Luận án Tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

pdf 124 trang vuhoa 23/08/2022 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_to_chuc_ke_toan_tai_bao_hiem_xa_hoi_tinh_ha_nam.pdf

Nội dung text: Luận án Tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRƢƠNG MAI HÒA TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ MINH CHÂU HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Minh Châu. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Trƣơng Mai Hòa
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kế toán với đề tài “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam”. Để hoàn thiện bài luận văn này, tác giả xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học và khoa Kế toán trường Đại học Công đoàn. Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Hoàng Thị Minh Châu, đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ giúp cho tác giả có thể hoàn thiện Luận văn này. Tác giả cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô, các anh chị và bạn bè đã dìu dắt, giúp đỡ trong khóa học. Xin cảm ơn gia đình và bè bạn, những người luôn khuyến khích và giúp đỡ tác giả trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ tại cơ quan BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã nỗ lực hết mình để học tập và nghiên cứu nhưng luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 5 7. Kết cấu của luận văn 5 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH 6 1.1. Tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội 6 1.1.1. Khái quát về cơ quan bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 6 1.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội 11 1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong cơ quan Bảo hiểm xã hội 12 1.2. Những vấn đề chung về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội 21 1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán 21 1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội 22 1.2.3. Nguyên tắc của tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội 22 1.2.4. Yêu cầu tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội 24 1.3. Nội dung tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh 24 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 24 1.3.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 25
  5. 1.3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 29 1.3.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 31 1.3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 35 1.3.6. Tổ chức kiểm tra kế toán 39 1.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán 42 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán 44 1.4.1. Môi trường pháp lý 44 1.4.2. Tổ chức bộ máy nhân sự kế toán 44 1.4.3. Nhu cầu thông tin kế toán 45 Tiểu kết chƣơng 1 47 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM 48 2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 48 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 48 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 49 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 52 2.1.4. Các cấp dự toán thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 55 2.2. Đặc điểm hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 55 2.3. Đặc điểm quản lý tài chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 56 2.3.1. Lập và phân bổ dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 57 2.3.2. Tổ chức thu, chi các chế độ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam58 2.3.3. Lập báo cáo, quyết toán thu, chi 60 2.4. Thực trạng tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 62 2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 62 2.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 64 2.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 71 2.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 75
  6. 2.4.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 79 2.4.6. Tổ chức kiểm tra kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 83 2.4.7. Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 86 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán 87 2.5.1. Môi trường pháp lý 87 2.5.2. Tổ chức bộ máy nhân sự kế toán 87 2.5.3. Nhu cầu thông tin kế toán 88 2.6. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 88 2.6.1. Những kết quả đạt được 88 2.6.2. Hạn chế 90 2.6.3. Nguyên nhân 93 Tiểu kết chƣơng 2 95 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM 96 3.1. Định hƣớng hoạt động và yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 96 3.1.1. Định hướng hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 96 3.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 97 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 99 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 99 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 100 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 101 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ kế toán 103 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính 105 3.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 106
  7. 3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức kế toán 107 3.3. Điều kiện thực hiện và giải pháp tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 107 3.3.1. Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 107 3.3.2. Về phía Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 109 Tiểu kết chƣơng 3 111 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KCB Khám chữa bệnh NSDLĐ Người sử dụng lao động NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách Nhà nước SDLĐ Sử dụng lao động TNLĐ-BNN Tai nan lao động - Bệnh nghề nghiệp TK Tài khoản
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 33 Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 34 Sơ đồ 1.3. Giao diện phần mềm kế toán tập trung 43 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 52 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh 62 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ 65 Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 68 Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế 69 Sơ đồ 2.6. Quy trình luân chuyển chứng từ chi chế đồ ốm đau, thai sản 70 Sơ đồ 2.7: Quy trình luân chuyển chứng từ 71 Sơ đồ 2.8. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái 78
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước. Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Để có thể quản lý thu, chi các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT ngày càng tốt và bảo toàn, tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT đảm bảo quyền lợi của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì việc tổ chức công tác tài chính, kế toán luôn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn cơ quan BHXH. Trước năm 2019, BHXH Việt Nam thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/12/2012 về hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có nhiều nội dung chưa phù hợp với các quy định hiện hành, các điều Luật và nghiệp vụ của cơ quan BHXH. Do vậy, ngày 14/11/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 102/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn kế toán BHXH thay thế Thông tư 178/2012/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Về cơ bản, thông tư mới đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các điều luật, nghị định, thông tư liên quan tới nhiệm vụ của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, năm 2019, là năm đầu tiên BHXH Việt Nam thực hiện hạch toán, quyết toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo tài chính quỹ, báo cáo nghiệp vụ quỹ theo chế độ kế toán mới, do vậy, trong quá trình vận dụng kế toán tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt
  11. 2 Nam nói chung cũng như tại BHXH tỉnh Hà Nam đều gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức công tác kế toán như cán bộ kế toán còn lúng túng khi thực hiện chế độ kế toán mới, văn bản hướng dẫn còn chưa được hiểu thống nhất cần có sự điều chỉnh, khi lập các báo cáo còn chưa cân khớp số liệu, Vì vậy, hiệu quả của quản lý tài chính tại đơn vị chưa cao, các báo cáo được lập chưa kịp thời, đúng hạn, chưa có nghiên cứu đánh giá về tổ chức kế toán. Để tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được hoàn thiện hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu quản lý, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ kế toán. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong bất kỳ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán trong đơn vị. Tuy nhiên đối với lĩnh vực tổ chức kế toán tại các cơ quan BHXH, do mang tính chất đặc thù riêng của cơ quan BHXH nên từ trước tới giờ các công trình nghiên cứu về nội dung này khá ít. Qua quá trình tra tìm, nghiên cứu tài liệu, tôi đã chọn một số luận văn làm cơ sở để nghiên cứu như: - Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng“ của tác giả Trần Đình Hải năm 2012 của trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nêu được thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Đà Nẵng, tác giả đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên tác giả chưa đánh giá công tác kiểm tra cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao công tác kiểm tra tại đơn vị. - Đề tài ”Kế toán hoạt động thu, chi BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Nam“ của tác giả Tường Thị Huyền Trang năm 2014. Đề tài này người viết đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý Nhà nước đối với đơn vị hành chính sự nghiệp công lập. Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán kiểm soát hoạt động thu, chi tại đơn vị; chi tại đơn vị.
