Luận văn Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam

pdf 118 trang vuhoa 23/08/2022 8620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_bao_ho_nhan_hieu_noi_tieng_theo_quy_dinh_cua_phap_l.pdf

Nội dung text: Luận văn Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ v©n b¶o hé nh·n hiÖu næi tiÕng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2010
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ v©n b¶o hé nh·n hiÖu næi tiÕng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt viÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt D©n sù M· sè : 60 38 30 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn ThÞ QuÕ Anh Hµ néi - 2010
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 6 ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 6 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp 6 1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 6 1.1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp 8 1.1.1.3. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp 10 1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 13 1.1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu 13 1.1.2.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng 15 1.1.2.3. Khái niệm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng 18 1.1.2.4. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thường 20 1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp 21 luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp 21 luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới
  4. 1.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp 29 luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 1.3. Vai trò của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn 31 hiệu nổi tiếng 1.3.1. Vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng đối với doanh nghiệp 32 1.3.2. Vai trò của nhãn hiểu nổi tiếng đối với người tiêu dùng 33 1.3.3. Vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng đối với nền kinh tế trong xu 34 thế hội nhập Chương 2: NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU 36 CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu 36 2.1.1. Những dạng dấu hiệu được bảo hộ 37 2.1.2. Điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu 39 2.1.2.1. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu 43 2.1.2.2. Khả năng phân biệt thông qua sử dụng 45 2.1.2.3. Khả năng phân biệt với một số đối tượng khác của quyền sở 46 hữu trí tuệ 2.2. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng 47 2.2.1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu 50 thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo 2.2.2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã 51 được lưu hành 2.2.3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang 52 nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp
  5. 2.2.4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu 53 2.2.5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu 54 2.2.6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu 55 2.2.7. Số lượng quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng 55 2.2.8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị 56 góp vốn đầu tư của nhãn hiệu 2.3. Căn cứ phát sinh, phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ quyền sở 60 hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 2.3.1. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn 60 hiệu nổi tiếng 2.3.2. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 62 nổi tiếng 2.3.3. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn 64 hiệu nổi tiếng 2.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với hữu nhãn hiệu 65 nổi tiếng 2.4.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng 65 2.4.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng 66 2.4.3. Quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm 69 2.5. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 71 2.5.1. Xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng 71 2.5.2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công 78 nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 2.5.2.1. Biện pháp dân sự 79 2.5.2.2. Biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hóa xuất, 87 nhập khẩu qua biên giới
  6. Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ 95 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam 95 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của pháp luật 101 Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự SHCN : Sở hữu công nghiệp SHTT : Sở hữu trí tuệ
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện nay, việc bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ là một đòi hỏi bức thiết, khách quan và công bằng. Nó không chỉ bảo vệ các quyền của chủ sở hữu - người sáng tạo ra các sản phẩm sở hữu trí tuệ mà còn góp phần thúc đẩy sức lao động sáng tạo để xã hội phát triển. Trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới đã được đưa vào thị trường Việt Nam và trở thành nhãn hiệu quen thuộc của người tiêu dùng trong nước như nước giải khát Pepsi, Coca Cola, xe hơi Ford, Toyota, sản phẩm thời trang Gucci, CK Những nhãn hiệu này đã và đang đóng vai trò to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi chúng ta cần phải có một cách nhìn nhận đúng đắn và có sự quan tâm cần thiết đến việc bảo hộ đối tượng này một cách hiệu quả và kịp thời trên thực tế. Cũng trong thời gian qua, các vụ tranh chấp, vi phạm về sở hữu công nghiệp, trong đó có cả các tranh chấp, vi phạm về nhãn hiệu nổi tiếng xảy ra ngày càng nhiều, thường kéo dài và khó giải quyết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Việt Nam là một quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu nhất là nhãn hiệu nổi tiếng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập. Hơn nữa, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPS/WTO cho nên sẽ trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Và một thực tế trước mắt mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy là sẽ có rất nhiều các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ nổi tiếng thế giới 1
