Luận văn Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh

pdf 103 trang vuhoa 24/08/2022 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ban_hanh_van_ban_quy_pham_phap_luat_ve_ho_tro_doanh.pdf

Nội dung text: Luận văn Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN TRỌNG PHƯƠNG LOAN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Bình Dương – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN TRỌNG PHƯƠNG LOAN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Luật kinh tế Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VIÊN THẾ GIANG Bình Dương – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Trọng Phương Loan – là học viên lớp Cao học Khóa K28- 2-DC-Luật-BD chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật kinh tế với đề tài “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký TRẦN TRỌNG PHƯƠNG LOAN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 9 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 9 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh 9 1.1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh 13 1.1.3. Vai trò của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh 19 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP 22 1.2.1. Sự cần thiết của việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh 22
  5. 1.2.2. Một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2 28 THỰC TIỄN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH TÂY NINH 28 2.1. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH 28 2.1.1. Kết quả ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 28 2.1.2. Tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 31 2.1.3. Đánh giá tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 33 2.2. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG THỂ CHẾ HÓA NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN CHỨC NĂNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH TÂY NINH 39 2.2.1. Những hạn chế, bất cập xuất phát từ quy định pháp luật 39 2.2.2. Những hạn chế, bất cập xuất phát từ tình hình thực tế tỉnh Tây Ninh 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49 CHƯƠNG 3 50 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 50
  6. 3.1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỂ CHẾ HÓA NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH TÂY NINH 50 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng rõ ràng, cụ thể hơn 50 3.1.2. Bảo đảm chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh 51 3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật 52 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH 52 3.2.1. Kiến nghị đối với Trung ương 52 3.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 QPPL Quy phạm pháp luật 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 UBND Ủy Ban nhân dân 4 CQĐP Chính quyền địa phương Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội 5 Luật năm 2004 đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 6 Luật năm 2015 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm Nghị định số 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến 7 57/2018/NĐ-CP khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Nghị định số 8 Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp 34/2016/NĐ-CP thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐND ngày 27/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách Nghị quyết số 9 hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; 25/2017/NQ-HĐND phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 Nghị quyết số của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách 10 01/2019/NQ-HĐND hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
  8. STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc phê Nghị quyết số 11 duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ 02/2019/NQ-HĐND sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 20/11/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách Nghị quyết số 12 đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông 15/2019/NQ-HĐND nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 - 2025 Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quy định Quyết định số 13 hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; 53/2017/QĐ-UBND phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định Quyết định số về mức hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất 14 21/2019/QĐ-UBND nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 Quyết định số Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 15 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định
  9. STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN NỘI DUNG BẢNG Trang BẢNG Bảng 1.1. Số dư nợ cho doanh nghiệp vay tăng từ năm 2016 đến 2018 27 Bảng 2.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp 29
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những công cụ quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiết lập trật tự, kỷ cương tại địa phương; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, chất lượng văn bản QPPL ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, về hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng vẫn còn hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu thực tế; một số văn bản được ban hành chưa phát huy được hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. TỪ KHÓA Văn bản quy phạm pháp luật; chính sách hỗ trợ; doanh nghiệp; chính quyền địa phương; tỉnh Tây Ninh.
  12. ABSTRACT The legal normative document is one of the important tools in the local government's economic development in general and business development in particular. However, the activities of issuing policies to support enterprise development in general and policies that encourage businesses to invest in agriculture in particular, there are still limitations and shortcomings that do not get the actual requirements; the promulgation has not been effective. Therefore, the study to find a good solution for the law enforcement issued by the government's legislative documents the acute local field of assistance and business development is an urgent task present. KEY WORDS The legal normative document; supporting policies; enterprise; the local government; Tay Ninh province.
