Luận văn Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người

pdf 110 trang vuhoa 23/08/2022 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bao_ho_quyen_tac_gia_truoc_nhung_xam_pham_tu_intern.pdf

Nội dung text: Luận văn Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH ĐỨC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRƢỚC NHỮNG XÂM PHẠM TỪ INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM: PHÂN TÍCH DƢỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH ĐỨC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRƢỚC NHỮNG XÂM PHẠM TỪ INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM: PHÂN TÍCH DƢỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƢỜI Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung HÀ NỘI – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Anh Đức
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI 7 1.1. Tƣ tƣởng về quyền tác giả, quyền liên quan với tƣ cách một quyền tự nhiên của con ngƣời 8 1.1.1. Tƣ tƣởng về quyền đối với tài sản trí tuệ thời cổ - trung đại ở phƣơng Tây và phƣơng Đông 8 1.1.2. Tƣ tƣởng về quyền đối với tài sản trí tuệ thời hiện đại trong hệ tƣ tƣởng về các quyền con ngƣời. 16 1.2. Khái niệm quyền tác giả, quyền liên quan trong các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời 21 1.2.1. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) 22 1.2.2. Những khái niệm cơ bản theo luật nhân quyền quốc tế 25 1.2.3. Sự khác nhau giữa khái niệm “quyền” và “bảo hộ quyền” 28 1.3. Nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trƣớc những xâm phạm trên internet 29 1.3.1. Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật trên internet 30 1.3.2. Nội dung bảo hộ quyền liên quan trên internet 30 1.4. Giới hạn quyền tác giả vì lợi ích phát triển cộng đồng 33 1.4.1. Giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan dƣới giác độ luật nhân quyền quốc tế 33
  5. 1.4.2. Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet và sự cân bằng cần thiết với các quyền con ngƣời khác 35 1.5. Quan điểm bảo vệ quyền con ngƣời trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan trên internet nhìn từ pháp luật một số quốc gia tiêu biểu 38 1.5.1. Hoa Kỳ 39 1.5.2. Khối Cộng đồng chung châu Âu (EU) 41 1.5.3. Nhật Bản 42 1.5.4. Anh quốc 43 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 44 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRƢỚC NHỮNG XÂM PHẠM TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM 45 2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và quyền liên quan trên internet 45 2.1.1. Khái quát về hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 45 2.1.2. Nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 56 2.1.3. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 63 2.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên internet tại Việt Nam. 66 2.3. Nguyên nhân dẫn tới các xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên internet tại Việt Nam 70 2.3.1. Nguyên nhân từ chính sách pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan 70 2.3.2. Nguyên nhân từ cơ chế thực thi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan . 72 2.3.3. Nguyên nhân về văn hóa – xã hội Việt Nam. 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 78
