Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 227 trang vuhoa 24/08/2022 9640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_doi_voi_nang_luc_canh_tranh_cua.pdf

Nội dung text: Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn An Hà 2. PGS.TS. Trang Thị Tuyết HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Các số liệu, thông tin trích dẫn được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và được công bố theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành Luận án- công trình nghiên cứu khoa học- kết quả học tập này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, từ những người bạn, các nhà khoa học, đồng nghiệp, và từ các tổ chức. Lời cảm ơn viết ở đây dù chưa thể kể hết lòng mình đối với sự giúp đỡ đó nhưng cũng là cơ hội để tôi được bày tỏ phần nào sự biết sâu sắc của mình tới tất cả các Quý nhân và Quý tổ chức. Cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia đã ban hành quyết định cho tôi được tham gia học tập; Cảm ơn TS. Lương Minh Việt- Người đã định hướng cho tôi nơi học tập và nghiên cứu; Cảm ơn anh chị em, tập thể giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước về Kinh tế đã sắp xếp công việc cho tôi có thời gian phù hợp giữa công việc và học tập; Cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa Kinh tế quốc tế, các thầy cô phòng ban chức năng Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi thực hiện các nghĩa vụ của một học viên tại cơ sở đào tạo. Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Chuyên gia, Hiệu trưởng trưởng trường Đào tạo doanh nhân PTI Nguyễn Tất Thịnh đã giúp tôi liên hệ với các doanh nhân để tôi thực hiện thành công việc khảo sát. Cảm ơn các bạn trợ giảng tại PTT đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát các DNNVV. Cảm ơn sự giúp đỡ của Cục phát triển doanh nghiệp- Bộ Kế hoạc và Đầu tư đã giúp tôi có được nguồn tài liệu về hỗ trợ DNNVV cần thiết cho Luận án. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn An Hà đã trực tiếp chân tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành Luận án và PGS.TS Trang Thị Tuyết đã luôn đồng hành, luôn động viên tôi và chỉ ra những điều tôi còn thiếu sót. Cảm ơn người bạn đời đã sát cánh ở bên tôi để động viên kịp thời. Cảm ơn gia đình yêu dấu, cảm ơn tất cả những người bạn, cảm ơn các sinh viên, học viên đã luôn khích lệ tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ x MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1. Tổng quan những nghiên cứu trong nước 11 1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhà nước trong HNKTQT 11 1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến NLCT của DNNVV trong HNKTQT 12 1.2. Tổng quan những nghiên cứu nước ngoài 15 1.2.1. Những nghiên cứu về vai trò của nhà nước 15 1.3. Những điểm thành công, những khoảng trống chưa nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 20 1.3.1. Những thành công của các nghiên cứu 20 1.3.2. Những khoảng trống chưa nghiên cứu 21 1.3.3. Định hướng nghiên cứu của luận án 22 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NLCT CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT 24 2.1. NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 24 2.1.1. Khái niệm NLCT của DN 24 2.1.2. Tiêu chí đánh giá NLCT của DN 26 2.2. NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 28 2.2.1. Khái niệm NLCT của DNNVV 28 2.2.2. Tiêu chí đánh giá NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 34 2.3. Vai trò của nhà nước trong hội nhập KTQT 45 2.3.1. Vai trò của nhà nước thay đổi đối với DNNVV trong HNKTQT 45 2.3.3. Xây dựng thể chế, chính sách riêng biệt đối với DNNVV 47 iii
