Luận văn Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 70 trang vuhoa 23/08/2022 12840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ap_dung_cac_bien_phap_tu_phap_doi_voi_nguoi_duoi_18.pdf

Nội dung text: Luận văn Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Đoàn ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2018 HÀ NỘI - năm
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Đoàn ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN NGỌC HƯƠNG HÀ NỘI - 2018 HÀ NỘI - năm
  3. MỤC LỤC Mở đầu Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi phạm tội và nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội: 8 1.2. Khái niệm và các đặc điểm của biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: 18 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 22 2.1. Sơ lược lịch sử pháp luật của Việt Nam về áp dụng biện pháp tư pháp từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự 2015: 22 2.2. Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: 24 2.3. Một số biện pháp tư pháp khác có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự: 33 Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 37 3.1. Tình hình và nguyên nhân người dưới 18 tuổi phạm tội: 37 3.2. Thực tiễn áp dụng và một số hạn chế của các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh: 44 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới: 50 3.4. Một số giải pháp khác: 56 3.5. Đề xuất, kiến nghị 57 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Số lượng người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố hình sự ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017. Bảng 3.2: Cơ cấu một số loại tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017. Bảng 3.3: Kết quả xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017.
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không có sự phân biệt giữa các quốc gia có chế độ xã hội và bản sắc dân tộc khác nhau. Với người Việt Nam, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc. Quyền và lợi ích trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nước ta từ rất sớm thể hiện trong các văn bản như Hiến pháp, Luật trẻ em Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở Châu Á tham gia Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Với quan điểm bảo vệ, chăm sóc trẻ em một cách toàn diện, từ việc dành cho các em những điều kiện tốt nhất về giáo dục, kinh tế, xã hội, y tế để các em phát triển toàn diện đến việc áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp khi các em vi phạm pháp luật để tạo điều kiện cho các em nhận thức đúng đắn hơn đối với hành vi của mình, pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối toàn diện đối với quyền và nghĩa vụ của các em. Các quy định của Bộ luật Hình sự cũng không nằm ngoài mục đích trên. Người dưới 18 tuổi (hay còn được gọi chung là người chưa thành niên) là những người chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng bị hạn chế. Do đó, phải có chính sách pháp luật riêng, phù hợp áp dụng khi họ có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hình sự nói riêng là rất cần thiết. Đòi hỏi hệ thống tư pháp áp dụng với người dưới 18 tuổi phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe trong khi áp dụng như vấn đề quy định của pháp luật phải phù hợp với hoàn cảnh của người phạm tội, đặc điểm tâm lý của người phạm tội cũng như tính chất của tội phạm, trong đó đặc biệt chú trọng đến lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Điều này được khẳng định trong các văn kiện quốc tế về tư pháp người chưa thành niên và tinh thần này cũng thể hiện trong quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Điều 91 Bộ luật Hình sự quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã thể hiện rõ mục đích của việc xử lý đối với họ là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành 1
  6. mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Nguyên tắc này đã thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Xuất phát những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đó, các quy định áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự nước ta đều nhằm mục đích giáo dục, uốn nắn, răn đe những hành vi lệch lạc, làm cho họ thấy được sai phạm của mình và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trườngvà xã hội. Điều này thể hiện trong các biện pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đã chú trọng đến áp dụng các biện pháp không tước tự do, cụ thể ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp. Áp dụng các biện pháp tư pháp mang ý nghĩa lớn trong việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện tính giáo dục cao, đồng thời thể hiện được đường lối xử lý mang tính nhân đạo, có sự cân nhắc tới đặc điểm tâm lý của người phạm tội. Việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi sẽ không để lại án tích đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn có những hạn chế như áp dụng các biện pháp này trong thực tiễn còn ít, hiệu quả áp dụng của biện pháp không cao, người bị áp dụng lẫn gia đình, cộng đồng nơi người đó sinh sống thường có tâm lý được "tha bổng", cơ chế phân công, theo dõi không chặt chẽ, việc tái hòa nhập của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là khó khăn, phạm vi áp dụng còn hạn chế, biện pháp lựa chọn còn ít , chưa tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Xuất phát từ những điểm hạn chế nêu trên cho thấy cần phải nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 2
