Luận văn Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam

pdf 85 trang vuhoa 24/08/2022 7960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bao_ve_co_dong_trong_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Ngọc Thanh Xuân, mã số sinh viên: 7701240664A, là học viên lớp Cao học Luật, Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng: Pháp luật và thực tiễn” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả điều tra, tổng hợp, nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, trích dẫn một số Điều luật, Nghị định, Thông tư và các Văn bản có liên quan. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh Xuân
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2. Argibank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 4. BKS Ban kiểm soát 5. CAR Tỷ lệ an toàn vốn 6. CTCP Công ty cổ phần 7. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 8. Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 9. FCB Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất 10. HĐQT Hội đồng quản trị 11. NHNN Ngân hàng nhà nước 12. NHTM Ngân hàng thương mại 13. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 14. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 15. Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 16. SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 17. TCTD Tổ chức tín dụng 18. TGĐ Tổng giám đốc 19. TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa 20. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 21. Trustbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng 22. VAMC tại Việt Nam 23. Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương 24. Vinamilk Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
  5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường ngân hàng Việt Nam, điều này dẫn đến việc số lượng ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng ngân hàng thương mại trong nước lại không vì mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế, mà một số những ngân hàng thương mại được thành lập chủ yếu phục vụ cho hệ thống kinh doanh sân sau của các cổ đông lớn nắm quyền chi phối trong ngân hàng thương mại. Do đó, khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với chất lượng hoạt động kém, nguy cơ đổ vỡ đã xảy ra. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trong suốt thời gian mở cửa thị trường tài chính chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời với những biến tướng xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì vậy, đã xuất hiện mô hình sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp phi ngân hàng, với nhóm cổ đông cá nhân hoặc giữa ngân hàng với ngân hàng. Hơn nữa, việc kinh doanh yếu kém đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần đứng bên bờ vực phá sản từ đó buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc bị nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Việc sở hữu chồng chéo trong hệ thống các ngân hàng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần trong ngân hàng thương mại. Chính những điều này đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông đang diễn ra một cách phổ biến trong thời gian gần đây. Với cùng hoạt động đầu tư nhưng phần lợi ích thì nhóm cổ đông lớn được hưởng trong khi rủi ro hay thiệt hại thì cổ đông nhỏ hoặc nhóm cổ đông không nắm quyền chi phối lại phải gánh chịu, điều này xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin đối với khoản đầu tư và đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán như làm suy giảm khả năng huy động vốn cổ đông trong và ngoài nước của các ngân hàng thương mại. Việc suy giảm đầu tư từ các cổ đông nước ngoài đã làm
  6. 2 cho hệ thống ngân hàng rất khó tiếp cận được với công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, điều hành của các nước trên thế giới. Do các cổ đông nước ngoài đầu tư vào hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thường sẽ đem theo công nghệ và kinh nghiệm để vận dụng vào hệ thống ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang trong giai đoạn tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính thì vấn đề thiết lập các hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nhằm để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Vì những lý do trên, Tác giả quyết định chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình với mong muốn đánh giá thực trạng pháp luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, pháp luật chứng khoán từ góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lợi ích của các cổ đông trong các công ty cổ phần thường không giống nhau, các cổ đông lớn thường nắm quyền chi phối và thực hiện các công việc theo hướng có lợi cho mình. Do đó, làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, tiêu biểu như sau : Sách ”Luật doanh nghiệp, Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn” của PGS –TS Bùi Xuân Hải, xuất bản năm 2011, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Đây là cuốn sách được phát triển trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ vào năm 2010. Dựa trên nền tảng của Luật doanh nghiệp 2005, PGS –TS Bùi Xuân Hải đã tập trung phân tích các vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật và
  7. 3 thực tiễn hoạt động của các công ty liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông, thành viên công ty. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số dưới góc độ pháp luật, thông qua các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”, của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang thực hiện năm 2008 tại Đại học Luật TP HCM đã tập trung phân tích các vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số nêu lên thực tiễn thực hiện pháp luật và so sánh thực trạng, thực tiễn với pháp luật của Vương Quốc Anh từ đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số để áp dụng cho các công ty cổ phần. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thái Hán thực hiện năm 2012 tại Đại học Luật Hà Nội đã tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới để đưa ra một số nghiên cứu tham khảo áp dụng nhằm xây dựng và bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, của tác giả Đinh Thị Kiều Trang, thực hiện năm 2009 tại Đại học Luật Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu đối với các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình vi phạm các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông trong các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam. Đề tài khoa học ”Bảo vệ cổ đông thiểu số: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