  6. 2.3.4. Cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh, NLCT quốc gia 51 2.4. Hỗ trợ DNNVV phù hợp với các cam kết quốc tế 54 2.5. Các nguyên tắc áp dụng để thể hiện vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 58 2.5.1. Đặt DNNVV là một khâu của chuỗi trong không gian kinh tế toàn cầu 58 2.5.2. Hài hòa cách thức hoạt động của các hiệp hội và liên hiệp 58 2.5.3. Áp dụng thống nhất các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế về toàn bộ quá trình cho DNNVV 59 2.5.4. Áp dụng quy tắc thị trường tối đa và hạn chế đến mức tối thiểu can thiệp trực tiếp của chính phủ đối với hoạt động của DNNVV 60 2.6. Một số tiêu chí đánh giá vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 61 2.6.1. Bộ tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh quốc gia, NLCT quốc gia 61 2.6.2. Bộ chỉ số đánh giá NLCT của địa phương và cơ quan quản lý ngành lĩnh vực 62 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV và bài học cho Việt Nam 63 2.7.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [3] [48] [77] [84] [93] 63 2.7.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [48] 65 2.7.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 66 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NLCT CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT Ở VIỆT NAM 69 3.1. Thực trạng NLCT của DNNVV Việt Nam trong hội nhập KTQT 69 3.1.1. Sự chuẩn bị các yếu tố năng lực canh tranh của DNNVV 69 3.1.2. NLCT của DNNVV trong HNKTQT 73 3.2. Vai trò của Nhà nước thể hiện đối với NLCT của DNNVV 82 3.2.1. Khảo sát hiệu quả hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV 82 3.2.2. Một số kết quả Nhà nước đã làm được đối với DNNVV 108 3.3. Những vấn đề còn tồn tại 115 iv
  7. 3.3.1. Những thay đổi về thể chế chưa đủ thúc đẩy tăng mật độ DN trên số dân và nâng cấp quy mô của DN 116 3.3.2. MTKD nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cho NLCT của DNNVV 117 3.3.3. DNVVV vẫn khó tiếp cận hỗ trợ tài chính 118 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NLCT CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT 121 4.1. Bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước 121 4.1.1. Bối cảnh quốc tế 121 4.1.2. Bối cảnh trong nước 123 4.1.3. Những thách thức đối với Nhà nước và DNNVV trong giai đoạn tới 124 4.2. Định hướng và mục tiêu về việc thể hiện vai trò của Nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong thập kỷ mới 127 4.2.1. Định hướng 127 4.2.2. Mục tiêu 129 4.3. Giải pháp để vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV hiệu quả trong hội nhâp KTQT 132 4.3.1. Tiếp túc cải cách về mặt thể chế phù hợp với kinh tế thị trường tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho DNNVV 133 4.3.2. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ các yếu tố NLCT của DNNVV cụ thể và hiệu quả hơn 137 4.3.3. Giúp DNNVV vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sxkd 148 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 v
  8. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ACV Agreement of Customs Valuation Hiệp định về trị giá hải quan AD Anti-Dumping Chống bán phá giá AOA Agreement on Agriculture Hiệp định nông nghiệp APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Cooperation Thái Bình Dương AS Agreement on Safeguards Hiệp định về tự vệ ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations ATC Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định về hàng dệt may CIEM Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Management Trung ương CLKD Chiến lược kinh doanh CLSP Chất lượng sản phẩm CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Agreement for Trans-Pacific bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership DN DN DNNVV DNNVV ĐKKD Đăng ký kinh doanh EDBI Ease of Doing Business Index Chỉ số thuận lợi kinh doanh EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam- Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Foreign Portfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự doa GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp ước chung về thuế quan và Trade mậu dịch GCI Global Competitiveness Index Chỉ số NLCT toàn cầu ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động thế giới IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế KT-XH Kinh tế- xã hội M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và mua lại MEI Ministerial Effectiveness Index Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh vi