  9. xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nhu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng sẽ càng cần hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải có những động thái cụ thể và hiệu quả hơn trong công tác lập pháp cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng để tạo lập môi trường pháp lý an toàn nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề này đối với sự phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam" với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng để phù hợp với tình hình mới. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, ban ngành, các nhà khoa học cũng như các cơ sở đào tạo luật. Đã có rất nhiều các cuộc hội thảo được tổ chức liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo về hiệp định TRIPS, Hội thảo về các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việt Nam Nhiều bài viết, giáo trình, công trình khoa học như: "Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ" của tập thể tác giả do TS. Phùng Trung Tập chủ biên, NXB Công an nhân dân năm 2008; "Quyền sở hữu trí tuệ" của Lê Nết, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2006; "Các qui định của pháp luật về sở hữu công nghiệp" NXB chính trị quốc gia 2001 Nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các tạp chí của một số tác giả như: "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Châu Âu và Hoa Kỳ" của ThS. Phan Ngọc Tâm, (Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2006); "Một số vấn đề về nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng" của Nguyễn 2
  10. Như Quỳnh, (Tạp chí Luật học số 2/2001); "Về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng" của Trần Việt Hùng, (Tạp chí hoạt động khoa học số 11/2007). Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Hằng (2008): "Một số vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật Việt Nam". Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên chỉ đề cập đến việc bảo hộ nhãn hiệu thông thường ở trong nước, hoặc đã có sự so sánh việc bảo hộ nhãn hiệu với một số nước phát triển trên thế giới mà chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ phân tích một cách có hệ thống việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Do đó, tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận văn này hoàn toàn có tính thời sự. Luận văn chỉ ra quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng đồng thời có sự liên hệ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở một số nước trên thế giới. Từ đó nhằm hoàn thiện khung pháp luật và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, góp phần bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đề tài "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam" là một đề tài độc lập, mang tính thời sự. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đề tài không có sự kế thừa mà ngược lại, để hoàn thành luận văn này, tác giả phải sưu tầm, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các công trình khoa học có liên quan đã công bố và các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. 3. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những vấn đề lý luận và thực tiễn việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có sự tham khảo bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của một số nước trên thế giới. Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước làm rõ nội dung các quy 3
  11. định pháp luật trong nước về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, kết hợp với thực tiến và có liên hệ với một số nước, từ đó đánh giá, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền sở hữu công nghiệp, cũng như các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, luật Dân sự, luật Sở hữu trí tuệ, triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của các nhà khoa học. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp luật học so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Hiệp định cũng như các thông tin trên mạng Internet. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể những quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và Điều ước quốc tế có liên quan, đồng thời có tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới về lĩnh vực này. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: 1) Phân tích và đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 2) Phân tích và đánh giá những qui định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. 4
  12. 3) Tìm hiểu thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, từ đó xem xét tính phù hợp, hiệu quả của những quy định đó, đồng thời đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Chương 2: Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. 5
