Luận văn Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_ap_dung_phong_tuc_tap_quan_ve_hon_nhan_va_gia_dinh.pdf
Nội dung text: Luận văn Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG ÁP DỤNG PHONG TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2007
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG ÁP DỤNG PHONG TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Tụng HÀ NỘI - 2007
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHONG 6 TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Phong tục, tập quán - khái niệm, đặc điểm và điều kiện áp dụng 6 1.1.1. Khái niệm phong tục, tập quán và phong tục, tập quán về 6 hôn nhân và gia đình 1.1.2. Đặc điểm phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 10 1.1.2.1. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có hình thức 10 thể hiện bằng truyền miệng (bất thành văn) 1.1.2.2. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có nội dung 10 phong phú, đa dạng nhưng vẫn mang nặng tính địa phương, tính tộc người 1.1.2.3. Tính tự giác, tự nguyện thực hiện của phong tục, tập quán về 11 hôn nhân và gia đình rất cao 1.1.2.4. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có mối quan hệ 12 gắn bó mật thiết với pháp luật 1.1.3. Điều kiện áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 17 1.1.3.1. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình chỉ được áp dụng 18 khi pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy phạm pháp luật điều chỉnh 1.1.3.2. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình chỉ được áp dụng 19 đối với một số tranh chấp về hôn nhân và gia đình khi các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không có thỏa thuận
- 1.1.3.3. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình chỉ được áp dụng 20 khi phong tục, tập quán đó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình 1.1.3.4. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng 21 khi phong tục, tập quán đó thể hiện tính hợp lý, tiến bộ, không trái đạo đức xã hội 1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân 23 và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Ý nghĩa về mặt xã hội 23 1.2.2. Ý nghĩa về mặt pháp luật 24 1.3. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam trong việc áp 25 dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.1. Pháp luật phong kiến với việc áp dụng phong tục, tập quán 25 về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc với việc áp dụng phong tục, tập 30 quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.3. Pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 32 nay với việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.3.1. Từ năm 1945 đến năm 1959 32 1.3.3.2. Từ năm 1959 đến năm 1986 34 1.3.3.3. Từ năm 1986 đến năm 2000 37 1.3.3.4. Từ năm 2000 đến nay 39 Chương 2: ÁP DỤNG PHONG TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN 42 VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối 42 với đồng bào dân tộc thiểu số theo pháp luật hiện hành 2.1.1. Kết hôn 42
- 2.1.2. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, 47 đăng ký nuôi con nuôi, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, dòng họ 2.1.2.1 Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng 47 2.1.2.2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con 51 2.1.2.3. Đăng ký nuôi con nuôi 53 2.1.2.4. Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, dòng họ 58 2.1.3. Ly hôn 59 2.2. Thực tiễn áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia 62 đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số 2.2.1. Nhận xét chung 62 2.2.2. Thực tiễn áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia 68 đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP 76 LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHONG TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình 76 nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình 80 trong việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 3.2.1. Việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 80 đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3.2.2. Việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 83 đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với nguyện vọng chính đáng của từng dân tộc thiểu số
- 3.2.3. Việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 87 đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính khả thi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong 88 việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện trong lĩnh vực lập pháp 88 3.3.2. Những giải pháp hoàn thiện trong lĩnh vực thực thi pháp luật 92 3.3.2.1. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành 92 pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số 3.3.2.2. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, 94 các tổ chức xã hội và cán bộ làm việc trong các cơ quan, tổ chức này trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 95 để nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 108
- MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có quy ước, phong tục, tập quán riêng rất phong phú và đa dạng. Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong kết cấu dân cư của nước ta. Đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vốn là nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lạc hậu. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên mọi phương diện. Trong đó, có việc nâng cao hiệu quả thi hành Luật HN&GĐ, xây dựng và củng cố trong cộng đồng dân tộc thiểu số chế độ HN&GĐ bền vững, tiến bộ. Trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số bị chi phối, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục, tập quán, trong đó có các phong tục, tập quán về HN&GĐ vốn có tính bền vững và đã ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay. Chính bởi vậy, mục tiêu xây dựng chế độ HN&GĐ tiến bộ, nhất là khi có đạo luật HN&GĐ đầu tiên năm 1959, luôn được đặt trước thách thức của việc hướng tới sự tiếp cận giữa pháp luật và phong tục, tập quán về HN&GĐ. Để thực hiện điều này, Luật HN&GĐ năm 1959 (Điều 35) và Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 55) đều quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ phù hợp với đặc thù của nhóm chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, trong hai đạo luật nói trên, vấn đề này mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể thấy rằng, trong suốt hàng chục năm thi hành hai đạo luật này, nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số hoàn toàn chưa được cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. Đây là một 1
- trong những lý do cơ bản lý giải về sự trầm trọng của tình trạng cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, vi phạm chế độ một vợ, một chồng, chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trong một bộ phận dân cư. Để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực HN&GĐ đối với nhóm chủ thể đặc thù là đồng bào các dân tộc thiểu số. Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục khẳng định: "Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy". Cùng với quy định chung mang tính nguyên tắc này, lần đầu tiên Chính phủ đã ban hành một văn bản cụ thể hóa, đó là Nghị định 32 quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định rằng, việc ban hành NĐ32 đã đánh dấu sự vận động của hệ thống pháp luật trên con đường tìm điểm tiếp cận với phong tục, tập quán về HN&GĐ, nhằm làm cho pháp luật về HN&GĐ dễ dàng đi vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sự vận động này của thực tiễn pháp luật về HN&GĐ gợi mở những khía cạnh lý thú và khá phức tạp về mặt lý luận khoa học. Đồng thời, thực tiễn áp dụng pháp luật về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo hệ thống pháp luật hiện hành cũng đã và đang đặt ra không ít những vấn đề cần giải quyết về mặt lý luận. Với tất cả lý do trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài: "Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam" làm luận văn cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, khoa học pháp lý ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu trên khía cạnh lý luận chung về mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục, tập quán. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ với tư cách là một đối tượng nghiên cứu riêng thì vẫn còn rất mới mẻ. Mới chỉ có một số bài viết được đăng trên các báo, tạp chí và in thành sách của các tác giả Bùi Xuân Đính với "Lệ làng phép nước" (1985), tác giả 2
- Phạm Trọng Cường "Hỏi - Đáp về pháp luật hôn nhân - gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số " (2003) đã và đang có nhiều ý kiến trao đổi, các cuộc hội thảo về những vấn đề này và hiện nay Bộ Tư pháp đang triển khai đề tài "Ảnh hưởng của phong tục, tập quán đối với đăng ký hộ tịch" trong đó có việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi Tuy nhiên, các tham luận tại các hội thảo, các bài viết trên một số báo, tạp chí mới chỉ xem xét, giải quyết những khía cạnh liên quan đến vấn đề. Những vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về việc áp dụng phong tục, tập quán trong pháp luật HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề quan trọng đối với việc nghiên cứu hiệu quả thực hiện Luật HN&GĐ cũng như tạo cơ sở lý luận và thực tiễn làm sáng tỏ một khía cạnh trong việc áp dụng pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền có kết cấu dân cư phức tạp như nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài + Mục đích của đề tài là nhằm làm rõ khái niệm phong tục, tập quán; đặc điểm của phong tục, tập quán; mối quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật, quá trình hình thành và phát triển của việc ghi nhận phong tục, tập quán trong pháp luật HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. + Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là phải xây dựng được khái niệm phong tục, tập quán về HN&GĐ, phải nghiên cứu từng nội dung trong mối liên hệ với thực tiễn. Qua đó, đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng các quy định của pháp luật HN&GĐ về việc áp dụng phong tục, tập quán, nhất là các quy định về việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi của đề tài được xác định như sau: 3
- - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay trong sự kết hợp với thực tiễn áp dụng về phong tục, tập quán ở đồng bào các dân tộc thiểu số qua các thời kỳ khác nhau, bao gồm: + Những quy định của pháp luật phong kiến trong việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số. + Những quy định của pháp luật thời kỳ pháp thuộc và pháp luật của chế độ Việt Nam cộng hòa trong việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số. + Những quy định của pháp luật HN&GĐ của Nhà nước Việt Nam trong việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số. + Thực tiễn áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong quy định về kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và con; đăng ký nuôi con nuôi; quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, dòng họ; quy định về ly hôn. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Bản luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật. - Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: Việc nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp chứng minh để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 4
- Chương 1: Khái quát chung về việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2: Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 5
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHONG TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. PHONG TỤC, TẬP QUÁN - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 1.1.1. Khái niệm phong tục, tập quán và phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình Hiện nay, khái niệm phong tục và khái niệm tập quán vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Từ góc độ ngôn ngữ học, khái niệm phong tục, tập quán được hiểu: "Phong tục là lối sống, thói quen đã thành nền nếp, được mọi người công nhận, tuân theo" [81, tr. 1339]. "Tập quán là thói quen hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo" [81, tr. 1508]. Thói quen hiểu theo nghĩa của tiếng việt chính là lối sống, cách sống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, khó thay đổi, còn hiểu theo ngôn ngữ tâm lý thì "thói quen là một thái độ tâm lý hay hành vi, do kinh nghiệm tạo nên, làm cho con người dễ ứng phó với một số tình huống, một bộ phận ứng xử đã trở thành tự động, một bộ phận vẫn có tính cách hữu ý" [75, tr. 285]. Qua đó có thể thấy rằng, khái niệm phong tục, tập quán theo cách định nghĩa của ngôn ngữ học, giữa chúng không có gì khác nhau. Điều đó có nghĩa, phong tục chính là tập quán và tập quán chính là phong tục và phong tục, tập quán chỉ là hai cách gọi khác nhau mà thôi. Chính vì vậy, có tác giả chỉ định nghĩa một cách chung chung về phong tục tập quán mà không hề có sự phân biệt, chia tách hai khái niệm này, "phong tục tập quán là những quy 6
- ước về đời sống thường ngày, được người dân tuân thủ, lặp đi lặp lại thành thói quen, nếu ai làm trái với phong tục, tập quán thì bị xã hội chê cười, dị nghị, thậm chí bị dư luận lên án, cộng đồng xa lánh" [64, tr. 70] hay "phong tục tập quán là những thói quen, hành vi ứng xử đã hình thành từ lâu đời được mọi người tuân thủ" [54, tr. 46]. Có quan niệm cho rằng: Phong tục là những chuẩn mực xã hội được tuân theo mạnh mẽ. Vi phạm phong tục là xúc phạm giá trị tinh thần của cộng đồng. Các tục lệ đã được phong hóa lâu đời, được cả cộng đồng chấp nhận nên tồn tại lâu bền bất chấp những thay đổi lớn trong xã hội. Đó là các phong tục về chi họ trên dưới trong họ tộc, nam nữ thuộc các trực hệ không được lấy nhau, phong tục cưới hỏi, giỗ chạp, thờ cúng tổ tiên và những người có công giáo dưỡng [80, tr. 104]. Tập quán là những tục lệ hình thành từ thói quen, không có sức ép lớn của xã hội. Tập quán ăn bằng đũa hay bằng thìa, quan tâm đến người già và em nhỏ, bắt tay, ôm hôn nhau khi gặp mặt và chia tay, sử dụng dao xắt úp như ở Việt Nam hay cắt ngửa như tại Châu âu việc vi phạm các tập quán này không gây những xúc phạm lớn về tinh thần trong cộng đồng và dư luận xã hội cũng không điều chỉnh [80, tr. 103]. Khái niệm trên được tác giả đưa ra khi xác định các hình thức của chuẩn mực đạo đức và theo cách định nghĩa về phong tục, tập quán đã nêu thì phong tục có giá trị bắt buộc cao hơn, điều chỉnh mạnh mẽ bởi dư luận xã hội và trở thành chuẩn mực, bắt buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo còn tập quán chỉ là thói quen, không mang tính bắt buộc và con người có thể làm hoặc không làm mà không phải chịu bất kỳ một áp lực nào. Khác với cách tiếp cận trên, ở một cách tiếp cận khác - cách tiếp cận từ góc độ triết học, khái niệm phong tục, tập quán lại được hiểu là hai khái 7