  9. của các Bộ MTKD Môi trường kinh doanh MTKDQG Môi trường kinh doanh quốc gia NAFTA North American Free Trade Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ Agreement NCNHT Các ngành công nghiệp hỗ trợ NLCT NLCT NLCTQG NLCT quốc gia NLQ Ngành liên quan NLSX Năng lực sản xuất NSSN Ngân sách nhà nước OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cooperation and Development PAPI Provencial Governance and Public Chỉ số hiệu quả quản trị và hành Administration Performance Index chính công cấp tỉnh PEST Politics, Economic, Social, Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ Technology (mô hình phân tích các yếu tố bên ngoài) PSI Pre-shipment inspection Giám định và kiểm định hàng hóa trước xuất khẩu QRs Quantitative Rating System Biện pháp hạn chế số lượng measure R&D Reseache and Development nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới SCM Agreement on Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và các biện Countervailing Measures pháp đối kháng SBA Small Business Administration Cục Quản lý kinh doanh nhỏ SPS Sanitary and Phytosanitary Measure Biện pháp kiểm dịch động, thực vật TBT Technical Barriers to Trade Các hàng rào kỹ thuật thương mại TMQT Thương mại quốc tế TRIMs Agreement on Trade-Related biện pháp đầu tư liên quan đến Investment Measures thương mại UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Trade and Development Thương mại và Phát triển VHDN Văn hóa DN WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới SXKD Sxkd vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực 171 Bảng 2.2. Tiêu chí quy mô DNNVV của Việt Nam theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP 172 Bảng 2.3. Quy trình đăng ký kinh doanh của Hàn Quốc 173 Bảng 3.1. Thống kê mô tả các yếu tố bên ngoài thuộc NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT 176 Bảng 3.2. Sự chuẩn bị các yếu tố bên trong của NLCT của DNNVV 177 Bảng 3.3. NLCT của DNNVV trong HNKTQT 179 Bảng 3.4. Hạn chế các thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép kinh doanh 181 Bảng 3.5. Hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến thuế, phí, lệ phí 181 Bảng 3.6. Hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết về chế độ, chính sách đối với người lao động 181 Bảng 3.8. Hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến huy động vốn 182 Bảng 3.9. Hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến thanh, kiểm tra 183 Bảng 3.10. Hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến xuất, nhập khẩu 183 Bảng 3.11. Hỗ trợ hiệu quả thông tin về thị trường nguyên, nhiên liệu 183 Bảng 3.12. Hỗ trợ hiệu quả thông tin về thị trường lao động 184 Bảng 3.13. Hỗ trợ hiệu quả thông tin khoa học, công nghệ 184 Bảng 3.14. Hỗ trợ hiệu quả về thông tin xuất, nhập khẩu 184 Bảng 3.15. Hỗ trợ hiệu quả về thông tin pháp lý và bảo vệ doanh nghiệp 185 Bảng 3.16 Hỗ trợ hiệu quả công tác tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ 185 viii
  11. Bảng 3.17. Hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới 185 Bảng 3.18. Hỗ trợ hiệu quả việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ 186 Bảng 3.19. Hỗ trợ hiệu quả về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa 186 Bảng 3.20. Hỗ trợ hiệu quả việc sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung 186 Bảng 3.21. Hỗ trợ hiệu quả chi phí đào tạo 187 Bảng 3.22. Hỗ trợ hiệu quả việc liên kết sản xuất, kinh doanh 187 Bảng 3.23. Hỗ trợ hiệu quả việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường 187 Bảng 3.24. Hỗ trợ hiệu quả việc tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng 188 Bảng 3.25. Hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng 188 Bảng 3.26. Hỗ trợ hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp 188 Bảng 3.27. Hỗ trợ hiệu quả công tác đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp 189 Bảng 3.28. Hỗ trợ hiệu quả việc thẩm định, cấp phép kinh doanh lần đầu 189 Bảng 3.29. Hỗ trợ hiệu quả lệ phí môn bài 189 Bảng 3.30. Hiệu quả về thủ tục hành chính 190 Bảng 3.31. Hiệu quả hỗ trợ về thông tin 190 Bảng 3.32. Hiệu quả hỗ trợ về vốn 190 Bảng 3.33. Hiệu quả hỗ trợ về đào tạo 191 ix
