Luận văn Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay

pdf 67 trang vuhoa 23/08/2022 12500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bao_ve_quyen_loi_cua_chu_no_theo_phap_luat_pha_san.pdf

Nội dung text: Luận văn Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN QUỲNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN BIÊN HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÊN TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ VÂN QUỲNH
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT S V N ĐỀ L LUẬN VỀ BẢO VỆ U ỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ T ONG GIẢI U ẾT ÊU CẦU PHÁ SẢN 7 1.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giải quyết yêu cầu phá sản 7 1.2. Bảo về quyền lợi của chủ nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản 14 Chương 2: TH C T ẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ U ỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ Ở VIỆT NAM 29 2.1. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 29 2.2. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giai đoạn mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản . 33 2.3. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giai đoạn tiến hành Hội nghị chủ nợ 34 2.4. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ 39 2.5. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giai đoạn thực thi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 46 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ U ỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ T ONG THỦ TỤC PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NA 51 .1. Những yêu cầu đối v i việc hoàn thiện pháp luật về bảo về quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản 51 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản 53 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  4. MỞ ĐẦU T nh h ế Trong nền kinh tế thị trường phá sản được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu. Bên cạnh những hậu quả để lại cho nền kinh tế mà các doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản mang lại, thì phá sản cũng có những ảnh hưởng tích cực không thể phủ nhận, đó là đào thải những doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả ra khỏi nền kinh tế, đảm bảo một môi trường kinh doanh bền vững. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm tiến hành đổi m i toàn diện đất nư c kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12-1986), cho đến nay, nền kinh tế thị trường định hư ng xã hội chủ nghĩa vẫn đang trên đà phát triển và được định hình rõ nét. Bằng chứng đó là số lượng các doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ v i đa dạng loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, cùng v i đó nền kinh tế Việt Nam cũng phải đương đầu v i những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, đối diện v i không ít nguy cơ và thách thức to l n khiến cho hàng loạt doanh nghiệp, hợp tác xã ở nư c ta làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc đứng trư c bờ vực phá sản. Luật Phá sản 2004 được đánh giá là một bư c tiến bộ l n trong kỹ thuật lập pháp so v i Luật Phá sản doanh nghiệp năm 199 , tiệm cận v i pháp luật về phá sản của các nư c phát triển. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai và thi hành trên thực tế, Luật Phá sản 2004 đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể khác khi tham gia vào quá trình giải quyết phá sản. Để loại bỏ hạn chế, khắc phục những khó khăn trên, ngày 19 tháng 06 năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phá sản m i, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 v i nhiều quy định khắc phục được các bất cập của Luật Phá sản 2004. Tuy nhiên, sự tiến bộ này là chưa triệt để, khiến cho việc giải quyết phá sản các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều trở ngại, gây ảnh hưởng không nhỏ cho các chủ thể khi tham gia vào quá trình tố tụng đặc biệt này. Giải quyết phá sản đối v i doanh nghiệp, hợp tác xã là một quá trình tố tụng tư pháp v i sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, thể hiện rõ nét vai trò đặc biệt quan trọng của các chủ nợ. Bên cạnh vai trò “cầm cân nảy mực” của Tòa án, chủ 1
  5. nợ cũng có vai trò to l n trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều đó dựa trên tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể bị ảnh hưởng l n nhất trư c nguy cơ một doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, vì một “con nợ chết” sẽ kéo theo hàng loạt chủ nợ có thể đứng trư c nguy cơ mất trắng tài sản và lâm vào tình trạng bi đát về tài chính, và hơn hết, các chủ nợ khi cho vay đều không mong muốn con nợ của mình “chết” hoặc “sống” nhưng không có khả năng trả nợ. Luật Phá sản 2014 đã có những quy định xuyên suốt nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy việc đảm bảo những quyền lợi của chủ nợ theo tinh thần của Luật Phá sản còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do các chủ nợ chưa thấu hiểu hết được vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời những quy định của Luật Phá sản 2014 vẫn còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp v i sự phát triển của xã hội và tư duy lập pháp tiên tiến trên thế gi i cũng như thiếu tính khả thi khiến cho các chủ nợ chưa phát huy được vai trò của mình trên thực tế. Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn đề tài “ n n n m n n ” để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ luật học của mình. Tác giả hy vọng đề tài có thể đem đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về việc bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật phá sản hiện nay, từ đó khuyến khích các chủ nợ tham gia tích cực vào quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã giúp các chủ nợ nắm bắt và phát huy được vai trò của mình, thúc đẩy quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực trên thực tế. Đồng thời, đề tài kỳ vọng sẽ đề xuất được những giải pháp hữu hiệu góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật phá sản về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nói riêng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phá sản nói chung, cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế. 2 Tình hình ngh ên ứu Luật Phá sản luôn là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh hiện tượng phá sản – một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Đồng thời, Luật Phá sản cũng là một đối tượng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở Việt Nam, kể từ khi pháp luật về phá sản bắt đầu hình 2
  6. thành ở nư c ta, cụ thể là từ khi Luật Phá sản doanh nghiệp 199 ra đời cho đến nay, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu và phân tích các quy định trong hệ thống pháp luật phá sản, chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại, trong đó có cả những quy định về chủ nợ và sự bảo đảm quyền lợi của chủ thể này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: - Luận văn thạc sỹ luật học “L P n m à L P n Cộng ò P – n ững né ương đồng à k b ” của tác giả An Phương Huệ - Đại học Luật Hà Nội, năm 2004. Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam trong mối liên hệ so sánh v i Luật Phá sản Pháp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản ở nư c ta. - Luận văn thạc sỹ luật học “T ụ g ế n L P n 2004” của tác giả Đồng Thái Quang – Đại học Luật Hà Nội, năm 2005 và “T ụ n – T ự rạng à ướng àn n” của tác giả Đào Thị Hồng Phương – Đại học Luật Hà Nội, năm 2009. Hai luận văn phân tích các quy định của pháp luật về thủ tục phá sản, trong đó có đề cập đến vai trò của chủ nợ khi tham gia quá trình giải quyết phá sản v i tư cách là một chủ thể quan trọng. - Các công trình nghiên cứu dư i dạng bài viết tạp chí đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến Luật Phá sản và có nhắc đến các quy định về chủ nợ như bài viết “ mộ ố nộ d ng L P n 2004” của tác giả Ngô Cường được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2007; bài viết “ ững ướng mắ r ng rìn ự n L P n” của tác giả La Minh Tường đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2012; bài viết “Mạn đàm mộ ố địn Hộ ng ị n r ng L Phá n 2004” của tác giả Nguyễn Thị Tình và Đỗ Phương Thảo được đăng trên Chuyên đề báo Pháp luật số tháng 6/201 ; hay bài viết “L P n 2004 n ững bấ à k ến ng ị àn n” của tác giả Dương Đức Chính đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24/2012 và “ ững k ó k ăn, ướng mắ à g k ến ng ị ử đổ L P n 2004” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/201 , Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung khai thác một cách tổng thể các quy định của Luật Phá sản để từ đó đánh giá và đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3
  7. Xét dư i góc độ nghiên cứu riêng về chủ nợ trong Luật Phá sản thì có rất ít công trình nghiên cứu tập trung phân tích sâu sắc vấn đề này, có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu hư ng đến đối tượng nghiên cứu là chủ nợ như: - Khóa luận “Q n à ng ĩ ụ n à n n r ng ụ p n” của tác giả Trịnh Thị Thúy Hằng – Đại học Luật Hà Nội, năm 2008. - Bài viết “Đ ò í g ữ n à n n ông ụ p n” của tác giả Trần Văn Tú và Nguyễn Văn Giang được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 0 /2012. - Luận văn thạc sỹ “Q n ngườ động r ng n m” của tác giả Nguyễn Đức Ngọc – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016. Các công trình khoa học và bài viết kể trên đều có giá trị to l n về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc nhằm làm rõ vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ - một chủ thể rất quan trọng tham gia vào quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Do đó, v i đề tài nghiên cứu của mình, trên cơ sở kế thừa những đánh giá, phân tích của các công trình nghiên cứu trư c, tác giả hy vọng sẽ làm phong phú thêm tri thức khoa học pháp lý chuyên ngành về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành. M h nh ngh ên ứu Mụ đí ng ên ứ Lựa chọn nghiên cứu đề tài trên, tác giả mong muốn phân tích làm sáng tỏ các quy định của Luật Phá sản về việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và thực tiễn thi hành các quy định này trên thực tế, trên cơ sở đó đề ra một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản để bảo vệ triệt để quyền lợi của chủ nợ và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. m ụ ng ên ứ Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: 4
