Luận án Vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay

pdf 177 trang vuhoa 24/08/2022 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_viec_ung_pho_voi_bien_doi.pdf

Nội dung text: Luận án Vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ THỦY VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ THỦY VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY N CNDVBC&DVLS M s LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG . PGS. TS. PHẠM THỊ NGỌC TRẦM HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trịnh Thị Thủy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 C ƣơ 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận chung về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 6 1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu và vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 17 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đền đề tài và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25 Tiểu kết c ƣơ 1 27 C ƣơ : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 29 2.1. Một số vấn đề lý luận về ứng phó với biến đổi khí hậu 29 2.2. Một số vấn đề lý luận về vai trò của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay 49 Tiểu kết c ƣơ 61 C ƣơ 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63 3.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 63 3.2. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 75 3.3. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 101
  5. Chƣơ 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 116 4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 116 4.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay 122 Tiểu kết c ƣơ 4 148 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFAP : Tổ chức phi Chính phủ BĐKH : Biến đổi khí hậu CDM : Cơ chế phát triển sạch CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KNK : Khí nhà kính KT - XH : Kinh tế - xã hội KTTT : Kinh tế thị trường PTBV : Phát triển bền vững TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
  7. MỞ ĐẦU 1. Tí cấp t iết của đề t i Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà ở đó các tiến bộ khoa học diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh chưa từng thấy. Đi kèm với những tiến bộ đó là sự thay đổi chóng mặt điều kiện sống của con người, đặc biệt là các điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, công nghệ được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống đã tạo ra những bước phát triển mà chỉ vài thập niên trước đây con người khó có thể hình dung được. Lượng của cải vật chất xã hội được sản xuất tăng hàng chục lần so với các thế kỷ trước. Bộ mặt thế giới thay đổi một cách sâu sắc trước những thành tựu của cái gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả những điều đó minh chứng cho khả năng chinh phục tự nhiên và sức sáng tạo ngày càng lớn của con người. Song, cùng với những bước tiến vượt bậc đó, nhân loại cũng đang đứng trước những thách thức to lớn như: chiến tranh, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, Trong đó, BĐKH và những hệ lụy từ sự tác động của nó đến sự tồn tại và phát triển của con người đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu, thu hút sự chú ý, không chỉ của những nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, của những nhà hoạch định chính sách, mà còn của hầu hết mọi cá nhân trong thế giới hiện đại. Trên thực tế, ứng phó với BĐKH đang trở thành một trong những mục tiêu căn bản trong các chiến lược phát triển bền vững của toàn cầu cũng như của nhiều quốc gia, các phong trào chống BĐKH cũng đang ngày càng rầm rộ và quyết liệt ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của BĐKH. Trong hai thập niên vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Việt Nam đã đạt được nhiều thành công 1
  8. trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân ngày một cải thiện Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải hứng chịu những hệ lụy ngày càng trầm trọng của BĐKH trên nhiều phương diện như: kinh tế, xã hội, con người và môi trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ứng phó với BĐKH, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, giải pháp ứng phó. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (1987); Công ước bảo vệ tầng ôzôn (1985); Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc (1992); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm khó phân hủy (2006); tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto và mới đây nhất là Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu (2015). Đồng thời, Việt Nam cũng từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật cho công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhà nước đã ban hành các chiến lược, kế hoạch và các giải pháp ứng phó với tình trạng BĐKH đang diễn ra như: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH (số 2139/QĐ-TTg, 5/12/2011); Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Mặc dù, Nhà nước đã có những quyết sách và hành động cụ thể trong ứng phó với BĐKH, song trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong ứng phó với BĐKH dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thực hiện công tác ứng phó với BĐKH chưa cao. Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này, song xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, có thể thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng và bao trùm nhất có liên quan đến việc nhận thức và thực hiện vai trò của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH. Chính vì vậy, việc làm thế nào để nhận thức được đầy đủ vai trò của Nhà 2
  9. nước trong ứng phó với BĐKH, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện vai trò đó trong thực tiễn đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay, làm luận án tiến sĩ triết học, với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong ứng phó với BĐKH tại Việt Nam hiện nay. . Mục đíc iệ vụ i cứu của u c đích nghi n cứu Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm v nghiên cứu Để đạt được được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của ứng phó với BĐKH và lý luận về vai trò của Nhà nước trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế; nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó và những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay. 3. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu của lu n án Đối tượng nghi n cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 3
  10. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian: Từ khi Việt Nam xây dựng và thực hiện Quyết định Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu (158/2008/QĐ-TTg) ngày 2 tháng 12 năm 2008 cho đến nay. Về không gian: Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam 4. Cơ sở lý lu v p ƣơ pháp nghiên cứu của lu n án 4 Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Luận án được thực hiện dựa trên các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận về vai trò của nhà nước, quan điểm về mối quan hệ con người - xã hội - tự nhiên của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam với các văn kiện, nghị quyết có liên quan trực tiếp đến đề tài. - Luận án kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. 4 Phương pháp nghi n cứu - Luận án quán triệt phương pháp luận biện chứng duy vật trong quá trình thực hiện. - Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp trong trình bày các vấn đề và phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa trong phân tích, đánh giá. - Luận án có sử dụng các phương pháp liên ngành triết học, khoa học môi trường, và một số khoa học xã hội khác có liên quan như xã hội học, luật học, quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện. 5. Đó óp k oa ọc của u - Luận án cung cấp những luận cứ triết học cho lý luận về ứng phó với biến đổi khí hậu và về vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 4
  11. - Từ góc độ triết học, luận án đánh giá vai trò của nhà nước Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu. - Dựa trên những lập luận khoa học và chứng cứ từ thực tiễn, luận án nêu một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý ĩa ý u n và thực tiễn của lu n án Về mặt lý luận, luận án góp phần xác định và luận giải vai trò của nhà nước nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn, trong chừng mực nhất định, sau khi hoàn thiện, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 7. Kết cấu của lu n án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết. 5
  12. C ƣơ 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. C c cô trì i cứu đề c p đế ý u c u về biế đổi k í u v ứ p ó với biế đổi k í u ột số công trình nghi n cứu của các tác giả nước ngoài về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu BĐKH là một trong những thách thức lớn của nhân loại hiện nay. Bởi lẽ, BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, đe dọa đến an ninh con người ở các quốc gia, khu vực và trên thế giới. Nhận thức về vấn đề nghiêm trọng của BĐKH, không ít các công trình nghiên cứu được đề cập đến với các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu BĐKH và tác động của BĐKH được nhận diện rõ mà phải mất một khoảng thời gian nhất định nhân loại mới có nhận định khá đầy đủ về BĐKH. Trước thập niên 90, các nghiên cứu về đến BĐKH đã