  8. 4 kiến nghị cho sửa đổi Luật doanh nghiệp”, của tác giả Phan Đức Hiếu – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, thực hiện năm 2014 tại Bộ kế hoạch và đầu tư. Tác giả tập trung nghiên cứu các thực tiễn quốc tế tốt về bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số như quyền, cơ chế bảo vệ và pháp luật bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số; đánh giá thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm phát huy vai trò của pháp luật về doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số. Hơn nữa, có rất nhiều bài báo, tạp chí bình luận về vấn đề bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần chủ yếu phân tích các khía cạnh của luật áp dụng vào thực tiễn có đủ cơ sở để bảo vệ các cổ đông nhà đầu tư: Bài viết “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”của tác giả Quách Thúy Quỳnh, Giảng viên khoa đào tạo thẩm phán Học viện tư pháp, đăng trên tạp chí Luật học số 4/2010. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra 4 kiến nghị liên quan đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số như: cải thiện quyền biểu quyết của cổ đông thiểu số, tăng cường quyền tiếp cận thông tin, sửa đổi quy định về tỷ lệ bỏ phiếu, tăng cường các quyền khắc phục của cổ đông. Bài viết “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thị Xuân Huế, Cục quản lý đăng ký kinh doanh1, bài viết tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam dựa theo đánh giá của World Bank. Nhìn chung, phần lớn các vấn đề được nêu trong những bài nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ bị cổ đông lớn xâm phạm đến quyền lợi. Những giao dịch nội gián, bị chèn ép và bị lãng quên bởi những người quản lý công ty hay chính bởi các cổ đông lớn dẫn đến thiệt hại cho các cổ đông nhỏ. Từ những phân tích nhận định đó các nhà nghiên cứu 1 Lê Thị Xuân Huế (2017), “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đăng trên web kinh tế và dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư ( so-o-viet-nam thuc-trang-va-giai-phap.html) đăng ngày 01/08/2017, truy cập ngày 07/10/2018
  9. 5 đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện luật pháp để nâng cao việc bảo vệ cổ đông tạo ra môi trường đầu tư minh bạch. Phạm vi nghiên cứu của các đề tài, luận văn tập trung là các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Về tổng thể, Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng là một trung gian tài chính nó thúc đẩy sự phát triển của dòng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, gần đây việc điều hành kinh doanh của các ngân hàng liên tục xảy ra nhiều biến động mà chủ yếu là các cổ đông lớn trong suốt thời gian dài đã dùng quyền để chi phối những nhà quản lý ngân hàng thực hiện các giao dịch nội gián, cũng như không minh bạch thông tin điều này đã làm xâm phạm đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư dẫn đến nhiều thiệt hại. Chính vì vậy, việc Tác giả chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” với nội dung trọng tâm phân tích về việc bảo vệ cổ đông ở lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần đang diễn ra trong thực tiễn với bối cảnh Ngân hàng nhà nước đang thực hiện việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, hoàn toàn không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố trước đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số lý luận về quyền lợi của các cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010, đồng thời đánh giá thực trạng bị xâm hại quyền lợi của cổ đông nhỏ, cổ đông không chi phối từ phía cổ đông lớn nắm quyền chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã diễn ra trong thời gian vừa qua. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
  10. 6 4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, chủ yếu là sử dụng Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp lý có liên quan đến việc bảo vệ cổ đông. Tác giả sẽ đưa vào thực trạng một số bất cập đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần làm tình huống để phân tích. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số quy định của pháp luật nước ngoài làm tham chiếu để phân tích, so sánh với những quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung ở các quy định của pháp luật tại Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản pháp lý có liên quan về việc bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần. Luận văn không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông trong ngân hàng Thương mại cổ phần ở khía cạnh kinh tế học, xã hội học cũng như các quy định pháp luật khác không liên quan. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu để làm rõ những mục đích nghiên cứu, chi tiết như sau: Phương pháp nghiên cứu luật học: dùng để nhận diện những vấn đề pháp lý đang trục trặc, lựa chọn ra giải pháp cũng như đưa ra những lập luận cho quan điểm về những vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích luật viết: sử dụng để phân tích sâu vào nội dung của các quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật để đưa ra những nhận định đối với quy định của luật hiện hành như: Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Điều lệ và Quy chế quản trị của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm hiểu rõ ý chí của nhà làm luật để giải thích về những quy định của luật. Phương pháp so sánh: để thấy điểm giống nhau và khác nhau giữa khung pháp lý về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần so với công ty cổ phần.
