Luận văn Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 86 trang vuhoa 24/08/2022 7580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ap_dung_hinh_phat_tu_co_thoi_han_tu_thuc_tien_quan.pdf

Nội dung text: Luận văn Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG PHƯỢNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG PHƯỢNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.LẠI VIẾT QUANG HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với những đề tài khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác và trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lê Hồng Phượng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 6 1.1.Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc áp dụnghình phạt tù có thời hạn: 6 1.2. Trình tự, Nội dung và ý nghĩa áp dụng hình phạt tù có thời hạn: 20 1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn: 35 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP 39 2.1. Khái quát tình hình tội phạm xảy ra ở quận Gò Vấp;Việc thụ lý, xét xử liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh 39 2.2. Thực trạng việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp. 43 2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng áp dụng hình phạt tù có thời hạn của TAND quận Gò Vấp. 48 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP 65 3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụnghình phạt tù có thời hạn. 65 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng phạt tù có thời hạn. 68 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  5. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. ADPL : Áp dụng pháp luật 2. BLHS : Bộ luật Hình sự 3. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự 4. HĐXX : Hội đồng xét xử 5. TAND : Tòa án nhân dân 6. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 7. TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao 8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của các TAND quận Gò Vấp 41 Bảng 2.2: Số liệu kết quả xét xử của các TAND quận Gò Vấp 42 Bảng 2.3: Số liệu các tội tội phạm thường xảy ra 43 Bảng 2.4: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của tòa án 44 Bảng 2.5: Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn 44 Bảng 2.6: Số liệu về nhân thân của bị cáo 45
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống hình phạt nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, hình phạt tù có thời hạn có vị trí, vai trò rất quan trọng, được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án.Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam tại Điều 32 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017, hệ thống hình phạt nước ta có 07 loại hình phạt chính, trong đó có hình phạt tù có thời hạn. Có thể nói, hình phạt tù có thời hạn là thực hiện việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định.Đây là một hình phạt nghiêm khắc, nó tước bỏ quyền tự do của người phải chấp hành hình phạt trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cách vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội của người phạm tội là rất quan trọng và phải đạt được mục đích là trừng trị người phạm tội và giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới cũng như giáo dục họ tôn trọng pháp luật. Quận Gò Vấp hiện nay là một khu vực sầm uất, nhộn nhịp, trước đây khu vực này từng là một làng hoa danh tiếng với diện tích gieo trồng lên đến hàng trăm hecta phong phú về chủng loại, người dân nơi đây sinh sống bằng nghề trồng hoa.Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển đô thị, cơ cấu dịch chuyển ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, quận Gò Vấp đã dần vươn mình trở thành khu đô thị hiện đại và tăng trưởng cả về mặt kinh kế – xã hội, không còn là một quận ngoại thành vùng ven hẻo lánh, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng hoa theo từng mùa vụ, nơi còn nhiều hạn chế về nguồn thu nhập, cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chính.Cùng với sự chuyển biến đó, tăng dân số cơ học ngày càng cao, nhiều lao động ở các nơi khác trên cả nước đến làm ăn và sinh sống và cũng từ đây tình hình tội phạm cũng tăng theo, số người bị kết án tù có thời hạn tương đối lớn. Hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án trên địa bàn quận Gò Vấp hiện nay tính từ năm 2016 cho đến năm 2020, số vụ giải quyết là 1.399 vụ với 2038 bị cáo, tỷ lệ áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 82,1%. 1