  12. 3 - Đề tài “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình“ của tác giả Nguyễn Ngọc Khoa năm 2017 của trường Đại học Lao động - Xã hội. Đề tài đã nêu được thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên chưa cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và chưa nêu rõ được vai trò quan trọng của tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh; - Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Trà My năm 2018 của trường Đại học Lao động - Xã hội. Luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Hà Nội từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Hà Nội, tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ kế toán. Các công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán nói trên với những đóng góp to lớn và có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với luận văn, tuy nhiên, đến nay chưa có luận văn nào đề cập đến chế độ kế toán mới theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC, chưa có nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo, hoàn thiện phần mềm kế toán tập trung tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam nói chung cũng như tại BHXH tỉnh Hà Nam để công tác tổ chức kế toán được tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu quản lý, yêu cầu báo cáo số liệu do vậy vẫn còn khoảng trống chưa đề cập tới. Vì vậy tôi cho rằng đây là một đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trước mà tôi đã biết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm sáng tỏ hơn mặt lý luận về tổ chức kế toán trong cơ
  13. 4 quan BHXH; - Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: Tại BHXH tỉnh Hà Nam, không bao gồm các BHXH các huyện trực thuộc. - Thời gian nghiên cứu: khảo sát, thu thập các tài liệu năm 2019. - Nội dung nghiên cứu: Tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam trong phạm vi kế toán tài chính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Thời gian qua nghiên cứu tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam đã giúp tôi trực tiếp quan sát các quy trình làm việc giữa các bộ phận kế toán để có được những cái nhìn sơ bộ về mô hình tổ chức bộ máy kế toán. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu của cơ quan BHXH rất đa dạng, vì vậy cần phải chọn lọc, xem xét những tài liệu thích hợp, phục vụ nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tính toán, phân tích dựa trên cơ sở tổ chức kế toán hiện hành để đánh giá được những tồn tại, khó khăn của đơn vị. Sau khi thu thập được các dữ liệu tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích về tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam. Tiếp đó tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tế để phát hiện ra các mặt còn tồn tại. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. + Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu qua các điều Luật, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bản hướng dẫn của cơ quan BHXH, các
  14. 5 quy định pháp luật hiện hành và các giáo trình, sách, tài liệu học tập, slide bài giảng, mạng internet, báo chí + Nguồn dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp quan sát quy trình làm việc giữa các bộ phận kế toán và phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến đối tượng phụ trách kế toán tại cơ quan BHXH giúp cho tác giả có thêm nhiều thông tin cần thiết. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, loại trừ. Qua các phương pháp trên đã giúp tác giả có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng tổ chức Kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam, có những đánh giá ban đầu về ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức kế toán đang áp dụng. 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán trong cơ quan BHXH. - Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam, luận văn đánh giá các ưu điểm, hạn chế trong tổ chức kế toán để đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.