- niệm khác nhau song có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Khái niệm tập quán được hiểu là: Những cách xử sự lặp đi lặp lại, thói quen của con người trong những tình thế nhất định. Tập quán có bao gồm những thủ pháp trong lao động được mọi người thừa nhận, những hình thức quan hệ phổ biến trong một xã hội nhất định giữa người với người trong sinh hoạt hằng ngày và trong gia đình, những nghi lễ ngoại giao và tôn giáo, và những hành động lặp đi lặp lại khác phản ánh những đặc điểm trong cuộc sống của các bộ lạc, giai cấp, dân tộc. Cả phong tục của xã hội cũng được biểu hiện trong tập quán. Tập quán được hình thành trong lịch sử - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tính chất của các tập quán là: những đặc điểm lịch sử của dân tộc, đời sống kinh tế của nó, những điều kiện khí hậu - thiên nhiên, địa vị xã hội của con người, các quan điểm tôn giáo, v.v Các tập quán có sức mạnh của một thói quen xã hội và ảnh hưởng đến hành vi của con người. Vì vậy, chúng được đánh giá về mặt đạo đức [72, tr. 524]. Còn khái niệm phong tục được hiểu là: Những đặc điểm hành vi của một cộng đồng xã hội nào đó của con người và phụ thuộc vào tâm lý xã hội; những tập quán độc đáo tồn tại trong những điều kiện của một hình thái xã hội nhất định hoặc tiêu biểu cho đạo đức của một tập thể, giai cấp, dân tộc nào đó. Phong tục bộc lộ nội dung của hành vi thực tế, chứ không bộc lộ những yêu cầu đạo đức cần hướng tới. Vì sự tồn tại của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, vị trí của họ trong hệ thống sản xuất xã hội, trình độ văn hóa của họ là khác nhau, cho nên phong tục cũng khác nhau [72, tr. 450]. Theo cách định nghĩa này chúng ta có thể thấy, phong tục là khái niệm rộng, bao hàm mọi mặt của đời sống cá nhân và cộng đồng. Phong tục tồn tại chủ yếu thông qua thực hành xã hội để qua đó nó được truyền lại cho các thế 8
- hệ sau. Phong tục sẽ trở thành tập quán tương đối bền vững khi và chỉ khi nó thỏa mãn những điều kiện nhất định và qua đó phản ánh tính thống nhất của cộng đồng, được nhìn nhận, đánh giá ở khía cạnh đạo đức. Như vậy, tập quán là khái niệm được thừa nhận ở mức độ cao hơn, nghĩa là từ thói quen (lối, cách sống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, khó thay đổi) đã trở thành quy tắc xử sự (những điều quy định mà mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó). Từ các cách tiếp cận khác nhau, chúng ta có thể định nghĩa về phong tục, tập quán như sau: Phong tục là thói quen đã thành nếp, hình thành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, có tính ổn định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc thừa nhận và tuân theo một cách tự giác. Tập quán là những quy tắc xử sự, được hình thành trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận như là những quy tắc xử sự chung. Qua đó, có thể định nghĩa phong tục, tập quán dưới góc độ là khái niệm về HN&GĐ như sau: Phong tục về HN&GĐ là thói quen đã thành nếp, hình thành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện đậm nét nếp sống, quan niệm của từng địa phương, dân tộc trong việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình, được các chủ thể sinh sống trong địa phương, dân tộc đó thừa nhận và tuân theo một cách tự giác. Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sự chung của nhiều dân tộc, nhiều địa phương về kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình. 9
- 1.1.2. Đặc điểm phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình Phong tục, tập quán về HN&GĐ có những đặc điểm của phong tục, tập quán nói chung. Đó là: 1.1.2.1. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có hình thức thể hiện bằng truyền miệng (bất thành văn) Phong tục, tập quán vốn được hình thành từ quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng làng, bản, gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống con người "bất cứ hình thức hoạt động sống nào của con người, từ vật chất, xã hội và tinh thần đều có những phong tục tập quán kèm theo" [64, tr. 70-71]. Là sản phẩm được đúc rút từ các kinh nghiệm thực tiễn nên phong tục, tập quán được con người biết đến từ lúc bé một cách tự nhiên và tuân thủ một cách tự giác. Phong tục, tập quán ăn sâu, bám rễ trong mỗi con người, trở thành thước đo các giá trị đạo đức trong đời sống của họ thông qua dư luận xã hội. Do vậy, phần lớn cư dân trong các làng, bản họ sống và xử sự theo phong tục, tập quán, pháp luật Nhà nước đối với họ thật sự "mơ hồ", "xa lạ". Sự "xa lạ" ấy được thể hiện ở chỗ "phần lớn các mâu thuẫn tranh chấp giữa người làng với nhau được giải quyết bằng hòa giải theo phương châm nhường nhịn "chín bỏ làm mười", lấy "cái tình" mà xử với nhau, chứ không phải bằng "cái lý", bằng luật, để sao cho "có tình, có lý" [37, tr. 99]. Như vậy, phong tục, tập quán tuy chỉ được truyền lại cho các thế hệ sau bằng hình thức "truyền miệng" nhưng có sức sống mãnh liệt, trở thành truyền thống được tuân thủ một cách nghiêm túc, "ai làm trái với phong tục tập quán thì coi như làm trái với tổ tiên, khiến người đó luôn băn khoăn, trong lòng cắn rứt, và lẽ tất nhiên phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với phong tục tập quán" [64, tr. 70]. 1.1.2.2. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có nội dung phong phú, đa dạng nhưng vẫn mang nặng tính địa phương, tính tộc người Phong tục, tập quán là thể hiện kinh nghiệm sống, sinh hoạt của một cộng đồng nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương, bản làng 10
- "mỗi cộng đồng đều có những lợi ích riêng, xuất phát từ những hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế, môi trường văn hóa mang tính đặc thù" [64, tr. 79]. Do vậy, phong tục, tập quán phản ánh tâm tư, nguyện vọng của địa phương, bản làng nào thì chỉ phù hợp với địa phương, bản làng đó mà nếu đem áp dụng sang một địa phương, một dân tộc thiểu số khác thì không hẳn đã phù hợp. Chẳng hạn, trong nghi thức kết hôn giữa dân tộc Ê Đê và M’Nông có sự khác biệt cơ bản. Theo phong tục Ê Đê, con gái đi hỏi chồng, bên nhà gái chịu tiền cưới và chàng trai về ở rể. Nghi lễ cưới xin của người Ê Đê bao gồm lễ hỏi chồng, lễ thỏa thuận và lễ gọi chồng (lễ cưới). Khác với phong tục của người Ê Đê, nghi lễ cưới của người M’Nông là người con trai sẽ đi hỏi vợ, chi phí đám cưới sẽ do hai bên gia đình đảm nhận, sau đám cưới vợ chồng có thể chung sống ở nhà chồng hoặc nhà vợ. Ngoài ra, trong phong tục cưới xin của người M’Nông không có tục thách cưới hay gửi dâu Như vậy, phong tục, tập quán tuy rất đa dạng, phong phú nhưng luôn chỉ phản ánh được thực tế đời sống của cộng đồng một dân cư nhất định. Do vậy, việc áp dụng chúng trong thực tế đời sống đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự so sánh, đối chiếu để có thể giải quyết đúng đắn các vụ việc. Điều này tạo nên sự phù hợp, hợp lý trong việc áp dụng giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiều địa phương khác nhau và đặc biệt là sự ghi nhận trong pháp luật những phong tục, tập quán tiến bộ, tốt đẹp và khuyến khích, vận động đi đến xóa bỏ hoàn toàn những phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. 1.1.2.3. Tính tự giác, tự nguyện thực hiện của phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình rất cao Phong tục, tập quán gắn bó gần gũi với đời sống người dân vì "nó được con người hiểu biết từ tấm bé do con đường truyền tải tự nhiên, mang tính "cha truyền con nối" từ gia đình, dòng họ (trao truyền văn hóa), nên được các thế hệ tuân thủ như một nếp hay một "quán tính tự nhiên" [37, tr. 285]. 11
- Do vậy, phong tục, tập quán trở thành chuẩn mực để mọi người tự giác noi theo mà không mang tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện như pháp luật của nhà nước. Đối với dân bản, họ không quan tâm đến luật pháp của nhà nước mà chỉ quan tâm tới những chuẩn mực đã được biết đến qua phong tục, tập quán. Phong tục, tập quán đối với họ dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo trong khi đó "luật pháp chỉ tồn tại dưới dạng văn bản, người dân phải học, phải đọc mới nhớ, do vậy, với xã hội chưa có chữ viết hay có chữ viết nhưng người dân mù chữ, nhưng luật pháp vẫn là cái gì đó "bên ngoài con người" khi cần thì mới quan tâm tới nó" [64, tr. 416]. 1.1.2.4. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết với pháp luật Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể "với tay" điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội, vì pháp luật là sự phản ánh đời sống xã hội nên luôn là cái đi sau, lạc hậu hơn. Do vậy, để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì ngoài pháp luật còn có sự "hỗ trợ", "giúp sức" của nhiều quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay, trong đời sống các dân tộc thiểu số ở các bản làng, phong tục, tập quán vẫn còn có giá trị và tồn tại song song với hệ thống pháp luật của Nhà nước. Những phong tục, tập quán đó đã và đang chi phối mạnh mẽ các quan hệ xã hội và ngoài những ảnh hưởng, tác động tiêu cực thì phong tục, tập quán "cũng có vai trò tích cực trong việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức, lối sống theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội" [58, tr. 12]. Giữa phong tục, tập quán và pháp luật có mối quan hệ ra sao, chúng có điểm gì giống nhau và khác nhau? Làm rõ vấn đề này không chỉ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc triển khai các văn bản luật mà còn tạo khả năng cho việc xây dựng các quy định pháp luật, khuyến khích thuần phong, mỹ tục và hạn chế, đi đến chấm dứt các hủ tục lạc hậu, tạo nên "xu hướng thừa nhận 12
