Luận văn Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_bao_dam_quyen_lam_me_cua_lao_dong_nu_theo_phap_luat.pdf
Nội dung text: Luận văn Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ THÚY NGA HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Thúy Nga. Tôi xin đảm bảo những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là khách quan trung thực; các tài liệu, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Định, ngày 28 tháng 8 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Nương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 10 1.1 Khái niệm quyền làm mẹ của lao động nữ 10 1.2 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ 13 1.2.1 Khái niệm 13 1.2.2 Sự cần thiết bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ 14 1.2.3 Các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ. 17 1.2.4 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ trong pháp luật quốc tế. 20 1.3 Nội dung bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ trong pháp luật lao động. 23 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 33 2.1 Thực trạng quy định pháp luật lao động về bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ. 33 2.1.1 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về việc làm. 33 2.1.2 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về hợp đồng lao động 36 2.1.3 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động 38 2.1.4 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi 39 2.1.5 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về kỷ luật lao động. 42 2.1.6 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về thanh tra, xử lý vi phạm 44
- 2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật lao động về bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay 45 2.2.1 Các thành công đạt được 45 2.2.2 Một số vi phạm đối với quyền làm mẹ của lao động nữ 47 2.2.3 Nguyên nhân của các hạn chế đối với việc bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ trong pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay 55 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ 64 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 64 3.2 Giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật 68 3.3 Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người lao động 68 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, xử lý vi phạm 69 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động BHXH : Bảo hiểm xã hội HĐLĐ : Hợp đồng lao động LĐN : Lao động nữ NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động ILO : International Labour Organization
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làm mẹ là khả năng riêng biệt mà tạo hóa đã giành tặng cho người phụ nữ dẫu cho khoa học có phát triển như thế nào chăng nữa. Cùng với nam giới, lao động nữ (LĐN) tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội, mặt khác, họ còn đảm nhận thiên chức làm mẹ. Chỉ có phụ nữ mới có khả năng làm mẹ, khả năng mang thai và sinh con theo cách tự nhiên. Không những thế, khả năng làm mẹ chỉ có thể được thực hiện trong giai đoạn nhất định của đời người chứ không phải là khả năng vĩnh viễn. Tuy vậy, vì một số lý do như học tập, công việc, cuộc sống, cơ hội thăng tiến và cả việc thực hiện quyền làm mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp, của mình, mà thời gian gần đây, phụ nữ đang ngày càng trì hoãn việc sinh con, đặc biệt là tại các trung tâm đô thị [24]. Để hoàn thành được thiên chức làm mẹ của mình, phụ nữ phải có cấu tạo tâm sinh lý khác với nam giới. Chính những đặc điểm riêng biệt về giới này nên trong công việc, nhiều trường hợp LĐN phải đối mặt với những nguy cơ tác động không nhỏ đến chức năng làm mẹ của họ. Theo kết quả thống kê do Bệnh viện phụ sản và Đại học y Hà Nội tiến hành năm 2015 trên toàn quốc với 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì có khoảng 7,7% trong số đó bị vô sinh, trong đó tỷ lệ người vợ bị vô sinh cao hơn người chồng với nhiều nguyên nhân như: tắc vòi tử cung, rối loạn phóng noãn, viêm nhiễm nặng dẫn đến vô sinh Cũng theo nghiên cứu thì môi trường làm việc và môi trường sống đang là những yếu tố gây ra tình trạng vô sinh tăng trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những cặp vợ chồng dưới 30 tuổi [25]. Đây là một thực trạng đáng báo động đối với nước ta. Ngày nay, phụ nữ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với nam giới là lực lượng sản xuất chính cho xã hội vậy nhưng bình quân tiền lương của LĐN chỉ bằng khoảng 3/4 so với lao động nam [10]. Hơn nữa, độ tuổi sinh sản nằm trong độ tuổi lao động, nên hầu hết LĐN đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi con khi làm việc. Trong quá trình 1