được đề cập với hiện tượng như: hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên và đây là một vấn đề nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa đến tương lai của con người. Như nhà vật lý học người Pháp (vào năm 1824) Joseph Fourier nhận định: “Nhiệt độ của trái đất có thể bị tăng lên do sự thay đổi của các thành phần trong bầu không khí bởi sức nóng trong quá trình chuyển nhiệt năng, khí quyển hấp thụ nhiệt năng mặt trời nhiều hơn là phản xạ nó trở lại không gian vũ trụ”; Năm 1861 nhà vật lý học người Ailen, John Tyndall nhận diện ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính là do hơi nước cùng một số loại khí dẫn tới hiện tượng hiệu ứng nhà kính: “Hơi nước như một tấm chăn cần thiết cho sự sống của cây cỏ trên Trái đất hơn là cho con người”. Và đến năm 1896, nhà hóa học người Thụy Điển, Svante Arrhenius tiếp tục khẳng định một cách chắc chắn rằng, 6
  13. việc đốt than trong công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Ông dự báo, nguyên nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu chính là do lượng khí thải carbon dioxide ngày một tăng trong bầu khí quyển (khí thải carbon dioxide được đốt từ các nhiên liệu hóa thạch). Theo quan sát của các nhà khoa học, vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng và có xu hướng tăng cao có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Con người cũng đã có được những con số cụ thể thông qua việc đo lường tác động của BĐKH [76]. Từ thập niên 90 trở lại đây, các nghiên cứu về BĐKH tiếp tục được nghiên cứu và đi vào chiều sâu. BĐKH không chỉ ở nghiên cứu vật lý (tìm nguyên nhân, cơ chế tác động) mà đã đi vào đánh giá những tác động của BĐKH; tính dễ tổn thương; các giải pháp khắc phục tác động BĐKH; giải pháp thích ứng với BĐKH Hơn nữa, nghiên cứu BĐKH lúc này đã có sự liên kết giữa các ngành khoa học. Năm 1938, kỹ sư người Anh, Guy Callendar (sử dụng số liệu của 147 trạm khí tượng ở một số quốc gia) nhận định, nhiệt độ trái đất đã, đang tăng lên trong suốt thế kỷ qua. Đồng thời, ông kết luận nồng độ CO2 cũng tăng và đây có thể là nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, kết luận nghiên cứu của Guy Callendar lúc bấy giờ cũng gặp một số ý kiến phản đối. Tiếp đến, vào năm 1955, Gilbert Plass (nhà nghiên cứu người Mỹ) đã phân tích mức độ hấp thụ tia hồng ngoại của một số các loại khí bằng các thiết bị điện tử và ông rút ra kết luận: nếu nồng độ CO2 tăng gấp đôi thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 3-40C [76]. Năm 1975 khái niệm “nóng lên toàn cầu” cũng được đặt ra. Công ước quốc tế về BVMT được xây dựng vào năm 1996 Cùng với các nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu về BĐKH, khung văn bản pháp lý quốc tế về BĐKH hình thành và đi vào hoạt động. Điều này khẳng định, không còn cách nào khác, cần phải nhận thức và hành động của toàn thể nhân loại đối với vấn đề mang tính thảm họa toàn cầu. Năm 1988, Ủy 7
  14. ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (viết tắt là: IPCC) thành lập với mục đích thu thập và đánh giá những tác động BĐKH. Tổ chức IPCC sẽ chịu trách nhiệm đánh giá những rủi ro về thay đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (viết tắt là: UNFCCC) ra đời tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 (diễn ra ở Rio de Janeiro (Brasil) với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục đích quan trọng của công ước là nhằm “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu” [76], [77]. Các nghiên cứu trên, cùng các công bố của IPCC (báo cáo lần thứ nhất năm 1990 cho đến báo cáo lần thứ 6/2021) đã xác định được những nội dung cơ bản của BĐKH: 1) Nội hàm khái niệm “BĐKH” được mở rộng (KNK; nước biển dâng; hiện tượng El nino; La nina ); 2) Khẳng định nguyên nhân BĐKH là do khí C02 tăng do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người làm thải khí nhà kính vào bầu khí quyển làm cho trái đất không ngừng tăng lên; 3) Dự báo nhiệt độ trái đất tăng có thể đạt ngưỡng 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào giữa những năm 2030; 4) Tác động của BĐKH: băng tan, nước biển dâng, axít hóa đại dương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hoạt động sản xuất lương thực toàn cầu; 5) Đề xuất, con người cần phải có trách nhiệm với BĐKH; 6) Trách nhiệm chia sẻ rủi ro của BĐKH giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển; 7) Xây dựng chiến lược quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính [197], [198], [199], [200]. Tiếp tục khẳng định, hiện tượng trái đất nóng dần lên là do xuất phát từ lối sống tiêu thụ quá mức nguồn năng lượng hóa thạch và làm cho khí hậu thay đổi là điều không tránh khỏi. Từ đây, sẽ gây ra những xáo trộn mang tính toàn cầu như: thiên tai thảm họa diễn ra thường xuyên hơn, mực nước biển dâng cao đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh con người. Nhiều 8