  13. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh hoạt động sáng tạo của con người là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đặc biệt, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ con người đối với sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, xã hội đã được nhận thức tương đối thống nhất trong phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động sáng tạo của con người tuy mang tính chất vô hình nhưng lại chứa đựng giá trị vật chất, tinh thần vô cùng to lớn; sản phẩm của hoạt động đó được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Chế định sở hữu các tài sản trí tuệ được gọi là sở hữu trí tuệ (SHTT) và quyền SHTT là một trong những quyền không thể thiếu của con người, đòi hỏi phải có sự bảo hộ từ phía Nhà nước và cộng đồng quốc tế. Theo Điều 2 Công ước Stockholm 1967 về việc thành lập Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), SHTT bao gồm các quyền liên quan tới: 1. Các sản phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; 2. Sự trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình; 3. Các sáng chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người; 4. Các phát minh khoa học; 6
  14. 5. Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn thương mại; 6. Chống cạnh tranh không lành mạnh; 7. Các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật. Trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, khái niệm quyền SHTT được qui định tại Điều 3 khoản 2 chương 2, theo đó: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống thực vật [17]. Như vậy, có thể hiểu quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả bảo hộ chủ sở hữu quyền đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhằm chống lại việc sao chép, sử dụng hình thức của tác phẩm nguyên gốc đã được bảo hộ. Các đối tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng sáng tạo chứ không bảo hộ nội dung các ý tưởng đó. Quyền SHCN đề cập đến người sáng tạo trí tuệ liên quan đến các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại, bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ "sở hữu trí tuệ" và "quyền sở hữu trí tuệ" chính thức được sử dụng lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995. Mặc dù không được định nghĩa trực tiếp song cấu trúc 7
  15. và nội dung phần thứ sáu BLDS có thể cho chúng ta hiểu về quyền SHTT như sau: Quyền SHTT là một chế định pháp lý gồm quyền tác giả và quyền SHCN được pháp luật qui định và bảo hộ. Đó là một loại hình quyền sở hữu đặc biệt mà đối tượng là các sản phẩm sáng tạo do lao động trí óc con người tạo ra, là sản phẩm trí tuệ con người. BLDS 2005 đã bổ sung thêm đối tượng của quyền SHTT là quyền đối với giống cây trồng. Luật SHTT năm 2005 đã đưa ra khái niệm: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng" (Khoản 1, Điều 4) Như vậy, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được trao cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ. 1.1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp Trên thế giới, pháp luật về SHTT đã manh nha hình thành vào thời kỳ Trung cổ ở các nước Châu Âu. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đã xuất hiện một hình thức "đặc ân" do vua chúa ban cho nhà sáng chế nhằm khuyến khích tạo ra sáng chế mới. Người tạo ra sáng chế được độc quyền khai thác chính sáng chế do mình tạo ra trong một thời hạn nhất định. Đây chính là tiền thân của hệ thống bảo hộ sáng chế ở Châu Âu trước đây. Đến cuối thế kỷ 16 hình thức này trở nên không còn phù hợp. Năm 1623, Nghị viện Anh thông qua đạo luật về độc quyền theo đó mọi hình thức độc quyền bị xoá bỏ trừ độc quyền sáng chế. Hình thức bảo hộ của Nhà nước đối với sáng chế được thực hiện thông qua việc cấp văn bằng độc quyền sáng chế. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên khởi đầu cho hệ thống văn bằng sáng chế của Anh và các nước Âu - Mỹ khác. 8
  16. Luật nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên trên thế giới được ban hành tại Pháp năm 1857. Theo luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa thuộc về người thực hiện sớm nhất một trong hai việc: (1) sử dụng nhãn hiệu; (2) đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật. Nếu một người đăng ký một nhãn hiệu nhưng thời điểm sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của người đó lại sau người thứ hai thì quyền đối với nhãn hiệu thuộc về người thứ hai.Về sau, các nước khác cũng ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá: Italia (1868), Bỉ (1879), Mỹ (1881), Anh (1883), Đức (1894), Nga (1896) trong đó qui định việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá [20]. Hiện nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh. Theo Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 và được sửa đổi vào năm 1967 thì Công ước không trực tiếp đưa ra định nghĩa cụ thể về quyền SHCN mà chỉ qui định về các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bao gồm: "Sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh". Sau hơn một thế kỷ, cho đến nay danh sách các đối tượng sở hữu công nghiệp đó được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là: - Bí mật kinh doanh; - Thiết kế bố trí mạch tích hợp. Công ước Paris đã xác định rõ cách hiểu về SHCN, theo đó SHCN được hiểu theo cách rộng nhất, cho tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản 9