  8. Song song những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm chưa thể khắc phục được như: sai sót, vướng mắc trong xác định các tình tiết, chứng cứ của vụ án; Đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội và nhân thân không đúng, dẫn đến quyết định hình phạt cho hưởng án treo không đúng; Quyết định mức hình phạt đối với bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ do vì áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng.Việc áp dụng hình phạt tù chưa chính xác sẽ dẫn đến quyết định một hình phạt không công bằng, phù hợp với lỗi của người phạm tội, nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn tốt sẽ giải quyết được những vấn đề trừng trị, giáo dục và ngăn ngừa tội phạm. Từ thực tiễn trên, trong quá trình hành nghề cũng như quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn, tác giả xin nêu ra một vài luận điểm để bàn về quy định của pháp luật vềhình phạt tù có thời hạn, nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn có vai trò rất quan trọng trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư cách cũng là quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt tù không chỉ là mục đích trừng trị, giáo dục,hình phạt tù còn có tác dụng hạn chế ở mức độ đa khả năng người đã phạm tội tiếp tục phạm tội,bảo vệ các quan hệ xã hội trước sự đe dọa của những hành vi tái phạm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nói lên tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh" và cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ Luật học 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong xét xử các vụ án hình sự. Liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù có thời hạn, có thể nêu một số công trình nghiên cứu được công bố trong những năm qua như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Chu Thị Thu Trang:“Hoạt độngáp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”,(năm 2009); Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Hồng Nam ;“Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử 2
  9. thành phố Hồ Chí Minh”,(năm 2014); Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Văn Huyền:“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên,tỉnh Bắc Giang”, (năm 2016);Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Tấn Long:“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”,(năm 2017) và gần đây nhất Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thành Chung: “ Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”(năm 2018) Các công trình nghiên cứu, bài viết được nêu trên đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự Việt Nam. Một số công trình đã phân tích rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình áp dụnghình phạt tù có thời hạn ở một số địa phương, tuy nhiên, tác giả khẳng định cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ chuyên sâu về những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của một cơ quan Tòa án cụ thể là Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, từ đó thông qua thực tiễn áp dụnghình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân Quận GòVấp từ năm 2016 đến năm 2020, Luận văn đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS năm 2015 vềhình phạt tù có thời hạn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn đề ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ đạo sau: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt tù có thời hạn và thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn. - Khảo sát thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hoạt động thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp từ năm 2016 đến năm 2020. 3
  10. -Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn Quận Gò Vấp trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, các quan điểm khoa học và thực tiễn liên quan trực tiếp đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong công tác xét xử của Tòa án trên cơ sở thực tiễn giải quyết các vụ án xảy ra trên địa bàn quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những tồn tại, thiếu sót và khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp khắc phục. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn nghiên cứu dưới gốc độ luật hình sự và tố tụng hình sự; Không gian: quận Gò Vấp; Thời gian: 2016 - 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên đây, các vấn đề khoa học được tiếp cận trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, hình phạt, quyết định hình phạt; về cải tạo, giáo dục người phạm tội; về tính nhân đạo của pháp luật, về bảo vệ quyền con người. Đồng thời, trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế, lý luận kết hợp với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong việc xét xử các vụ án hình sự, nâng cao nhận thức của những người thực hiện công tác xét xử trong hệ thống tòa án. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
  11. Bên cạnh giá trị về mặt lý luận, luận văn còn có thể được vận dụng như một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được Toà án cấp quận, huyện tham khảo để áp dụng đúnghình phạt tù có thời hạn trong xét xử, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, bảng từ viết tắt, danh mục các bảng, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn. 5
