Luận văn Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng

pdf 101 trang vuhoa 23/08/2022 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bao_ve_nguoi_lao_dong_trong_linh_vuc_viec_lam_tien.pdf

Nội dung text: Luận văn Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ KIM THƢƠNG BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM - THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ KIM THƢƠNG BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM - THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin câỵ và trung thưc̣ . Tác giả luận văn Lê Thị Kim Thƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 5 1.1. Quan niệm về bảo vệ người lao động 5 1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương 6 1.3. Lý luận về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương 9 1.3.1. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm 9 1.3.2. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương 12 1.4. Các biện pháp bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương 18 1.4.1. Thông qua cơ chế đại diện 18 1.4.2. Thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc làm, tiền lương 19 1.4.3. Thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại 22 1.4.4. Thông qua cơ chế xử phạt 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG VÀ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NĂNG 26 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương 26 2.2. Thực trạng các qui định của pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm 29 2.2.1. Bảo vệ người lao động trong việc xác lập hợp đồng lao động 29 2.2.2. Bảo vệ việc làm cho một số lao động đặc thù 31
  5. 2.3. Thực trạng các qui định của pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương 35 2.3.1. Quy định về tiền lương tối thiểu 35 2.3.2. Quy định trả lương trong trường hợp đặc biệt 39 2.3.3. Quy định về thủ tục trả lương 43 2.3.4. Quy định về các trường hợp khấu trừ và tạm ứng tiền lương 44 2.4. Thực trạng bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương tại thành phố Đà Nẵng 48 2.4.1. Những kết quả đạt được 49 2.4.2. Một số hạn chế 51 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 53 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo việc người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam 53 3.1.1. Về các qui định pháp luật 53 3.1.2. Về tổ chức thực hiện 60 3.1.3. Nâng cao năng lực của tổ chức đại diện các bên, trong việc bảo vệ người lao động 62 3.1.4. Hoàn thiện cơ chế hai bên, ba bên trong quan hệ lao động 63 3.1.5. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ người lao động 64 3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng 65 3.2.1. Phát triển kinh tế để tạo việc làm 65 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 67
  6. 3.2.3. Nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về hợp đồng lao động 71 3.2.4. Tăng cường công tác quản lí nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng 72 3.2.5. Thường xuyên tổ chức tư vấn, đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa người lao động với doanh nghiệp 74 3.2.6. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động sàn giao dịch việc làm 76 3.2.7. Đẩy mạnh đào tạo nghề 77 3.2.8. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm 80 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
  7. DANH MUC̣ CÁ C CHƢ̃ VIẾ T TẮ T BLLĐ : Bô ̣Luâṭ Lao đôṇ g CNVCLĐ : Công nhân viên chứ c lao đôṇ g PLLĐ : Pháp luật lao động TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1: Phương án tính lương tối thiểu vùng 38 Biểu đồ 3.1: Số liệu trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 68 Biểu đồ 3.2: Số lượng sinh viên tốt nghiệp tại Đà Nẵng 69
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảm bảo giải quyết việc làm, tiền lương và thu nhập cho người lao động là một trong những nội dung cơ bản nhất trong việc thực hiện và bảo đảm quyền con người và cũng là vấn đề cốt lõi của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Bởi lẻ giải quyết việc làm luôn gắn liền chặt chẽ với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính vì thế vấn đề này luôn được coi là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong tình hình của nước ta hiện nay. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động luôn là nội dung trọng tâm được mọi người quan tâm. Có thể thấy nhiều qui định pháp luật được ban hành từ giai đoạn đầu, khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, khi đó thị trường người lao động và các quan hệ lao động chưa vận động hoàn toàn theo qui luật của nó đã quan tâm đến quyền của người lao động. Hiện nay đất nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động cũng đã được đưa vào trong các mục tiêu chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi danh mục các nước kém phát triển vào năm 2020, trong đó vấn đề giải quyết việc làm đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động gắn liền với việc tăng trưởng kinh tế, ổn định và phát triển bền vững là vấn đề cơ bản được quan tâm hàng đầu Bên cạnh đó, đời sống kinh tế ngày càng nâng cao kéo theo sự phát triển kinh tế về nhận thức của người lao động. Do đó họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình, đặc biệt là bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương. Vì thế nhu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương là hoàn toàn hợp lí và thiết thực. 1
  10. Trong thời gian qua, nhà nước ta cũng đã sửa đổi và ban hành một số các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương cho người lao động như BLLĐ, luật công đoàn. Tuy nhiên, qua triển khai áp dụng và thực hiện các văn bản qui định đã bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa thật sự đảm bảo yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội, do bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng đến việc bảo vệ hiệu quả người lao động. Chính vì lí do đó, tôi chọn đề tài “Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương theo pháp luật lao động Việt Nam – Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sỹ luật học của mình. Kết quả của luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn kho tàng lí luận về bảo vệ quyền của người lao động nói chung và trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Bảo vệ người lao động nói chung là một vấn đề nóng bỏng của các quốc gia và nhất là một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta hiện nay. Do vậy mà trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Về luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng với đề tài “ Pháp luật người lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam ” (2006), Nguyễn Thị Nghĩa, “Pháp luật tiền lương ở nước ta, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Trần Kiều Trang, "Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động" Đại học Luật Hà Nội (2006) và Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam của Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Hoài Thu. Tuy nhiên các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi pháp luật lao động và một số đối tượng có nghiên cứu rộng hơn. 2
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ thêm những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực quan trọng là việc làm, tiền lương và thu nhập trong bộ luật lao động 2012 để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động ở nước ta. - Nhiệm vụ nghiên cứu : + Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động nói chung và trong lĩnh vực việc làm, tiền lương theo pháp luật lao động Việt Nam nói riêng. +Xem xét đánh giá các qui định trong pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập cũng như trong thực tiễn thực hiện. +Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động ở nước ta hiện nay 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu quyền của người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập cũng như bảo vệ người lao động trong lĩnh vực này. Ngoài ra luận văn còn có đề cập đến một số công ước quốc tế và một số qui định của các quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ người lao động ở lĩnh vực lao động, việc làm tiền lương để từ đó đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn cho pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bảo vệ người lao động trong lĩnh vực pháp luật lao động Việt Nam là một đề tài rất rộng, tác giả không có tham vọng giải quyết hết 3
  12. mọi vấn đề trên mà luận văn chỉ đi sâu tập trung vào bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm và tiền lương. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, tác giả tập trung đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thực tiễn tại thành phố Đà nẵng, để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy mọi tiềm năng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đồng thời các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh bình luận, qui nạp, diễn giải được sử dụng chủ yếu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương : Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Chương 2 : Thực trạng các qui định của pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng. 4