  17. phẩm chế biến và sản phẩm tự nhiên như rượu vang, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, nước khoáng, bia và bọt. Theo Điều 780 của BLDS Việt Nam năm 1995 thì quyền SHCN là "quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định. Ngoài việc liệt kê các đối tượng SHCN cụ thể tại Điều 780, BLDS Việt Nam năm 1995 còn qui định quyền SHCN đối với các "đối tượng khác". Định nghĩa này có yếu tố mở để dần dần cập nhật những đối tượng khác sẽ được bảo hộ với tư cách là đối tượng của quyền SHCN trong tương lai. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam bảo vệ thêm các đối tượng SHCN sau: bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp và được ghi nhận tại một luật riêng - Luật SHTT năm 2005. Điều 4 khoản 4 của Luật SHTT đưa ra khái niệm "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh". 1.1.1.3. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp Quyền SHCN là một loại quyền tài sản, do đó nó có đầy đủ đặc tính của quyền tài sản nói chung đó là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng SHCN - tài sản trí tuệ, quyền SHCN có những đặc điểm riêng để phân biệt với quyền sở hữu khác, thậm chí với cả quyền tác giả. Thứ nhất, tính vô hình của đối tượng SHCN Cũng giống như quyền tác giả, đối tượng quyền SHCN mang đặc trưng của đối tượng quyền SHTT đó là đặc tính vô hình. Đặc tính này hoàn 10
  18. toàn khác với đặc tính hữu hình của sở hữu tài sản vật chất. Là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng phải được vật chất hóa hoặc được thể hiện trên các vật mang tin cụ thể. Nói cách khác, tài sản SHTT vô hình phải được phản ánh, thể hiện thông qua những vật thể hữu hình. Một vật thể hữu hình có thể vừa là đối tượng của quyền sở hữu tài sản vật chất lại vừa chứa đựng trong nó đối tượng của quyền SHTT. Đặc tính vô hình của SHTT là đặc trưng quan trọng nhất. Quyền SHCN là một quyền tài sản và đối tượng của quyền SHCN mang tính phi vật chất. Bởi vì, bản thân quyền SHCN không thể tự nó đem lại các tiện ích hiện hữu cho người nắm giữ quyền mà nó chỉ đem lại các lợi ích vật chất và tinh thần cũng như các lợi thế cho chủ sở hữu, người sử dụng khi các đối tượng quyền SHCN được áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai, phạm vi bảo hộ Quyền SHCN chỉ được thừa nhận và bảo hộ theo thủ tục pháp lý. Chủ thể phải gửi đơn yêu cầu bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bảo hộ này là bảo hộ độc quyền khai thác, sử dụng của chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ trong một thời gian nhất định theo qui định của pháp luật. Chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng hoặc chuyển giao cho người khác sử dụng các đối tượng SHCN thuộc sở hữu của mình. Khác với quyền sở hữu thông thường, quyền SHCN bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Về không gian, việc bảo hộ quyền SHCN mang tính lãnh thổ triệt để. Điều này có nghĩa là quyền SHCN chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận và cấp Văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ đã công nhận hoặc cấp văn bằng đó. Việc bảo hộ quyền SHCN trên thế giới đều tuân thủ nguyên tắc pháp luật quốc gia. Quyền SHCN xuất phát từ đặc trưng của đối tượng SHCN - một tài sản vô hình được truyền bá bằng con đường nhận thức nên rất dễ bị xâm phạm, khó kiểm soát. Hơn nữa, việc áp dụng các đối tượng SHCN chủ yếu gắn với quá trình sản xuất công nghiệp, với mục đích thương mại và thỏa mãn 11
  19. nhu cầu vật chất của con người nên thường mang lại lợi ích lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội quốc gia. Vì vậy, quyền SHCN mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Về mặt thời gian, quyền SHCN được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định, vì đối tượng SHCN là các sản phẩm trí tuệ thay đổi nhanh chóng theo tiến bộ khoa học công nghệ, dễ "lạc hậu" so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các đối tượng SHCN, đặc biệt là những đối tượng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giảm chi phí trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ (sáng chế, giải pháp hữu ích) thường được bảo hộ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (tối đa là 20 năm). Hầu hết pháp luật về SHCN các nước đều qui định thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu sẽ mất độc quyền cũng như các quyền khác đối với đối tượng được bảo hộ. Các đối tượng này sẽ thuộc về công chúng, họ có quyền tự do khai thác, sử dụng các lợi ích kinh tế do chúng đưa lại. Tuy nhiên, một số đối tượng SHCN như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn nhưng các đối tượng đó cũng như chủ sở hữu các đối tượng đó phải đáp ứng một số điều kiện do pháp luật qui định. Thứ ba, quyền sử dụng Đối với tài sản hữu hình, trong ba quyền năng của chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là quyền cơ bản và quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ các đặc tính của tài sản hữu hình: trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu phải chiếm hữu tài sản thì mới có thể khai thác công dụng của tài sản đó. Trong khi đó, đối với quyền SHCN, quyền sử dụng lại được coi là quyền năng cơ bản nhất. Với tài sản là nhãn hiệu quyền này được thể hiện thông qua quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt nhãn hiệu được bảo hộ nếu không được chủ sở hữu 12