  7. 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn thạc sĩ luật học là đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Thời gian qua, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này hoặc xem xét nó trong tương quan là một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận hoặc đề cập chung khi nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có một số công trình tiêu biểu sau: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2003, do giáo sư, tiến sĩ Võ Khánh Vinh chủ biên; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, do Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; Sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Đinh Văn Quế xuất bản năm 2000; Sách chuyên khảo “Những vấn đề cơ bản trong khoa học hình sự” của tác giả Lê Cảm xuất bản năm 2005 Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học cho thấy có một số công trình ở cấp độ luận văn thạc sĩ có những nội dung liên quan đến nội dung này như: 1) Nguyễn Thị Tố Nga, Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011; Nguyễn Tiến Hoàn, Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Một số công trình dưới dạng bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý, điển hình như: TS. Phạm Hồng Hải, Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật Hình sự 3
  8. năm 1999 và vấn đề hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp đó, Tạp chí Luật học, số 5/2000; tác giả Hồ Sĩ Sơn, Thi hành các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2004; TS. Trần Quang Tiệp, Vai trò của gia đình trong việc thi hành các hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2004; TSKH. PGS Lê Cảm - ThS. Đỗ Thị Phượng, Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, những khía cạnh tội phạm học, của, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22/2004; Ngoài ra còn một số công trình khác như: Thông tin khoa học chuyên đề, Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam, Viện Khoa học pháp lý, năm 2000; tác giả Trịnh Đình Thể, Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006. Tuy nhiên, các nghiên cứu do phạm vi và mục đích của mình nên không đi sâu về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thường là các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí. Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thường chỉ là một phần trong toàn bộ nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi hoặc các chế tài áp dụng đối với họ. Chính vì vậy, các nghiên cứu về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các điều kiện áp dụng mà chưa có sự so sánh với các chế tài khác, tìm hiểu về sự thay đổi trong quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp tư pháp. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu ở lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh. Do vậy, Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh cần được tiếp tục nghiên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như những nội dung cơ bản của hệ thống biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi 4
  9. phạm tội theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp này để kiến nghị việc hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp trong luật hình sự nước ta. Từ sự phân tích này, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp góp phần áp dụng hiệu quả hơn các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mối quan hệ giữa biện pháp tư pháp với các chế tài hình sự khác, phân tích các nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó có sự phân tích, đối chiếu với một số biện pháp không tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế. - Phân tích các quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). - Đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, rút ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác giả đưa ra đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Một số kiến nghị đối với công tác này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 5
  10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo luật hình sự Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, hệ thống Trong đó, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích được xem là chủ đạo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về mặt lý luận và thực tiễn của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Luận văn phân tích một cách cụ thể và toàn diện các quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Phân tích, đánh giá chi tiết từng điều kiện, đặc điểm của từng biện pháp, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế. Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kiến nghị việc hoàn thiện các quy định đối với việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội bằng biện pháp tư pháp, từ đó, tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là ý kiến hữu ích trong hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội của những người 6
  11. tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cần thiết cho những người nghiên cứu pháp luật, sinh viên tham khảo khi nghiên cứu về chính sách hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm là người dưới 18 tuổi nói riêng. 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương 2: Các quy định pháp luật về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp. 7
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm, đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi phạm tội và nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội: 1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội: Điều 1 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên có quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Khái niệm “trẻ em” trong Công ước có điểm khác với khái niệm “trẻ em” trong Luật trẻ em năm 2016 của Việt Nam. Tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, khái niệm “trẻ em” của Công ước lại tương ứng với khái niệm “Người chưa thành niên” trong Bộ luật dân sự 2015. Tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Như vậy, có thể hiểu những người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Việc phân chia nhóm người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) với nhóm người đã đủ 18 tuổi (người thành niên) đều được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Mỗi quốc gia căn cứ vào các điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của mình mà quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Đặc điểm của người dưới 18 tuổi là họ chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Họ là đối tượng được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm chăm sóc và giáo dục để có những điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất và nhân cách, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội trong tương lai. Về tội phạm, các nhà nghiên cứu luật pháp thường quan niệm: Tội phạm là hiện tượng tiêu cực xã hội mang thuộc tính xã hội pháp lý, nó luôn chứa đựng đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại với lợi ích chung 8