- sự tồn tại của nhiều luật lệ khác nhau nhưng đều dưới sự chi phối chung của luật pháp nhà nước" [64, tr. 43]. Với tư cách là những công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật và phong tục, tập quán đều có chung mục đích là nhằm thiết lập và duy trì, giữ gìn trật tự xã hội một cách có nền nếp, kỷ cương, hướng con người tới cái "chân - thiện - mỹ". Vì cùng chung mục đích như vậy nên giữa phong tục, tập quán và pháp luật của Nhà nước hầu như không có sự phủ định lẫn nhau mà giữa chúng là sự đan xen, kết hợp hài hòa, tạo cơ sở "để bảo vệ sự thống nhất, gắn bó giữa sự quản lý tập trung thống nhất của Trung ương với việc bảo đảm tính tự quản, tự giác của dân chúng ở địa phương; để bảo đảm khối đại đoàn kết của dân tộc nhằm chiến thắng các mối hiểm họa thường trực là họa xâm lăng của nước ngoài và sự khắc nghiệt của thiên nhiên" [67, tr. 48]. Bên cạnh điểm giống nhau về mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữa phong tục, tập quán và pháp luật của Nhà nước còn có những điểm khác nhau cơ bản: Thứ nhất, khác nhau về hình thức thể hiện. Khác với pháp luật là sản phẩm của Nhà nước nên pháp luật được ban hành là sự thể hiện ý chí của một giai cấp nhất định trong xã hội. Ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện trong pháp luật thông qua việc ban hành các văn bản luật và ít nhiều mang tính áp đặt, chẳng hạn trong xã hội phong kiến có pháp luật phong kiến, trong xã hội tư bản có pháp luật của giai cấp tư sản và trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa có pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân . Trái lại, được hình thành trong quá trình tích luỹ, chắt lọc những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất và sinh hoạt cộng đồng, phong tục, tập quán thường phản ánh nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của cộng đồng nên nó là sản phẩm của cả cộng đồng chứ không là của riêng ai, cá nhân nào nên chỉ tồn tại dưới hình thức truyền miệng (bất thành văn). "Ở đây, ngoài ước vọng và ý chí chung của cộng đồng thì ta chưa thấy rõ một thế lực chính trị nào áp đặt, cưỡng chế giống như đối với luật pháp nhà nước" [64, tr. 74]. 13
- Thứ hai, khác nhau về bản chất. Nếu pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật "là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước" [78, tr. 200], thì phong tục, tập quán là sản phẩm của cộng đồng làng, bản, ở đó thể hiện sự đồng thuận, cùng chấp nhận và cùng thực hiện "ngoài ước vọng và ý chí chung của cộng đồng thì ta chưa thấy rõ một thế lực chính trị nào đó áp đặt, cưỡng chế giống như đối với pháp luật nhà nước" [64, tr. 74]. Thứ ba, khác nhau về tính chất áp dụng. Phong tục, tập quán mang nặng tính địa phương, tính tộc người còn pháp luật mang tính phổ biến. Phong tục, tập quán thường phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân trong cộng đồng nhất định nên chỉ phù hợp với cộng đồng nơi đó mà thường là không phù hợp với cộng đồng khác "mỗi cộng đồng đều có những lợi ích riêng, xuất phát từ những hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế, môi trường văn hóa mang tính đặc thù, do vậy luật tục - hương ước, thứ cương lĩnh tinh thần của họ cũng thể hiện khác nhau" [64, tr. 79]. Trong khi đó, pháp luật có tính rộng khắp, bao quát hơn và có thể điều chỉnh bất kỳ một quan hệ xã hội nào khi nhà cầm quyền xét thấy cần thiết "tính phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước "được đề lên thành luật". Pháp luật làm cho ý chí này có tính chủ quyền duy nhất trong một quốc gia. Chính quyền lực chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm đặc biệt - tính quy phạm phổ biến, đưa nó vào những tầm mức cần thiết tùy theo nhu cầu của sự điều chỉnh pháp luật" [78, tr. 210]. Do vậy, luật pháp bao giờ cũng mang tính chung, phổ biến, trái với phong tục, tập quán mang tính riêng, tính đặc thù. Thứ tư, phong tục, tập quán được mọi người tự giác thực hiện còn pháp luật mang tính cưỡng chế (bắt buộc) mọi người phải tuân theo. Phong tục, tập quán thể hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng, hình thành do thói quen và được truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại chủ yếu qua thực hành xã hội nên được mọi người tự giác tuân theo: 14