- này, LĐN vừa phải thực hiện các nghĩa vụ của người lao động (NLĐ), vừa phải thực hiện thiên chức của người phụ nữ. Trách nhiệm song song của người phụ nữ vừa chăm sóc con cái, làm nội trợ, vừa phải tạo thu nhập cho gia đình, cản trở người phụ nữ tham gia các công việc được trả công. Những công việc nội trợ và công việc có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập trong xã hội, ngày càng kìm hãm, hầu như không cho phụ nữ được thụ hưởng những quyền lợi của mình. Quyền bình đẳng giữa hai giới đã được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là trong mối quan hệ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì LĐN bị cho là ít mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, làm cho NSDLĐ gặp khó khăn trong việc thuyên chuyển, bố trí công tác hơn nam giới. Kết quả là LĐN phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động và trong việc thụ hưởng quyền lợi kinh tế, bị đối xử một cách không bình đẳng, bị chèn ép, bị cưỡng bức lao động. Xét tương quan mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ có thể thấy, NLĐ nói chung mà LĐN nói riêng thường ở vị thế yếu hơn so với NSDLĐ, họ bị phụ thuộc rất nhiều vào NSDLĐ. Mặt khác, họ lại là người trực tiếp tiến hành và thực hiện các hoạt động sản xuất nên phải đối mặt với các rủi ro xảy ra trong quá trình lao động. Không những thế, theo bà Nguyễn Bích Hằng, trưởng đại diện Marie Stopes International Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam, thì những bằng chứng bước đầu về lợi ích chi phí của đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân đã được tính toán và lượng hóa, với tỉ lệ 1/12,9. Nghĩa là cứ đầu tư 1 đô la Mỹ vào chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân, doanh nghiệp có thể thu lại lợi ích kinh tế tương đương với 12,9 đô la, điều đó có nghĩa là bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN còn là tạo ra và bảo đảm chính lợi ích kinh tế của quốc gia. Chính vì những lý do trên, 2
- việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam” là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa trong thực tiễn. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nội dung bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN, nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan như: - Trên trang web của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có các bài viết “Dữ liệu mới nhất về ngành dệt may ghi nhận cả tiến bộ và thách thức về bình đẳng giới”, “Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhưng phụ nữ ngày càng thu nhập ít hơn nam giới”, “Đẩy lùi phân biệt giới trong tuyển dụng và môi trường làm việc giúp doanh nghiệp thành công”, đã nêu được được tầm quan trọng của phụ nữ trong công việc, tuy vậy hiện nay định kiến về giới vẫn đang tồn tại làm cho LĐN bị phân biệt đối xử về cơ hội, về nghề nghiệp, về lương, - Bài viết “Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở” tại trang mạng đầu tiên về việc làm tại Việt Nam – Jobstreet, chỉ ra giữa nam và nữ đều có những công việc, nhiệm vụ như nhau trong quan hệ lao động nhưng thực trạng bất bình đẳng trong việc đối xử, trả tiền lương cho LĐN còn phổ biến, nữ giới còn đối mặt với nhiều thách thức hơn khi bước vào giai đoạn làm mẹ của đời người. Dù vậy, quyền làm mẹ là quyền thiên liêng của LĐN cho nên có đến 66% các bà mẹ trẻ quyết định hy sinh và thay đổi định hướng nghề nghiệp khi có con, đặc biệt 37% LĐN có xu hướng tìm những công việc linh động thời gian dù cơ hội thăng tiến không bằng công việc trước kia. - Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam” của Bùi Quang Hiệp, 2007, trong đó đã nêu các quy định trong lĩnh vực việc làm, tuyển dụng, lĩnh vực tiền lương và thu nhập, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, về chấm dứt HĐLĐ đồng thời đề ra các giải pháp 3
- hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền lợi LĐN ở Việt Nam, các cơ chế thực hiện cũng như phê chuẩn các công ước Quốc tế liên quan đến LĐN phù hợp với Việt Nam. - Bài viết trên tạp chí luật học số 2/2009 “Phòng chống bạo lực đối với lao động nữ tại nơi làm việc” của TS. Trần Thúy Lâm, cho thấy LĐN không chỉ bị bạo lực trong gia đình mà còn trong công sở, thậm chí họ còn bị cưỡng bức lao động. Do yếu tố về tâm sinh lý, chức năng sinh đẻ cũng như việc nuôi dưỡng con nên phụ nữ thường khó để tìm được công việc như ý cũng như gắn bó lâu dài bởi vì NSDLĐ rất hạn chế trong việc nhận LĐN. Chính yếu tố đặc thù trong việc thực hiện chức năng làm mẹ của mình nên phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc nếu như quy định pháp luật không quy định chặt chẽ. - Bài viết trên tạp chí luật học số 9/2009 “Pháp luật về lao động nữ - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của TS. Nguyễn Hữu Chí, nêu lên thực trạng các quy định của pháp luật lao động đối với LĐN. Tuy nhiên cũng nêu lên những hạn chế của các quy định như về vấn đề này còn mang tính chung chung, nó gần với những tuyên bố về chính sách của Nhà nước hơn là các quy định pháp luật. Vì thế, việc xác định trách nhiệm pháp lí với chủ thể cụ thể thông qua các quy định này là không dễ dàng. - Bài viết trên tạp chí luật học số 5/2012 “Phòng chống vi phạm pháp luật đối với lao động nữ” của TS. Hoàng Thị Minh, nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật trên thị trường lao động có xu hướng gia tăng, trong đó vi phạm pháp luật đối với LĐN là một trong những trọng điểm, bởi lĩnh vực này có điều kiện là sự yếu thế và tính chất dễ bị tổn thương của LĐN. Nguyên nhân của tình trạng yếu thế đó là LĐN ngoài vai trò đối với xã hội, còn đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ. Việc thực hiện thiên chức đó đã chiếm quỹ thời gian tương đối lớn của người phụ nữ trong cuộc sống, buộc họ phải bỏ thời gian, tâm trí, sức lực và bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập, phát triển chuyên 4
- môn nghề nghiệp. Tuy pháp luật đã quy định khá đầy đủ về quyền của LĐN song trên thực tiễn, đặc biệt là ở khu vực tư nhân, các quyền đó chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đồng thời tác giả đưa ra nhiều giải pháp để phụ nữ có thể tự bảo vệ và thực hiện quyền lao động của mình một cách hiệu quả. - Bài viết trên tạp chí luật học số 6/2014 “Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội” của TS. Nguyễn Hiền Phương cũng đã nêu lên được các quy định về bảo vệ quyền làm mẹ của LĐN như quy định về việc làm; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạm hoãn, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Qua đó, tác giả cũng cung cấp cho người đọc các số liệu về thực trạng LĐN bị vi phạm quyền thiêng liêng của mình bởi NSDLĐ. Đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị để giải quyết được tình trạng trên. - Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam” của Nguyễn Thị Giang năm 2015 đã nêu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện việc bảo vệ quyền về việc làm, tiền lương, quyền nhân thân, tính mạng, sức khỏe, danh dự cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật như tăng cường hiệu quả thực hiện, tuyên truyền pháp luật, đẩy mạnh hoạt động thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thể cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật. - Luận án tiến sĩ “Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam” của Đặng Thị Thơm năm 2016. Luận án đã nghiên cứu quy định, các quan điểm của các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam về quy định của pháp luật về quyền của LĐN, bao gồm cả quyền làm mẹ, quyền này được thực hiện rõ nhất qua chế độ thai sản. Tác giả đã phân tích quy định về bảo vệ sức khỏe sinh sản như môi trường làm việc, độ rung, tiếng ồn, ; về việc làm; về bảo đảm thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt là đi sâu vào giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật thông qua việc nâng cao năng lực của các chủ thể trong việc thụ hưởng và bảo đảm quyền của LĐN 5