  11. 7 Ngoài các phương pháp nói trên, Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn và dùng sự kiện để chứng minh nhận định nên ra trong luận văn. 6. Câu hỏi nghiên cứu Toàn bộ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi xung quanh việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần, như sau: Thứ nhất, quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số tại các ngân hàng thương mại cổ phần có sự khác biệt gì so với việc bảo vệ cổ đông thiểu số tại các công ty cổ phần? Thứ hai, những quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam đã đủ để bảo vệ cho cổ đông và cổ đông thiểu số trước những biến động của thị trường và trước sự áp đảo của cổ đông lớn chưa? Thứ ba, cần điều chỉnh những quy định pháp luật nào để có thể giảm bớt những thiệt hại mà các cổ đông phải gánh chịu trước sự yếu thế so với nhóm cổ đông lớn? 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 2 Chương : Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Thực trạng bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện
  12. 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần. 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Về lịch sử, CTCP ra đời dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế, sau loại hình công ty đối nhân nhưng lại là loại hình công ty đối vốn đầu tiên. CTCP xuất hiện khi nhu cầu vốn của các nhà kinh doanh gia tăng mà năng lực của họ không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động, từ đó mô hình CTCP ra đời và sau này được pháp luật hoàn thiện thành định chế pháp lý. Theo nghiên cứu mới nhất về lịch sử hình thành, CTCP ra đời từ năm 3000 trước công nguyên ở vùng Địa Trung Hải, tuy nhiên trong giai đoạn đầu CTCP chỉ là sự bỏ vốn vào hoạt động của các cá nhân vào tổ hợp hoặc là hội trong lĩnh vực hàng hải là chủ yếu.2 Mãi cho đến năm 1600, mô hình CTCP chính thức được hình thành là công ty Đông Ấn (East India Company) ở nước Anh, nó được thành lập bởi một nhóm gồm 218 cổ đông hoạt động trong lĩnh vực hải cảng và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn. Đến năm 1874 công ty này bị giải thể do hết thời hạn cấp phép và không được gia hạn. Ở nước Anh, việc các CTCP ra đời đã tạo nên thị trường mua bán giao dịch cổ phần, các nhà đầu cơ đã làm lủng đoạn thị trường gây nên cơn sốt giá. Do đó, việc thành lập CTCP bị buộc phải xin phép thành lập với rất nhiều điều kiện ràng buộc và thời gian cấp phép chỉ từ 20 năm đến 50 năm. Ngoài ra, CTCP vào thời kỳ này chỉ được thành lập dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế, hàng hải còn các ngành nghề khác thì theo hình thức hùn hạp cùng làm và chịu trách nhiệm liên đới. Chính vì những bất cập trên nên số lượng các CTCP được thành lập ở Anh giảm mạnh để chuyển sang thành lập tại Mỹ, buộc chính quyền Anh thay đổi những quy định cứng nhắc đối với việc thành lập CTCP. Từ năm 1720 cho đến năm 1862, các 2 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, các chi tiết trình bày được tóm gọn từ trang 32 đến trang 38 của tài liệu này.