  6. Chƣơng 3. KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRÊN INTERNET TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BẢO VỆ QUYỀN Ở VIỆT NAM 79 3.1. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền trên internet của Hoa Kỳ 79 3.1.1. Tính đa dạng của các biện pháp tự bảo vệ 80 3.1.2. Các chế tài có tính răn đe cao 81 3.1.3. Biện pháp giáo dục về nhận thức 82 3.1.4. Bài học cho Việt Nam 84 3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua internet tại Pháp 84 3.2.1. Biện pháp dân sự 85 3.2.2. Biện pháp khuyến khích ngƣời dùng 86 3.2.3. Bài học cho Việt Nam 87 3.3. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 87 3.3.1. Biện pháp dân sự 87 3.3.2. Biện pháp giáo dục về nhận thức 88 3.3.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý 89 3.3.4. Bài học cho Việt Nam 90 3.4. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Úc 90 3.4.1. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế 90 3.4.2. Bài học cho Việt Nam 91 3.5. Những giải pháp thúc đẩy bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet ở Việt Nam 92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 95 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
  7. TỪ VIẾT TẮT UDHR – Universal Declaration on Human Right 1948 ICESCR – International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights 1966 WIPO – World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) WCT – WIPO Copyright Treaty 1996 WPPT – WIPO Performances and Phonograms Treaty 1996 HRC – Human Right Coucil (Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc) SCCR – Standing Committee on Copyright and Related Rights (Ủy ban thƣờng trực về quyền tác giả, quyền liên quan) CHXHCN – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DMCA – Digital Millennium Copyrights Act. TPMs – Technical Protection Measurements. RMI – Right Management Information ISP – Internet Supply Provider. EU – European Union CDPA – Copyright, Designs and Patents Act MPAA – Motion Picture Association of America (Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ). VTV – Đài truyền hình Việt Nam RIAA – Recording Industry Association of America (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ)
  8. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Điều 27 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền được bảo vệ các lợi ích về vật chất và tinh thần là kết quả của bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là chủ sở hữu” [59, Điều 27]. Điều này cũng đƣợc tái khẳng định tại điều 15 (1) (c) Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Ngoài ra, còn rất nhiều công ƣớc quốc tế khác cũng đã nhấn mạnh việc bảo hộ quyền tác giả chính là nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con ngƣời về kinh tế và văn hóa. Theo pháp luật Việt Nam, “nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hƣởng lợi ích từ các hoạt động đó” đƣợc ghi nhận và nghĩa vụ của Nhà nƣớc về bảo hộ quyền tác giả cũng đƣợc Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 40. Năm 2009, Hội đồng châu Âu đã công bố bản báo cáo về “Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền con ngƣời”, trong đó khẳng định việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan là yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh các sáng tạo văn học, âm nhạc và nghệ thuật, làm phong phú thêm di sản văn hóa quốc gia cũng nhƣ phổ biến các sản phẩm của văn hóa và thông tin đến với công chúng. Qua đó có thể thấy rằng việc bảo hộ quyền tác giả, theo quan điểm của Hội đồng châu Âu, không chỉ nhằm bảo vệ những quyền con ngƣời cơ bản cho chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà còn là biện pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận của công chúng tới các sản phẩm trí tuệ. Xem xét từ khía cạnh pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hầu hết các quan điểm đều cho rằng các phát minh – sáng tạo của con ngƣời là những tài sản vô hình. Trong khi đó quyền đối với tài sản là một trong những quyền con ngƣời cơ bản đã đƣợc ghi nhận trong các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời. Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam cho thấy còn một khoảng trống lớn trên thực tế khiến các hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng phức 1