  13. của cộng đồng, xâm phạm đến quyền tự do và lợi ích chính đáng của công dân. Trong Luật Hình sự Việt Nam cũng định nghĩa: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ [27]. Theo đó, khái niệm tội phạm ở người dưới 18 tuổi phạm tội được xác định khác với khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội, mặc dù, hai khái niệm trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Người dưới 18 tuổi phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt - đó là người dưới 18 tuổi đã có hành vi phạm tội; còn tội phạm ở người dưới 18 tuổi là khái niệm dùng để chỉ một loại tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra. Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự: 1) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Tuy nhiên, xuất phát từ một quan điểm nhân văn là việc xác định một trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào Điều 91 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ tội phạm, hoặc không quy kết tội phạm. Đại đa số trẻ chưa thành niên đều chấp nhận một cách hòa bình với các quy tắc ứng xử của xã hội. Việc vi phạm pháp luật của lớp trẻ này nói chung chỉ do sự phản ứng bồng bột, nhất thời và sự lệch lạc đó sẽ mất đi khi các em bước vào giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, cần phải cân nhắc cẩn thận về việc vi phạm pháp luật này. Ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận định, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với đối tượng này khi phạm tội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, các cơ quan 9
  14. nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Và tội phạm do người dưới 18 tuổi phạm tội gây ra chỉ xuất hiện khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây: Một là, có hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện; Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm; Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, cân nhắc khi áp dụng các biện pháp giáo dục, giám sát khác không có hiệu quả thì sẽ áp dụng hình phạt đối với họ. Những điều trên đây cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra, bởi không phải mọi trường hợp một người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm Quá trình xử lý người chưa thành niên những người áp dụng pháp luật phải xem xét, cân nhắc, đánh giá nhiều yếu tố như nhân thân, tính chất nghiêm trọng của hành vi để đưa ra biện pháp phù hợp nhất nhằm mục đích giáo dục, cải tạo họ hơn là trừng phạt. Từ những phân tích trên ta có thể hiểu khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội: Người dưới 18 tuổi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người dưới 18 tuổi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi phạm tội: Đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi thể hiện ở những điểm chính như sau: Về trạng thái xúc cảm: trong giai đoạn này, người dưới 18 tuổi có sự phát triển mất cân đối giữa chiều cao và cơ bắp vì thế họ thường lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc. Điều này gây cho một biểu hiện tâm lý khó chịu. Sự phát triển về hệ thống tim mạch cũng không cân đối, đây là nguyên nhân gây nên biểu hiện hay bị chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc nhanh chóng suy giảm. Các 10
  15. tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh, do đó, những người dưới 18 tuổi dễ xúc động, bực tức, nổi khùng. Hệ thống thần kinh cũng chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, họ dễ bị kích động [1, tr. 26-27]. Do đó, trạng thái cảm xúc của những người dưới 18 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng Về nhu cầu độc lập: với những phát triển mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện cơ bản của các chức năng sinh lý khiến cho người chưa thành niên có ấn tượng rằng mình đã trưởng thành. Họ phát triển nhận thức của bản thân và bắt đầu hình thành quam điểm, chính kiến riêng. Những người này không phải lúc nào cũng nghe theo người lớn, họ thích có sự độc lập nhất định. Khi đưa ra các quyết định, người dưới 18 tuổi thường không cân nhắc được đầy đủ tất cả các hệ quả của hành động của hộ theo cách lý trí như “người lớn”. Đặc biệt, ở giai đoạn này người dưới 18 tuổi thường có nhu cầu cố gắng thuộc về một nhóm bạn với những người khác thường mãnh liệt. Do đó, họ dễ bị ảnh hưởng bởi người khác theo cả nghĩa tiêu cực lẫn tích cực [1, tr. 31-32]. Về nhận thức pháp luật: giai đoạn này, người dưới 18 tuổi có sự phát triển về nhận thức còn hạn chế, trong đó có nhận thức về pháp luật. Giai đoạn này, những người dưới 18 tuổi thường đang ở độ tuổi học sinh đang tiếp thu các kiến thức văn hóa, xã hội là chủ yếu. Họ chưa cọ xát thực tế xã hội nhiều nên nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp luật hạn chế. Về nhu cầu khám phá cái mới: là một trong những nhu cầu của người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là khoảng thời gian mà những người trẻ tuổi nỗ lực vượt bậc, tò mò, tiếp thu các kiến thức nhanh để khẳng định bản thân. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý trên nên việc xử lý người người dưới 18 tuổi phạm tội phải tuân theo những quy định riêng với nguyên tắc riêng. 1.1.3. Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội: Nguyên tắc là những quy định có tính định hướng cho việc xây dựng các điều luật khác tại Chương X – Các quy định đối với người chưa thành niên phạm 11
