Luận văn Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

pdf 61 trang vuhoa 24/08/2022 9000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ap_dung_cac_bien_phap_khan_cap_tam_thoi_trong_giai.pdf

Nội dung text: Luận văn Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ___ NGUYỄN VĂN PHỤNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ___ NGUYỄN VĂN PHỤNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Văn Phụng - mã số học viên: 7701250793A, là học viên lớp Cao học Luật Cà Mau Khóa 25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài "Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Nguyễn Văn Phụng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời và nguyên tắc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Đặc điểm 7 1.1.2.1.Tính khẩn cấp 7 1.1.2.2. Tính tạm thời 7 1.1.2.3. Tính có hiệu lực thi hành ngay khi được ban hành 8 1.1.3. Ý nghĩa 8 1.1.4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 9 1.1.4.1. Nguyên tắc chung 9 1.1.4.2. Nguyên tắc riêng 11 1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời 13 1.2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 13 1.2.1.1. Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp 14 1.2.1.2. Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 15 1.2.1.3. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp 15 1.2.1.4. Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác 16 1.2.1.5. Biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước 16 1.2.1.6. Biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ 17 1.2.1.7. Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ 17 1.2.1.8. Biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định 17 1.2.1.9. Bổ sung các biện pháp khẩn cấp tạm thời 18 1.2.1.10. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định 18 1.2.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng dân sự 2005 18
  5. 1.2.2.1. So sánh BPKCTT của BLTTDS năm 2015 và BLTTDS năm 2004 18 1.2.2.2. Những điểm mới của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 về BPKCTT . 20 1.2.3. Quy định về đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 23 1.2.4. Quy định về yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 24 1.2.5. Quy định về giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 24 1.2.5.1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 24 1.2.5.2. Thực hiện việc xem xét, giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 25 1.2.5.3. Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 28 1.2.5.4. Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 28 1.2.6. Khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 31 Tiểu kết luận Chương 1 33 Chương 2: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - thực trạng và giải pháp 34 2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án 34 2.1.1. Trước thời điểm áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm năm 2015 34 2.1.2. Từ khi áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 37 2.1.2.1. Đối với một số quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng BPKCTT 39 2.1.2.2. Đối với một số biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể 41 2.2. Nguyên nhân tòa án ít áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 43 2.2.1. Một số quy định của BLTTDS hiện hành về BPKCTT chưa thật chặt chẽ 43 2.2.2. Chưa có hướng dẫn thực hiện các quy định tại Chương VIII BLTTDS hiện hành, nhất là hướng dẫn áp dụng đối với các BPKCTT cụ thể 44 2.2.3. Trách nhiệm nặng nề của tòa án, của thẩm phán 44 2.3. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao tỷ lệ áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án .44 2.3.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT 44 2.3.2. Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn thực hiện các quy định về BPKCTT 46
  6. 2.3.3. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ thẩm phán trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; ban hành chính sách tiền lương đặc thù đối với thẩm phán 46 Tiểu kết luận Chương II 49 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự KDTM Kinh doanh thương mại HĐXX Hội đồng xét xử TTDS Tố tụng dân sự PLTTDS Pháp luật tố tụng dân sự TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân VADS Vụ án dân sự
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự trong quan hệ tranh chấp dân sự nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự và giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đồi hỏi phải nhanh chống, kịp thời mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh thương mại khi các tranh chấp là giữa một hoặc các bên đương sự là thương nhân và tài sản tranh chấp thông thường là rất lớn và dễ dàng thực hiện hành vi tẩu tán tài sản hay tiêu hủy chứng cứ; do đó việc áp dụng nhanh chống biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một vấn đề cần được quan tâm vì nó giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết toàn diện, khách quan vụ tranh chấp. Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời được các nhà lập pháp quan tâm và ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn bản pháp luật trước đây, chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 và được điều chỉnh phù hợp hơn trong BLTTDS năm 2015. Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại khi tham gia vào các quan hệ dân sự, nhất là trong hoạt động kinh doanh thương mại vốn phát triển không ngừng như hiện nay. Tuy nhiên, qua hơn 01 năm triển khai áp dụng quy định của BLTTDS năm 2015 trong giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án cho thấy tỷ lệ áp dụng BPKCTT vẫn chưa đạt như mong muốn; một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn đã ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài nhằm xác định những khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng BLTTDS năm 2015 về BPKCTT; nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM chưa cao và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện. Qua đó góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao phụ trách. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm luận văn thạc sĩ của mình.