  9. tạp hơn, đặc biệt là các xâm phạm từ môi trƣờng internet. Tính đến hết quý III năm 2012, Việt Nam đứng thứ 18 trong số 20 quốc gia sử dụng internet nhiều nhất thế giới và xếp thứ 7 trong khu vực châu Á. Với bối cảnh một quốc gia nghèo, nhu cầu rất cao về thông tin và tri thức mới đã khiến cho internet càng có tác động mạnh hơn ở Việt Nam. Trong khi đó, nhận thức về bản quyền tác giả của đại đa số ngƣời sử dụng cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ thông tin còn rất hạn chế. Thậm chí có nhiều nhà cung cấp còn cố ý không chấp hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đối với quyền tác giả để thu lợi bất hợp pháp. Điều đó khiến cho các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trƣờng internet ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn. Xét về hậu quả lâu dài, chính công chúng là chủ thể phải chịu thiệt thòi khi mất đi cơ hội tiếp cận các tác phẩm có giá trị bởi công sức lao động sáng tạo đã không đƣợc tôn trọng, bảo vệ theo các quy định của pháp luật. Do đó, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trƣớc những xâm phạm nói chung và cụ thể hơn, bảo hộ quyền tác giả trƣớc những xâm phạm từ internet chính là việc bảo vệ các quyền cơ bản của con ngƣời, đặc biệt đối với các quyền về kinh tế và văn hóa. Cân nhắc những giá trị của bảo hộ quyền tác giả cũng nhƣ tính phức tạp từ thực tiễn xâm phạm bản quyền tác giả từ internet trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nhận thức rằng mức độ nghiêm trọng của vấn đề không chỉ là câu hỏi dành cho các nhà quản lý mà chính là sự xâm phạm đến các quyền cơ bản của con ngƣời đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận. Do đó tôi lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả trƣớc những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dƣới góc độ quyền con ngƣời” cho việc bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành thạc sĩ pháp luật về quyền con ngƣời. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn xác định hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả với những chuẩn mực pháp luật nhân quyền quốc 2
  10. tế. Thứ hai, đƣa ra giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet tại Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu. Cụ thể là: - Thứ nhất, luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích một số quy phạm pháp lý cụ thể về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trên thông qua các quy định pháp luật quốc tế bảo đảm các quyền con ngƣời về kinh tế và văn hóa. Từ đó so sánh mức độ tƣơng thích giữa pháp luật thực định của quốc gia với các tiêu chuẩn bảo đảm quyền con ngƣời trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trƣớc những xâm phạm trên internet. - Thứ hai, trên cơ sở phân tích các công cụ pháp lý, thực tiễn xâm phạm quyền tác giả qua internet tại Việt Nam và kinh nghiệm vảo vệ quyền tại một số quốc gia trên thế giới để đƣa ra kiến nghị giải pháp nâng cao khả năng bảo vệ, thúc đẩy quyền. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn nghiên cứu về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet với tƣ cách là một trong các quyền con ngƣời về kinh tế và văn hóa đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật nhân quyền quốc tế. Từ đó, làm rõ vai trò của chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo đảm các quyền con ngƣời là nhà nƣớc trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả trƣớc những xâm phạm từ internet. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác giả trên internet nói riêng và quyền con ngƣời nói chung. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
