Luận văn Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

pdf 83 trang vuhoa 23/08/2022 9500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ap_dung_phap_luat_ve_gop_von_bang_gia_tri_quyen_so.pdf

Nội dung text: Luận văn Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ph¹m ®øc qu¶ng ¸P DôNG PH¸P LUËT VÒ GãP VèN B»NG GI¸ TRÞ QUYÒN Së H÷U TRÝ TUÖ ë VIÖT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2011
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt PH¹M §øc qu¶ng ¸P DôNG PH¸P LUËT VÒ GãP VèN B»NG GI¸ TRÞ QUYÒN Së H÷U TRÝ TUÖ ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS.TS Ph¹m Duy NghÜa Hµ néi - 2011
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ 5 HỮU TRÍ TUỆ Ở 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ 5 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 5 1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ 6 1.2. Khái quát chung về việc góp thành lập doanh nghiệp 9 1.2.1. Góp vốn 9 1.2.2. Đối tượng góp vốn 10 1.3. Quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 12 1.3.1 Điều kiện để góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 12 1.3.2 Thủ tục góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 15 Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ 32 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực tiễn việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 32 2.1.1. Sự cần thiết góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ của 32 nhà đầu tư 2.1.2. Sự thừa nhận của các cơ quan hữu quan trong vấn đề góp 37 vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 2.2. Thực trạng ban hành văn bản pháp luật về góp vốn bằng giá 39
  4. trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 2.2.1. Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh việc góp vốn 39 bằng giá trị quyền Sở hữu trí tuệ 2.2.2. Những mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong việc quy 40 định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ 50 GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 3.1. Kiến nghị về nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của các 50 chủ thể khi tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 3.2. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc 54 quy định góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 3.3. Định hướng xây dựng đồng bộ các quy định của pháp luật điều 56 chỉnh việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 3.4. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật dân sự và Luật sở 58 hữu trí tuệ về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 3.5. Định hướng xây dựng Nghị định để quản lý hoạt động góp vốn 62 bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 3.6 Thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật về góp 64 vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Phụ lục 01 70 Phụ lục 02 75
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Khác với những tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt – tài sản vô hình, mà giá trị của nó không dễ dàng được. Chính bởi đặc điểm trên đã làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý xoay quanh giá trị quyền sở hữu trí tuệ, một trong số đó là việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ . Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ không phải là một mới, tuy nhiên góp như thế nào, định giá như thế nào, cơ chế bảo đảm giá trị góp vốn và ngay cả việc thống nhất những nội dung nêu trên giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. Hiện nay, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã trở nên phổ biến trong xã hội. Người ta có thể góp vốn bằng tiền, vàng, công sức và bằng cả giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Những nội dung nêu trên đã được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ và là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đang gặp những vướng mắc không nhỏ mà nguyên nhân sự thống nhất khi thực thi pháp luật trong việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi nhiều văn bản luật thừa nhận việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, một số văn bản hướng dẫn thực hiện lại không thừa nhận nội dung trên. Về khía cạnh pháp lý, việc không ghi nhận giá trị góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ như là sự đi ngược lại quy định của văn bản luật. Do đó, cần thiết phải có quy định rõ ràng, cụ thể trong vấn đề trên, và đặc biệt là phải có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật. 1
  6. Trong những năm gần đây, việc quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ đã nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động góp vốn kinh doanh trong xã hội. Thực tế, hiện nay chưa có sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý nhà nước ) trong việc quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do các cơ quan hữu quan chưa tìm ra tiếng nói chung, chưa chỉ rõ được bản chất của việc góp vốn kinh doanh bằng tài sản là giá trị quyền sở hữu trí tuệ, và cũng chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về nội dung trên. Trên thực tế, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều bài viết trên các báo liên quan đến vấn đề “góp vốn bằng thương hiệu”, nhưng nhìn chung chỉ xoay quanh vấn đề phản ánh một số vướng mắc, bất cập của việc góp vốn bằng thương hiệu mà chưa có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và đưa ra giải pháp mang tính khoa học. Một số luận văn liên quan như luận văn của Nguyễn Thị Vân năm 2010 về Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam, hay luận văn của Nguyễn Văn Thanh năm 2003 về Những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp cũng chưa thực sự đi sâu vào phân tích việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, chưa giải quyết được yêu cầu đặt ra đối với việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Từ những cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” với mong muốn đưa ra một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn và góp phần nâng cao hơn nữa việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