  13. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh có vai trò đặc biệt trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiết lập trật tự, kỷ cương tại địa phương; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, hoạt động ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, chất lượng văn bản QPPL ngày càng được nâng cao. Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cơ bản đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định; nội dung của văn bản QPPL bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất. Sau khi văn bản QPPL được ban hành, các cơ quan được giao nhiệm vụ đã chủ động tham mưu, triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, thì hoạt động này cũng còn một số hạn chế (việc tổ chức khảo sát, sơ, tổng kết, đánh giá tác động, nhất là đối với văn bản ban hành chính sách chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm thực hiện; một số công chức chuyên môn sở, ban, ngành thực hiện còn lúng túng, chưa nắm rõ quy trình trong việc xây dựng văn bản QPPL; đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác xây dựng văn bản QPPL ở các sở, ban, ngành còn thiếu, ít ổn định, chất lượng chưa đồng đều, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ tham mưu ban hành văn bản QPPL; một số nội dung văn bản QPPL của CQĐP ban hành chưa sát tình hình thực tế của địa phương; không mang tính khả thi). Ở Tây Ninh, CQĐP tỉnh xác định doanh nghiệp là cộng đồng quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất là tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo Việc các doanh nghiệp chết, giải thể hoặc phá sản có thể sẽ kéo theo sự thất nghiệp, khó khăn trong việc làm, khó khăn
  14. 2 cho nền kinh tế và có thể gây mất ổn định, an ninh, xã hội. Do đó, để nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và nhận thức pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro pháp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, Tây Ninh đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ và đồng hành, chia sẽ khó khăn cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình các doanh nghiệp đăng ký mới không có nhiều biến động (Năm 2016 là 562 doanh nghiệp1; Năm 2017 là 598 doanh nghiệp2; Năm 2018 là 559 doanh nghiệp3; Năm 2019 là 657 doanh nghiệp. Lũy kế đến 31/12/2019 là 5.684 doanh nghiệp)4. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đặc thù gặp khó khăn, vướng mắc như: một số điều kiện hỗ trợ chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương; nội dung hỗ trợ chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư; quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa kịp thời, chưa đồng bộ 1 Ủy ban nhân dân tỉnh, 2016. Báo cáo số 361/BC-UBND ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Trang 4 2 Ủy ban nhân dân tỉnh, 2017. Báo cáo số 381/BC-UBND ngày 01/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Trang 4 3 Ủy ban nhân dân tỉnh, 2018. Báo cáo số 375/BC-UBND ngày 03/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trang 4 4 Ủy ban nhân dân tỉnh, 2019. Báo cáo số 418/BC-UBND ngày 19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Trang 4
  15. 3 Từ những phân tích trên cho thấy, công tác ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP tỉnh Tây Ninh phải tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh” làm luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Trong giai đoạn 2016 – 2019, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các văn bản này còn dàn trải, chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp trên địa bàn. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nâng cao hiệu quả công tác văn bản QPPL nói chung và văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, cơ sở pháp lý nào cho hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh? Thứ hai, thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP tỉnh Tây Ninh hiện nay như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện? Thứ ba, giải pháp, kiến nghị nào để nâng cao chất lượng văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay? 3. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều văn bản, công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đề cập. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:
  16. 4 3.1. Tình hình nghiên cứu về văn bản quy phạm pháp luật - Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015” (phần 1, 2), năm 2016. Tài liệu này giới thiệu chi tiết các nội dung được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đặc biệt là quy trình ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. - Hoàng Thị Minh Tuyên, “Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay”, 2017, Luận văn thạc sĩ luật học tại trường Đại học Luật Hà Nội. Trong Luận văn này, tác giả làm sáng tỏ các tiêu chí để đánh giá chất lượng của văn bản QPPL nói chung, tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản QPPL do CQĐP ban hành nói riêng. Đánh giá tình hình ban hành văn bản QPPL của CQĐP chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn thi hành các quy định pháp luật này trên cơ sở các tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá chất lượng một văn bản QPPL của CQĐP. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL của CQĐP. - Trần Thị Kim Ngọc, Đề án “Nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn 2017 – 2020”, 2017, Đề tài tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận chính trị Học viện Chính trị khu vực II. Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng của hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượngvà hiệu quả của công tác ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Tây Ninh. 3.2. Tình hình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Tạp chí Dân chủ và phát luật, số chuyên đề “Môi trường pháp lý cho doanh nghiệp”, NXB Tư pháp, Hà Nội 2016. Số chuyên đề này xoay quanh chủ đề xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề “Nhận diện rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp”, NXB Tư pháp, Hà Nội 2019. Số chuyên đề này đã xác định cụ thể những rào cản và nguyên nhân dẫn đến những rào cản pháp lý trong hoạt
  17. 5 động khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những giải pháp tổng thể, căn bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động khởi nghiệp. - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tháng 6-2019. Số chuyên đề này phân tích về sự cần thiết xây dựng Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng thụ hưởng, tổ chức thực hiện, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP đã đưa ra những định nghĩa về văn bản QPPL nói chung cũng như văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh nói riêng một cách tổng quát nhất. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đưa ra các dấu hiệu, đặc trưng, đặc điểm của văn bản QPPL. Đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế của hoạt động ban hành văn bản QPPL, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã phân tích một số chính sách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Nhưng có thể khẳng định rằng, có rất ít công trình nghiên cứu về hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về tình hình thi hành pháp luật về ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh. Những công trình nghiên cứu trên là những tư liệu có giá trị tham khảo, giúp tác giả tiến hành nghiên cứu trực tiếp hoạt động ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh; trên cơ sở đánh
  18. 6 giá thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP tỉnh Tây Ninh để đưa ra các giải pháp kiến nghị. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: - Các nguồn nghiên cứu của Luận văn là: các quan điểm, tư tưởng về ban hành văn bản QPPL, quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. - Khuôn khổ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hoạt động ban hành pháp luật của CQĐP cấp tỉnh và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh. - Thi hành pháp luật của CQĐP cấp tỉnh và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Luận văn nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Về thời gian : Từ 01/7/2016 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực) đến ngày 30/12/2019. - Các văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh được đề cập trong Luận văn này là văn bản quy phạm pháp luật. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ các luận điểm khoa học được đề cập ở Chương 1. - Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phân tích ở Chương 2 và kiến nghị khoa học ở Chương 3.