  9. 2 2. Tình hình nghiên cứu * Trước thời điểm áp dụng BLTTDS năm 2015 (trước ngày 01-7-2016): Trước thời điểm áp dụng BLTTDS năm 2015 đã có những nghiên cứu khoa học trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Có thể nêu ra các nghiên cứu nổi bật có liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, cụ thể: - Luận văn thạc sĩ Luật học: "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Văn Pha, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; - Luận văn thạc sĩ Luật học: "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam", của Lê Thị Thu Hằng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; - ThS. Trần Anh Tuấn: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, Đặc san góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ; - ThS. Trần Anh Tuấn: "Các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2005; - ThS. Trần Phương Thảo: "Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí luật học, số 1/2009 * Từ khi áp dụng BLTTDS năm 2015 đến nay: Từ khi áp dụng BLTTDS năm 2015 đến nay chưa có công trình nghiên cứu về BPKCTT được công bố. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại toà án từ khi áp dụng BLTTDS năm 2015 đến nay, người viết muốn đưa ra những đề xuất nhằm áp dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh kinh doanh thương mại. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án; - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng áp dụng, phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM;
  10. 3 - Thứ 3, xác định nguyên nhân dẫn đến việc tòa án ít áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM; - Thứ tư, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ, hiệu quả áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi: Nghiên cứu chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng trong tố tụng giải quyết các tranh chấp KDTM tại tòa án. Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích luật học, phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá kết hợp với phương pháp thống kê, mô tả luật để thực hiện đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu gồm phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 02 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án; Chương 2: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - thực trạng và giải pháp. 6. Câu hỏi nghiên cứu Tương ứng với 02 chương như nội dung của đề tài, có 02 câu hỏi nghiên cứu đòi hỏi đề tài phải phân tích, làm rõ, đó là: 1. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về BPKCTT? 2. Nguyên nhân dẫn đến việc tòa án ít áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại? 7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án. Tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn từ khi áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến nay, xác định nguyên nhân tòa án ít áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Qua đó, đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao tỷ lệ, hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án; nhằm mục tiêu bảo đảm môi trường
  11. 4 kinh doanh, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 với mục tiêu nâng cao tỷ lệ, hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
  12. 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời và nguyên tắc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 1.1.1. Khái niệm Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do Tòa án quyết định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc được áp dụng độc lập với vụ việc đó nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo đảm cho việc thi hành án dân sự. Dưới góc độ ngôn ngữ học, BPKCTT là một cụm từ được ghép bởi ba từ: “biện pháp”, “khẩn cấp” và “tạm thời”. Theo Từ điển tiếng Việt giải thích: “biện pháp” là một danh từ, chỉ cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể1. “Khẩn cấp” là một tính từ chỉ sự gấp gáp, cần kíp, phải giải quyết ngay, không thể trì hoãn được2. Về thuật ngữ “tạm thời”, thuật ngữ này là một tính từ, có nghĩa là tạm trong một thời gian ngắn trước mắt, không có tính chất lâu dài, ổn định3. Như vậy, nếu ghép nghĩa của các cụm từ trên với nhau, chúng ta có thể hiểu: BPKCTT là cách giải quyết tạm một vấn đề nào đó, là cách thức giải quyết gấp gáp, tạm thời trong thời gian ngắn trước mắt. Dưới góc độ là các biện pháp cụ thể, BPKCTT được nhìn nhận xuất phát từ yêu cầu giải quyết vụ việc của tòa án phải bảo đảm nguyên tắc giải quyết kịp thời để từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Muốn vậy, một trong những biện pháp cần phải thực hiện là trong những trường hợp khẩn cấp như một bên đương sự cần được đáp ứng ngay nhu cầu cấp bách, chứng cứ dùng để giải quyết vụ việc cần được bảo vệ ngay để khỏi bị hủy hoại, tài sản cần được bảo toàn ngay để bảo đảm khả năng thi hành án , tòa án phải có ngay biện pháp can thiệp thích hợp, có tính bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích của đương sự. 1 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin., tr 161. 2 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr 447. 3 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr 9.