  11. Luận văn đƣợc tiến hành dựa trên nhóm Quyền tác giả và quyền liên quan; nhóm quyền con ngƣời cơ bản về kinh tế và văn hóa đƣợc ghi nhận theo luật nhân quyền quốc tế và Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ internet. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này giới hạn nghiên cứu trong phạm vi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trƣớc những xâm phạm từ internet. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Vấn đề Bảo hộ quyền tác giả trƣớc những xâm phạm từ internet có thể coi là điểm xung đột giữa hai lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt Nam nên việc nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề vẫn chƣa có những dấu ấn rõ rệt. Điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nƣớc cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả trên internet mới chỉ đƣợc thực hiện nghiên cứu dƣới góc độ chuyên ngành luật dân sự chủ yếu tại Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội hay dƣới góc độ nghiên cứu khoa học quản lý với các công trình nghiên cứu bảo vệ tại Khoa Khoa học quản lí trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG Hà Nội. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: (1). Hoàng Thị Diệu Thƣơng, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên internet tại Việt Nam, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2009 ngành Khoa học quản lý. (2). Cao Ngọc Tâm, Những khó khăn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) trong môi trường kỹ thuật số, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2011 ngành Khoa học quản lý. (3). Quản Tuấn An, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học – chuyên ngành luật dân sự tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2009. 4
  12. (4). Lê Hải, Nguyên nhân vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2012 tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội chuyên ngành luật dân sự. Xét thấy phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật bảo hộ quyền tác giả mà chủ yếu phân tích dƣới góc độ bảo đảm quyền con ngƣời về kinh tế và văn hóa với tƣ cách là một quyền phổ quát có giá trị quốc tế. Do vậy trƣớc khi đi sâu nghiên cứu, cần phải xem xét một số công trình nghiên cứu từ một số quốc gia trên thế giới với nội dung gần với chủ đề của luận văn. Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ: (1). Công trình nghiên cứu của S.G. Hombal và K.N. Prasad với tiêu đề: “Bảo vệ bản quyền kỹ thuật số: Những vấn đề trong môi trường thư viện kỹ thuật số” (2). Công trình nghiên cứu của Christoph Beat Graber với tiêu đề: “Quyền tác giả và khả năng tiếp cận – Một quan điểm về quyền con người” (3). Báo cáo của nhóm chuyên gia Hội đồng châu Âu về Quyền con ngƣời trong xã hội thông tin mang tên: “Quyền tác giả và quyền con người” (4). Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu tại Bỉ với tiêu đề: “Quyền tác giả trong thị trường kỹ thuật số chung châu Âu” (5). Công trình nghiên cứu của Cục công nghiệp và thƣơng mại Hồng Kông về “Bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” (6). Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Mihály Ficsor, báo cáo tại Hội nghị quốc tế về quyền tác giả và quyền con ngƣời trong thời đại thông tin: Xung đột hay hài hòa cùng tồn tại? với tiêu đề: “Cân bằng quyền tác giả với tư cách một quyền con người với các quyền con người khác” (7). Công trình nghiên cứu của Primavera De Filippi, “Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số: Từ sở hữu trí tuệ đến tài sản vô hình” 5