  8. - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về chủ nợ và quyền lợi của chủ nợ, những yếu tố tác động đến quyền lợi của chủ nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản. - Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật phá sản về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. - Xác định các yêu cầu và đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, tạo điều kiện để các chủ nợ phát huy được vai trò của mình trên thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản. Đố ư ng h ngh ên ứu Đố ư ng ng ên ứ Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về các loại chủ nợ và quyền lợi của chủ nợ trong các giai đoạn giải quyết phá sản được Luật Phá sản bảo vệ; đồng thời luận văn cũng phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật phá sản gây khó khăn cho các chủ nợ trong việc phát huy vai trò và bảo vệ quyền lợi của mình trên thực tế; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của chủ nợ, góp phần hoàn thiện Luật Phá sản 2014 P ạm ng ên ứ Luận văn nghiên cứu dựa trên phạm vi các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành và hư ng đến đối tượng chính là các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong vụ việc phá sản, ngoài ra, luận văn còn có sự đối chiếu v i các quy định của Luật Phá sản 2004, Luật phá sản doanh nghiệp 199 . Phương h uận hương h ngh ên ứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Triết học Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nư c Việt Nam về vấn đề cải cách tư pháp và xây dựng nhà nư c pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê để thực hiện luận văn. 5
  9. ngh uận h n uận n Ý ng ĩ ý n: Đây là công trình nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền lợi chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay. Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề lý luận về quyền của chủ nợ trong thủ tục phá sản. Ý ng ĩ ực tiễn: - Luận văn đã đánh giá được thực trạng áp dụng các quy định về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo Luật Phá sản, đồng thời đi sâu nghiên cứu những hạn chế, vư ng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này, trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân của thực trạng đó. - Luận văn đề ra một số định hư ng cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản. - Luận văn còn có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối v i hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và áp dụng pháp luật về phá sản. Cơ u uận n Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản ở Việt Nam Chương : Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay 6
  10. Chương MỘT S V N ĐỀ L LUẬN VỀ BẢO VỆ U ỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ TRONG GIẢI U ẾT ÊU CẦU PHÁ SẢN Kh qu hung bảo quy n h n rong g ả quyế yêu ầu h sản 1.1.1. Sự cần thiết ph i v quy n l i c a ch n trong gi i quyết yêu cầu phá s n Trong pháp luật phá sản cũng như trong thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp, chủ nợ cũng như việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ có vai trò rất quan trọng. Quyền lợi của chủ nợ được bảo vệ và được giải quyết một cách hợp lý, đúng pháp luật là một trong những yếu tố quyết định việc xử lý thành công một vụ việc phá sản. Giải quyết phá sản đối v i doanh nghiệp, hợp tác xã là một quá trình tố tụng tư pháp v i sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, thể hiện rõ nét vai trò đặc biệt quan trọng của các chủ nợ. Bên cạnh vai trò “cầm cân nảy mực” của Tòa án, chủ nợ cũng có vai trò to l n trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Một “con nợ chết” sẽ kéo theo hàng loạt chủ nợ có thể đứng trư c nguy cơ mất trắng tài sản và lâm vào tình trạng bi đát về tài chính, và hơn hết, các chủ nợ khi cho vay đều không mong muốn con nợ của mình “chết” hoặc “sống” nhưng không có khả năng trả nợ. Vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể bị ảnh hưởng l n nhất trư c nguy cơ một doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, ngày nay, quan niệm về việc kinh doanh đã được thay đổi, người ta không còn coi phá sản là một tội phạm và người gây ra sự phá sản là một phạm nhân, cách ứng xử của Nhà nư c và pháp luật đối v i con nợ đã được thiết kế theo hư ng tích cực, có lợi cho con nợ. Do sự biến động khóng lường của thị trường và các yếu tố khách quan khác nên tình trạng kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ đến hạn đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối v i bất kỳ nhà 7