  7. - Đối tượng nghiên cứu: khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và giá trị quyền sở hữu trí tuệ, khái niệm về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các quy định pháp luật về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ hực tiễn vấn đề áp dụng pháp luật trong việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan. - Phạm vi nghiên cứu: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều nội dung khác nhau, để đảm bảo phân tích, đánh giá sâu sắc và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích các quy định liên quan đến việc góp vốn bằng nhãn hiệu – đối tượng góp vốn chủ yếu hiện nay. Việc góp vốn được giới hạn trong phạm vi góp vốn thành lập doanh nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Đưa ra cái nhìn tổng thể và giải pháp phù hợp để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và hiệu quả khi áp dụng pháp luật trong việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu và làm rõ các quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Đưa ra những phân tích và đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cập trong việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. + Đề xuất những kiến nghị, giải pháp phù hợp để giải quyết những bất cập trong vấn đề trên. 3
  8. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn hiện , đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó duy vật biện chứng . 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. 4
  9. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ Sở hữu trí tuệ và Quyền sở hữu trí tuệ được chính thức sử dụng Bộ luật dân sự năm 1995 . Mặc dù không được định nghĩa trực tiếp song cấu trúc và nội dung phần thứ 6 Bộ luật dân sự : Quyền sở hữu trí tuệ là một chế định pháp lý gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định và bảo hộ. Đó là một loại hình quyền sở hữu đặc biệt mà đối tượng là các sản phẩm sáng tạo do lao động trí óc con người tạo ra, là sản phẩm trí tuệ con người. Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với giống cây trồng. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đưa ra khái niệm : Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng [20, Điều 4]. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo ra. Đó là độc quyền được trao cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ. Căn cứ vào khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ, có thể thấy nội hàm của khái niệm này rộng. Vì vậy, để đảm bảo phân tích một cách đầy đủ và toàn diện về việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cũng như phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã chủ động giới hạn nghiên cứu chủ yếu về quyền sở hữu công nghiệp, mà cụ thể là nhãn hiệu hàng hóa. 5
  10. Nhãn hiệu (Trademark) là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực Sở hữu công nghiệp. Nó đã được sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản xuất cũng như các thương nhân để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu được xem là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu. Theo quy định tại Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khái niệm Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, khái niệm về quyền đối với Nhãn hiệu hàng hóa cũng không nằm ngoài khái niệm Quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác, theo quy định tại điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005 thì „„Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ‟‟ [22 , Điều 181]. Như vậy, quyền Sở hữu trí tuệ cũng được coi là một loại quyền tài sản. 1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là một loại quyền tài sản, do đó nó có đầy đủ đặc tính của quyền tài sản nói chung đó là : chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng sở hữu công nghiệp – tài sản trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp có những đặc điểm riêng để phân biệt với quyền sở hữu khác, thậm trí với cả quyền tác giả. 6
  11. Thứ nhất, tính vô hình của đối tượng sở hữu công nghiệp Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang đặc trưng của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó là đặc tính vô hình. Đặc tính này hoàn toàn khác với đặc tính hữu hình của sở hữu tài sản vật chất. Là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng phải được vật chất hóa hoặc được thể hiện trên các vật mang tin cụ thể. Nói cách khác, tài sản sở hữu trí tuệ vô hình phải được phản ánh, thể hiện thông qua những vật thể hữu hình. Một vật thể hữu hình có thể vừa là đối tượng của quyền sở hữu tài sản vật chất, lại vừa chứa đựng trong nó đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đặc tính vô hình của sở hữu trí tuệ là đặc trưng quan trọng nhất. Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản và đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang tính phi vật chất. Bởi vì, bản thân quyền sở hữu công nghiệp không thể tự nó đem lại các tiện ích hiện hữu cho người nắm giữ quyền mà nó chỉ đem lại các lợi ích vật chất và tinh thần cũng như các lợi thế cho chủ sở hữu, người sử dụng khi các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai, phạm vi bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được thừa nhận và bảo hộ theo thủ tục pháp lý. Chủ thể phải gửi đơn yêu cầu bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bảo hộ này là bảo hộ độc quyền khai thác, sử dụng của chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng hoặc chuyển giao cho người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của mình. Khác với quyền sở hữu thông thường, quyền sở hữu công nghiệp bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Về không gian, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ triệt để. Điều này có nghĩa là quyền sở 7
  12. hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận và cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ đã công nhận hoặc cấp văn bằng đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên thế giới đều tuân thủ nguyên tắc pháp luật quốc gia. Quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ đặc trưng của đối tượng sở hữu công nghiệp – một tài sản vô hình được truyền bá bằng con đường nhận thức nên rất dễ bị xâm phạm, khó kiểm soát. Hơn nữa, việc áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu gắn với quá trình sản xuất công nghiệp, với mục đích thương mại và thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người nên thường mang lại lợi ích lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội quốc gia. Vì vậy, quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Về mặt thời gian, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định, vì đối tượng sở hữu công nghiệp là các sản phẩm trí tuệ thay đổi nhanh chóng theo tiến bộ khoa học công nghệ, dễ lạc hậu so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là những đối tượng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giảm chi phí trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ (sáng chế, giải pháp hữu ích, ) thường được bảo hộ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (tối đa là 20 năm). Hầu hết pháp luật về sở hữu công nghiệp các nước đều quy định thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu sẽ mất độc quyền cũng như những quyền khác đối với đối tượng được bảo hộ. Tuy nhiên, một số đối tượng sở hữu công nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nổi tiếng, được bảo hộ vô thời hạn nhưng các đối tượng đó cũng như chủ sở hữu các đối tượng đó phải đáp ứng một số điều kiện do pháp luật quy định. Thứ ba, quyền sử dụng 8
  13. Đối với tài sản hữu hình, trong ba quyền năng của chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là quyền cơ bản và quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ các đặc tính của tài sản hữu hình : trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu phải chiếm hữu tài sản thì mới có thể khai thác công dụng của tài sản đó. Trong khi đó, đối với quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng lại được coi là quyền năng cơ bản nhất. Với tài sản là nhãn hiệu, quyền này được thể hiện thông qua quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt nhãn hiệu được bảo hộ nếu không được chủ sở hữu cho phép. Điều này cũng xuất phát từ tính vô hình của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu không thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản. Việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Bản thân các đối tượng sở hữu công nghiệp không tạo ra giá trị mà chúng phải được ứng dụng vào những loại vật chất hữu hình cụ thể và phát sinh giá trị quá trình sử dụng, vận hành, khai thác các loại vật chất hữu hình này. Về bản chất, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ độc quyền khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Ví dụ, đối với nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể : tự mình sử dụng nhãn hiệu như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện dịch vụ, lưu thông, chào bán, quảng cáo, xuất nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu ; cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu để đổi lấy lợi ích vật chất, chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác để đổi lấy lợi ích vật chất. Như vậy, quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu được thể hiện chủ yếu và cơ bản nhất ở quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 1.2. Khái quát chung về việc góp thành lập doanh nghiệp 1.2.1. Góp vốn 9
  14. Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 khái niệm “góp vốn” được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. [19, Điều 4] Như vậy, khái niệm „„Giá trị quyền sở hữu trí tuệ” đã một lần nữa khẳng định quyền sở hữu trí tuệ là một loại quyền tài sản, và khi đã xác định được giá trị của nó thì quyền sở hữu trí tuệ cũng được góp vốn như những loại tài sản khác. 1.2.2 Đối tượng góp vốn Theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật cán bộ công chức thì tổ chức, các nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và Công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản ký nhà nước. Như vậy, công chức chỉ bị hạn chế việc góp vốn kinh doanh vào những ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, hạn chế này không áp dụng đối với các ngành nghề khác. 10