  13. 9 CTCP được thành lập theo luật về CTCP với trách nhiệm hữu hạn. Ở Mỹ, loại hình CTCP phát triển mạnh hơn so với ở Anh, ban đầu mô hình này được thành lập chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xây dựng giao thông đường sắt. Nguyên nhân là do ngành xây dựng đường sắt cần nhiều nguồn vốn tài trợ mà thị trường chứng khoán ở New York phát triển mạnh và cũng tại nơi này, năm 1811 chính quyền ban New York đồng ý công bố luật về tính trách nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Chính vì thế, mọi nguồn vốn đầu tư trên thế giới vào thời điểm này đã đổ về New York và tính trách nhiệm hữu hạn trở nên phổ biến vì bang nào không dùng đến tính trách nhiệm hữu hạn thì sẽ không thể thu hút dòng vốn đầu tư vào bang đó. Tại Việt Nam, các mô hình công ty cổ phần được du nhập khi Việt Nam là thuộc địa của các nước tư bản như Bộ luật thương mại 1807, Luật công ty TNHH 1925, Dân luật Bắc Kỳ 1931, và Dân luật Trung Kỳ 1936 – 1938 lần lượt được dịch các mô hình công ty theo pháp, luật của các nước thực dân ra tiếng việt3. Từ sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975 và cho đến những năm đầu của thập niên 80 thì tất cả hình thức Công ty không hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm về mô hình công ty trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà nó được hiểu theo hình thức kinh doanh. Hai chữ “Công ty” trong thời bao cấp vẫn được dùng để chỉ một số nhà máy, xí nghiệp quốc doanh sản xuất và cung cấp dịch vụ4. Cuối năm 1987, đánh dấu cột mốc xuất hiện loại hình công ty TNHH trong Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/19875. Cùng thời gian này, các quỹ tín dụng xuất hiện “như nấm sau cơn mưa”6, đến năm 1990 đã có đến 7000 các quỹ tín dụng được thành lập và huy động hơn 350 tỷ đồng, một hình thức sơ khai của công ty cổ phần đã được hình thành. 3 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 192 4 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195 5 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 50, 51 6 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195
  14. 10 Khi Luật công ty được ban hành vào ngày 21/12/1990 thì mô hình CTCP mới được pháp luật thừa nhận và áp dụng trong đời sống kinh doanh của người Việt Nam. Để điều chỉnh và áp dụng kịp thời với các loại hình kinh doanh sau thời điểm Luật công ty được ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới dạng CTCP như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân, nó được hiểu là các Ngân hàng thương mại cổ phần là hình thức hoạt động của CTCP hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần. Hình thức sơ khai của ngân hàng trong lịch sử có thể được hình thành trước khi con người phát minh ra tiền, vì ban đầu với những tài sản là lương thực như: ngũ cốc, nông sản, gia cầm rồi sau này đến vàng, trong thời gian chưa sử dụng hết các nhà tư bản đem gửi tại các đền thờ - đây là nơi an toàn nhất vào thời điểm này. Do đó, các đền thờ trong thời kỳ này giống như 1 ngân hàng là nơi cất trữ tài sản và phục vụ cho các tầng lớp quý tộc, nhà buôn, hoàng triều và thời điểm này ngân hàng sơ khai không dành người dân bình thường trong xã hội. Hoạt động ngân hàng phát triển từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng Địa Trung Hải. Tại Ai Cập, ngũ cốc đã được sử dụng như loại tiền tệ bên cạnh các kim loại quý như vàng, bạc. Thời đó, ngân hàng hoạt động với hệ thống tín dụng thương mại, trong đó, việc thanh toán chỉ cần ghi sổ từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán mà không cần sử dụng tiền mặt. Đây là nghiệp bù trừ hay thanh toán điện tử của các ngân hàng hiện đại. Thời kỳ đầu, ngân hàng hoạt động với một số nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, chuyển tiền, bảo hộ tiền, cho vay. Ngành ngân hàng trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử hình thành từ thời thượng cổ đến thời kỳ trung cổ và bị gián đoạn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã, cho đến thời kỳ phục hưng ngành ngân hàng mới được phục hồi và phát triển mạnh.