- Nhìn chung, những công trình, bài viết trên có giá trị lớn cả về lý luận và thực tiễn trong việc bảo đảm quyền của LĐN trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung mà luật lao động nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã đề cập trên các phương diện khác nhau về vấn đề của LĐN, bình đẳng giới trong lao động, việc làm, chống bạo lực cũng như các vấn đề liên quan đến quyền lợi của LĐN. Còn bài viết của TS. Nguyễn Hiền Phương “Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội” cũng nói về vấn đề quyền làm mẹ nhưng phân tích còn lồng ghép với nhau giữa BLLĐ và luật bảo hiểm xã hội. Do đó, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu vào việc quyền làm mẹ của LĐN trong pháp luật lao động nói riêng. Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về quyền làm mẹ của LĐN, người viết chọn đề tài: Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao độngViệt Nam để làm luận văn. Các công trình nghiên cứu trước đó sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để tham khảo, bồi đắp thêm về mặt lý luận và thực tiễn cho luận văn này. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN trong pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền làm mẹ cho LĐN Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích khái niệm và sự cần thiết phải bảo đảm quyền làm mẹ cho LĐN, từ đó tìm ra những yếu tố tác động đến bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN, nghiên cứu khái quát về nội dung bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN trong pháp luật lao động của các nước và ILO. Thứ hai, phân tích, đánh giá, so sánh nội dung các quy định về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN được quy định trong BLLĐ qua các thời kỳ, đặc biệt là BLLĐ 2012 cũng như tìm hiểu thực trạng hiện nay, trong đó chú trọng về 6
- vi phạm, từ đó tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó để có cơ sở tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Thứ ba, qua phân tích nguyên nhân của thực trạng trên, tác giả đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả đi sâu vào nội dung này về việc bảo đảm quyền làm mẹ được quy định trong pháp luật lao động về các nội dung HĐLĐ, việc làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và thanh tra xử lý vi phạm. Luận văn không nghiên cứu về giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, người viết đặt các vấn đề về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh với các quy định đã hết hiệu lực. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong việc làm rõ các quy định của BLLĐ về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. 7
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề trong luận văn. Cụ thể như trên cơ sở đưa ra những giải pháp mang tính khái quát, súc tích, luận văn dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó Ngoài những phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp liệt kê, phương pháp khảo sát 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống các quy định của pháp luật góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về việc bảo đảm quyền của LĐN nói chung mà quyền làm mẹ nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý cũng như nhà làm luật có những điều chỉnh để xây dựng cơ chế bảo đảm cho quyền làm mẹ của LĐN được thực thi có hiệu quả hơn. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ trong pháp luật lao động. 8
- Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động về bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ. 9
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM MẸ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm quyền làm mẹ của lao động nữ. Thứ nhất khái niệm quyền làm mẹ: Hiện nay khái niệm này chưa được đề cập dưới phương diện là một khái niệm pháp lý trong bất kỳ văn bản pháp luật nào, tại Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) cũng chỉ quy định chung chung rằng các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho phụ nữ “Quyền được bảo vệ chức năng sinh đẻ” (Điểm f khoản 1 Điều 11). Những quy định mang tính quốc tế đó đã đề ra cho pháp luật các quốc gia một đòi hỏi về sự bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam hay ngay trong BLLĐ thì khái niệm này cũng không được nhắc tới. Mặc dù xét về hình thức diễn đạt có thể không giống nhau nhưng nội hàm của khái niệm được nhìn