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình kim cương của Michael Porter 42 Hình 3.1. Mức độ chuẩn bị các yếu tố bên ngoài của DNNVV trong HNKTQT 192 Hình 3.2. Mức độ chuẩn bị các yếu tố bên trong của DNNVV trong HNKTQT 192 Hình 3.3. NLCT của DNNVV trong HNKTQT 193 Hình 3.4. Thứ hạng và điểm số môi trường kinh doanh của Việt Nam 193 Hình 3.5. Thứ hạng và điểm số NLCT 4.0 của Việt Nam và ASEAN 194 x
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vai trò của nhà nước có tác động rất lớn, là phần quyết định nâng cao hay suy yếu NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT bởi vì DNNVV là đối tượng quản lý của nhà nước, các chính sách quản lý, phương pháp quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của DNNVV. Sự thịnh vượng trong tương lai của các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thành công của nền kinh tế đó trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới và sự hấp thụ hiệu quả và kịp thời nguồn vốn, những tiến bộ công nghệ được phát triển ở nước ngoài và nhờ hội nhập KTQT. Trong tất cả các quá trình này, DNNVV (DNNVV) bằng NLCT của mình đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của một nền kinh tế, điều này được khẳng định rất rõ ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Xu thế hội nhập kinh tế cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về khoa học công nghệ (công nghệ 4.0) khiến cho lực lượng DNNVV trong đó có ác DN siêu nhỏ ở nhiều quốc gia có thể trở thành một tác nhân trên thị trường toàn cầu, thậm chí có nhiều DN siêu nhỏ có NLCT tốt trở thành công ty xuyên quốc gia siêu nhỏ. NLCT của các DNNVV của các quốc gia đó tốt không chỉ bởi các yếu tố nội tại bên trong DN mà còn bởi vai trò của nhà nước đối với DNNVV trong việc tạo lập môi trường kinh doanh, hỗ trợ cho các DNNVV thông qua hàng loạt các chính sách giành riêng cho lực lượng này. Hệ thống DNNVV Việt Nam, lực lượng trọng yếu của thành phần kinh tế tư nhân, chiếm trên 90 % số lượng DN Việt Nam, thể hiện sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế rõ nhất là từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986. Cho đến nay, khi hội nhập KTQT sâu và rộng, Việt Nam ký hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, nhất là những hiệp định thương mại kiểu mới. Việt Nam trở thành một nhân tố kinh tế trong nền KTQT, hệ thống DNNVV Việt Nam hoạt động sxkd dưới sự quản lý của nhà nước lúc này cũng dần tuân thủ theo các luật chung trong hội nhập kinh tế, chi phí cơ hội tăng, cạnh tranh mạnh mẽ với các DN 1
  14. nước ngoài. Hội nhập KTQT vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu thách thức trong khi đó đối mặt với nhiều rủi ro đến từ bên trong và từ bên ngoài, NLCT của DNNVV Việt Nam mà yếu thì thua ngay trên thị trường nội địa. Tự thân quản trị các rủi ro và nâng cao NLCT trong bối cảnh hội nhập đối với DNNVV Việt Nam không phải là việc dễ dàng, lúc này Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để DNNVV nâng cao NLCT trong hội nhập KTQT. Hội nhập KTQT đặt ra yêu cầu Nhà nước phải thay đổi, cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Quan điểm về Chính phủ cũng được thay đổi so với trước đây, từ một Chính phủ điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ để đáp ứng kịp với thời cuộc và hoạt động của kiến tạo là xây dựng cơ chế, chính sách và xây dựng bộ máy nhân lực, phương cách quản lý thích hợp để kiến tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển để đưa nền kinh tế Việt Nam lên tầm cao mới trong hội nhập. Cách ứng xử của Nhà nước đối với hệ thống DNNVV cũng hướng sang kiểu quản lý mang tính hỗ trợ. Trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XII nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNNVV, DN khởi nghiệp ” NLCT của DNNVV ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam đang bị yếu thế dưới sức ép của hội nhập KTQT hay nói cách khác NLCT của DNNVV còn nhiều bất cập dẫn đến việc mất dần thị phần nội địa, không có được thị phần ở thị trường nước ngoài. Dù Nhà nước Việt Nam đã thay đổi động thái, quan điểm đối với loại hình DN này, tuy nhiên, quan điểm, chủ trương mới chỉ mang tính “hiệu lực” còn chưa mang lại “hiệu quả”, những chính sách mà Chính phủ ban hành thời gian qua dù đã dành sự hỗ trợ, ưu đãi cho DNNVV nhưng chưa hiệu quả ở khâu thực thi, chưa có sự đồng bộ, bài bản và chưa xác định đúng trọng tâm hướng vào NLCT cho DNNVV trong hội nhập KTQT. NLCT của DNNVV liên quan trực tiếp đến sức mạnh của nền kinh tế, do vậy để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền 2