  13. (8). Công trình nghiên cứu: “Quyền con người và bản quyền: Giới thiệu về Luật tự nhiên và đối chiếu với Luật bản quyền của Hoa Kỳ” của tác giả Orit Fischman Afori (9). Nghiên cứu của Lea Shaver và Caterina Sganga: “Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa: Về quyền tác giả và quyền con người” 6. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Việt Nam trong mối tƣơng quan với luật nhân quyền quốc tế. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin. Cùng với việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung bao gồm phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp từ góc độ lý luận về quyền con ngƣời nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cầu gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1. Quyền tác giả, quyền liên quan trong lí thuyết về quyền con ngƣời Chƣơng 2. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trƣớc những xâm phạm trên internet ở Việt Nam Chƣơng 3. Kinh nghiệm xử lí xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trấn internet tại một số quốc gia và giải pháp thúc đẩy bảo vệ quyền ở Việt Nam 6
  14. Chƣơng 1 QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI Cần phải nhấn mạnh rằng, việc nhìn nhận quyền tác giả, quyền liên quan dƣới góc độ một quyền con ngƣời cơ bản có một sự khác biệt lớn so với các quan điểm mang tính chất pháp luật dân sự chuyên ngành. Bởi lẽ, việc ghi nhận một quyền con ngƣời bất kỳ luôn có tính chất định hƣớng và bao quát trong khi các chuyên ngành pháp luật mới chính là nơi thể hiện rõ nhất phạm vi ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ, thúc đẩy quyền tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Mặt khác, nói đến nguồn gốc của sự ghi nhận các quyền con ngƣời nói chung là do ảnh hƣởng từ học thuyết về quyền tự nhiên, trong đó quyền của con ngƣời đối với lợi ích từ việc bảo vệ các quyền lợi về vật chất và tinh thần là kết quả từ các sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật là nói đến việc bảo vệ mối liên hệ cá nhân giữa tác giả và sáng kiến của họ và giữa con ngƣời, cộng đồng, hoặc các nhóm khác với các di sản văn hoá tập thể của họ, cũng nhƣ các lợi ích vật chất cơ bản mà cần thiết cho phép tác giả có đƣợc mức sống thích đáng. Trong khi đó, bản chất của pháp luật chuyên ngành bảo hộ quyền tác giả là bắt nguồn từ những đảm bảo về lợi ích kinh tế. Hơn nữa, “phạm vi của việc bảo vệ các nhu cầu vật chất và tinh thần của tác giả được quy định trong Điều15 (1,c), không nhất thiết phải trùng với những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật quốc gia hay các quốc tế” [11, tr. 172-173]. Vấn đề đặt ra là quyền tác giả, quyền liên quan có phải là những quyền tự nhiên vốn có của con ngƣời, phục vụ cho chính nhu cầu sống, tồn tại và phát triển của con ngƣời hay chỉ là một sản phẩm phái sinh, tức là một quyền pháp lý đƣợc sinh ra trên cơ sở những quyền con ngƣời vốn có khác? Chƣơng 1 7
  15. của luận văn mang tên “quyền tác giả, quyền liên quan trong lý thuyết về quyền con ngƣời” sẽ nhằm trả lời cho vấn đề này. Mục đích của luận văn, do đó cũng hƣớng đến việc làm rõ quyền tác giả, quyền liên quan là những quyền con ngƣời và việc bảo vệ những quyền này là đòi hỏi mang tính tất yếu, tự nhiên trong tiến trình phát triển chung của xã hội loài ngƣời, đặc biệt là tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền trong thời đại phát triển mạnh mẽ của internet hiện nay. Đồng thời làm rõ những giới hạn của việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet nhằm đạt đƣợc sự cân bằng trong mối tƣơng quan với các quyền con ngƣời khác, đặc biệt là các quyền về phát triển con ngƣời. 