  13. 6 Về hình thức, BPKCTT chính là biện pháp thích hợp được áp dụng để giải quyết tình trạng khẩn cấp của vụ việc. Xét về nội dung, BPKCTT thực chất là giải pháp tạm thời cho tình trạng khẩn cấp. Thẩm phán – Phó chánh án TAND tối cao Tưởng Duy Lượng khi nghiên cứu về BPKCTT đã khẳng định: “BPKCTT thực ra chỉ là một giải pháp tình thế”4. Điều này còn có nghĩa là giải pháp tạm thời cho tình trạng khẩn cấp chỉ được gọi là BPKCTT khi giải pháp đó được pháp luật quy định và do tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm mục đích xử lý tạm thời, mau chóng những dòi hỏi cấp bách trong xử lý vụ án để đảm bảo thi hành án. Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại BLTTDS gồm các biện pháp khác nhau, có những BPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, có những BPKCTT nhằm bảo vệ chứng cứ, có những BPKCTT nhằm bảo toàn tài sản, đảm bảo thi hành án Trong vụ án kinh doanh thương mại (KDTM) thì BPKCTT hẹp hơn chủ yếu nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản hoặc đảm bảo thi hành án. Như vậy, dưới góc nhìn rất cụ thể, trực diện và trên phương diện hình thức, BPKCTT là các biện pháp do pháp luật quy định mà tòa án được áp dụng để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Dưới góc độ là một thủ tục tố tụng: Thủ tục áp dụng BPKCTT trong tố tụng là một thủ tục do tòa án tiến hành nhằm đưa ra quyết định về giải pháp tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, tài sản, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc và thi hành án. Theo phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa: “BPKCTT là một công đoạn tố tụng nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản hoặc các bảo đảm thiết yếu khác cho thi hành các nghĩa vụ trong khi phiên tranh tụng chính chưa kết thúc. Là một công đoạn tố tụng trong quy trình giải quyết vụ việc nói chung nhưng thực chất BPKCTT là một trình tự quy định về quyền yêu cầu, thẩm quyền xem xét và ban hành các quyết định tố tụng, các đảm bảo, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại nếu có. Quy trình này là một phần phụ, phát sinh, có tính chất chuẩn bị, bổ trợ cho thủ tục tố tụng chính đáng được cơ quan tài phán thụ lý”5. Như vậy, nói đến BPKCTT trong giải quyết vụ án là nói đến thủ tục áp dụng BPKCTT bao gồm một trình tự các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các chủ thể liên quan. 4 Trường cán bộ tòa án - Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng dân sự, tr 54. 5 Phạm Duy Nghĩa, “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 23, tr 77.
  14. 7 1.1.2. Đặc điểm Bên cạnh những nguyên tắc chung như đảm bảo tính pháp chế, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự thì BPKCTT còn thể hiện rõ nguyên tắc đặc trưng, riêng biệt của chế định này, đó là tính khẩn cấp, tính tạm thời và tính có hiệu lực ngay sau khi ban hành. 1.1.2.1. Tính khẩn cấp Trong quá trình giải quyết vụ án phát sinh khả năng đương sự muốn tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ của mình và bên thắng kiện sẽ không được đảm bảo khả năng thi hành án dù thắng kiện. Tính khẩn cấp trong tranh chấp KDTM thể hiện đậm nét vì đây là tranh chấp nhằm mục đích sinh lợi, tài sản tranh chấp là đối tượng có khả năng sinh lợi cao, nên việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của đương sự càng trở nên cấp bách hơn. Việc giải quyết kịp thời quyền lợi của họ trong quá trình tố tụng là việc làm cần thiết làm ngay, tránh gây hậu quả không thể khắc phục được, bảo vệ chứng cứ và đảm bảo quá trình thi hành án sau này. ần quy định trình tự áp dụng các biện pháp này thật đơn giản về mặt thủ tục, nhanh chống về thời gian thực hiện thì mới bảo vệ kịp thời các tình huống khẩn cấp ảnh hưởng đến nghĩa vụ về tài sản trong tranh chấp KDTM. 1.1.2.2. Tính tạm thời Quyết định áp dụng BPKCTT luôn có tính tạm thời. Bởi lẽ, vụ án vẫn chưa giải quyết một cách triệt để, đây chỉ là một giải pháp tình thế để ngăn chặn, bảo vệ tài sản tranh chấp, bảo tồn hiện trạng tài sản tranh chấp đang trong quá trình chờ các thủ tục giải quyết, do đó chưa xác định tài sản tranh chấp thuộc về ai. Khi có bản án, quyết định sau cùng và bản án có hiệu lực thi hành thì biện pháp khẩn cấp tạm thời đương nhiên hết hiệu lực. Tính tạm thời thể hiện sự không ổn định và dễ thay đổi của các BPKCTT, quá trình giải quyết vụ án phải tiến hành nhiều giai đoạn tố tụng bắt buộc nên trải qua một thời gian nhất định thì mới có thể giải quyết toàn