  15. Công chức không có quyền thành lập và quyền lý doanh nghiệp theo điều 9 Luật doanh nghiệp. Do đó, công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty; công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn. Tại khoản 2, điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 cũng quy định các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp : 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 11
  16. e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Quy định về đối tượng góp vốn thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể tham gia góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, quy định này sẽ ràng buộc đối với những người là chủ thực sự của các quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (chủ của Nhãn hiệu, ). 1.3. Quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ 1.3.1. Điều kiện để góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ Hiện nay, có khá nhiều quan điểm liên quan đến điều kiện để góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm quyền tài sản vô hình. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí để từ đó có thể đánh giá được giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hay nói cách khác là cần phải vật chất hóa loại quyền này để có thể dễ dàng định giá và sử dụng trong việc góp vốn. Như vậy có thể thấy, để có thể góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ thì một trong những điều kiện quan trọng là phải „„vật chất hóa‟‟ được quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những quan điểm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi liên quan đến việc „„vật chất hóa‟‟ giá trị quyền sở hữu trí tuệ là căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 12
  17. . . Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các chủ thể quyền của quyền sở hữu trí tuệ được cấp Giấy chứng nhận để xác định ai là chủ sở hữu của đối tương đó, ví dụ Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa, bằng độc quyền kiểu giáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, Thực tế, đây là quan điểm được nhiều người ủng hộ, bởi lẽ : - Sẽ rất khó để đánh giá chính xác giá trị của một tài sản vô hình nếu không có các tiêu chí để lượng hóa cụ thể. - Việc xuất trình được tài liệu do cơ quan nhà nước ban hành chứng nhận ai là chủ sở hữu của quyền đó gần như là một sự đảm bảo mang tính pháp lý cao nhất trong các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà cá nhân/ tổ chức đó tham gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ sở hữu cũng như tránh những tranh chấp không đáng có về sau. - Tài liệu do cơ quan nhà nước ban hành cũng là cơ sở để phân loại các loại quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ : quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. - Giá trị hiệu lực của tài liệu do cơ quan nhà nước ban hành cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá giá trị của quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ, phạm vi bảo hộ, đối tượng bảo hộ, ). Như vậy, có thể thấy, để một đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ có thể tham gia góp vốn thì rất cần phải được cụ thể hóa dưới một dạng thức nhất định. Thông thường, đó là chứng nhận của cơ quan nhà nước liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. 13
  18. Chúng tôi : cụ thể hóa dưới dạng thức văn bản, có sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi lẽ : - Cần có sự xác định rõ ràng, rành mạch xem ai là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn. Điều này là bắt buộc và cần thiết khi làm thủ tục đăng ký góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn bổ sung vào doanh nghiệp. - Khi đã có sự xác nhận của cơ quan nhà nước, sẽ thuận lợi và khách quan hơn cho các bên (bên góp vốn, bên nhận góp vốn và các bên liên quan (cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan định giá (nếu có) trong việc xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ. - Chứng nhận của cơ quan nhà nước là cơ sở quan trọng để các bên có thể xây dựng quy chế (hoặc văn bản tương tự) liên quan đến việc khai thác và sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Khi đối tượng sở hữu trí tuệ đã được „„vật chất hóa‟‟, các bên tham gia góp vốn sẽ có đủ cơ sở để tiến hành các thủ tục tiếp theo liên quan đến việc góp vốn (Định giá giá trị Quyền sở hữu trí tuệ, lập hợp đồng góp vốn, ). , ) t 14
  19. . r ) (Inter Brand Media) - Trưởng phòng Thực thi & giải quyết khiếu nại (Cục - : “Việc đăng ký không tạo ra nhãn hiệu nổi tiếng. Những nhãn hiệu đã đăng ký rồi có thể bị hủy vì những nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy việc đăng ký hay chưa không phải quan trọng” [23]. . 1.3.2. Thủ tục góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ Quy định về thủ tục góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam hiện tại chưa rõ ràng, chưa có văn bản cụ thể. 15