1.1 Tƣ tƣởng về quyền tác giả, quyền liên quan với tƣ cách một quyền tự nhiên của con ngƣời Lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết quyền con ngƣời nói chung đã đƣợc ghi nhận từ thời cổ đại với những tên tuổi không thể bị lãng quên nhƣ các bậc hiền triết Aristotle (384 – 322 TCN), Zeno (xứ Xiti, 333 – 264 TCN), Socrates (469 – 339), gần hơn có Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704), Thomas Paine (1731 – 1809) Mặc dù họ, những bậc hiền triết vĩ đại, có thể có những quan điểm, luận thuyết khác nhau và theo những trƣờng phái khác nhau (trƣờng phái tự nhiên hay pháp lý) về vấn đề quyền con ngƣời, song tựu chung, họ đã cho thế hệ của chúng ta và những thế hệ mai sau những giá trị vô giá, là những giá trị cốt lõi giúp cho khoa học về quyền con ngƣời ngày càng đƣợc củng cố, trong đó bao gồm hệ lý luận về quyền tác giả, quyền liên quan. 1.1.1 Tư tưởng về quyền đối với tài sản trí tuệ thời cổ - trung đại ở phương Tây và phương Đông 8
  16. Những khái niệm cơ bản về tài sản trí tuệ đã đƣợc đƣa ra từ rất sớm vào “khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bởi nhà triết học Aristotle” [38, tr.3]. Và ngay “từ thời kỳ cổ đại của các đế chế Hy Lạp và Rome, người ta đã cho rằng việc sao chép (plagiarism) là một hành động đê hèn và bị lên án rộng rãi” [67, tr.11]. Ở Hy Lạp cổ đại, ngƣời ta có thể xác định ít nhất là ý tƣởng về một cơ chế dựa trên sự khuyến khích trong đó một nhà phát minh tiềm năng đƣợc khuyến khích việc tiết lộ một cái gì đó mới và hữu ích cho xã hội. Sự khuyến khích có thể mang hình thức của một phần thƣởng giải thƣởng hoặc độc quyền trong đóng góp của nhà phát minh. Một trong những dạng thức sớm nhất của cơ chế dựa trên khuyến khích có thể đƣợc tìm thấy ở lãnh địa Sybaris, một thuộc địa Hy Lạp ở miền nam Italy đã tồn tại từ năm 720-510 trƣớc Công nguyên. Đƣợc biết đến với lối sống xa hoa, Sybarites đƣợc cho là đã ban hành một luật mà theo đó tạo độc quyền cho những ngƣời đã tạo ra một số thú vui ẩm thực nhƣ nhà sử học Phylarcus, nhà văn Hy Lạp Athenaeus nói: nếu có bánh kẹo hoặc phát minh ra bất kỳ món ăn đặc biệt và tuyệt vời, không có nghệ sĩ khác đƣợc phép thực hiện điều này trong một năm; ngƣời đã phát minh ra nó đã đƣợc hƣởng tất cả những lợi nhuận có đƣợc từ việc sản xuất của nó cho thời gian đó nằm khuyến khích những ngƣời khác có thể làm ra những thành quả lao động xuất sắc nhƣ vậy [40, tr.5] Tuy nhiên cần khẳng định rằng ở thời kỳ cổ đại, khoa học pháp lý nói riêng vẫn còn nằm trong khối tri thức triết học và “triết học về sở hữu trí tuệ đa số bắt nguồn từ triết học về quyền sở hữu” [16, tr.15]. Trong đó, các lý thuyết về quyền đối với tài sản trí tuệ còn mơ hồ, chƣa đƣợc định hình và có thể đƣợc ẩn trong lý thuyết về quyền tài sản chung. Trong khi ngƣời thầy của Aristotle là Platon tin rằng “việc tư hữu tài sản chỉ nhằm giúp cho việc phân chia (các tài sản trong xã hội), là nguyên nhân của sự chia rẽ” [53] thì Aristotle lập luận “chỉ có tư hữu tài sản mới là sự công bằng dành cho những kết quả của lao động của 9
  17. cá nhân” [53]. Bởi lẽ ông cho rằng “sự xuất sắc không bao giờ là một tai nạn mà nó luôn luôn là kết quả của sự kiên định, nỗ lực chân thành và hành động một cách khôn ngoan. Nó thể hiện sự lựa chọn khôn ngoan trong số nhiều lựa chọn thay thế” [42]. Điều đó có nghĩa là những sản phẩm của sự nỗ lực không mệt mỏi nhƣ vậy ở mỗi cá nhân cần đƣợc đánh giá cao để thúc đẩy trí tuệ, sự sáng tạo của cả cộng đồng. Ông cũng cho rằng sở hữu tƣ nhân sẽ góp phần thúc đẩy đạo đức cũng nhƣ tính thận trọng và trách nhiệm của con ngƣời với lý giải rằng “khi mỗi người đều có những sự quan tâm khác nhau thì con người sẽ không bị xung đột (về lợi ích) với những người khác và sẽ được tiến bộ hơn bởi lẽ mỗi người đều được tham dự vào công việc kinh doanh của riêng mình” [42]. Thật vậy, con ngƣời với bản năng tự nhiên là tự yêu quý bản thân mình, họ sẵn sàng cống hiến, lao động để bản thân có đƣợc cuộc sống tốt đẹp hơn. Song hành với quá trình đó, con ngƣời cũng có nhu cầu san sẻ những điều tốt đẹp tới cộng đồng. Điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc khi họ có