  15. quốc gia trên thế giới có nguy cơ nước biển dâng và mất dần diện tích lãnh thổ; vấn đề suy giảm hệ sinh thái, bệnh dịch thường xuyên xảy ra song, chúng ta có thể kiểm soát được những tác động đó bằng cách thay đổi những hành động của chính con người [191], [147]. Đánh giá những rủi do, thiên tai do BĐKH tác động trực tiếp kinh tế - xã hội toàn cầu, tạo áp lực đối với chính phủ các quốc gia. Với sự nóng dần lên của trái đất mỗi năm sẽ lấy đi sinh mạng của gần 40.000 người, gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1.200 tỷ USD hằng năm của thế giới (xấp xỉ 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)). Dự đoán, đến năm 2030, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó, những nước kém phát triển nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả với mức thiệt hại có thể lên đến 11% GDP. BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước, nhà nghiên cứu Nicolas Stem - chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo: trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH cho toàn thế giới khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không có quyết sách, hành động giảm thiểu BĐKH thì mỗi năm ngân sách nhà nước từng quốc gia mất khoảng 5% đến 20% tổng GDP; ngược lại nếu chúng ta có các quyết sách và hành động mạnh mẽ trong giảm thải khí nhà kính ở mức 550ppm thì chi phí ngân sách nhà nước sẽ là 1% GDP [211]. Dự đoán, vào năm 2025, khoảng 5 tỉ người trên thế giới sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng mà mâu thuẫn chủ yếu liên quan đến nước, lương thực. Đến năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi nơi cư trú của mình do nước biển dâng, nước nhiễm mặn ở khu vực duyên hải. Bệnh tật, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều do ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân BĐKH do nhân tố chủ quan lên tới 90% và nếu các quốc gia không tiếp tục thực hiện cắt giảm KNK thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp. Kết quả sẽ dẫn đến 9
  16. hàng loạt biểu hiện bất thường của khí hậu như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ, hạn hán, băng tan, nước biển dâng [194], [33]. BĐKH không còn là câu chuyện của tương lai nữa, những hệ lụy của BĐKH thời gian gần đây đòi hỏi con người phải thay đổi nhận thức và hành động. Hiện nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ chúng ta có thể áp dụng công nghệ hiện đại để giảm thiểu những tác động của BĐKH, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu. Đồng thời chúng ta cũng có thể, đưa những nguy cơ trở thành cơ hội phát triển ở một số lĩnh vực cụ thể. Các biện pháp như: vận chuyển hiệu quả, xử lý carbon, năng lượng tái tạo, vấn đề quản lý Việc phát huy thế mạnh của công nghệ tiên tiến sẽ giúp chúng ta duy trì được tăng trưởng kinh tế, năng lượng tái tạo được thay thế cho sự khan hiếm, sử dụng năng lượng tự nhiên, môi trường sinh thái được cân bằng Tuy nhiên, triển khai các công nghệ trong ứng phó BĐKH hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào nhận định nghiêm túc các chính sách công trong việc thương mại hóa ở các quốc gia [196]. Thích ứng với BĐKH bằng cách điều chỉnh hành vi của con người và cấu trúc nền kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường - là giải pháp giảm thiểu đối với tác động tiêu cực của BĐKH [210]. BĐKH ở góc độ nào đó cũng mạng lại lợi ích cho con người, do vậy cùng với những biện pháp hạn chế tác động thì việc khai thác lợi ích do BĐKH mang lại cũng cần được xem xét nghiên cứu, triển khai [208], [200]. Việt Nam - quốc gia đứng thứ 5 về chịu tác động nặng nề của BĐKH. Do vậy, các tổ chức quốc tế, các nghiên cứu khoa học độc lập đã có nghiên cứu riêng cho Việt Nam. Tác động của BĐKH ở Việt Nam biểu hiện: hiện tượng lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, gia tăng các rủi ro về sức khỏe đối với con người. Sự thiệt hại được biểu hiện qua các con số, hằng năm Việt Nam mất khoảng 15 tỉ USD (tương đương khoảng 5% GDP) cho BĐKH và nếu Việt Nam không có kế hoạch và hành động ứng phó với BĐKH thì con số đó tăng lên là 11% GDP vào năm 2030 [194], [33]. Phát 10
