Luận văn Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre

pdf 71 trang vuhoa 24/08/2022 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ap_dung_phap_luat_bao_ve_moi_truong_trong_xu_ly_o_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ VĂN NHUẬN “ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở BẾN TRE” LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ VĂN NHUẬN “ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở BẾN TRE” LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐẶNG ANH QUÂN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4 TÓM TẮT LUẬN VĂN 5 TỪ KHÓA 5 LỜI NÓI ĐẦU 6 1.Lý do chọn đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9 3.1. Mục đích nghiên cứu 9 3.2. Đối tượng nghiên cứu 10 3.3. Phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 10 6.Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 11 CHƢƠNG 1 12 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KIỂM SOÁT, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC 12 1.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ KIỂM SOÁT, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 12 1.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KIỂM SOÁT, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI TỈNH BẾN TRE 20 1.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 30 CHƢƠNG 2 31 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC 31 2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 31 1
  4. 2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI TỈNH BẾN TRE 37 2.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 49 KẾT LUẬN CHUNG 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PH M PHÁP LUẬT 56 2
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Hồ Văn Nhuận, MSSV: 7701270083 – là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện 3
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS 2015 Bộ luật Hình sự 2015 Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật BVMT 2014 Luật Bảo vệ môi trường 2014 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường UBND Ủy Ban Nhân Dân 4
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các quy định pháp luật bảo vệ môi trường vào hoạt động xử lý ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn tỉnh Bến Tre. Công trình tập trung làm rõ nội hàm các quy định pháp luật, đánh giá thực trạng, chỉ ra mốt số điểm bất cập hạn chế trong quy định pháp luật và cơ chế áp dụng trên thực tế. Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện nhằm góp phần đưa hoạt động xử lý ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Bến Tre đạt chất lượng, hiệu quả. TỪ KHÓA Nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, pháp luật bảo vệ môi trường, áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường, Bến Tre. 5
  8. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Tuy nhiên, nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận, theo thống kê trên Trái Đất có đến 97% là nước biển, mặn và chúng ta không thể sử dụng cho sinh hoạt được, còn nước ngọt chỉ chiếm 3%.1 Vì vậy, nếu như nguồn nước sạch không được duy trì, bảo vệ thì con người và các loài sinh vật khác nhau trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại. Hiện nay, với áp lực của sự gia tăng dân số, cùng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến nguồn nước. Tại Việt Nam từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của xã hội đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực về môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Hầu hết nguồn nước tại các khu đô thị trên cả nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi sự tác động tiêu cực của con người, điều này dẫn đến sự hủy hoại môi trường sống của loài sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Cùng với guồng quay ô nhiễm môi trường nước trên phạm vi cả nước, Bến Tre ngày nay cũng không thoát khỏi thực trạng ấy. Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Bến Tre có diện tích là 2.322 km², điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đông. Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông Nam, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông có chiều dài khoảng 65 km, hai cạnh hai bên là sông Tiền và sông Cổ Chiên. Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn gồm An Hóa, Bảo và Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ tạo nên qua nhiều thế kỷ. Bến Tre bốn bề đều có sông nước bao bọc, hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nối liền 1 Hải Yến, Những sự thật gây ngạc nhiên về Trái Đất, ngac-nhien-ve-trai-dat-3647719.html, truy cập ngày 31/10/2018. 6
  9. với các sông lớn.2 Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn còn phổ biến, nhiều vụ việc gây ô nhiễm nguồn nước chưa được xử lý triệt để gây bức xúc cho dư luận xã hội như trường hợp của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bị ngành chức năng phát hiện quả tang xả nước thải ra sông Tiền nhưng doanh nghiệp này chỉ bị lập biên bản và nhắc nhở chứ không bị xử phạt; 3 hay trường hợp của công ty May cây Dừa tại xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã xổ xả nước thải, hóa chất xuống kênh rạch nhiều năm liền gây bức xúc cho người dân nhưng vẫn không được xử lý một cách triệt để4 Thực trạng trên đã và đang làm cho nguồn nước trên địa bàn tỉnh bị hủy hoại nghiêm trọng, điều này tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và môi trường sống của người dân, làm suy giảm hiệu quả năng