  11. kinh doanh nào. Một doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu đối v i xã hội, mà trư c hết là đối v i các chủ nợ. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì vấn đề đầu tiên mà Nhà nư c quan tâm giải quyết không phải là việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản ngay và phân chia tài sản của nó cho các chủ nợ mà là việc phải tìm mọi cách để giúp đỡ con nợ thoát khỏi tình trạng khó khăn này. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ được con nợ chính là bảo vệ chủ nợ. Có thể thấy, khi các chủ nợ cảm thấy quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ chặt chẽ hơn, rủi ro trong cho vay giảm đi, họ có thể mạnh dạn hơn trong việc cho vay, hoặc cho vay v i điều khoản thuận lợi hơn hay lãi suất thấp hơn, và như thế, cuối cùng, doanh nghiệp, hợp tác xã “là người đi vay” vẫn là người được hưởng lợi. Chính vì thế, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong tiến trình giải quyết yêu cầu phá sản là hết sức quan trọng. 1.1.2. Ý ng ĩ b n n r ng g ế ê ầ n Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ có ý nghĩa quan trọng đối v i đời sống của nền kinh tế và xã hội: Thứ nhất, nâng cao hi u qu sử dụng nguồn lực c a xã hội. Một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền chủ nợ hữu hiệu sẽ cho phép giải phóng nguồn lực của xã hội ra khỏi các khu vực sử dụng yếu kém và tái phân bổ đến những các khu vực sử dụng có hiệu quả hơn. Thực tiễn cũng chứng minh các quốc gia thiết lập khung pháp lý về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ hữu hiệu cũng đồng thời là quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, lành mạnh và nền kinh tế phát triển. Thứ hai, tạo dựng và duy trì ni m tin c n à đầ ư, gó ần nâng cao tính ổn định và nhị độ phát triển c a n n kinh tế. Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ hiệu quả, minh bạch và có thể dự đoán được sẽ góp phần tạo dựng 8
  12. và duy trì niềm tin của nhà đầu tư qua đó sẽ góp phần huy động nhiều vốn đầu tư hơn cho nền kinh tế. Nhìn chung, những nghiên cứu về thị trường nợ cho thấy rằng các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất l n t i việc huy động vốn từ bên ngoài. Các kết quả cũng cho thấy rằng luật lệ tốt và thực thi hiệu quả có tác động đáng kể đối v i quy mô của thị trường nợ. Thực tiễn cũng cho thấy những sự khác biệt l n về quy mô và độ sâu của thị trường vốn tại các nư c v i luật pháp có xuất xứ khác nhau. Ngoài ra, những khác biệt về mức độ bảo vệ quyền chủ nợ có tác động đối v i một số điểm khác biệt về quy mô và độ sâu của thị trường vốn tại các nư c. Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của môi trường pháp lý tác động đáng kể đến khả năng của các doanh nghiệp tại các nư c khác nhau trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Theo đó, khả năng huy động vốn của nền kinh tế tỷ lệ thuận v i chất lượng của hệ thống pháp luật. Đồng thời, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ hữu hiệu cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì sự tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn khủng hoảng. Thứ ba, góp phần đấu tranh và phòng chống một cách có hi u qu những hi n ư ng tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo vệ một cách chắc chắn lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các con nợ trư c những ràng buộc bởi các điều kiện vay nợ, góp phần tăng cường kỷ luật hợp đồng. Ngoài ra, pháp luật về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ còn có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, mỗi cán bộ làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nư c. Nhờ đó, các hiện tượng lạm quyền, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức nhà nư c có liên quan đến việc quá trình xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ dễ dàng được phát hiện và loại trừ. Thứ ư, tạo ra ti n đ pháp lý vững chắ để ổn định các quan h kinh tế. Ngoài vai trò củng cố, tăng cường quyền lực và phương tiện quản lý kinh tế 9
  13. của nhà nư c, một hệ thống pháp luật về xử lý nợ mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền chủ nợ phù hợp sẽ còn là tiền đề vững chắc cho mọi thành phần kinh tế yên tâm trong hoạt động và chủ động tập trung tiềm lực kinh tế vào sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý để xử lý các tranh chấp nảy sinh một cách hiệu quả, minh bạch, bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. 1.1.3. Vai trò của pháp luật phá sản trong bảo vệ quyền lợi của chủ nợ T ứ n ấ , p n b n đò n ông b ng n Mục đích chính của pháp luật về phá sản là thay thế cơ chế xiết nợ theo kiểu “mạnh ai nấy được”. Bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ trư c tiên là bảo vệ các quyền về tài sản của các chủ nợ. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để bán toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã để trả cho các chủ nợ. Luật Phá sản còn đảm sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ. Không một con nợ nào được quyền đòi nợ một cách riêng lẻ. Không một chủ nợ nào được con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ khác chưa được trả nợ. Tất cả các chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và cùng nhau chia số tài sản còn lại theo tỷ lệ (trừ những chủ nợ có một sự đảm bảo đặc biệt cho món nợ của mình như có tài sản cầm cố, thế chấp). Pháp luật phá sản Việt Nam thể hiện rất rõ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ thông qua hàng loạt các quy định: quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền khiếu nại danh sách chủ nợ, quyền biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản; T ứ , n b ngườ động Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản thì những người lao động là đối tượng phải chịu hậu quả trực tiếp. Họ sẽ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống cho bản thân và gia đình. Cơ chế phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đặt ra là cơ hội để cứu doanh nghiệp, hợp tác xã thoát hỏi tình 10