  17. triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới nếu không có biện pháp hiệu quả thích ứng với BĐKH tất yếu chi phí cho giảm thiểu BĐKH là không nhỏ. Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 5,4%/năm (giai đoạn 2007 - 2050) thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH 5,32 - 5,39%. Và nếu tăng trưởng kinh tế đạt 500 tỷ USD (năm 2050) thì chi phí giảm thiểu hệ lụy của BĐKH khoảng 40 tỷ USD [33]. Những thiệt hại về kinh tế - xã hội và vấn đề con người từ BĐKH là không tránh khỏi đặc biệt là đối với ĐBSH và ĐBSCL. Để ứng phó với BĐKH ở Việt Nam cần phải xây dựng hệ thống công trình chống lũ (Delta Work) dọc bờ biển; cải tạo hệ thống đê nhằm chống lũ, cung cấp nước cho nông nghiệp, hỗ trợ giao thông đường thủy; đồng thời phải thay đổi phương thức quản lý mang tính truyền thống [94]. Ở bình diện thế giới, nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã chỉ ra những nội dung cơ bản của BĐKH và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế - chính trị - xã hội, sinh kế của người dân toàn cầu. Đồng thời, cũng khẳng định chi phí giải quyết hệ lụy của BĐKH là rất lớn, là gánh nặng của ngân sách Nhà nước. Vì thế, vấn đề là nhân loại hôm nay cần phải hành động bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống của mình. Về trường hợp cụ thể của Việt Nam, nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều về BĐKH và những tác động của nó đến đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, con người Việt Nam. Thực tế, những tác động của BĐKH đã và đang dẫn đến những hệ lụy khôn lường trong quá trình phát triển của Việt Nam. Để thực hiện tốt công tác ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của các chủ thể trong xã hội. Những nghi n cứu của các tác giả trong nước về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu Nghiên cứu về BĐKH được thực hiện vào những thập niên 90 ở Việt Nam. Năm 1992, các nhà khoa học Việt Nam công bố báo cáo “BĐKH và tác 11
  18. động của chúng ở Việt Nam” đã có những báo cáo cụ thể về BĐKH. Từ đó đến nay với những tác động của BĐKH, nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH được công bố. Hầu hết các công trình nghiên cứu về BĐKH với mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau song đều khẳng định BĐKH là vấn đề toàn cầu, Việt Nam là quốc gia ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH Tiếp cận BĐKH từ góc độ lý luận, theo đó BĐKH được nhận biết thông qua sự gia tăng nhiệt độ của trái đất (nóng lên toàn cầu), nước biển dâng cùng với các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan [117], [18]. Bên cạnh đó, khái niệm về thích ứng với BĐKH cũng được đề cập đến. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để từ đó làm giảm tác động của BĐKH cũng như tận dụng những mặt tích cực của BĐKH đưa lại [75], [77]; [18]. BĐKH có nguyên nhân của nó: nguyên nhân biến đổi khí hậu bắt đầu từ nguyên nhân địa chất, tuy nhiên trong thời kỳ hiện đại (từ thời kỳ tiền công nghiệp) thì nguyên nhân chính lại là do hoạt động của con người - hiện tượng đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên [187], [75], [76], [77]. Liên quan đến vấn đề này, trong: Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, Trần Thục (chủ biên), Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ, khẳng định: Biến đổi khí hậu là do quy trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động bên ngoài, hoặc do tác động bởi hoạt động của con người đến các thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ là đối tượng của khoa học tự nhiên mà còn là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội, đặc biệt là triết học. BĐKH ở tiếp cận triết học được hiểu là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc giải quyết không tốt mối quan hệ này tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình thế giới và an ninh con người [39]. 12
  19. BĐKH là tất yếu, song chính phủ các quốc gia trên thế giới phải thực hiện như thế nào. Những thập niên gần đây, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu tác động của BĐKH, song tác động của BĐKH ở từng quốc gia, khu vực là khác nhau. Tác giả Phạm Văn Cự khẳng định: BĐKH là hệ quả tất yếu của hệ quả phát triển kinh tế thời hậu hiện đại và thực tế chính phủ các quốc gia có nhiều nỗ lực cụ thể trong việc giải quyết tác động của BĐKH, song hiện nay, BĐKH vẫn là một đề tài khá “tế nhị” đối với chính phủ một số quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bởi lẽ, thực tế vẫn còn một số quốc gia có nền kinh tế phát triển chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto và “làm lơ” trước ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Trong khi đó, các nước nghèo lại là nạn nhân ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH. Vấn đề đặt ra lúc này là liệu có nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới trong việc giảm thiểu lượng khí nhà kính do con người thải vào khí quyển? Phải chăng các nước nghèo luôn bị thiệt thòi? [49]. Tác động của BĐKH đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, trở thành rào cản đối với thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chiến lược phát triển bền vững. Tác động của BĐKH với những hiện tượng như: nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, bão lũ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, an sinh của người dân. Nếu nước biển dâng lên 1m có thể ảnh hưởng đến 12% diện tích đất canh tác và 20% dân số Việt Nam, đặc biệt đối với hai vùng ĐBSH và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Cùng với đó, chúng ta mất đi khoảng 2 triệu ha trồng lúa và đe dọa đến sinh kế của người dân và vấn đề an ninh lương thực quốc gia [148]. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng giao thông: nếu nước biển dâng 1m trong khi đó Việt Nam không thực hiện các biện pháp nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đê biển thì hàng năm có đến 40.000km2 vùng 13
  20. ven biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, riêng với ĐBSCL 90% diện tích đất bị ngập hoàn toàn, thiệt hại về tài sản lên tới 17 tỷ USD [199], [200], [198]. Rút ra các kết luận mang tính lý luận từ nghiên cứu về hiện trạng tác động của BĐKH, có các công trình: Biến đổi khí hậu và tác động xã hội của chúng đối với Việt Nam, Lưu Ngọc Trịnh, Tạp chí KHXH Việt Nam, tháng 3/2012; Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất công nghiệp và di cư của người nông dân, Lương Ngọc Thúy và Phan Đức Nam, tạp chí Xã hội học, số 1 (2015) những nghiên cứu này đều khẳng định, chúng ta đang chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH và BĐKH có khả năng làm chậm tốc độ phát triển hoặc đảo ngược quá trình phát triển ở Việt Nam. Điều này được biểu hiện qua các lĩnh vực như: Tác động của BĐKH đối với sức khỏe cộng đồng, đối với giáo dục, đối với hoạt động thương mại, dịch vụ và nếu không có giải pháp ứng phó đúng, kịp thời thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cũng như việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước, sẽ bị chậm lại hay thậm chí phá sản (theo Lưu Ngọc Trịnh). Tác giả Lương Ngọc Thúy và Phan Đức Nam nhận định, BĐKH tác động trực tiếp đến vấn đề di cư của nông dân Việt Nam. Đây chính là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh BĐKH. Một số nghiên cứu khác cho rằng BĐKH ở Việt Nam có liên quan đến quá trình phát triển đô thị, do vậy việc xem xét tác động của BĐKH lên đô thị sẽ là một trong những giải pháp và hành động làm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Điều này được khẳng định trong các công trình: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường quốc gia; Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong quá trình phát triển đô thị” (2015), Lê Hồng Kế (chủ biên), Nxb Xây dựng, Hà Nội; Ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động công nghiệp, đô thị và xây dựng công trình”, Trần Đức Hạ (chủ biên), Nxb Xây dựng 14
  21. Tại hội thảo khoa học “An ninh phi truyền thống và tác động với Việt Nam” do Viện Quan hệ quốc tế Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26/9/2013, một số nhà nghiên cứu cho rằng BĐKH là một loại an ninh phi truyền thống và là mối đe dọa nguy hiểm đối với nhân loại, thậm chí còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa khủng bố. Tác giả Mai Hoài Anh, Uông Minh Long đều khẳng định: an ninh phi truyền thống bao gồm các vấn đề như BĐKH, ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm nguồn nước, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và thách thức của an ninh phi truyền thống nó có thể dẫn đến hủy diệt sự tồn tại của một thể chế, một quốc gia mà không cần đến sức mạnh của quân sự . Trước hiện trạng BĐKH với Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng xây dựng các giải pháp ứng phó. Về vấn đề này có các công trình: Lê Anh Tuấn (2011) với công trình “Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó (2012), Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết (chủ biên), Nxb Nông nghiệp; Biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam: Tác động - Thích ứng - Giảm thiểu và Chính sách (2014), Nguyễn Văn Viết (chủ biên), Nxb Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Ở đây, các nhà nghiên cứu gợi ý các giải pháp lồng ghép BĐKH vào thực hiện các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, từ đó giảm thiểu chất thải hiệu ứng nhà kính Các công trình như: Cơ sở khoa học để đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (2012), Bùi Lai (chủ biên), Nxb Nông nghiệp; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long (2013), Trần Hồng Thái (chủ biên), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội; Nâng cao sức chống chịu trước 15