suất nền kinh tế trên phạm vi địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra điểm hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cũng như việc áp dụng các quy định bảo vệ môi trường trong việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hoàn thiện là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nhận thức được điều đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre” đề làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tại Việt Nam, vấn đề áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước là một đề tài không còn quá mới. Qua tìm hiểu tác giả đã tìm thấy một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này dưới góc độ khoa học pháp lý, cụ thể như: 2 Theo Công thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, &CategoryId=%u0110i%u1ec1u+ki%u1ec7n+T%u1ef1+nhi%u00ean&InitialTabId=Ribbon.Read, truy cập ngày 24/10/2018. 3 Nhật Trường, Sông Tiền ngày càng bị ô nhiễm nặng, ngay-cang-bi-o-nhiem-nang/, truy cập ngày 24/10/2018. 4 Mỹ Tho, Doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường bị đình chỉ vẫn hoạt động, hoi/doanh-nghiep-xa-thai-gay-o-nhiem-moi-truong-bi-dinh-chi-van-hoat-dong-242397.bld, truy cập ngày 24/10/2018. 7
  10. - Cao Thúy Hà (2018), Pháp luật phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước, qua thực tiễn tại Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật, Đại học Huế. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn Thái Bình. Công trình đã phân tích, đánh giá và chỉ ra được những vấn đề thực trạng liên quan đến việc triển khai, áp dụng các quy định pháp luật về phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước tại Thái Bình. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục cụ thể, đặc thù để áp dụng cho phù hợp với tình hình tại địa phương. Công trình là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và có thể được vận dụng linh hoạt vào luận văn. - Sơn Thị Chanh Thu (2012), Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn đã phân tích, đánh giá được tình hình ô nhiễm nguồn nước tại đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ ra được những điểm bất cập, hạn chế trong việc quy định và áp dụng pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn, đồng thời đưa ra được một số kiến nghị cần thiết để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long phát triển một cách bền vững. Công trình có giá trị tham khảo, tuy nhiên nội dung thể hiện còn mang tính sơ lược, chưa mang tính chuyên sâu. - Tiêu Thị Hà (2010), Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm sáng tỏ được các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, đồng thời đưa ra được một số khuyến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thực định cũng như thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật này trên thực tế. Tuy nhiên, công trình này chỉ tập trung nghiên cứu một cách sơ lược các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông ở Việt Nam mà chưa có sự đánh giá một cách toàn diện về vấn đề áp dụng trên thực tế. - Phương Chi (2012), “Khắc phục ô nhiễm nguồn nước đảm bảo phát triển bền vững”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 17(151). Trong bài viết, tác giả chủ yếu tập trung phân tích và làm rõ vai trò của 8
  11. hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường nước trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Bài viết đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra được những điểm hạn chế, bất cập và đưa ra được một số khuyến nghị cần thiết để phục vụ cho việc khắc phục ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Bài viết có giá trị tham khảo, tuy nhiên nội dung bài viết chỉ mới dừng lại ở phạm vi hoạt động khắc phục ô nhiễm mà chưa bao quát hết tất cả các khâu cần thiết khác nhau. - Lê Anh Tuấn (2015), “Xây dựng hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 12(218). Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích và chỉ ra sự cần thiết trong việc xây dựng hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đồng thời đưa ra được các định hướng, giải pháp cụ thể để phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật này. Bài viết có giá trị tham khảo, tuy nhiên tác giả chỉ chủ yếu tập trung vào các vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật mà chưa đề cập một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Qua việc sơ lược nội dung các công trình nghiên cứu nêu trên, hầu hết các công trình này chỉ đề cập các vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói chung hoặc chỉ xoay quanh thực trạng, công tác quản lý nguồn trên thực tế mà chưa đi sâu vào nghiên cứu phân tích, đánh giá về vấn đề áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước và vấn đề xác định, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đối với các chủ thể vi phạm. Riêng về hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Bến Tre, trong khả năng tìm hiểu của mình cho đến nay tác giả vẫn chưa thấy có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, làm rõ nội hàm của các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý ô nhiễm nguồn nước; tìm ra điểm hạn chế và bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật này trên thực tế tại địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong 9