nhận khá thống nhất. Cụ thể: Quyền làm mẹ của phụ nữ được hiểu là quyền sinh con, chăm sóc con cái và quyền được nhận nuôi con nuôi không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ [7, tr.48]. Như vậy, quyền làm mẹ là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của người phụ nữ có khả năng được thực hiện, thừa nhận việc có con. Quyền làm mẹ bao gồm hai nhóm nội dung đó là quyền sinh con, chăm sóc con và quyền của phụ nữ trong việc cho và nhận con nuôi. Thứ hai khái niệm LĐN. Cũng giống như quyền làm mẹ, khái niệm LĐN chưa được quy định này một cách rõ ràng về mặt thuật ngữ. Song, trên phương diện nghiên cứu, có thể thấy khái niệm này đã được định nghĩa khá thống nhất. Cụ thể: Lao động nữ là người lao động mang giới tính nữ. Như vậy, một chủ thể được xác định là LĐN phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: Điều kiện thứ nhất: LĐN trước hết phải là NLĐ theo quy định của pháp luật lao động. Từ khi BLLĐ ra đời, cho đến nay đều đề cập tới khái 10
- niệm NLĐ, theo đó “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” (Khoản 1, Điều 3 BLLĐ 2012). Như vậy, NLĐ phải thỏa mãn 03 tiêu chí sau: Thứ nhất về độ tuổi: Mười lăm là độ tuổi cơ bản để xác định một người có phải là NLĐ hay không trong hầu hết các ngành nghề. Bên cạnh đó, BLLĐ 2012 cũng quy định tại Điều 164 về trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi với những điều kiện nhất định, đó là NSDLĐ chỉ được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi hoặc dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ lao động - Thương binh xã hội quy định như những ngành nghề thuộc về năng khiếu: múa, hát, sân khấu điện ảnh, thủ công mỹ nghệ, Ngoài ra, việc sử dụng những lao động dưới 15 tuổi phải tuân thủ các quy định riêng của pháp luật với nhóm lao động này như phải có giấy khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, Thứ hai “Có khả năng lao động”: Theo quan điểm khoa học pháp lý thì “khả năng lao động” của NLĐ được thể hiện qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Trong đó, năng lực pháp luật lao động là khả năng của một người mà pháp luật quy định cho họ có quyền làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những nghĩa vụ của chính NLĐ. Năng lực pháp luật lao động của các chủ thể được pháp luật đảm bảo một cách bình đẳng về mặt pháp lý. Năng lực hành vi lao động là khả năng bằng chính hành vi của bản thân trực tiếp tham gia vào một quan hệ pháp luật lao động để gánh vác nghĩa vụ, thực hiện và hưởng quyền lợi của NLĐ. Năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động tồn tại trong mối quan hệ hỗ trợ, không tách rời nhau. Trong một số trường hợp, pháp luật quy định hạn chế năng lực pháp luật lao động như theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cấm đảm nhiệm một số chức vụ, hay cấm làm một số ngành nghề 11
- nhất định. Khi đó mặc dù có khả năng, có năng lực hành vi lao động đầy đủ họ cũng không được tham gia quan hệ lao động trong phạm vi pháp luật cấm. Thứ ba NLĐ phải “Làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được ký theo thỏa thuận nhưng phải trong khuôn khổ, tuân thủ pháp luật, NLĐ phải làm những công việc được giao và hưởng theo lợi ích, được trả lương theo quy định, có nghĩa vụ và chịu sự điều hành của NSDLĐ. + Điều kiện thứ hai: Để một người xác định là LĐN đó là phải mang giới tính nữ. Theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Luật bình đẳng giới 2006 thì giới tính là khái niệm chỉ đặc điểm sinh học của cả nam và nữ. Căn cứ vào định nghĩa này có thể hiểu giới tính nữ ở đây được nhìn nhận dưới góc độ đặc điểm sinh học của nữ. Trên thực tế việc xác định khái niệm giới tính hiện nay còn khá nhạy cảm trong một số vấn đề. Với sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học kỹ thuật, thực tế những năm vừa qua đã xuất hiện khá nhiều trường hợp một người mang vẻ bề ngoài của nữ giới một phần hoặc hoàn toàn nhưng không phải là hình hài thực sự khi họ sinh ra. Hay nói cách khác, giữa giới tính mà họ đang thể hiện ra ngoài với giới tính thực sự được công nhận trong giấy tờ tùy thân không có sự đồng nhất. Vấn đề đặt ra là luật lao động xác định một NLĐ được coi là LĐN theo giới tính thực sự khi người đó sinh ra hay giới tính mà họ biểu đạt ra bên ngoài tại nơi làm việc. Trả lời cho vấn đề này, Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định tại Điều 36: Quyền xác định lại giới tính, nhằm giải đáp một phần trăn trở cho những người không may mang giới tính khác so với hình dáng bên ngoài ngay từ khi sinh ra. Ngoài ra, trong xã hội ngày nay, việc chuyển đổi giới tính xảy ra trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc làm cho họ “biến đổi” thành giới tính khác và họ quyết định thay đổi giới tính của mình. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định về quyền được chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Thế nhưng từ 12