  16. tội, đồng thời đóng vai trò kim chỉ nam cho cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để xử lý người chưa thành niên phạm tội. Với những đặc điểm hạn chế về mặt thể chất cũng như tâm sinh lý do lứa tuổi, cũng như nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi chủ yếu bắt nguồn từ những thiếu sót, bất cập, sai lầm trong việc nuôi dưỡng giáo dục của gia đình, xã hội. Đồng thời, đây cũng là đối tượng đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, trong giai đoạn hình thành nhân cách, cá tính, lập trường quan điểm chưa rõ tất cả có thể làm lại từ đầu, khả năng tiếp thu, giáo dục là rất lớn. Do đó, chính sách hình sự của nước ta theo hướng giảm tính cưỡng chế, tăng cường các biện pháp giáo dục, cải tạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều 69 có quy định những nguyên tắc trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Các quy định của Điều 69 đề cao việc xử lý người chưa thành niên với mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đến Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã kế thừa tinh thần nêu trên của Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quan trọng như “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”, “khi xét xử Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp tư pháp quy định tại Mục C chương này không đảm bảo mục đích giáo dục, phòng ngừa” Pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ hơn một số nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác có liên quan vừa bảo đảm tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, vừa thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng [13, tr. 93]. 12
  17. Các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội gồm: Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Khoản 1 Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung thêm nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”. Với việc bổ sung nguyên tắc này Bộ luật hình sự năm năm 2015 đã nội luật hóa quy định tại Điều 3 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trong mọi hành động đối với trẻ em, dù là cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay của tư nhân, tòa án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”. Nguyên tắc này yêu cầu phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là coi nhẹ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành các hoạt động liên quan đến trẻ em cần phải bảo đảm rằng quyết định đó là tốt nhất cho trẻ em, trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 69 của Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục quy định rõ mục đích của việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, đó là “giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”, đây là nguyên tắc xuyên suốt, cần phải tuân thủ cho dù áp dụng biện pháp xử lý nào đối với người dưới 18 tuổi. Còn nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên là một nguyên tắc có ý nghĩa định hướng cho cán bộ tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với 13
  18. người chưa thành niên, nhằm tìm ra biện pháp phù hợp nhất đối với các em trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác. Nguyên tắc thứ hai: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại Mục 2 Chương này [27]. Đây là nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. So sánh với quy định về miễn trách nhiệm hình sự của người đã thành niên ở Điều 29 Bộ luật hình sự thì phạm vi miễn trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội rộng hơn. Khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa rõ ràng các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giáo dục – phòng ngừa mang tính xã hội. Việc sửa đổi này đã khắc phục được phần nào những hạn chế quy định tại khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người dưới 18 tuổi như trong các Nghị quyết của Đảng, phù hợp với xu hướng chung trong chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của nhiều nước trên thế giới là ưu tiên áp dụng xử lý chuyển hướng, việc đưa người chưa thành niên vào hệ thống xử lý chính thức chỉ khi không còn cách nào khác để bảo đảm sự an toàn của cộng đồng. Theo đó, khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 đã phân hóa độ tuổi và mở rộng phạm vi “có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự”. Khi người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc các 03 trường hợp trên, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 14
  19. Xuất phát từ đặc điểm của độ tuổi cũng như yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi, việc áp dụng các biện pháp xử lý mang tính chất thay thế hình phạt và biện pháp tư pháp như: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn là phù hợp với điều kiện tâm, sinh lý và yêu cầu giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Cũng có quan điểm cho rằng áp dụng hai biện pháp khiển trách và hòa giải tại cộng đồng có thể khó hiệu quả khi áp dụng trên thực tế do thiếu tính răn đe. Tuy nhiên, trong văn kiện Các hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên: “Cần nhận thức rằng những hành vi hay xử sự của tuổi trẻ không phù hợp với các chuẩn mực và giá trị xã hội chung thường là một phần của quá trình trưởng thành và phát triển, chúng có xu hướng mất đi ở hầu hết mọi cá nhân cùng với quá trình chuyển sang giai đoạn trưởng thành”. Nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới cho thấy, ngày càng có nhiều nước quy định và áp dụng xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Mục tiêu của xử lý chuyển hướng các hành vi phạm tội của người chưa thành niên là nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của các em với hệ thống tư pháp để từ đó giảm tác động, ảnh hưởng do hệ thống tư pháp chính thống mang lại, cũng như sự kỳ thị của cộng đồng, đồng thời cũng tránh việc để lại án tích cho các em. Các biện pháp xử lý chuyển hướng không chỉ xử lý hành vi phạm tội mà còn giải quyết cả những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phạm tội và do đó tác dụng phòng ngừa tái phạm đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, xử lý chuyển hướng là quy trình giải quyết vụ việc tại cộng đồng trên cơ sở hỗ trợ của cộng đồng và do đó, tránh được tình trạng quá tải và chi phí tốn kém do thủ tục tố tụng chính thức gây nên. Nguyên tắc thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nguyên tắc thứ ba này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Không phải mọi trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội đều bị truy cứu trách 15