  13. Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, TIỀN LƢƠNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về bảo vệ ngƣời lao động Trong bất kỳ xã hội nào lao động vẫn luôn là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội. Ănghen viết : “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải thừa nhận rằng : Lao dộng đã tạo ra chính cả bản thân con người” [5, tr.210]. Như vậy xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ vào sản xuất vật chất. C.Mác viết : “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ là chúng ta sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng ta sản xuất bằng cái nào, với những tư liệu lao động nào”, đó chính là ựs thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó người lao động có vai trò quyết định [5,tr.220]. Trong quan hệ lao động luôn tồn tại sự bất bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao. Người lao động bị phụ thuộc về mặt tổ chức, phụ thuộc về kinh tế, phụ thuộc về môi trường làm việc Do đó quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó có quyền được bảo vệ việc làm, tiền lương ổn định là khó có thể được đảm bảo. Vì vậy một trong những nhiệm vụ hàng đầu của pháp luật nói chung là phải bảo vệ được người lao động khi tham gia vào các quan hệ lao động. Chính vì vậy mà hàng loạt các vấn đề đặt ra có liên quan trực tiếp đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động cần giải quyết một cách hợp lí như: bảo đảm quyền tự do việc làm của người lao động, đảm bảo an toàn về tính ạm ng sức khỏe Cùng với người lao động, công cụ lao động là thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất ngày càng được cải tiến. Chính sự chuyển đổi, cải tiến và hoàn thiện không ngừng này đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản 5
  14. xuất, xét cho cùng đây cũng là nguyên nhân cơ bản của sự cải tiến xã hội. Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự tiến triển của sản xuất, khoa học ngày càng đóng vai trò quan trong trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, lao động vẫn là nhân tố hàng đầu không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Cho dù ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển đến trình độ tự động hoá ở một số lĩnh vực, nhưng người lao động vẫn đóng vai trò then chốt trong việc quản lí và sử dụng các thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại. Chính vì thế hiểu theo nghĩa duy nhất, bảo vệ người lao động bao gồm mọi quá trình nhằm phòng ngừa, chống lại các nguy cơ xâm hại đến con người và cuộc sống của họ. Trong phạm vi luật lao động, có thể hiểu bảo vệ người lao động là phòng ngừa và chống lại mọi sự xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, tính ạm ng, quyền và lợi ích ủc a người lao động, từ phía người sử dụng lao động và trong quá trình lao động. Người lao động có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển, ổn định của một quốc gia và cũng là yếu tố quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở đâu có lực lượng lao động hùng mạnh thì ở đó kinh tế và xã hội được đảm bảo, phát triển một cách ổn định và thịnh vượng. Như vậy pháp luật thực hiện bảo vệ người lao động với tư cách là bảo vệ một chủ thể của xã hội. Trước hết là bảo vệ sức lao động, thu nhập và lợi ích từ lao động của họ. Và cao hơn nữa, là bảo vệ các nhu cầu cơ bản của người lao động như việc làm, các cơ hội phát triển Sự bảo vệ này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tránh việc người sử dụng lao động chèn ép, trục lợi, bóc lột sức lao động của người lao động. 1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ ngƣời lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lƣơng Kinh tế thị trường luôn mang tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường cũng chính vì điều đó, kinh tế thị trường đã trở thành một nền kinh tế có tác 6
  15. dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới quan hệ lao động là điều dễ thấy, bởi lẽ quan hệ này vừa chứa đựng yếu tổ kinh tế, vừa chứa đựng yếu tố xã hội sâu sắc. Hơn nữa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó gắn liền và không thể tách rời khỏi bản thân con người. Bởi vậy các quốc gia, khi xây dựng chính sách kinh tế - xã hội đều phải bảo vệ người lao động vì chỉ dựa vào thị trường, tự nó không thể đảm bảo được, vì đấy là do bản chất của cơ chế thị trường. Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trường đã mở ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và có cơ hội nâng cao đời sống. Sự cạnh tranh không chỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn cả trong lĩnh vực lao động, đã góp phần tạo ra nền kinh tế đa dạng và phong phú, năng động và tốc độ phát triển nhanh. Tuy vậy, để đáp ứng được tính nhu cầu và linh hoạt của thị trường, người sử dụng lao động phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất, từ đó các kế hoạch về việc làm cũng đương nhiên thay đổi. Bên cạnh đó, những tác động từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong những năm gần đây, khiến cho sức ép thị trường kinh tế ngày càng đè nặng lên những người sử dụng lao động. Họ phải tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại và phải cắt bỏ chi phí ộm t cách tối đa mới có thể đảm bảo tính linh hoạt theo nhu cầu của thị trường như : thuê mướn, tuyển dụng, tăng giảm lao động, tự do lựa chọn công việc và nơi làm việc. Tuy nhiên, do vị thế của người lao động là yếu hơn so với người sử dụng lao động, nếu không được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước thì người lao động sẽ bị thiệt thòi như: bị mất việc, cắt giảm lương một cách vô lí. Thêm vào đó với điều kiện kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, đòi hỏi trình độ công nghệ thường xuyên phát triển với tốc độ cao. Số lượng các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ra đời và hoạt động ngày càng nhiều, trong khi đó thị trường tiêu thụ không có chiều hướng 7
  16. gia tăng và có nhiều biến động bất thường. Nhiều người lao động trong nước bị thất nghiệp nhưng phải nhập lao động từ nước ngoài hoặc vì lí do thay đổi dây chuyền sản xuất mà doanh nghiệp có thể tuyển chọn lao động mới, để tránh việc đào tạo nâng cao tay nghề làm tốn kém chi phí của người sử dụng lao động Đó cũng là điều dễ hiểu trong cơ chế thị trường, vì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, giảm thiểu mọi chi phí như: lương và thu nhập và các điều kiện sống và làm việc của người lao động mà đáng lí họ phải được quyền hưởng và đối xử tốt hơn. Các quan hệ lao động không chỉ được thiết lập tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước mà còn trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, điều này đã khiến cho vấn đề kiểm soát và bảo vệ quyền và lợi ích ủc a người lao động càng trở nên khó khăn, phức tạp. Hơn nữa trong kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền mở rộng hoặc thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thậm chí là giải thể một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Ngoài ra với tính tự phát của cơ chế thị trường, có thể làm xuất hiện thời kỳ suy thoái trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Làm mất cân đối trong các ngành nghề và kéo theo hàng loạt các vấn đề xảy ra như : thất nghiệp, trật tự an toàn xã hội Tất cả các vấn đề trên của cơ chế thị trường đều có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống xã hội hằng ngày nhất là cuộc sống của người lao động mà nhà nước bằng pháp luật lao động phải can thiệp, bảo vệ họ nhằm hạn chế và giảm thiểu những vấn đề tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến người người lao động. Pháp luật lao động có sứ mệnh của mình là tồn tại và phát triển nhằm mục đích bảo vệ các quyền, lợi ích của người người lao động. Tư tưởng bảo vệ người người lao động được xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là “Vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động” [10,tr.3]; cho đến nay, hầu như tất cả các nước đều đề cập 8
  17. đến vấn đề này trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp luật về người lao động. Qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đời sống của nhân dân và người lao động. Điều này cũng đã thể hiện trong tất cả các văn kiện của Đảng. Do đó, để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định thì tất nhiên cuộc sống của người dân nói chung và nhất là người lao động làm công ăn lương phải được đảm bảo. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống của người lao động cũng cần phải từng bước được quan tâm và bảo vệ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới có thể đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu chính ủc a Đảng và Nhà nước đã đề ra, về chính sách bảo vệ con người nói chung và người lao động nói riêng. Tóm lại bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương vì rất nhiều lí do khác nhau, việc bảo vệ người lao động cần được đặt ra một cách cần thiết. Điều này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó pháp luật lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là ngành luật liên quan và bảo vệ trực tiếp đến người lao động. Pháp luật lao động bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương thông qua các qui định cụ thể mối quan hệ chủ yếu với người sử dụng lao động. Ngoài ra, pháp luật còn qui định các biện pháp bảo đảm thực hiện, để sự bảo vệ được thực hiện trên thực tế. Với sức mạnh và ưu thế của mình là có thể đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước, pháp luật lao động là công cụ có thể phát huy tác dụng tốt nhất để bảo vệ người lao động trong lao động nói chung, trong lĩnh vực việc làm, tiền lương nói riêng. 1.3. Lý luận về bảo vệ ngƣời lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lƣơng 1.3.1. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm Việc làm luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, khi có việc làm thì người lao động có nguồn thu nhập và có đời sống ổn định. Do vậy việc làm có 9