- công nhận mang tính nguyên tắc cho đến thực thi trên thực tế là một quá trình rất dài, trải qua nhiều thủ tục phức tạp. Để thực hiện được nội dung này, cần phải chờ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển đổi giới tính Do vậy, hiện nay thực trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và chính thực tế của tình trạng này đã đặt ra một số vấn đề khá khó xử. Do đó, để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của LĐN trong đó có cả quyền lợi của những NLĐ chuyển giới sang giới nữ pháp luật lao động cần làm rõ về khái niệm LĐN để có cách hiểu thực sự rõ ràng về mặt pháp lý của vấn đề này. 1.2 Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ 1.2.1 Khái niệm Bảo đảm quyền, theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể chính sách, pháp luật cùng các điều kiện khác như kinh tế, chính trị, văn hóa và cơ chế bảo đảm thực thi quyền trên thực tế. Còn theo nghĩa hẹp, quyền làm mẹ chỉ bao gồm thể chế (chính sách, pháp luật) và thiết chế tương ứng để bảo đảm thực thi quyền trên thực tế. Như vậy, với sự phân tích khái niệm quyền làm mẹ ở trên, có thể hiểu một cách đầy đủ và khái quát nhất khái niệm bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN, đó là tổng thể các chính sách, pháp luật cùng các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa liên quan đến khả năng của người phụ nữ trong việc thực hiện hoặc thừa nhận việc có con đẻ hoặc con nuôi mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân cùng các cơ chế bảo đảm thực thi trên thực tế. Với đối tượng phụ nữ là LĐN thì nội dung bảo đảm quyền làm mẹ bao gồm quyền được làm việc, bảo đảm sức khỏe sinh sản, bảo đảm quyền được mang thai và sinh con, bảo đảm khả năng chăm sóc và nuôi dạy con của LĐN trong quá trình làm việc Nội dung này được điều chỉnh và bảo vệ chủ yếu bởi các quy định của pháp luật lao động và pháp luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, pháp luật bảo hiểm xã hội bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN bằng cơ chế an sinh xã hội, 13
- tạo điều kiện về mặt thời gian, thu nhập để LĐN thực hiện quyền làm mẹ như chế độ chăm sóc con ốm, chế độ thai sản, Trong khi đó, pháp luật lao động lại bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN trong quan hệ với NSDLĐ để điều chỉnh và tránh trường hợp NSDLĐ gây ảnh hưởng đến quyền làm mẹ của LĐN. 1.2.2 Sự cần thiết bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ Thứ nhất, làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ cần phải được duy trì. “Tre già măng mọc” đó là quy luật của tự nhiên. Cũng giống vậy, tạo hoá đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con nhằm để duy trì nòi giống và do đó có thể xem chức năng duy trì nói giống là chức năng quan trọng của người phụ nữ, người làm mẹ. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản vì điều kiện phát triển, người phụ nữ “bỏ quên” thiên chức của mình khiến đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ già hóa dân số và thiếu hụt lao động. Còn ở Việt Nam, mặc dù nhiều năm trước đây phải thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch để tránh gánh nặng về dân số, do vậy nhiều nơi có tỷ lệ sinh ngày càng giảm và đã đến mức báo động. Lực lượng lao động tương lai của Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt, dân số Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2011 [14]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu từ Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình, năm 2013 số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở là 1,48 con, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 1,45 con. Tỷ lệ sinh có dấu hiệu ngày càng giảm đã khiến chính quyền thành phố lo ngại xảy ra tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lao động trong tương lai , điều này gây nên thực trạng đáng lo ngại [15]. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chính là LĐN hiện nay có xu hướng kết hôn muộn và “ngại” việc sinh con do sợ ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp, công việc và khả năng 14