  19. 7 6. Giá trị ứng dụng của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Tây Ninh. 7. Kết cấu dự kiến của Luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương cấp tỉnh Chương 2: Thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh Tây Ninh Chương 3: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương
  20. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh 1.1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về khái niệm văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Mặc dù, Luật năm 2004 có quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhưng sau khi Luật năm 2015 được ban hành thì khái niệm này không còn được sử dụng nữa. Do đó, để hiểu nội hàm của văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh theo quy định của Luật năm 2015 ta tìm hiểu một số nội dung sau: Một là, về khái niệm “văn bản QPPL”. Văn bản QPPL là công cụ quan trọng để CQĐP cấp tỉnh quản lý nhà nước. Giúp CQĐP cấp tỉnh truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Đồng thời, văn bản QPPL cũng giữa vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các quy định đó tại địa phương; điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh ở địa phương. Do đó, việc nắm rõ khái niệm văn bản QPPL có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền, nội dung ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh khi xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của khái niệm văn bản QPPL và để khắc phục những hạn chế từ thực tiễn triển khai, Luật năm 2015 đã tách khái niệm “Văn bản
  21. 10 quy phạm pháp luật” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”, theo đó văn bản QPPL là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật năm 2015. Văn bản QPPL là tập hợp nhiều QPPL. Trong đó, “quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện”. Theo quy định, một văn bản có chứa QPPL nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật năm 2015 thì không phải là văn bản QPPL. Hai là, về “Chính quyền địa phương”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013, Điều 4 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 thì cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính. Có ba cấp đơn vị hành chính phổ biến là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và một cấp không phổ biến là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nhiệm vụ của cấp CQĐP là (i) tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và (ii) quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 tăng tính tự quản cho CQĐP nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. Theo quy định trên, để thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp thì CQĐP cấp tỉnh sẽ phải ban hành các văn bản QPPL nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy định của Trung ương cho phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo pháp luật được thực thi một cách đúng đắn, hiệu quả. Bởi ban hành văn bản QPPL là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước của CQĐP cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình5. Đây cũng là cơ sở để CQĐP 5Trần Minh Hương, 2008. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 109
  22. 11 cấp tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm về văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh như sau: Văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là văn bản có chứa QPPL dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương do HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục pháp luật quy định và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được nhà nước bảo đảm thi hành bằng biện pháp theo quy định pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Từ khái niệm về văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh có thể nhận thấy văn bản QPPL có những dấu hiệu đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước ở địa phương. Đặc điểm này xuất phát từ vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao của CQĐP cấp tỉnh. Theo đó, Điều 113, 114 Hiến pháp năm 2013 và Điều 6, 8 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 xác định HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương vừa là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính cấp trên. UBND có trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, CQĐP cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Theo đó, HĐND cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương UBND cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để quy định biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát
  23. 12 triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương Tất cả những cá nhân, tổ chức ở địa phương thuộc đối tượng điều chỉnh của những văn bản trên đều bắt buộc phải thực hiện. Chính vì vậy, có thể khẳng định hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là hoạt động gắn liền với nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương. Thứ hai, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là sự cụ thể hóa các quy định pháp luật và văn bản QPPL của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương Đây là đặc điểm phản ánh bản chất của văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Trên thực tế cho thấy, các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương không thể ban hành một văn bản QPPL phù hợp với tất cả những đặc điểm, điều kiện đặc thù từng địa phương trong cả nước. Do đó, cần có sự cụ thể hóa văn bản của Trung ương, cấp trên cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên, đất đai, văn hóa mà mỗi địa phương có sự khác biệt, có những vấn đề chỉ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác. Cho nên văn bản do Trung ương ban hành khó có thể được phù hợp với tất cả các địa phương trong cả nước. Trong trường hợp này cũng cần ban hành văn bản QPPL của địa phương trực tiếp điều chỉnh các vấn đề đó. Ví dụ, tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá giao thẩm quyền cho UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở quy định này, mỗi địa phương sẽ ban hành mức giá tối đa phù hợp tình hình thu nhập của người dân địa phương. Thứ ba, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi do mình quản lý Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, CQĐP cấp tỉnh có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong mọi lĩnh vực tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật. Như vậy, hoạt động ban hành văn bản QPPL quy định cụ thể việc thi hành pháp
  24. 13 luật là một trong những công cụ để CQĐP cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý xã hội. Ngoài ra, nhằm điều chỉnh một số quan hệ xã hội phát sinh mang tính đặc thù tại địa phương kịp thời thì trong phạm vi thẩm quyền của mình, CQĐP cấp tỉnh có thể ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh những quan hệ xã hội nói trên. Ví dụ: để quản lý hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đối với nội dung này, không có văn bản nào trực tiếp giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương UBND tỉnh có thể ban hành văn bản QPPL. Đây là quyết định của UBND tỉnh điều chỉnh hoạt động quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thứ tư, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh chỉ có hiệu lực trên phạm vi địa giới hành chính của địa phương Đây là đặc điểm thể hiện tính hiệu lực về không gian của văn bản QPPL của CQĐP. Theo đó, văn bản QPPL của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính cấp nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính cấp đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản. Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật năm 2015. 1.1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét, kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các