  14. trạng phá sản cũng chính cứu người lao động thoát khỏi nguy cơ mất việc làm. Bên cạnh đó, sự bảo vệ của Luật Phá sản đối v i người làm công thể hiện ở chỗ pháp luật cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản; quyền được tham gia quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương trư c các khoản nợ khác của doanh nghiệp, . T ứ b , n d rì r ự r ng k n d n , r ự xã ộ Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Như vậy nếu không có Luật để đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai người nấy lấy một cách vô tổ chức thì sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa chủ nợ v i con nợ, giữa chủ nợ v i nhau. Bằng việc giải quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ và con nợ và giữa các chủ nợ v i nhau, pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể có giữa họ v i nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ cương của xã hội. 1.1.4. Phương thức bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong giải quyết yêu cầu phá sản Pháp luật phá sản là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện mở thủ tục phá sản, điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoặc thủ tục áp dụng thủ tục thanh lý doanh nghiệp, quy định trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cũng như thi hành quyết định tuyên bố phá sản, về địa vị pháp lí và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia tố tụng phá sản và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Nội dung của pháp luật phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ mà nó còn có một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý là: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thỏa thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ phù hợp. Phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của nhà nư c vào 11
  15. hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Trong pháp luật phá sản của đa số các nư c đều xác định chủ nợ là các pháp nhân hay thể nhân có các khoản nợ không được trả đúng hạn. Khi m i hình thành, Luật phá sản chủ yếu được áp dụng cho các thương gia nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Đồng thời v i quá trình dân chủ hóa các hoạt động kinh tế, nhất là xu thế mở rộng quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, pháp luật về phá sản ngày càng có xu hư ng nhân đạo hóa các biện pháp áp dụng đối v i chủ doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, phát triển các quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các con nợ. Tuy nhiên lợi ích của các chủ nợ vẫn là mục tiêu bảo vệ hàng đầu. Cơ chế pháp luật bảo vệ quyền chủ nợ hiệu quả thể hiện dư i hai khía cạnh sau đây: Cho phép chủ nợ có quyền phong toả tài sản của con nợ, bán các tài sản này và đầu tư số tiền này vào các hoạt động khác có hiệu quả hơn khi con nợ mất khả năng thanh toán và không thể phục hồi; Cho phép chủ nợ kiểm soát các hoạt động quản lý của con nợ trong trường hợp con nợ đang có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán, không trả được nợ đúng thỏa thuận. Cụ thể: Các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong một vụ phá sản. Do đó, pháp luật phá sản quy định các quyền cho chủ nợ để họ có thể tham gia bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật cho phép các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối v i doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán. Chủ nợ có quyền khiếu nại về quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có quyền khiếu nại về danh sách chủ nợ, có quyền khiếu nại về quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Các chủ nợ có quyền tham gia hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương hư ng hòa giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thảo luận và kiến nghị v i Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của DN nếu không có phương án hòa giải hoặc 12