  15. kinh tế cần phải nâng cao NLCT cho DNNVV. Vì vậy, Nhà nước cần có thực hiện vai trò của mình để cải thiện được những điểm yếu, tránh được những rủi ro, biến những nguy cơ thách thức thành cơ hội cho DNNVV để DNNVV có đủ khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việc thực hiện vai trò của Nhà nước cần ở mức độ phù hợp nhất để không vi phạm những cam kết đã ký trong các hiệp định song phương và đa phương mà vẫn tận dụng được lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế của các địa phương, tận dụng được vai trò của DNNVV. Nhận định thấy lý do cấp thiết kể trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án hướng đến mục tiêu: - Xây dựng lý luận về mối liên hệ vai trò của nhà nước với NLCT của DNNVV; - Nêu những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện vai trò của Nhà nước đối với NLCT của DNNVV ở Việt Nam trong hội nhập KTQT; - Nêu giải pháp để Nhà nước hoàn thiện vai trò của mình đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. 2.2 . Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ cần thực hiện của luận án thể hiện cụ thể như sau: - Tìm các khoảng trống nghiên cứu thông qua việc tổng quan các tài liệu, các công trình khoa học trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. - Nghiên cứu các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong thời kỳ nền kinh tế trong nước hội nhập với nền KTQT để viết ra khung lý luận vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV, trong nhiệm vụ này chia ra hai nhiệm vụ cụ thể là: Nghiên cứu lý luận vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế hội nhập nói chung, đối với DN nói riêng; nghiên cứu lý luận NLCT của DNNVV từ đó xây dựng sự kết nối thành khung lý luận vai trò nhà nước đối với NLCT của DNNVV. 3
  16. - Tìm hiểu thực tiễn vai trò của Nhà nước đối với NLCT DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tổng hợp các số liệu thực tế của các yếu tố tạo nên NLCT của DNNVV Việt Nam. Chỉ ra được những tồn tại của nhà nước Việt Nam trong việc thể hiện vai trò của mình là tác nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến NLCT DNNVV trong hội nhập KTQT. - Đề xuất các nhóm giải pháp cho nhà nước nâng cao vai trò của mình đối với NLCT của DNNVV. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng chủ yếu của luận án là nghiên cứu vai trò của nhà nước Việt Nam đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT, chú trọng đến chính sách hỗ trợ- một trong cách Nhà nước thực hiện vai trò (Đại diện là Chính phủ và các bộ ngành) đối với NLCT của DNNVV; - Phạm vi không gian: Thực trạng NLCT của DNNVV ở địa bàn hai thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh làm trọng điểm và hoạt động hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến NLCT của các DNNVV. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong khoảng thời gian từ năm 2009 (năm Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về việc trợ giúp phát triển DNNVV) trở lại đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để xử lý thông tin thứ cấp- bao gồm: - Các dữ liệu, số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNVV thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nghiên cứu các chính sách hỗ trợ DNNVV và việc triển khai thực hiện các chính sách và mức độ liên quan của chính sách tới NLCT của DNNVV; 4