  15. 11 Đến thế kỷ thứ 17, loại hình ngân hàng hiện đại mới xuất hiện trên thế giới với các ngân hàng được thành lập: năm 1609 ở Hà Lan, năm 1619 ở Đức và năm 1694 ở Anh. Ở Việt Nam, Ngân hàng Quốc gia chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/05/1951 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 1945 – 1975 thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam ngân hàng trong thời kỳ này chủ yếu là nơi cất giữ tiền để phục vụ chiến tranh và thực hiện các nghiệp vụ đơn giản như cho vay để phát triển sản xuất. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976 – 1985, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước sang giai đoạn cải tiến và mở rộng hoạt động của ngân hàng theo Quyết định 32/CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đối với các xí nghiệp quốc doanh. Giai đoạn thực hiện đổi mới toàn diện và sâu sắc hệ thống ngân hàng từ năm 1986 đến nay nền kinh tế được chuyển dịch dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước được điều chỉnh theo Luật các tổ chức tín dụng 2010. 1.1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài
  16. 12 nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".7 Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn, là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, thu hút vốn từ nơi nhàn rỗi và đưa vốn đến những nơi thiếu hụt, đây chính là hoạt động chính của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngoài những chức năng nêu trên NHTM còn được định nghĩa tại khoản 2 điều 4 luật các Tổ chức tín dụng, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay tiền với mục tiêu mang lại lợi nhuận. Ngoài ra, NHTM còn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ trong xã hội. 1.1.2.2.Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại Theo quy định tại Điều 32 Luật các TCTD 2010 quy định “Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)”. Như vậy, với mô hình của NHTMCP là 1 loại hình của công ty cổ phần với đầy đủ cơ cấu tổ chức của loại hình công ty cổ phần quy định trong Luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ở NHTMCP gồm nhiều phòng ban và cấp quản lý đặc biệt hệ thống kiểm soát nội bộ khá lớn. Tuy nhiên, bộ máy quản lý chính tại NHTMCP được phân biệt theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng NHTMCP thì bộ máy quản trị điều hành cũng sẽ khác nhau tuy nhiên nhìn chung tất cả các TCTD hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì bộ máy quản trị điều hành đều phải có: hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban Tổng giám đốc. Tổng 7 hang-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi-truong thứ 3 ngày 12/04/2017
  17. 13 giám đốc sẽ chi phối điều hành các công việc hằng ngày vì vậy dưới ban tổng giám đốc sẽ có bộ máy trực thuộc để hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn năng lực của bộ máy quản trị NHTMCP được quy định rất rõ trong Luật các TCTD, ngoài ra thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản trị điều hành như thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phải được sự phê chuẩn của NHNN dựa theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ chức năng của bộ máy điều hành NHTMCP như sau: Hội đồng quản trị: Giữ vai trò quản trị TCTD, số lượng thành viên tối thiểu là 5 thành viên và tối đa là 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD. Ngoài ra, Chủ tịch của Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị hoặc quản lý điều hành tổ chức tín dụng khác8. Ban kiểm soát: Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ của TCTD, tình hình tài chính trong việc quản trị điều hành TCTD chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, ban kiểm soát còn có bộ phận giúp việc là bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Số thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu là 3 người, đồng thời số thành viên của ban kiểm soát tối thiểu một phần hai là thành viên chuyên trách. Trong đó, một người làm trưởng ban kiểm soát hoạt động theo chế độ chuyên trách, nhiệm kỳ của ban kiểm soát là không quá 5 năm9. Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của TCTD, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Tổng giám đốc phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc. 8 Điều 34 và điều 62 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 9 Điều 44 và điều 45 Luật các Tổ chức tín dụng 2010
  18. 14 1.1.2.3 Mối quan hệ giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành trong điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Các TCTD ở Việt Nam có thể được thành lập dưới các dạng: công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên hoặc có thể là hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn các TCTD trong nước được thành lập theo mô hình công ty cổ phần. Do đó, các NHTMCP bản thân chúng là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Nhưng nó là công ty cổ phần với loại hình đặc biệt cơ cấu tổ chức và thành lập NHTMCP chịu sự chi phối bởi Luật doanh nghiệp và Luật các TCTD. Trên nền tảng quy định của Luật doanh nghiệp, NHTMCP còn phải tuân thủ các quy định của Luật các tổ chức tín dụng từ việc thành lập cho đến tổ chức hoạt động, điều hành trong NHTMCP. Vì các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên trước khi thành lập các TCTD phải có đủ các điều kiện thành lập mới được cấp phép như: vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng10, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức hoạt động. Đối với mô hình hoạt động của NHTMCP thì giống mô hình hoạt động của công ty cổ phần tuy nhiên trong Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ các thành phần quản trị điều hành bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc trong khi trong tại điều 134 Luật doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần được lựa chọn cơ cấu tổ chức hoạt động theo hai mô hình có ban kiểm soát hoặc không có ban kiểm soát. Như vậy, với quy mô phải có tối thiểu 100 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa11 và ngành nghề kinh doanh đặc thù nên tất các các NHTMCP đều phải hoạt động theo mô hình phải có ban kiểm soát và ban kiểm soát giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành giám sát hoạt động của ngân hàng. 10 Nghị định 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 của Ngân hàng nhà nước về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng 11 Khoản 6 điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 2010