  16. phương án hòa giải không được thông qua (chỉ những chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần m i có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ). Ngoài ra, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ còn được thể hiện qua quy định: kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã cất giấu, tẩu tán tài sản; thanh toán nợ không có bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm b t quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.Bên cạnh đó, sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trư c khi thực hiện những họat động sau: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; vay tiền; bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; thanh toán các khoản nợ m i phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã. Để bảo vệ tuyệt đối quyền lợi cho các chủ nợ, pháp luật phá sản cho phép chủ nợ không có bảo đảm còn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã vô hiệu. Khi các giao dịch này được tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ cũng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng. Luật Phá sản còn đảm sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ. Không một con nợ nào được quyền đòi nợ một cách riêng lẻ. Không một chủ nợ nào được con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ khác chưa được trả nợ. Tất cả các chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác 13
  17. xã phá sản và cùng nhau chia số tài sản còn lại theo tỷ lệ (trừ những chủ nợ có một sự đảm bảo đặc biệt cho món nợ của mình như có tài sản cầm cố, thế chấp). 2 Bảo quy n h n rong qu rình g ả quyế yêu ầu h sản 1.2.1. Khái niệm chủ nợ và phân loại chủ nợ 1.2.1.1. K n m n Trong những năm đầu của thời kỳ đổi m i, khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa được định hình rõ nét, các doanh nghiệp, hợp tác xã ra đời v i số lượng ít ỏi và chưa có sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, nhu cầu về vốn hay áp lực nợ nần chưa phải là vấn đề phổ biến. Bư c vào thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp, hợp tác xã sự cạnh tranh trong kinh doanh trở nên khốc liệt. Doanh nghiệp, hợp tác xã nào đủ mạnh, có tiềm lực về kinh tế thì sẽ tồn tại và ngược lại. Để phát triển kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần phải có số vốn l n để hoạt động; nhu cầu về vốn luôn là “bài toán khó” cần tìm “lời giải’ của hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay. Cùng v i sự phát triển chung của xã hội, pháp luật cũng được bổ sung và hoàn thiện hơn, kịp thời điều chỉnh những quan hệ kinh tế thiết yếu, trong đó có quan hệ về vay vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý khá thông thoáng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể huy động vốn bằng nhiều con đường khác nhau: bằng cách đi vay, thế chấp tài sản để vay hay phát hành trái phiếu, Và cũng như quan hệ cho vay trong dân sự, những người cho doanh nghiệp, hợp tác xã vay được gọi là chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, không phải chỉ những đối tượng cho doanh nghiệp, hợp tác xã vay thì m i là chủ nợ; trong quá trình hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã bên cạnh việc đi vay vốn còn có những nghĩa vụ tài sản đối v i tổ chức, cá nhân khác; ví dụ như trong giao dịch hợp đồng kinh tế đối v i đối tác, hay quan hệ nộp thuế, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm, Những nghĩa vụ đó nếu bị tồn đọng mà doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thanh toán thì đều được xem là những khoản nợ và bản thân đối tượng bị doanh nghiệp, hợp tác xã nợ cũng chính là chủ nợ của doanh nghiệp. 14
  18. Luật Phá sản 2014 quy định: “ n à n ân, ơ n, ổ ứ ó n ê ầ d n ng , xã ự n ng ĩ ụ n n k n n , b gồm n k ông ó b đ m, n ó b đ m mộ ần à n ó b đ m”. Bên cạnh đó, chủ nợ còn là những người cần được pháp luật phá sản bảo vệ quyền lợi và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; thủ tục phá sản gần như không thể thực hiện nếu thiếu sự tham gia của các chủ nợ. 1.2.1.2. P ân ạ n Một trong những mục tiêu quan trọng mà pháp luật phá sản hư ng đến là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Về nguyên tắc, trong thủ tục phá sản, các chủ nợ đều bình đẳng v i nhau về quyền lợi và nghĩa vụ. Tuy nhiên, không phải chủ nợ nào cũng có quyền lợi giống nhau. Chính vì vậy, việc phân loại chủ nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định vai trò cũng như trách nhiệm của từng loại chủ nợ ở mỗi giai đoạn tố tụng phá sản. Từ đó góp phần thúc đẩy việc giải quyết việc phá sản doanh nghiệp đạt được hiệu quả thiết thực. Để phân loại các chủ nợ, cần dựa vào các tiêu chí nhất định, cụ thể: * Căn ứ à ương n g ữ g rị à n b đ m à g rị k n n : + C n ó b đ m là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba (Khoản 5 Điều 4 Luật Phá sản 2014). Đây là loại chủ nợ được bảo đảm về quyền lợi nhiều nhất trong ba loại chủ nợ được Luật Phá sản 2014 quy định, bởi chủ nợ có bảo đảm luôn được pháp luật bảo vệ quyền lợi bởi chính giá trị tài sản bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã đem cầm cố, thế chấp; và có thể hiểu giá trị tài sản bảo đảm tương đương v i giá trị khoản nợ. Ví dụ: Ngân hàng X cho công ty cổ phần Y vay 2 tỷ đồng và nhận tài sản thế chấp là mảnh đất của công ty được định giá là 2, tỷ. Như vậy, ở đây Ngân hàng X chính là chủ nợ có bảo đảm; bởi quyền lợi của Ngân hàng được đảm bảo bằng chính giá trị mảnh đất tương đương v i khoản tiền mà ngân hàng X cho công ty Y vay. + C n ó b đ m mộ ần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm 15