  12. việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường vào hoạt động xử lý ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn tỉnh này. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước thông qua các quy định pháp luật có liên quan như Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và một số văn bản có liên quan khác. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các vụ việc, vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài đều nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu các vụ việc và vấn đề pháp lý kể từ giai đoạn năm 2005 đến nay. 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng chủ yếu những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích nội hàm của các quy định pháp luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan đến việc xử lý ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn tỉnh Bến Tre. Phương pháp này được dùng chủ yếu và phổ biến ở cả hai chương của luận văn. - Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh giữa các quy định pháp luật có liên quan, so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành với các quy định pháp luật trước đây. Phương pháp này được sử dụng ở Chương 2 của luận văn. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng để cung cấp các thông tin, số liệu và dữ liệu liên quan đến áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn tỉnh Bến Tre để phục vụ cho việc thực hiện đề tài Phương pháp này được sử dụng ở cả hai chương của luận văn. 10
  13. - Phương pháp chứng minh: Được dùng để chứng minh cho những nhận định và kiến nghị của tác giả về thực trạng pháp luật, chứng minh tính cần thiết, tính khả thi của các kiến nghị. Phương pháp này được tác giả sử dụng ở cả hai chương. - Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá từ đó đưa ra kết luận. Phương pháp này được sử dụng ở cả hai chương. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý liên quan đến áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước. Khái quát được các vấn đề pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động xử lý ô nhiễm nguồn nước, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong việc áp dụng quy định pháp luật bảo vệ môi trường vào việc xử lý ô nhiễm nguồn nước, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp. Giá trị ứng dụng của đề tài: Với những kết quả nghiên cứu đạt được, công trình là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật bảo vệ môi trường để xử lý ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, đây còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và thiết yếu dành cho những ai có nhu cầu thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. 11
  14. CHƢƠNG 1 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KIỂM SOÁT, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC 1.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VỀ KIỂM SOÁT, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC Dưới góc độ khoa học pháp lý, môi trường được hiểu là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.5 Trong đó, các yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, các hệ thực vật, động vật, tài nguyên thiên nhiên là những thành phần cơ bản của môi trường, là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, nước là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường, vì vậy hoạt bảo vệ môi trường phải gắn liền với hoạt động kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động bảo vệ môi trường chỉ có thể đạt được hiệu quả tối ưu khi hoạt động bảo vệ nguồn nước được đảm bảo. Nước là một hợp chất hóa học gồm oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Việt Nam có nguồn nước rất phong phú, đa dạng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.6 Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, vì vậy bảo vệ môi trường nước cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Hiện nay, các vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường nước ở các lưu vực sông, nước dưới đất và các nguồn nước khác như ao, hồ, kênh, mương, rạch, các hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện được quy định từ Điều 52 đến Điều 58 Chương IV Luật BVMT 2014. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông. Để bảo vệ môi trường nước sông, đòi hỏi chủ nguồn thải khi thải chất thải vào lưu vực sông phải đảm bảo phù hợp 5 Khoản 1, Điều 3 Luật BVMT 2014. 6 Khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012. 12
  15. với sức chịu tải của sông.7 Nguồn thải hiện nay rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải của con người. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh các chủ thể thải ra rất nhiều loại chất thải, đặc biệt là nước thải, điều này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước sông nghiêm trọng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Chúng ta có thể nhận thấy, hầu hết các con sông lớn nhỏ tại các khu đô thị hiện nay đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, nước đen nghịt, ngập đầy rác, bốc mùi hôi thối, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân sinh sống tại các khu vực sông bị ô nhiễm. Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đều có giới hạn về sức chịu tải8, nước sông chỉ có khả năng tự làm sạch khi hoạt động xả thải nằm trong phạm vi giới hạn sức chịu tải của sông. Tuy nhiên, chính sự phát thải vô tội vạ từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến sức chịu tải của sông hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều đoạn sông không còn khả năng phát huy được chức năng tự làm sạch của mình.9 Vì vậy, để kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước sông hiệu quả, đòi hỏi hoạt động phát thải vào các lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông. Để làm được điều đó các chủ thể có chức năng phải thường xuyên điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông để từ đó công bố kịp thời các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đồng thời phải xác định được hạn ngạch xả thải10 vào sông để điều chỉnh việc xả thải cho phù hợp. Bên cạnh đó, chất lượng nước sông và trầm tích ở các lưu vực sông cũng phải được đánh giá theo dõi định kỳ, thường xuyên.11 Việc đánh giá chất lượng nước sông đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát và giúp 7 Khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật BVMT 2014. 8 Sức chịu tải của môi trường nước sông là giới hạn chịu đựng của môi trường nước sông đối với các nhân tố tác động để môi trường nước sông có thể tự phục hồi. 9 Chức năng tự làm sạch là khả năng tự phục hồi như trạng thái ban đầu khi bị ô nhiễm trong một giới hạn nhất định thông qua khả năng tự lọc sạch hoặc tác động của dòng chảy. 10 Theo quy định tại khoản 26 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu quy định: “Hạn ngạch xả nước thải là giới hạn tải lượng của từng chất gây ô nhiễm hoặc thông số trong nước thải do cơ quan quản lý nhà nước ban hành đối với từng nguồn tiếp nhận nước thải nhằm đảm bảo việc xả nước thải không vượt quá sức chịu tải của môi trường nước.” 11 Khoản 3 Điều 52 Luật BVMT 2014. 13
  16. kịp thời phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước từ các lưu vực sông để từ đó có giải pháp xử lý hiệu quả, kịp thời nhằm duy trì chất lượng môi trường nước trước các nguy cơ tiềm ẩn từ hoạt động xả thải của con người. Để đánh giá được chất lượng nước sông đòi hỏi phải thường xuyên thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bởi các chủ thể có chuyên môn. Việc theo dõi đánh giá nước sông phải gắn liền với việc theo dõi đánh giá trầm tích12, bởi trầm tích là các chất xuất hiện tồn tại trong nước sông và được vận chuyển theo dòng chảy của nước. Trầm tích có thể bao gồm nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những chất gây hại và những chất không gây hại, tuy nhiên, hiện nay đa phần trầm tích là các chất có khả năng gây hại cho môi trường nước. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan quản lý và các chủ thể có liên quan phải thường xuyên thực hiện các hoạt động, đánh giá theo dõi các vấn đề liên quan đến trầm tích để phục vụ đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông. Hoạt động đánh giá chất lượng môi trường nước và trầm tích không chỉ thực hiện trong phạm vi khu vực nội địa mà còn phải được tiến hành ở các sông xuyên biên giới và phải chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động này dựa trên thông lệ và pháp luật quốc tế.13 Điều này là cần thiết, bởi xuất phát từ nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất, vì vậy để bảo vệ hiệu quả môi trường nước đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa hoạt động quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước và trầm tích tại các lưu vực sông nội địa với hoạt động quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước và trầm tích tại các lưu vực sông xuyên biên giới. Các chủ thể có chức năng phải công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích tại các lưu vực sông cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng nước sông biết để từ đó các chủ thể này có thể điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp, hiệu quả với tình hình hiện trạng thực tế của môi trường nước tại các lưu vực sông. Đồng thời, để kiểm soát và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường nước, hoạt động bảo vệ môi trường nước tại các 12 Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như: biển, hồ, sông, suối Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích. 13 Khoản 5 Điều 53 Luật BVMT 2014. 14
  17. lưu vực sông phải gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học.14 Lưu vực sông là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật thủy sinh khác nhau, các loài sinh vật thủy sinh này có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học trong môi trường nước tại các lưu vực sông. Vì vậy, bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông phải gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học, tránh thực hiện những hành vi gây đe dọa gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái trong môi trường nước tại các lưu vực sông. Ngoài ra, để bảo vệ hiệu quả môi trường nước tại các lưu vực sông còn đòi hỏi các chủ thể phải gắn liền hoạt động bảo vệ với hoạt động khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn nước sông. Khi khai thác, sử dụng nguồn nước sông các chủ thể phải đảm bảo khai thác an toàn, sử dụng hiệu quả, hợp lý, đa mục tiêu, tránh tình trạng khai thác quá mức cho phép, sử dụng lãng phí nguồn nước sông. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông hiện nay là do các hành vi xả thải quá mức của con người, điều này rất nguy hiểm và gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Cho nên, để kiểm soát và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường nước sông, các chủ thể phải có trách nhiệm thực hiện giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông.15 Để làm được điều này đòi hỏi các chủ thể có hành vi phát thải phải đầu tư các trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc xử lý các loại chất thải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải vào nguồn nước. Tăng cường thiết lập các trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục để theo dõi, kiểm tra, giám sát nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, đầu tư các hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải, bùn thải trước khi thải ra ngoài môi trường, xây dựng các nhà máy tái sử dụng, tái chế, xử lý các loại chất thải rắn để hạn chế việc phát thải vào nguồn nước. Đồng thời, các chủ thể phát thải còn phải tổ chức thống kê, đánh giá về tình hình phát thải cũng như giảm thiểu tối đa việc xả thải vào nguồn nước ở các lưu vực sông. Đối với những dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm đòi hỏi các chủ thể có liên quan phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để 14 Khoản 4 Điều 52 Luật BVMT 2014. 15 Khoản 5 Điều 52 Luật BVMT 2014. 15
  18. phục vụ kịp thời cho việc xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường nước. Trách nhiệm xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước trước tiên sẽ thuộc về các chủ thể có hành vi vi phạm làm phát sinh các sự cố gây ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông. Khi tiến hành xử lý, khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm các chủ thể có hành vi vi phạm phải tuân thủ, thực hiện theo các yêu cầu, quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vấn đề xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường nước. Đối với những dòng sông hoặc khu vực sông bị ô nhiễm nhưng không xác định được hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các cơ quan quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải thực hiện việc xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường nước một cách nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn khả năng gây ảnh hưởng đến những đoạn sông khác. Bên cạnh đó, nhằm kiểm soát và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông, pháp luật còn đòi hỏi các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả đề án bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông.16 Các đối tượng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định thì phải xây dựng, tuân thủ và thực hiện hiệu quả đề án bảo vệ môi trường. Đề án bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông có hai loại gồm đề án bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông chi tiết17 và đề án bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông đơn giản18. Việc lập đề án bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông sẽ tạo cơ sở quan trọng để dự báo, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước, đánh giá được mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước. Qua đó, giúp cho các chủ thể có khả năng phát thải có thể xây dựng được các 16 Khoản 6 Điều 52 Luật BVMT 2014. 17 Được thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông này được gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt. 18 Được thực hiện lập đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, đề án này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký. 16
  19. phương án, giải pháp phù hợp để giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông một cách hiệu quả. Đối với các nguồn nước tại ao, hồ, kênh, mương, rạch, đây là nguồn nước đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo duy trì lượng nước để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, phát triển kinh tế. Nếu nguồn nước này bị suy thoái, ô nhiễm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy đòi hỏi các chủ thể liên quan cần phải tuân thủ, thực hiện tốt, hiệu quả việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại hồ, ao, mương, kênh, rạch.19 Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong xã hội không được thực hiện các hoạt động lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước ao, hồ, kênh, mương, rạch. Việc lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình, nhà cửa sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, ảnh hưởng đến dòng chảy, làm suy thoái hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Đối với hồ, ao, kênh, mương, rạch trong các khu đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch phù hợp để phục vụ cho việc cải tạo, bảo vệ, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực này được hiệu quả. Các chủ thể sinh sống tại các khu đô thị, khu dân cư phải hạn chế tối đa việc san lấp ao, hồ bởi nếu thực hiện việc san lấp một cách vô tội vạ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tác hại gây ra không chỉ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mà còn có khả năng dẫn đến tình trạng ngập lụt do không có ao, hồ để chứa nước khi mưa lớn kéo dài hoặc thủy triều lên. Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý Nhà nước cần phải thực hiện tốt các hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước tại các ao, hồ, kênh, mương, rạch. Phải thường xuyên thực hiện các hoạt động điều tra để đánh giá trữ lượng nước có bị cạn kiệt hay không, chất lượng nguồn nước có đảm bảo phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nguồn nước hay không, hiện trạng nguồn nước diễn biến theo chiều hướng nào để từ đó có các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ, điều hòa nguồn nước. Đồng thời, phải lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của ao, hồ, kênh, mương, rạch, lập, thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các 19 Xem thêm Điều 56 Luật BVMT 2014. 17