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc áp dụnghình phạt tù có thời hạn: 1.1.1.Khái niệm áp dụng hình phạt tù có thời hạn: Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án, một trong những công việc quan trọng nhất đó là áp dụng hình phạt. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102), Điều 30 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội để tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại đó.Hình phạt là biện pháp cưỡng chế được Tòa án nhân dân, nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với người phạm tội, không một cơ quan Nhà nước nào khác ngoài Tòa án nhân dân có quyền áp dụng hình phạt.“Tòa án căn cứ vào Bộ luật hình sự tuyên bố áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, là thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với họ về việc thực hiện tội phạm, là sự trừng trị người phạm tội”.[44]. Theo quy định tại Điều 31 BLHS năm 2015 được sửa đổi năm 2017 cho thấy:“Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người,pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dụcngười,pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.[31]. Hệ thống hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, theo quy định tại Điều 32 BLHS năm 2015 được sửa đổi năm 2017 hình phạt chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một khoảng thời gian nhất định với mức tối thiểu từ ba tháng mức tối đa đến 20 năm, để giáo dục, cải tạo người phạm tội và người khác, bảo vệ công bằng xã hội. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt cách ly người phạm tội ra khỏi cuộc 6
  13. sốngbình thường trong xã hội để nhằm răn đegiáo dục cải tạo người phạm tội hoàn lương trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian bị cách ly họ bị hạn chế rất nhiều quyền công dân, tước một số quyền trong cuộc sống bình thường như: Quyền tự do tín ngưỡng, tự do kinh doanh, Quyền bầu cử, Quyền tự do đi lại, thậm chí cả Quyền kết hôn.v.v cũng bị hạn chế. Hình phạt tù có thời hạn do Tòa án quyết định áp dụng thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, cụ thể từ khi thụ lý hồ sơ, đưa vụ án ra xét xử và ra bản án, quyết định. Bộ luật tố tụng hình sự quy định toàn bộ hoạt động xét xử của Tòa án bao gồm các trình tự, thủ tục tố tụng để giải quyết án hình sự, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, để lựa chọn hình phạt chính xác, HĐXX phải sử dụng kết quả điều tra, kết quả buộc tội, kết quả thẩm vấn, tranh luận, đối chiếu các tình tiết của một vụ án hình sự cùng với sự nhận thức đầy đủ quy định của Bộ luật hình sự vàvới các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm gắn liền với việc đánh giá con người cụ thể đã thực hiện tội phạm để xác định một loại và một mức hình phạt cụ thể tối ưu nhất trong việc cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Áp dụng hình phạt do Hội đồng xét xử quyết định và phải luôn luôn bảo đảm đúng pháp luật, công bằng và cá thể hóa mặc dù các tình tiết cụ thể của các vụ án có thể khác nhau, dẫn đến mức phạt có thể nặng hoặc mức phạt có thể nhẹ. “Điều đó có nghĩa rằng, khi quyết định hình phạt phải bảo đảm sự tương xứng của hình phạt được tuyên với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, với các đặc điểm của nhân thân người phạm tội, với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, với dư luận xã hội, với ý thức pháp luật”.[47]. Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Hình phạt tù có thời hạn có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Tuy nhiên, mức này chỉ đối với người phạm một tội, còn đối với người phạm nhiều tội thì mức tối đa có thể tới ba mươi năm. Mức tối thiểu và tối đa đối với hình phạt có thời hạn được quy định trong các điều luật và trong từng khung hình phạt cụ thể không hoàn toàn với mức tối thiểu và 7
  14. tối đa quy định cho loại hình phạt này, mà tùy thuộc và từng tội phạm, từng trường hợp phạm tội cụ thể. Người bị kết án Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó họ đã bị tạm giữ hoặc tạm giam, thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam giữ, tạm giam bằng một ngày tù. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, nhưng không quy định Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt hay cơ quan công an trừ trong quá trình thi hành hình phạt trong trai giam. Như vậy, khái niệm hình phạt tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Và áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động của HĐXX cụ thể xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, đối chiếu với các quy định trong BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội để đưa vào thực tiễn xét xử nhằm bảo đảm tuyên hình phạt đúng người, đúng quy định pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Từ sự phân tích trên, tác giả thấy rằng, khái niệm áp dụng hình phạt tù có thời hạn, đó là: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động thực tiễn của Tòa án (Hội đồng xét xử) được thể hiện ở việc trên cơ sở của việc định tội, đối chiếu với các quy định trong BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội, xác định các tình tiết của vụ án làm căn cứ quyết định hình phạt do luật định, Hội đồng xét xử lựa chọn mức hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án kết tội. Xuất phát từ khái niệm trên có thể nói áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động của Tòa án trong việc vận dụng các quy định của BLHS để tuyên phạt buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian. 1.1.2. Đặc điểm của áp dụng hình phạt tù có thời hạn: Thứ nhất, chủ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn là Hội đồng xét xử. 8