tài sản riêng, là thứ tài sản chỉ mình họ có quyền năng định đoạt. Bởi lẽ nhƣ Arristole đã lập luận về quyền sở hữu trong cuốn chính trị luận rằng: “một người không thể được coi là hào phóng nếu như họ cho đi thứ tài sản không thuộc sở hữu của mình” [12, tr. 70 – 71]. Cùng với quan điểm về sở hữu tƣ nhân, Aristotle cũng đề cập đến các yếu tố về tài sản trí tuệ và coi đó là sự thể hiện cho đặc trƣng của một con ngƣời tự do. Trong cuốn “Chính trị luận” (the Politics) của mình, ông đã lấy sản phẩm âm nhạc làm ví dụ minh họa cho những tài sản cá nhân mang tính trí tuệ, coi đó là kết quả của một sự tìm tòi, khám phá thể hiện trí tuệ của cá nhân. Aristotle cho rằng “người ta tìm thấy âm nhạc từ những cung bậc của sự hứng thú mang tính trí tuệ, thứ mà họ tin rằng sẽ giúp tạo nên sự khác biệt cho một con người tự do” [46, tr. 296]. Một vài thế kỷ sau sự tàn phá của lãnh địa Sybaris, Aristotle đã đề cập đến các khái niệm về độc quyền cho những cá nhân phát hiện ra một cái gì đó “tốt” cho nhà nƣớc. Cụ thể, Aristotle đề cập đến vị kiến trúc sƣ Hippodamus của 10
  18. xứ Miletus, là ngƣời đã xây dựng thành phố Pericles đƣơng thời. Ông là ngƣời đề xuất rằng một đạo luật đƣợc ban hành “để có hiệu lực rằng tất cả những ai đã khám phá ra những thuận lợi cho đất nước sẽ nhận được danh hiệu” [40, tr.6]. Hay nói cách khác là đạo luật đó cho phép ghi nhận danh hiệu dành cho những ngƣời nào có công khám phá ra những điều “tốt” cho đất nƣớc. Điều đó cho thấy trong tƣ tƣởng của Aristotle, con ngƣời không chỉ đƣợc đặc trƣng bởi những tài sản hữu hình bên ngoài (thuộc về sở hữu của chính ngƣời đó) mà còn có thể trở nên khác biệt với những cá thể khác trong cộng đồng chính nhờ vào sự khác biết trong cách mà ngƣời đó sử dụng trí tuệ của mình để tạo ra một sản phẩm đƣợc ngƣời khác có thể nhận biết đƣợc (ví dụ nhƣ tác phẩm âm nhạc). Từ những sản phẩm sáng tạo của cá nhân nhƣ vậy, tổng hợp các sản phẩm trí tuệ của mỗi ngƣời trong cộng đồng sẽ giúp hình thành nên một đặc trƣng cho cả cộng đồng đó mà ngày nay chúng ta thƣờng gọi tên bằng khái niệm “văn hóa” vốn đƣợc định nghĩa khá trừu tƣợng. Nhƣng khi nhìn lại vào cách hiểu của Aristotle, chúng ta có thể dễ dàng hình dung đƣợc câu trả lời bởi sự đơn giản mà không hề kém đi giá trị triết lý. Ông cho rằng “văn hóa không nhằm một mục đích nào khác ngoài phục vụ cho chính nó, và tư tưởng về văn hóa chính là dựa trên hàm ý về việc sử dụng trí tuệ” [46, tr.296]. Nhƣ vậy, có thể thấy trong tƣ tƣởng của Aristotle, tài sản trí tuệ của mỗi con ngƣời tự do, cũng giống nhƣ những loại tài sản khác, cần phải thuộc về sở hữu tƣ của chính con ngƣời đó bởi vì họ, bằng việc sử dụng trí lực của mình đã góp phần tạo nên những tài sản có ích cho cộng đồng. Đây có thể coi là những tƣ tƣởng tiền đề cho các học thuyết về quyền tài sản sau này. Tuy không có sự thể hiện rõ ràng nhƣ triết học phƣơng Tây, triết học phƣơng Đông cũng mang những giá trị nhất định về quyền con ngƣời, trong đó có những tƣ tƣởng về quyền tài sản, quyền sở hữu từ trong tƣ tƣởng của những trƣờng phái lớn mà tiêu biểu trong đó là hệ tƣ tƣởng Nho giáo. Trƣớc khi nói đến tƣ tƣởng về quyền tác giả ở Trung Hoa cổ đại, cần xuất phát từ thực tiễn 11
