cũng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Một là, bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS, trong việc áp dụng các bước bắt người phạm tội quả tang. Đây là nguyên tắc bao trùm được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của TTHS, từ những quy định chung cho đến những quy định cụ thể. Nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia TTHS phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của bộ luật TTHS về trường hợp bắt người phạm tội quả tang; Tất cả các biện pháp được áp dụng, thời gian, trình tự, thủ tục bắt, các biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản bàn giao người phạm tội quả tang, văn bản thông báo, quyết định áp dụng các BPNC khác của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải dựa trên cơ sở của luật hình sự và luật TTHS; Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh bắt giữ tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của luật pháp, đảm bảo cưỡng chế chỉ áp dụng đối với kẻ phạm tội, nghiêm cấm xử phạt người vô tội. Hai là, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Do việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang không cần có quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, cho nên trong quá trình áp dụng cần phải đảm bảo nghiêm túc và chính xác, tránh việc lạm dụng dẫn đến xâm phạm trái pháp luật 14