  20. , cho đến thời điểm kết thúc luận văn này vẫn chưa thông qua. Tuy nhiên, xem xét quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là một loại quyền tài sản thì việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ cũng không nằm ngoài các quy định về thủ tục góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, do đặc thù của tài sản quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình nên khi góp vốn các bên góp vốn và nhận góp vốn cần làm rõ những nội dung cơ bản sau : - Xác định rõ đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn (Ví dụ Bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ, kiểu dáng công nghiệp, ). - Thống nhất cách thức định giá (xác định giá trị) của đối tượng góp vốn. - Lập hợp đồng góp vốn quy định rõ nội dung liên quan đến việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao và doanh nghiệp với tư cách là người nhận chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài những quy định trên đây, việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ vẫn phải tuân theo các quy định về góp vốn trong Luật doanh nghiệp 2005. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể áp dụng tương tự pháp luật trong việc góp vốn bàng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Thứ nhất, xem xét đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn Khi làm thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn bổ sung vào công ty, góp vốn mua cổ phần, bên góp vốn và bên nhận góp vốn cần xác định rõ ràng, cụ thể về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được đem góp vốn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định giá trị của quyền đem góp vốn, cũng như xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn. 16
  21. Trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng) thì mỗi đối tượng sẽ có những đặc điểm riêng, mang những đặc thù riêng và cũng có những quy định riêng đối với mỗi loại quyền. Không giống như những loại tài sản góp vốn thông thường khác, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm 02 loại quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản ). Chính bởi sự khác biệt này mà cả bên góp vốn và bên nhận góp vốn cần có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và toàn diện liên quan đến đối tượng góp vốn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã chủ động giới hạn nội dung nghiên cứu ở quyền sở hữu công nghiệp, mà chủ yếu là quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. Điều này là cần thiết bởi lẽ phạm vi và nội hàm của khái niệm quyền sở hữu trí tuệ rất rộng, sẽ rất khó cho chúng tôi để phân tích một cách đầy đủ và toàn diện. Điều 751 Bộ luật dân sự năm 2005 Quy định : Nội dung quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng 1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định như sau: a) Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về người đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó; 17
  22. b) Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó. 2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm: a) Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; b) Cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. 3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại đó, bao gồm: a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong kinh doanh; b) Cho phép hoặc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm người khác sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình. 4. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định. 5. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh.[22, Điều 751] 18
  23. Như vậy, khi xem xét, đánh giá, xác định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ góp vốn, bên góp vốn và bên nhận góp vốn cần thống nhất với nhau những vấn đề chủ yếu sau : - Loại đối tượng góp vốn (Quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, ). - Thời hạn bảo hộ còn lại theo quy định . - Giấy tờ xác nhận chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ (Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp )). Thứ 2, thống nhất cách thức định giá và xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn Việc xác định giá trị tài sản góp vốn đối với quyền sở hữu trí tuệ hiện đang gây ra rất nhiều tranh cãi trong thực tiễn, bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình, thường không có hàng hóa tương tự hoặc dễ thay thế như các sản phẩm hữu hình được sản xuất hàng loạt khác. Thậm chí, m [24]. , song có giá trị hướng dẫn thi hành, - : - . - ? 19
  24. , . Để xác định được giá trị quyền Sở hữu trí tuệ khi tham gia góp vốn, các bên có thể lựa chọn phương pháp định giá theo các phương thức như: phương thức thu nhập (dựa trên tính toán về lợi ích kinh tế có khả năng thu được từ việc khai thác, sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng Sở hữu trí tuệ); phương thức thị trường (dựa trên giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển quyền sử dụng đối tượng Sở hữu trí tuệ tương đương trong điều kiện thị trường tương ứng); phương thức chi phí (dựa trên chi phí cần thiết cho việc tái tạo đối tượng Sở hữu trí tuệ đó, hoặc tạo ra đối tượng Sở hữu trí tuệ thay thế). [9, Tr 353]. Phương pháp tiếp cận thu nhập: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Theo phương pháp này, việc tính toán giá mà tài sản đó mang lại trong quá khứ, hiện tại hoặc dự kiến tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Về cơ bản, phương pháp này tập trung vào . Vì vậy, phương pháp này sử dụng chiết khấu nguồn tiền mặt được tạo ra giá trị hiện tại cho thu nhập tương lai. Có hai phương pháp ứng dụng cách tiếp cận này là phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF) và phương pháp vốn hóa thu nhập. Theo Bộ Tiêu chuẩn hướng dẫn định giá quốc tế đối với việc định giá tài sản vô hình do Hội đồng tiêu chuẩn định giá quốc tế (IVSC) công bố năm 2009 thì phương pháp tiếp cận thu nhập được khuyến nghị áp dụng do cách tiếp cận này cho kết quả đáng tin cậy hơn các cách tiếp cận khác. Phương pháp tiếp cận chi phí: Phương pháp này được sử dụng để ước tính các lợi ích trong tương lai của bằng cách tính số chi phí cần 20