diện vụ án. Do tính khẩn cấp làm nảy sinh yêu cầu áp dụng nên đồng thời cũng nảy sinh tính tạm thời của biện pháp ngăn chặn trước mắt khi yêu cầu bảo vệ khẩn cấp đến trước khi vụ án được giải quyết. Khi bản án được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì giải pháp tình thế để bảo vệ tài sản không còn cần thiết nữa. Tính khẩn cấp và tính tạm thời có mối quan hệ với nhau. Khẩn cấp là tình huống cấp bách phát sinh yêu cầu trực tiếp, tạm thời là việc đưa ra giải pháp giải quyết có tính tức thì, đáp ứng yêu cầu khẩn cấp. Tính tạm thời được đảm bảo bởi nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong việc yêu cầu thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
  15. 8 suốt quá trình tố tụng khi họ xét thấy việc áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể không còn cần thiết, hay không còn phù hợp với tình hình tranh chấp thì có quyền đề nghị hủy bỏ, thay đổi hoặc áp dụng biện pháp khác phù hợp hơn theo quy định pháp luật. 1.1.2.3. Tính có hiệu lực thi hành ngay khi được ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tính cưỡng chế theo quy định pháp luật, là cơ sở cho việc đảm bảo thi hành án. Tính hiệu lực của quyết định áp dụng BPKCTT so với bản án có hiệu lực thi hành có tính tương đồng vì được đảm bảo thi hành trên thực tế, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một khâu không bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án nhưng lại có tính hiệu lực thi hành ngay bởi mục đích là tài sản, giải quyết về tài sản tranh chấp hoặc bảo vệ tài sản tranh chấp. 1.1.3. Ý nghĩa - Bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án, kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. - Ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung tranh chấp - Kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. - Thể hiện sự chủ động của đương sự trong việc đảm bảo thi hành kết quả xét xử. Khi xét thấy cần thiết, đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp một cách chủ động khi có căn cứ cho rằng cần áp dụng để bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày càng trở thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại và lao động. Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc KDTM không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày càng trở thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ thương mại.
  16. 9 1.1.4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 1.1.4.1. Nguyên tắc chung - Đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời: Đảm bảo tính nhanh nhóng, kịp thời là một nhiệm vụ bắt buộc trong việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại. Vì chứng cứ dùng để giải quyết có thể bị hủy hoại, tài sản tranh chấp có thể bị tẩu tán gây ảnh hưởng đến việc thi hành án. Đòi hỏi áp dụng BPKCTT một cách nhanh chóng thì mới kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án. Để thực hiện được điều đó, toà án cần phải thực hiện các vấn đề sau: + Nhận đơn yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT kể cả khi chưa thụ lí vụ án. Trong tố tụng dân sự nói chung, dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt, các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp có quyền yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng khi thấy cần thiết theo quy định khoản 1 Điều 111 BLTTDS 2015. + Toà án tiến hành xem xét, giải quyết ngay đơn yêu cầu của đương sự trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, quyết định áp dụng BPKCTT chính là cơ sở pháp lí cho việc áp dụng BPKCTT. Theo quy định tại Điều 133 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thời hạn tối đa là 3 ngày để ra quyết định áp dụng BPKCTT nếu trước phiên toà, đương sự yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT và đương sự không phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Điều 136 BLTTDS năm 2015. Nếu tại phiên toà mà đương sự có yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT thì Hội đồng xét xử (HĐXX) phải ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT hoặc ngay sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Ngoài ra, nếu trường hợp người yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT đưa ra yêu cầu vào thời điểm nộp đơn khởi kiện thì Chánh án tòa án phải chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lí giải quyết đơn yêu cầu và thời hạn tối đa mà Thẩm phán ra quyết định áp dụng BPKCTT chỉ trong 48 giờ. + Quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi được ban hành phải được nhanh chóng thi hành theo nguyên tắc càng nhanh càng tốt nhằm kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích của đương sự. Thẩm quyền tổ chức, thi hành các quyết định về BPKCTT trong tố tụng dân sự hiện nay theo luật định là của cơ quan thi hành án dân sự. Để thi hành quyết định áp dụng BPKCTT một cách nhanh chóng, kịp thời, nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo vệ tài