  17. - Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để tổng hợp các lý thuyết về NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT, lý thuyết về vai trò của nhà nước đối với NLCT, các giải pháp mà các nhà khoa học đề xuất để nhà nước nâng cao NLCT cho DNNVV. 4.2. Phƣơng pháp định lƣợng 4.2.1. Công cụ, cách thức và số lƣợng mẫu khảo sát 4.2.1.1. Công cụ khảo sát định lượng bằng phiếu hỏi Phiếu hỏi- phiếu khảo sát được thiết kế với dạng cấu trúc xác định chính xác, rõ ràng những thông tin cần thiết về hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV, phải được thu thập để thực hiện đo lường, thống kê, nhằm đạt được thông tin giúp ta hiểu biết chung về tổng thể nghiên cứu. (Phụ lục 01) Phiếu hỏi được thiết kế tại bàn dựa trên những thông tin thu thập được từ giai đoạn nghiên cứu tại bàn và khảo sát đề cương. Phiếu hỏi được thiết kế chủ yếu là các câu hỏi đóng nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho các nội dung của nhiệm vụ. Chủ yếu sử dụng lượng câu hỏi đóng để người được phỏng vấn dễ dàng trả lời, thông tin được cô đọng và chính xác nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và tổng hợp thông tin. Nội dung phiếu hỏi được chia làm 2 phần: (1) Thông tin chung bao gồm câu hỏi liên quan đến chủ DN và DN (2) Nội dung khảo sát: Nội dung thứ nhất là khảo sát hiệu quả hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV: - Hiệu quả cắt giảm các thủ tục hành chính cản trợ sản xuất, kinh doanh (7 chỉ tiêu) - Hiệu quả hỗ trợ thông tin sản xuất, kinh doanh (5 chỉ tiêu) - Hiệu quả hỗ trợ chuyển đổi DN (4 chỉ tiêu) - Hiệu quả hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (5 chỉ tiêu) - Hiệu quả hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (5 chỉ tiêu) - Hiệu quả chung hỗ trợ DNNVV của nhà nước (4 chỉ tiêu) Nội dung thứ hai, khảo sát mức độ chuẩn bị của DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bao gồm: 5
  18. - Mức độ chuẩn bị các yếu tố bên trong (6 chỉ tiêu) - Mức độ chuẩn bị các yếu tố bên ngoài (4 chỉ tiêu) - NLCT của DN trong hội nhập quốc tế (6 chỉ tiêu) 4.2.1.2. Cách thức khảo sát Việc thực hiện điều tra, khảo sát do NCS trực tiếp hướng dẫn người được khảo sát tiến hành điền phiếu, do vậy, số lượng phiếu được đảm bảo hoàn thành đầy đủ như dự kiến. 4.2.1.3. Số lượng, đặc điểm của mẫu Số lượng mẫu 200 DNNVV tại hai trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vì nơi đây tập trung nhiều DNNVV, đồng thời được Nhà nước quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Đặc điểm của mẫu được mô tả về: Tuổi chủ doanh nghiệp; Giới tính chủ doanh nghiệp; Trình độ cao nhất của chủ doanh nghiệp; Số năm hoạt động của doanh nghiệp; Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp; Quy mô doanh nghiệp. (Phụ lục 01) 4.2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát Liên hệ với các DNNVV tại địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thông qua sự giúp đỡ, cung cấp danh sách và hỗ trợ liên lạc của Trường đào tạo Doanh nhân PTI. Những người trả lời phiếu khảo sát giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc kế toán trưởng của công ty bởi vì những người này hiểu rõ được mức độ cạnh tranh của DN mình trong thương trường. 4.2.3. Quy trình xử lý, làm sạch, lƣu trữ và sử dụng dữ liệu khảo sát 4.2.3.1. Xây dựng khung nhập liệu Khung nhập liệu lưu trữ các thông tin và dữ liệu đã thu thập, tổng hợp kết quả khảo sát. Khung nhập liệu được thiết kế tương đồng với phiếu khảo sát và đảm bảo các nguyên tắc, gồm: Câu hỏi trong phiếu khảo sát và khung nhập cần trùng khớp; Khung nhập liệu cần có đủ vị trí để có thể nhập đầy đủ dữ liệu từ phiếu khảo sát; Thứ tự các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời được thiết kế đồng nhất giữa phiếu khảo sát và khung nhập liệu để dễ dàng cho quá trình nhập liệu. 6
  19. Khung nhập liệu được thiết kế để có thể dễ dàng sử dụng và có quy tắc chung khi nhập liệu, gồm định dạng, cách nhập, mã hoá cho các câu trả lời. 4.2.3.2. Làm sạch dữ liệu Các dữ liệu được làm sạch để xử lý các trường hợp bị thiếu sót. Sau khi nhập liệu, thông tin được kiểm tra theo quy trình: (1) Rà soát, kiểm tra từng phiếu; (2) Kiểm tra tổng thể bộ dữ liệu; (3) Kiểm tra ngẫu nhiên 10% tổng số phiếu, để đảm bảo thông tin được chuyển tiếp từ phiếu khảo sát sang khung dữ liệu đầy đủ và chính xác. 4.2.3.3. Xử lý dữ liệu Từ kết quả đã tổng hợp, dự án tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS làm tư liệu cho Luận án với các công cụ chủ yếu như: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach‟s Alpha; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết khoa học Vai trò nhà nước tác động trực tiếp