  15. “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”theo quy định tại Điều 31 Hiến pháp.[25]. Tại Điều 13 Bộ Luật tố tụng Hình Sự năm 2015 quy định về suy đoán vô tội. “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng Hình Sự quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.[30]. “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013.[25]. Và Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.[31]. Theo các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người có tội bằng một bản án kết tội là Tòa án. Và người bị kết tội phải bị áp dụng hình phạt. Vì vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt hay không áp dụng hình phạt (miễn hình phạt) đối với người bị kết tội. Ngoài Tòa án, không cơ quan, cá nhân nào có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào.[15]. Như vậy, theo quy định, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.Tòa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền phán quyết một người có tội hay không có tội. Một người chỉ bị coi là có tội khi Tòa án kết tội bằng một bản án và bản án đó đã phát sinh hiệu lực pháp luật.Ngoài Tòa án, không cơ quan hay cá nhân nào có quyền áp dụng hình phạt đối với tổ chức, cá nhân. Bản án là kết quả của hoạt động xét xử do HĐXX nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa tuyên án, quyết định một tổ chức, một tập thể, cá nhân có tội hay không có tội, đây là nhiệm vụ của Tòa án thực hiện quyền lực nhà nước được 9
  16. thể hiện thông qua phiên tòa xét xử. Bản án thể hiện công minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và ý chí, thái độ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hành vi của bị cáo. Do đó, Chủ thể trực tiếp thực hiện quyền áp dụng hình phạt nói chung và áp dụng hình phạt tù nói riêng của Tòa án là Hội đồng xét xử. Bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà theo quy định thì kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị 30 ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm, bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật và đưa ra thi hành. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm thì có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án, ra quyết định. “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.[30]. Đây là nguyên tắc khi xét xử được quy định tại Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự.Trong quá trình xét xử,các thành viên trong Hội đồng xét xử độc lập và có quyền ngang nhau trong việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trong nhận định về kết luận, có quyền trình bày quan điểm, ý kiến của mình về việc giải quyết về kết quả tranh luận, về việc giải quyết vụ án và biểu quyết, Thẩm phán không được áp đặt ý chí của mình để buộc Hội thẩm phải biểu quyết theo. Khi nghị án, Hội thẩm biểu quyết trước, thẩm phán là người biểu quyết sau cùng (Điều 326). Hội đồng xét xử sẽ quyết định mọi vấn đề về vụ án theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp có bất kỳ thành viên nào trong Hội đồng xét xử có ý kiến khác với các thành viên đều có quyền trình bày ý kiến của mình được ghi vào biên bản nghị án. Thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Theo lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật thì việc thực hiện pháp luật là một trong những biểu hiện của áp dụng pháp luật. Một trong các hình thức thực hiện pháp luật hình sự là áp dụng pháp luật hình sự, trong đó đại diện cho nhà nước là các cơ quan có thẩm quyền hoặc các ban ngành, đoàn thể cho các chủ thể 10
  17. pháp luật thực hiện trong những qui định pháp luật đề ra. Quá trình thực hiện việc áp dụng pháp luật sẽ làm một quan hệ pháp luật hình sự có thể phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt. Có thể nói, pháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất khi hoạt động áp dụng pháp luật được bảo đảm; trên thực tế sẽ được thực hiện và được bảo vệ về các quyền của chủ thể; để cũng cố các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đã và đang được thiết lập, phải xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Một trong những giai đoạn cơ bản, quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự là áp dụng hình phạt, có thể nói quá trình áp dụng pháp luật hình sự, việc áp dụng hình phạt là vô cùng quan trọng. Điều đó thể hiện trước hết ở chỗ Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng hình phạt. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, Tòa án không chỉ xem xét và nắm rõ ở góc độ các quy định pháp luật hình sự về loại tội phạm đó mà còn phải xem xét những điều kiện để có thể áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm của người phạm tội cùng với những tác động xung quanh, những mối quan hệ xã hội liên quan đến hành vi phạm tội này. Có như vậy, Tòa án mới áp dụng phạt tù một cách chuẩn xác, bảo đảm đúng quy định pháp luật, đúng người và đúng tội. Quá trình áp dụng phạt tù là một quá trình cụ thể từ sự nhận thức các quy định của pháp luật hình sự để vận dụng vào từng trường hợp phạm tội cụ thể và đó cũng chính là cá biệt hóa các quy định của pháp luật hình sự đối với người phạm tội. Trong từng trường hợp cụ thể, khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn Tòa án cá biệt hóa các chế tài hình sự đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, trong những trường hợp đặc thù như các vụ án có đồng phạm, có người phạm nhiều tội Hoặc cả trong trường hợp áp dụng hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự, trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt. Thứ ba, trong trình tự, thủ tục áp dụng hình phạt tù có thời hạn được thực hiện sau khi định tội danh và sau khi định khung hình phạt. Định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra, được thể hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tình tiết khác của vụ 11
  18. án, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định. Định tội danh theo đó có các đặc điểm: Là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là việc xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự hay không và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý đối với hành vi đó; Là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở xác định các tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện. Với các đặc điểm trên, định tội danh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phân tích hành vi của người phạm tội.Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, người tiến hành tố tụng phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án để nắm được tất cả các hành vi của bị can, các tình tiết của vụ án. Việc tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong bước này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá về mặt hình sự những bước sau không bị lệch hướng. Khi tiến hành tóm tắt và phân tích vụ án, người thực hiện sẽ có thể phát hiện ra những điểm mấu chốt giúp cho việc giải quyết vụ án một cách mau chóng, chính xác và có hiệu quả. Bước 2: Xác định khách thể mà hành vi vi phạm xâm hại và các quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.Dựa vào kết quả phân tích hành vi của bị can, người tiến hành tố tụng phải đưa ra kết luận có tội phạm xảy ra không (có quan hệ pháp luật hình sự phát sinh không). Nếu có thì công việc tiếp theo là xác định khách thể của tội phạm, tức là xác định quan hệ xã hội nào bị xâm hại. Cơ sở để xác định khách thể là các quy định về các loại tội phạm tại Bộ luật hình sự. Theo đó, những tội phạm được xếp trong cùng một chương là những tội phạm có cùng khách thể. Bước 3: Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự cụ thể trong mối liên hệ với hành vi vi phạm.Thực chất của bước này là định tội và định khung hình phạt cho hành vi phạm tội.Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố: Yếu tố khách thể, yếu tố chủ thể yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan. Do đó việc kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự dựa vào từ các yếu tố cấu thành tội phạm. 12
  19. Bước 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó.Kết quả của quá trình trên được tóm tắt thành kết luận cuối cùng đối với từng hành vi của từng bị can trong vụ án. Nội dung kết luận có thể là:Hành vi của bị can có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm không,hành vi vi phạm đó cấu thành nên tội nào,có chứa đựng các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ hay không,các điều luật nào trong Bộ luật Hình sự được sử dụng làm căn cứ. Định khung hình phạt là xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh.Định khung hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội và là cơ sở cho việc quyết định hình phạt. Từ nội dung kết luận trên, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng mức hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi do tổ chức, cá nhân đã thực hiện.Vì vậy, hoạt động áp dụng phạt tù phải thực hiện sau khi định tội danh để đảm bảo tính chính xác của hình phạt, phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội. Thứ tư, đối tượng phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Sau khi xác định được tội danh, dựa trên các tài liệu trong hồ sơ, kết quả tranh luận tại phiên tòa Hội đồng xét xử phải lựa chọn hình phạt để áp dụng đối với hành vi phạm tội của bị cáo bị đưa ra xét xử. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì hình phạt gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung được sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ đến nặng. Hình phạt chính theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự được áp dụng đối với một tội phạm và được Tòa án tuyên độc lập, Tòa án chỉ được tuyên một hình phạt chính cho một tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không giam giữ, Trục xuất, Tù có thời hạn, Tù chung thân và Tử hình. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để học tập,lao đồng, cải tạo. Tù có thời hạn được quy định tại Điều 38 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, Bổ sung năm 2017: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng 13