- thăng tiến. Do đó, để cho đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo quyền làm mẹ của LĐN. Thứ hai, LĐN cần phải được chăm sóc trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi dưỡng con. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, chuyển biến về cơ thể cũng như tâm sinh lý. Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với hiện tượng mất kiểm soát về cảm xúc cũng như khó tập trung trong công việc hàng ngày. Mặt khác, người mẹ cần được chăm sóc và bảo vệ ở mức độ cao hơn nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Khoa học đã chứng minh rằng việc người mẹ tiếp xúc với những tác động xấu từ môi trường có thể gây nên những bất ổn về sự phát triển của đứa trẻ Kết luận của các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa Đại học Rotterdam (Hà Lan), phụ nữ đang mang thai không nên làm việc quá 25 giờ một tuần vì nếu làm việc nhiều hơn trẻ em sinh ra sẽ bị thiếu cân. Và thiếu cân kéo theo các vấn để về tim, phổi, [21]. Sau quá trình sinh con, cơ thể người mẹ đã trải qua nhiều thay đổi lớn, đồng thời để có thể đảm bảo sự phát triển của đứa trẻ, người mẹ cũng cần được chăm sóc một cách đặc biệt. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 06 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng tuổi để đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Sinh con rồi chăm sóc con là một bước chuyển rất lớn, người mẹ rất dễ bị căng thẳng, dẫn đến căng bệnh trầm cảm và sau đó là những hệ lụy vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi cả tính mạng của chính người mẹ và đứa con. Người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy, trên thế giới khoảng 60% phụ nữ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ này có thể nhiều hơn do điều 15
- kiện kinh tế cũng như nhận thức còn hạn chế [18]. Chính sự căng thẳng trong quá trình chăm sóc con nên đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như quá trình tuyển dụng bởi vì NSDLĐ nhận thấy khả năng hi sinh và gắn kết công việc của LĐN không đảm bảo bằng nam giới. Thứ ba, LĐN có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất, xã hội. Trong xã hội phong kiến, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý nên người phụ nữ không được xem trọng giá trị bản thân, luôn bị cho là thấp kém hơn nam giới và phải lệ thuộc vào nam giới, họ chỉ có thể giữ vai trò nội trợ trong gia đình, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã tước mất cơ hội tham gia vào các công việc xã hội của họ. Trong thời kỳ này không hề xuất hiện LĐN, và tất yếu không đặt ra vấn đề bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. Cùng với thời gian, xã hội ngày càng phát triển cũng đã tạo cơ hội cho phụ nữ chứng minh vai trò của mình, phụ nữ đã khẳng định vai trò là “trụ cột” thứ hai trong gia đình, cùng với nam giới chia sẻ trách nhiệm kinh tế, chăm lo cuộc sống vật chất cho gia đình. Ngày nay, nam giới đã gạt bỏ dần tư tưởng “Nội trợ là việc của đàn bà” để cùng chung tay trong công việc gia đình nhưng để tổ ấm bền vững thì vai trò chủ yếu vẫn là của người phụ nữ bởi dù ở thời đại nào đi nữ thì người phụ nữ cũng là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống cho gia đình. Hơn nữa, xét về mặt thiên chức có những việc dù người đàn ông sẵn sàng cũng không thể san sẻ được cho người phụ nữ như là vai trò làm mẹ trong việc sinh con, Do đó, để đảm bảo chức năng làm mẹ của LĐN, để họ có thể hoàn thành tốt mọi việc, đòi hỏi LĐN phải được hưởng nhiều đặc quyền hơn lao động nam để bù đắp lại những gánh nặng mang trên người. Tuy vậy, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định về bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN. Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền lợi cho LĐN cũng cần đặt trong mối tương quan với lợi ích của NSDLĐ. Nếu quá chú 16