và gián tiếp tới NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. Nhà nước và DNNVV tuy là hai thực thể như độc lập trong nền kinh tế nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại. Nhà nước thể hiện đúng, tốt vai trò của mình theo đúng hướng quản lý đúng, quản lý phù hợp, hỗ trợ đúng đúng mức, đúng thời điểm sẽ khuyến khích và nâng cao NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. Ngược lại Nhà nước không thực hiện đúng vai trò, thậm chí không tạo môi trường thuận lợi, chính sách hỗ trợ không hiệu quả kịp thời thì NLCT của DNNVV sẽ suy yếu trong quá trình hội nhập KTQT. Các giả thuyết đặt ra: - Về giả thuyết hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước gọi là A A1. Mức độ cắt giảm thủ tục hành chính cản trở sxkd của DNNVV có ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV A2. Mức độ hỗ trợ thông tin sxkd cho DNNVV có ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV. Mức độ tăng lên thì hiệu quả tăng lên. A3. Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV. 7
  20. A4. Hỗ trợ DNNVV liên kết ngành, chuỗi giá trị ảnh hưởng lên hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV. A5. Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV. - Giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố tới NLCT của DNNVV là B B1. Chuẩn bị các yếu tố bên ngoài của NLCT của DNNVV tốt thì NLCT của DNNVV cũng tốt và ngược lại. B2. Chuẩn bị các yếu tố bên trong của NLCT của DNNVV tốt thì NLCT của DNNVV cũng tốt và ngược lại. B3. Hiệu quả hỗ trợ DNNVV của Nhà nước cao thì NLCT của DNNVV cũng cao và ngược lại. B4. Hiệu quả hỗ trợ DNNVVchuyển đổi doanh nghiệp tăng thì NLCT của DNNVV cũng tăng và ngược lại. B5. Mức độ hỗ trợ DNNVV liên kết ngành, chuỗi giá trị tăng thì NLCT của DNNVVV cũng tăng và ngược lại. B6. Mức độ hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp, sáng tạo tăng thì NLCT của DNNVV cũng tăng và ngược lại. B7. Mức độ hỗ trợ DNNVV thông tin sxkd mạnh thì NLCT của DNNVV cũng sẽ mạnh và ngược lại. B8. Hiệu quả cắt giảm các thủ tục hành chính cản trở sxkd của DNNVV tăng thì NLCT của DNNVV cũng tăng và ngược lại. Câu hỏi nghiên cứu - Mối quan hệ giữa vai trò Nhà nước đối với NLCT thể hiện như thế nào trong hội nhập KTQT? - Hội nhập KTQT có tạo thuận lợi và khó khăn đối với Nhà nước khi thực hiện vai trò của mình trong việc nâng cao NLCT của DNNVV? - Nhà nước cần chú trọng những nội dung nào để nâng cao NLCT của DNNVV? - DNNVV có vai trò gì với một nền kinh tế và đối với DNNVV nói riêng, mức độ hỗ trợ của Nhà nước có tác động như thế nào tới NLCT của DNNVV? 8
  21. - NLCT của DNNVV Việt Nam hiện nay như thế nào? Các DNNVV đã chuẩn bị các yếu tố nào để nâng cao NLCT? - Nhà nước cần làm gì để NLCT của DNNVV được nâng cao trong hội nhập KTQT, nâng cao vị thế của DNNVV Việt Nam trên thị trường quốc tế? - Làm thế nào để DNNVV tận dụng được cơ hội và đối phó được với những thách thức do hội nhập kinh tế mang lại? - Nhà nước cần thực hiện các giải pháp gì để phát huy các giải pháp chính sách hỗ trợ để nâng cao NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT? 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận: Kế thừa khoa học quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế, Luận án có đóng góp về mặt lý luận vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT; Về thực tiễn: những giải pháp luận án đề ra có khả năng áp dụng trong công tác quản lý nhà nước đối với các DNNVV trong thời kỳ Việt Nam hội nhập hiện nay với mục đích nâng cao NLCT vốn đang rất yếu của DNNVV Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Bằng các phương pháp phân tích, diễn giải, luận án hệ thống hóa được lý luận NLCT của DNNVV; hệ thống hóa được lý luận vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua nghiên cứu thực trạng NLCT của DNNVV, thực trạng vai trò của Nhà nước đối với DNNVV ở Việt Nam, thực trạng hiện thực hóa các chính sách hỗ trợ DNNVV của Nhà nước trong những năm vừa qua, luận án đề xuất các giải pháp khả thi để nhà nước có thể áp dụng điều chỉnh sự tập trung chính sách hướng vào việc nâng cao NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 9