  17. 10 sản của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự cần có sự hợp tác tích cực với toà án và các bên đương sự, chủ động tiến hành các thủ tục cần thiết để thi hành quyết định áp dụng BPKCTT. - Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự: Đương sự có quyền tự định đoạt đối với yêu cầu của họ trong suốt quá trình giải quyết vụ án KDTM. Đương sự có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm phạm. Khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự và những người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời càng thể hiện rõ nét. Cụ thể, khi quyền, lợi ích của đương sự bị người khác xâm phạm, cần toà án có biện pháp can thiệp ngay, họ có quyền tự quyết định làm đơn hay không làm đơn yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT và toà án chỉ có thể không ra quyết định áp dụng BPKCTT khi không có yêu cầu của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp, đặc biệt là trong vụ án KDTM. BPKCTT chỉ là giải pháp tạm thời nên khi tình trạng khẩn cấp không còn, Toà án cần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền yêu cầu toà án thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ BPKCTT đã được áp dụng. - Bảo vệ quyền, lợi ích của các bên đương sự và người liên quan: Quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và người liên quan trong vụ án sẽ phát sinh khi toà án áp dụng BPKCTT. Việc áp dụng BPKCTT của toà án không phải để bảo vệ duy nhất quyền, lợi ích của một bên đương sự có yêu cầu mà toà án phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự và cả chủ thể khác không phải là đương sự nhưng có liên quan đến việc áp dụng BPKCTT. Toà án ra quyết định áp dụng BPKCTT trước hết nhằm mục đích kịp thời bảo vệ bên đương sự có yêu cầu. Khi áp dụng BPKCTT, toà án cũng phải thực hiện những hành vi tố tụng do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng BPKCTT. Quyền lợi của người bị áp dụng BPKCTT cũng được bảo đảm khi pháp luật buộc người yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, phải nộp giá trị tài sản nhất định để nếu sau khi việc yêu cầu áp dụng BPKCTT là sai thì bồi thường cho người bị áp dụng BPKCTT tại Điều 136 BLTTDS năm 2015. Quy định này được xem là chế tài dân sự đối với những người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng, nhằm ngăn chặn tình trạng lạm quyền của những người có quyền yêu cầu. Pháp luật còn quy định các chủ thể có quyền khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng BPKCTT. Việc xem xét, quyết định
  18. 11 áp dụng BPKCTT của toà án cần phải được cân nhắc, xem xét theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích của các bên đương sự và người liên quan đến vụ án dân sự, không thể vì đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của một bên đương sự mà bỏ qua quyền, lợi ích của các bên đương sự còn lại trong vụ án. - Bảo đảm sự tương xứng với yêu cầu của người có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Toà án xem xét áp dụng BPKCTT nào phải dựa vào yêu cầu của các chủ thể yêu cầu để áp dụng sao cho vừa phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của người yêu cầu và phải áp dụng tương xứng với mức độ nghĩa vụ phải thi hành. Theo quy định tại Điều 113 BLTTDS năm 2015, toà án phải bồi thường nếu như quyết định áp dụng BPKCTT không đúng do áp dụng biện pháp khác so với biện pháp được yêu cầu hoặc vượt quá yêu cầu của chủ thể yêu cầu. Như vậy, khi các chủ thể có quyền yêu cầu đưa ra mức cần phải thi hành thì toà án cần phải xem xét để có quyết định áp dụng BPKCTT tương xứng với mức độ thi hành nghĩa vụ. 1.1.4.2. Nguyên tắc riêng - Đối với chủ thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: “đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 1876 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải 6 Điều 187: Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước 1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật. 5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.