  19. rằng ý thức về quyền tác giả của ngƣời Trung Hoa thời kỳ này còn rất mờ nhạt, ngƣời ta thậm chí còn khuyến khích việc sao chép các tác phẩm thơ, họa và “coi sự lan truyền đó giống như một phương cách khiến họ trở nên được biết đến rộng rãi hơn. Mỗi tác phẩm thơ, họa (bức vẽ) đều là sự độc đáo duy nhất, một sự sáng tạo hiếm có và biểu thị sự khác biệt đặc trưng của tác giả đó” [43, tr.11]. Tuy nhiên, bên cạnh những hành động mang tính chất nghệ thuật đƣợc mong muốn phổ biến rộng rãi nhƣ vậy thì một khía cạnh khác lại cho thấy, xã hội Trung Hoa rất coi trọng yếu tố bản quyền, đặc biệt về mặt kỹ thuật, công nghệ. Lẽ dĩ nhiên thuật ngữ “bản quyền” chƣa đƣợc sử dụng ở thời kỳ đó, mà chỉ đơn thuần đƣợc hiểu là quyền sở hữu đối với một kỹ nghệ nhất định. Những kỹ nghệ đó thƣờng chỉ đƣợc truyền lại qua phƣơng thức trực tiếp, đời sau kế tiếp đời trƣớc và dần tạo dựng đƣợc “thƣơng hiệu” riêng. Ví dụ điển hình cho thấy sự tồn tại thực tế của yếu tố tác quyền có thể thấy thông qua những công thức nấu ăn, công thức pha chế thuốc, những bài võ thuật Và nhƣ một lẽ tất yếu, hiện thực xã hội sẽ đƣợc phản ánh vào trong hệ tƣ tƣởng của những học giả, những nhà triết học có chức năng xây dựng, củng cố nền tảng kiến thức, văn hóa cho xã hội. Trong đó, một vài học giả đã có những tƣ tƣởng đột phá về giá trị, lợi ích của yếu tố quyền sở hữu hoặc cao hơn là độc quyền (Proprietary). Nhƣ Mạnh Tử từng nói “một người thợ mộc hay một người làm xe ngựa có thể nói cho người khác bí quyết những không thể làm cho anh ta có kỹ năng được” [12, tr.104]. Điều đó cho thấy tƣ tƣởng về giá trị của ngƣời chủ sở hữu “tài sản trí tuệ” không đơn thuần nằm ở những giá trị bất động (bí quyết) mà rộng hơn là cả kỹ năng sử dụng tài sản đó thì chỉ ngƣời chủ sở hữu mới nắm đƣợc. “Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, ngay từ thời nhà Đường (618 – 906) đã có những quan điểm của nhà cầm quyền về tài sản trí tuệ cũng tương đối đồng nhất với hệ thống luật Anglo – American” [68. tr.538]. Mục đích của mối quan tâm sớm nhƣ vậy từ phía chính quyền đƣợc coi là “nhằm duy trì sự ổn định của thị trường và trật tự xã hội” [44, tr.570] nhƣ đã đƣợc tác giả William 12
  20. P. Alford đề cập trong cuốn “To Steal a Book is an Elegant Offense: Intellectual Property Law in Chinese Civilization”, tạm dịch là “Để trộm cắp một cuốn sách là một hành vi phạm tội trang nhã: Luật sở hữu trí tuệ trong nền văn minh Trung Hoa”. Xa hơn nữa, Jonathan Ocko còn cho rằng “mục đích của việc bảo hộ đó còn lớn hơn những ý thức thông thường về quyền tài sản trí tuệ mà còn nhằm phổ biến rộng rãi những kiến thức chuyên môn đầy đủ như đối với những người sở hữu hoặc làm chủ các văn bản tôn giáo, những thầy địa lý (thầy phong thủy), thầy bói” [44, tr.571] cũng thể hiện tính sở hữu đối với những công trình của họ nhƣ bản chép tay, song vẫn đƣa ra phổ biến trong công chúng. Qua đó có thể thấy, tƣ tƣởng, ý thức về quyền sở hữu trí tuệ của không chỉ giới học giả mà ngay cả các chính quyền nhà nƣớc ở thời kỳ này đã có đƣợc một nền tảng nhất định. Tuy có đƣợc mức độ tƣơng đồng trong tƣ tƣởng giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây song cần phải khẳng định rằng những tƣ tƣởng về đề cao quyền sở hữu tài sản trí tuệ xuất hiện ở phƣơng Tây là sớm hơn và rõ ràng hơn trong những diễn đạt của họ, trong khi những giá trị này ở phƣơng Đông mà điển hình là Trung Quốc thì cần đánh giá những hành động của cổ nhân để xem xét tƣ tƣởng của họ. Nếu nhƣ các nhà nƣớc Đông Á không có những sự thay đổi đột biến về chính thể nhà nƣớc và xã hội ở thời kỳ trung, cận đại thì những sự thay đổi, trƣớc hết trong xã hội phƣơng Tây đã trở thành nền tảng cho những ghi nhận rõ nét hơn về quyền đối với tài sản trí tuệ trong pháp luật mà những dấu vết của nó thể hiện trong những đặc quyền của hoàng gia thời kỳ trung đại ở châu Âu. Trong thời kỳ này, tự do của con ngƣời bị hạn chế gần nhƣ tuyệt đối và khắc nghiệt bởi sự cấu kết giữa vƣơng quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thờ Thiên chúa giáo nhằm duy trì ách cai trị chuyên chế, độc quyền. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã xuất hiện những tƣ tƣởng khai sáng về quyền con ngƣời mà dẫn đến việc ban hành các văn kiện pháp lý nổi tiếng nhất của nhân loại, là nền tảng cho sự phát triển về sau này của 13