  18. ý nghĩa hết sức đặc biệt quan trọng đối với người lao động, nó là một trong các quyền thiêng liêng nhất của con người. Việc bảo đảm để người lao động có được việc làm và chống thất nghiệp là một vấn đề mang tính toàn cầu, là nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự tại các hội nghị thượng đỉnh cũng như các hoạt động của các tổ chức quốc tế nói chung. Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ngay từ khi thành lập tháng 5 năm 1919, trong lời nói đầu, điều lệ của mình đã ghi nhận là “chống nạn thất nghiệp, bảo đảm tiền công đủ sống” [34,tr.10]; Điều 23 Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc 1948, ghi nhận “mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện việc làm thuận lợi và chính đáng, được bảo vệ chống thất nghiệp”. Điều này được cụ thể hóa trong công ước về các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội của Liên Hợp Quốc năm 1996 là “Các quốc gia thành viên của công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp thuận, và các quốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này” [37,tr.324]. Điều 23 Tuyên ngôn về quyền con người (UDHR) qui định: “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp và theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi người đều có quyền lao động” “Cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử ”. Pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ quyền lao động của người lao động thông qua các quy định về việc làm, các quy định về quyền tự do lao động, lựa chọn việc làm của người lao động, các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và sa thải người lao động và các quy định xử phạt hành chính ốđ i với các hành vi, vi phạm quy định về việc làm và hợp đồng lao động. Theo bộ 10
  19. luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và được sửa đổi bổ sung 2012 thì việc làm được định nghĩa như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm " Bộ luật lao động đã dành hẳn chương II để quy định về việc làm, giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của cá doanh nghiệp và toàn xã hội. Những văn bản hiện hành đang trực tiếp điều chỉnh vấn đề việc làm của người lao động là nghị định số 39/2003/NĐ-CP và Thông tư số 39/2009/TT- BLĐTBXH Việc làm là một trong các yếu tố để đảm bảo quyền lao động của con người. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, xây dựng chính sách hỗ trợ việc làm để người lao động có khả năng lao động giải quyết việc làm cũng như để người sử dụng lao động tạo thêm việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó chương trình việc làm và quỹ việc làm của quốc gia cũng được nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng xây dựng. Do đó việc làm là một trong những quyền cơ bản của con người, không phân biệt giới tính, dân tộc Để bảo đảm quyền việc làm của người lao động pháp luật đã có qui định hợp lý: “người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, quyền làm việc theo đúng công việc và thời gian đã thỏa thuận với người sử dụng lao động”, đây là một trong những nội dung cơ bản của người lao động, tạo được cho người lao động tâm lý thoải mái và yên tâm đầu tư cho chất lượng của công việc. Ngoài ra vấn đề trợ cấp mất việc làm cũng được pháp luật đặc biệt quan tâm. Trợ cấp mất việc làm là khoản đền bù cho người lao động và để hỗ trợ họ tìm kiếm công việc mới. Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc 11
  20. làm trong những trường hợp mà được pháp luật Việt Nam quy định, đây cũng là bước đệm nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động trong thời gian tìm công việc mới. 1.3.2. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương Bảo vệ thu nhập tối thiểu nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc người lao động có quyền được hưởng từ các hoạt động lao động của họ trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nhất định. Các khoản thu nhập này có thể được tính bằng tiền hoặc hiện vật tương ứng, theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố. Như vậy thu nhập của người lao động trong quan hệ lao động là tổng hợp các khoản tiền hoặc lợi ích ậv t chất mà người sử dụng lao động phải trả, được ấn định trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở hợp đồng lao động trong công việc mà người lao động phải thực hiện. Về cơ cấu thu nhập của người lao động có thể bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản thu nhập bổ sung tiền lương cơ bản như: phụ cấp, tiền thưởng, các khoản thu nhập và phúc lợi khác Nhưng chủ yếu pháp luật lao động bảo vệ người lao động về các khoản thu nhập phải được hưởng theo qui định bắt buộc và trở thành nghĩa vụ của người sử dụng lao động trên cơ sở đã được xác lập thông qua hợp đồng lao động hoặc thực hiện nghĩa vụ theo qui định của pháp luật. Tuy vậy, bảo vệ tiền lương và thu nhập cho người lao động của các quốc gia còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cũng có thể khác nhau. Điều này được thể hiện trước hết ở việc quy định về mức lương tối thiểu. Lương tối thiểu là mức lương thấp trả cho việc thực hiện một công việc đơn giản nhất, nhẹ nhàng và trong điều kiện lao động bình thường, để làm căn cứ quy định các mức lương khác trả lương cho người 12
  21. lao động. Việc quy định mức lương tối thiểu này, nhà nước thường xuất phát từ giá sinh hoạt tối thiểu của cuộc sống trong một giai đoạn nhất định mà người lao động có thể tạm sống được. Trong Công ước số 95, của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ban hành 1952 có ghi nhận lương tối thiểu là “ nhằm bảo vệ người lao động, chống lại sự trả công thấp một cách quá đáng và đặc biệt là các nước đang phát triển” [36, tr.120]. Với điều kiện lương tối thiểu phải dựa trên cơ sở nhu cầu tối thiểu về đời sống, xét theo giá sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cường độ sử dụng lao động vì nó là sự cần thiết bảo vệ mức sống để có thể tái tạo lại sức lao động cho người lao động, nhất là các nước đang phát triển. Bởi các nước này, thường cung lao động lớn hơn cầu và chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo. Vì thế, nhà nước cần thiết phải sử dụng chính sách quy định lương tối thiểu để giới hạn, đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống người lao động không phải chịu trả công thấp hơn giá trị sức lao động. Như vậy, sự điều tiết của nhà nước bằng các quy định lương tối thiểu của các nước đang phát triển là do Chính phủ quy định, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai bên đại diện là người sử dụng lao động và người lao động. Do đó Điều 91 BLLĐ quy định “Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế- xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của hội đồng tiền lương quốc gia”. Như vậy việc quy định về tiền lương là một nội dung đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích ủc a người lao động giúp họ có thể tái tạo sức lao động, chống lại việc trả công thấp so với giá trị sức lao động, góp phần giảm thiểu sự chênh lệch đói nghèo quá mức trong xã hội, nhất là các nước kém phát triển đang trên đường hội nhập. 13
  22. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ thu nhập đời sống cho người lao động Tiền lương là một khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động có quyền được hưởng để tái tạo lại sức lao động, là khoản thu nhập đảm bảo cho việc ổn định chi tiêu sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của bản thân và gia đình họ. Bởi vậy, trong bất kỳ lúc nào và trường hợp nào cũng luôn được nhà nước quan tâm và quy định trong pháp luật lao động để bảo vệ trước hết là lợi ích của người lao động. Trong điều kiện thông thường, pháp luật lao động quy định người lao động được nhận lương đầy đủ theo đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu đời sống. Công Ước 95 năm 1949 của ILO về bảo vệ tiền lương cho người lao động có nội dung : “tiền lương đầy đủ là vấn đề quan trọng đầu tiên mà phải đúng mức đã được quy định hoặc đúng với các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không được trả thiếu, trả chậm hoặc khấu trừ lương của người lao động mà không có căn cứ. Nếu trong trường hợp có căn cứ được phép khấu trừ cũng phải nằm trong giới hạn luật định về mức độ khấu trừ với điều kiện người lao động phải được biết trước” [35, tr.270]. Thông thường pháp luật lao động đã quy định giới hạn về mức khấu trừ cho phép theo tỷ lệ phần trăm nhất định của mức lương hiện có, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống tối thiểu của người lao động. Về vấn đề này Điều 101 BLLĐ 2012 quy định: “ người lao động có quyền được biết lí do khấu trừ tiền lương của mình, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”. Trả lương trong trường hợp đặc biệt còn là việc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong những trường hợp làm việc với điều kiện không bình thường như: làm đêm, làm thêm giờ hoặc vì lý do làm ảnh 14