  20. cho phép. Điều này cũng xuất phát từ tính vô hình của các đối tượng SHCN. Chủ sở hữu không thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản. Việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối tượng SHCN. Bản thân các đối tượng SHCN không tạo ra giá trị mà chúng phải được ứng dụng vào những loại vật chất hữu hình cụ thể và phát sinh giá trị quá trình sử dụng, vận hành, khai thác các loại vật chất hữu hình này. Về bản chất, bảo hộ quyền SHCN là bảo hộ độc quyền khai thác, sử dụng đối tượng SHCN. Ví dụ, đối với nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể: tự mình sử dụng nhãn hiệu như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện dịch vụ, lưu thông, chào bán, quảng cáo, xuất nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu; cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu để đổi lấy lợi ích vật chất, chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác để đổi lấy lợi ích vật chất. Như vậy, quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN được thể hiện chủ yếu và cơ bản nhất ở quyền sử dụng đối tượng SHCN. 1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng 1.1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu Nhãn hiệu (Trademark) là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực SHCN. Nó đã được sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản xuất cũng như các thương nhân để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu được xem là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu. Vì vậy, nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đề cập đến rất nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhãn hiệu đã trải qua một lịch sử phát triển khá dài trong suốt quá trình phát triển của nền thương mại thế giới. Từ thời La Mã cổ đại, việc các nhà sản xuất chạm nổi hay đóng dấu lên các sản phẩm của mình là khá phổ 13
  21. biến. Đó là một hình thức thể hiện của nhãn hiệu, qua những hình thể chạm nổi hay các con dấu mà họ có thể phân biệt xuất xứ hàng hóa của các nhà sản xuất với nhau [12]. Trên thị trường có rất nhiều người làm ra hoặc bán cùng một loại sản phẩm. Chúng được mang các nhãn hiệu khác nhau. Công chúng căn cứ vào những nhãn hiệu đó để lựa chọn những sản phẩm mà họ sẽ mua. Nếu sản phẩm đó làm vừa lòng họ, sau đó có thể họ sẽ tiếp tục mua chúng bằng cách ghi nhớ nhãn hiệu của sản phẩm. Đồng thời, họ cũng căn cứ vào nhãn hiệu hàng hóa để biết được ai là chủ thực sự của nhãn hiệu đó hay nói cách khác hàng hóa đó do cơ sở sản xuất kinh doanh nào chịu trách nhiệm trên thị trường. Như vậy, không chỉ giúp cho việc cá biệt hóa hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa còn nhằm phân biệt các cơ sở sản xuất kinh doanh đang cạnh tranh với nhau trên thị trường. Để làm được điều này trong thực tế, "nhãn hiệu hàng hóa cần phải không chỉ khác biệt, mà chúng còn dễ dàng phân biệt được với những nhãn hiệu hàng hóa khác. Nói cách khác, chúng phải có ý nghĩa tự phân biệt" [14]. Nhãn hiệu phải dễ dàng phân biệt được với những nhãn hiệu khác. Để làm được điều này nhãn hiệu hàng hóa phải có tính khác biệt, có nghĩa là nó phải có tính sáng tạo, độc đáo. Vấn đề này được xem là đẳng cấp của nhãn hiệu hàng hóa. Trong thực tế, có những nhãn hiệu hàng hóa có trình độ cao về tính sáng tạo và vì vậy cũng có tính phân biệt cao. Nhưng đa số các nhãn hiệu thường xuất phát từ những thuật ngữ thông thường được sử dụng rộng rãi trong thương mại (ví dụ: Đồng hồ Bảo Tín; Maggi ngon ngon; ). Việc đăng ký, bảo hộ những nhãn hiệu này thường được cân nhắc kỹ về tính phân biệt của nó nhằm tránh gây cản trở cho hoạt động kinh doanh hợp pháp của các chủ thể khác, do đó dẫn tới cản trở cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Điều 15 Hiệp định TRIPS qui định nhãn hiệu: "Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hoàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều 14
  22. có thể làm nhãn hiệu". Theo đó, bất kỳ một dấu hiệu nào (kể cả màu sắc, mùi vị, âm thanh ) miễn là dấu hiệu để phân biệt được hàng hóa đều có thể coi là nhãn hiệu. Đây cũng là cơ sở để các nước tham khảo trên cơ sở đó theo đặc thù của từng quốc gia có thể đưa ra những khái niệm riêng của quốc gia mình. Theo định nghĩa của Hiệp hội nhãn hàng thế giới (INTA) thì nhãn hiệu có thể là từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, khẩu hiệu hoặc các hình dạng của bao gói hoặc kết hợp của các yếu tố đó phục vụ cho việc xác định và phân biệt một sản phẩm cụ thể của những chủ thể khác nhau trên thị trường hoặc trong kinh doanh. Tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 thì "nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau" Dấu hiệu này được bảo hộ nếu được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Hình ảnh trong nhãn hiệu có thể là ảnh, hình vẽ, có thể là hình không gian 3 chiều. Còn từ ngữ có thể là tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa (nhưng phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu hàng hóa khác), chúng có thể là đen trắng hoặc có màu sắc. Pháp luật Việt Nam không công nhận và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ gồm tổ hợp các màu sắc mà không kèm trong đó từ ngữ hay hình ảnh nào. Nhìn chung, định nghĩa về nhãn hiệu trong pháp luật SHTT Việt Nam và pháp luật SHTT thế giới có sự khác nhau nhất định nhưng đều phản ánh những đặc điểm mang tính bản chất của nhãn hiệu, đó là tạo khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. 1.1.2.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng Ngày nay, nhãn hiệu được sử dụng một cách phổ biến hơn với nhiều thể loại hơn. Và nó là một hình thức rất có giá trị của quyền sở hữu trí tuệ bởi vì nó gắn liền với chất lượng cũng như sự mong đợi của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ. 15