  15. 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH 1.1. Tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái quát về cơ quan bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 1.1.1.1. Khái quát cơ quan bảo hiểm xã hội BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS. BHXH Việt Nam là một tổ chức của Nhà nước nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động, NLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Khoản trợ cấp này giúp cho NLĐ và gia đình họ sống ổn định, điều này còn tác động đến cả ASXH. BHXH Việt Nam được thành lập từ năm 1995, theo Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/2/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHXH Việt Nam còn được giao
  16. 7 thêm nhiệm vụ thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng. Hiện nay, cơ quan BHXH có 13 đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc; 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc; 63 BHXH tỉnh, thành phố và BHXH Bộ Công An, BHXH Bộ Quốc Phòng. 1.1.1.2. Khái quát về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp Ở Việt Nam, chính sách BHXH ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước, như Sắc lệnh 27 năm 1947, Sắc lệnh 76, 77 năm 1950. Hiến pháp năm 1959, cơ sở pháp lý về BHXH được quy định rõ hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 218-CP ngày 27/12/1961 quy định một số nội dung cụ thể về chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức. Chính sách về BHXH ngày càng được ban hành đầy đủ, hoàn thiện hơn. Đến năm 2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về BHXH. Chính sách BHXH đã phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ, tạo điều kiện để mọi NLĐ đều có thể tham gia BHXH. Với việc bổ sung thêm hình thức bảo hiểm tự nguyện, BHTN đã góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu ASXH. Tại Khoản 1, Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội quy định “BHXH là sự bảo đảm một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội” [19]. Tại Khoản 4, Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội quy định “BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của
  17. 8 NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN” [22]. - Bảo hiểm y tế Ở Việt Nam, chính sách BHYT đã được triển khai thực hiện từ năm 1992 bằng việc ban hành các nghị định của Chính phủ về thực hiện BHYT. Đến năm 2008, Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XII thông qua. BHYT toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách ASXH. Đây là một trong những chính sách ASXH quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân. Tại Khoản 1, Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [21]. 1.1.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế * Căn cứ Điều 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội quy định [19]: - BHXH bắt buộc: gồm các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. - BHXH tự nguyện: gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất. * Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội quy định, các chế độ BHTN: gồm các chế độ trợ cấp học nghề, trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm [22].
  18. 9 * Căn cứ Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội quy định, chế độ BHYT gồm KCB cho người tham gia BHYT. [22] 1.1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế * Ý nghĩa của chính sách BHXH, BHTN, BHYT BHXH, BHTN, BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH phải được từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. BHXH, BHTN, BHYT ra đời, phát triển cùng với nền kinh tế thị trường và đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Trình độ phát triển của BHXH, BHTN, BHYT được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện của BHXH, BHTN, BHYT ngày càng cao và với những đặc trưng riêng có của mình BHXH, BHTN, BHYT đã có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. * Vai trò của chính sách BHXH, BHTN, BHYT - Đối với người lao động: BHXH, BHXH, BHTN là chỗ dựa tâm lý giúp NLĐ yên tâm làm việc, góp phần ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp phải các rủi ro, biến cố như ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ hay về già, thất nghiệp, - Đối với xã hội: Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. NLĐ tham gia BHXH, BHTN, BHYT với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. NSDLĐ tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các
  19. 10 thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH, BHTN, BHYT Thứ hai: BHXH, BHTN, BHYT thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH, BHTN, BHYT tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH, BHTN, BHYT là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên. Thứ ba: BHXH, BHTN, BHYT thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững. Thứ tư: BHXH, BHTN, BHYT góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ. Trên giác độ kinh tế, BHXH, BHTN, BHYT là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này NLĐ được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.Như vậy, BHXH, BHTN, BHYT là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị. - Đối với nền kinh tế thị trường: Thứ nhất: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó
  20. 11 khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH, BHTN, BHYT đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ. Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp, khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy, tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường. Thứ ba: Khi tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của NLĐ trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Thứ tư: Quỹ BHXH, BHTN, BHYT do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được sử dụng đầu tư (gồm: đầu tư theo hình thức mua trái phiếu Chính phủ; mua trái phiếu, kỳ phiếu tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt) tạo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ. Thứ năm: BHXH, BHTN, BHYT vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội - Đặc điểm hoạt động: + Cơ quan BHXH hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Luật BHXH, Luật Việc Làm, Luật BHYT, + BHXH là một trong những hình thức bảo hiểm của nhà nước, không nhằm mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và các thành viên trong gia đình họ.
  21. 12 - Đặc điểm quản lý BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT. BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có: Ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. Không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn. Thực hiện Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 10/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Năm 2019, tại BHXH cấp tỉnh thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, cụ thể: Giảm 58 BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn. Do vậy, hiện nay, hệ thống cơ quan BHXH có 63 BHXH tỉnh, thành phố và 652 BHXH quận, huyện. 1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Quản lý tài chính là sự tác động của cơ quan quản lý tới lĩnh vực tài chính nhằm đạt mục tiêu trong một thời kỳ nhất định. Hay nói cách khác, Quản lý tài chính tại cơ quan BHXH là quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT, chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT; đưa ra kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
  22. 13 Hiện nay, cơ quan BHXH đang áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN; chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN và Thông tư số 20/2016/TT- BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN. Tại Điều 7 Nghị định số 60/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hạch toán kế toán, lập và gửi báo cáo quyết toán như sau: “1. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần và cân đối thu, chi theo từng quỹ tại BHXH Việt Nam. 2. Số quyết toán thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN là số tiền thực thu, gồm: số tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng và số tiền lãi chậm đóng (nếu có) 3. Cơ quan BHXH các cấp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; lập và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt, thẩm định theo quy định. 4. BHXH Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc; thẩm định và thông báo quyết toán năm cho BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán năm và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm cho BHXH Việt Nam đối với khoản kinh phí ngân sách