Luận án Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

pdf 193 trang vuhoa 24/08/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chinh_sach_bao_hiem_xa_hoi_tu_thuc_tien_ti.pdf

Nội dung text: Luận án Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ NHUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ NHUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Tất Thu HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021 Tác giả luận án Ngô Thị Nhung i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án 6 1.2. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến luận án 25 1.3. Khoảng trống nghiên cứu 28 Tiểu kết chương 1 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI 30 2.1. Chính sách bảo hiểm xã hội 30 2.1.1. Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội 30 2.1.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội 33 2.1.3. Chủ thể, đối tượng thụ hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội 40 2.1.4. Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội 41 2.2. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 44 2.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 44 2.2.2. Các bước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 45 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHXH 51 2.2.4. Một số tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 57 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 60 2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của một số tỉnh/thành ở nước ta 60 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thái Nguyên 72 Tiểu kết Chương 2 74 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 75 ii
  5. 3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 75 3.1.1. Tăng trưởng kinh tế 75 3.1.2.Một số vấn đề xã hội 78 3.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thái Nguyên 83 3.2.1. Tổ chức bộ máy triển khai chính sách 83 3.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội 87 3.2.3. Phối hợp triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 92 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát 100 3.3. Kết quả triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 103 3.3.1. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH 103 3.3.2. Mức độ bền vững về tài chính của hệ thống bảo hiểm xã hội 104 3.3.3. Tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số người dân tham gia BHXH 105 3.3.4. Tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu BHXH 111 3.3.5. Chi trả cho đối tượng được hưởng BHXH 113 3.4. Đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách BHXH tỉnh Thái Nguyên 117 3.4.1. Kết quả đạt được 117 3.4.2. Hạn chế 119 3.4.3. Nguyên nhân 122 Tiểu kết chương 3 132 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 133 4.1. ối cảnh mới tác động đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm hội ở tỉnh Thái Nguyên 133 4.1.1. ối cảnh quốc tế 133 4.1.2. ối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và địa phương 137 4.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên 143 iii
  6. 4.3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên 144 4.3.1. Giải pháp đối với hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội 144 4.3.2. Hoàn thiện thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thái Nguyên 149 4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp 159 4.5. Một số kiến nghị chính sách 160 KẾT LUẬN 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 172 iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt ADB Ngân hàng Phát triển châu Á ASXH An sinh xã hội BHHT Bảo hiểm hưu trí BHTM Bảo hiểm thương mại BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin CP Chính phủ DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GDP Tổng thu nhập quốc dân HĐNND Hội đồng nhân dân ILO Tổ chức Lao động Quốc tế ISO Tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế ISSA Hiệp hội an sinh xã hội Quốc tế KELA Tổ chức Bảo hiểm xã hội quốc gia KT-XH Kinh tế-xã hội LĐ Lao động LĐT &XH Lao động - Thương binh và Xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động PCT Phi chính thức v
  8. QLNN Quản lý nhà nước SSO Văn phòng an sinh xã hội TNCN Thu nhập cá nhân UBND Uỷ ban nhân dân TTHC Thủ tục hành chính HĐLĐ Hợp đồng lao động vi
  9. DANH MỤC CÁC ẢNG Bảng 3.1: Tình hình về đại lý thu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 86 Bảng 3.2: Số lượng hình thức tuyên truyền về chính sách BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 89 Bảng 3.3. Kênh tiếp cận thông tin về BHXH của các đối tượng tham gia 90 Bảng 3.4: Công tác thanh tra, kiểm tra BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 101 Bảng 3.5: Mức độ bao phủ của HXH giai đoạn 2015-2018 103 Bảng 3.6: Mức độ bền vững về tài chính của HXH giai đoạn 2012-2018 104 Bảng 3.7: Số người tham gia HXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2018 105 Bảng 3.8 . Kết quả phát triển lực lượng người tham gia BHXH so với kế hoạch đề ra của BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 109 Bảng 3.9: Tình hình thu và nợ đọng BHXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 112 Bảng 3.10: Chế độ chi trả cho đối tượng được hưởng BHXH (2013-2018) 113 Bảng 3.11: Số liệu chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH từ năm 2013 đến năm 2018 114 Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và việc tham gia BHXH tự nguyện 91 Bảng 3.13: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và trình độ học vấn của người dân khu vực phi chính thức 92 Bảng 3.14: Đánh giá công tác chi trả các chế độ BHXH tỉnh Thái Nguyên 115 Bảng 3.15: Hiểu biết về các chính sách BHXH 127 Bảng 3.16. Ý kiến của người tham gia BHXH về thủ tục đăng ký 129 vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tổng GRDP tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành, giai đoạn 2011-2020 75 Hình 3.2. Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện hành, giai đoạn 2011- 2020 76 Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2011 đến 2020 77 Hình 3.4. GRDP bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 77 Hình 3.5. Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 78 Hình 3.6. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2011-2020 79 Hình 3.7. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 80 Hình 3.8. Thu nhập bình quân đầu người tại Thái Nguyên một tháng theo giá hiện hành, giai đoạn 2010-2020 81 Hình 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 82 Hình 3.10: Số người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020 106 Hình 3.11: Tốc độ phát triển số lượng người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020 107 Hình 3.12: Tình hình thu quỹ HXH giai đoạn 2012-2020 111 Hình 3.13. Ý kiến của người dân về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện 121 Hình 3.14: Tỷ lệ % người trả lời về lí do chưa tham gia HXH tự nguyện 122 Hình 3.15. Ý kiến của người tham gia về phí BHXH so với thu nhập 123 Hình 3.16: Mức độ hài lòng của NTL về tinh thần phục vụ của cán bộ ngành BHXH 126 Danh mục sơ đồ, Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Số lượng người tham gia và chưa tham gia HXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 103 Biểu đồ 3.2: Số đơn vị tham gia BHXH tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 110 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo mức đóng năm 2020 108 Sơ đồ 3.1.: Bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Thái Nguyên 83 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ảo hiểm xã hội ( HXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời đảm bảo mục tiêu của hệ thống ASXH mà HXH là một trụ cột chính, lớn nhất không thể tách rời. Chính sách HXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hơn 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách HXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách HXH và tổ chức quản lý hoạt động HXH cũng có nhiều đổi mới tích cực như: HXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện HXH đã không ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia. Trong công tác quản lý cũng đã có những thay đổi căn bản. Đặc biệt hệ thống tổ chức đã được thống nhất trên phạm vi cả nước với mô hình 3 cấp, theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. ên cạnh những mặt đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về HXH vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ chức quản lý hoạt động. Điển hình trong lĩnh vực tài chính HXH thì số nợ đọng về HXH tính đến 31/12/2019 đã lên đến gần 16.000 tỷ đồng, trong lĩnh vực quản lý đối tượng tham gia là các doanh nghiệp thì chỉ mới quản lý được 200.000 doanh nghiệp trong tổng số 400.000 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, lực lượng lao động tham gia HXH chỉ chiếm 24,6% trong tổng số người lao động thuộc diện tham gia HXH trong số 200.000 doanh nghiệp, so với dân số tham gia lực lượng lao động trên phạm vi cả nước chỉ chiếm 22,3%, tương đương mức độ che phủ gần 1/5 lực lượng lao động. Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây, hoạt động thực hiện chính sách về BHXH dù có nhiều nỗ lực để công tác quản lý đạt hiệu quả, song còn nhiều yếu kém, thách thức, đòi hỏi phải có các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hơn nữa. Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Đông ắc của Việt Nam, nằm trong vùng Thủ đô, là thủ phủ công nghiệp của vùng. Với lợi thế này, Thái Nguyên đang chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thực hiện chính sách về BHXH trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả nhất định với hơn 1,22 triệu lao động tham gia BHXH; số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt trên 1
  12. 5.436 tỷ đồng, đạt 100,84% kế hoạch được giao, tăng 6,1% so với năm 2018; số nợ giảm thấp 1,24% tổng số phải thu; việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho người lao động và nhân dân tham gia, thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy vậy, còn không ít bất cập, tồn tại, khó khăn, thách thức trong việc tổ chức thực hiện công tác BHXH, thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH tại các doanh nghiệp. Các trở ngại đang diễn ra tại Thái Nguyên, cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều địa phương khác. Để việc thực hiện chính sách về HXH trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, cần phải nghiên cứu một cách cơ bản, cụ thể cả về lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách về HXH đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công. Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn cho địa phương tỉnh Thái Nguyên. Từ đó giúp hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nhà nước về HXH và có chiến lược phát triển cho HXH về lâu dài. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích luận án Luận án có mục đích phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách HXH; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020; trên cơ sở đó đề xuất được các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách BHXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách HXH tại tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách HXH ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện chính sách HXH ở tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung vào loại hình BHXH bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2
  13. - Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực hiện chính sách HXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2020, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. 4. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Luận án dựa trên cách tiếp cận hệ thống lý thuyết về an sinh xã hội, sàn an sinh xã hội, HXH, kinh tế học và xã hội học để khái quát hóa lý luận về BHXH, các nhân tố ảnh hưởng đến HXH, đánh giá tình hình thực hiện chính sách HXH ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, để từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách HXH ở tỉnh Thái Nguyên. - Cách tiếp cận của luận án chủ yếu sử dụng cách tiếp cận đối tượng thông qua việc xác định mức chuẩn (chuẩn nghèo, chuẩn mức sống tối thiểu). - Luận án sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách để nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách BHXH. Với phương pháp luận này, nó chỉ ra 2 định hướng chủ đạo về nghiên cứu về chính sách, đó là: + Khi thực hiện chính sách BHXH cần phải đặt trong tham chiếu với cả chu kỳ chính sách, từ khâu hoạch định đến tổ chức triển khai chính sách, kiểm tra đánh giá chính sách. Nếu chỉ bó hẹp đánh giá một khâu nào đó trong chu kỳ sẽ không thấy hết được những mặt mạnh, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong chính sách. Những mặt được và bất cập trong chính sách có thể bắt nguồn ở cả khâu hoạch định chính sách, giải quyết đơn lẻ sẽ không hiệu quả. Vì thế, cần phải có sự đánh giá tổng hợp để có được cái nhìn tổng thể về những mặt được và những bất cập nảy sinh, cũng như nguyên nhân của những bất cấp để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho chu kỳ mới. - Ngoài ra luận án còn sử dụng cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống - dưới lên: thường gọi là phương pháp tiếp cận top - down, bottom - up , hay gọi là tương tác cộng đồng - cơ quan chức năng. Cách tiếp cận từ dưới lên: tập trung vào cấp độ địa phương, cộng đồng, tình huống cụ thể và những ảnh hưởng ngắn hạn; thường được đánh giá định tính và có sự tham gia của cộng đồng. + Tiếp cận từ trên xuống: là phân tích các quan điểm, chủ trương và chính sách HXH xuất phát từ chính quyền trung ương, cơ quan QLNN ở địa phương được vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả, sát với thực tế như thế nào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 3
  14. - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được thực hiện để thu thập các tài liệu liên quan tới lý thuyết, tổng quan và dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp này giúp đưa ra khái quát tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện với các hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ thuộc các Sở ban ngành, chính quyền địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên, các đại diện doanh nghiệp và lao động làm việc tại doanh nghiệp. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm: (i) tìm hiểu và phát hiện những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chính sách HXH cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (ii) phát hiện ra những điều phù hợp và không phù hợp của chính sách hiện hành; (iii) dự kiến chiều hướng pháp triển của việc tiếp tục thực hiện chính sách. Kết quả tìm được là cơ sở để khai phát triển thêm biến mới hoặc sẽ cung cấp các dữ liệu chuyên sâu giải thích bổ sung cho kết quả nghiên cứu. Mẫu phỏng vấn được nghiên cứu sinh chọn phân tầng có chủ đích, với số mẫu như sau: Đối tượng phỏng vấn Số lượng mẫu Cơ quan QLNN: HXH, sở/ngành, huyện, xã 70 Doanh nghiệp 50 Lao động chính thức 150 Lao động phi chính thức 150 Tổng 420 - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng BHXH và chính sách BHXH trong những năm qua phân tích mô tả: khả năng tiếp cận chính sách, mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng về chính sách BHXH của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả tác động của chính sách, khả năng tiếp cận, sự hài lòng của người dân với chính sách HXH tại tỉnh Thái Nguyên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .1. Nh ng đ ng g p mới c luận án v học thuật và lý luận Việc thực hiện luận án sẽ có những đóng góp mới sau đây về lý luận và học thuật: - Hệ thống hóa được các quan điểm về thực hiện chính sách BHXH. - Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, quy trình các bước thực hiện chính sách BHXH. - Áp dụng khung cơ sở lý luận về BHXH và thực tiễn một địa phương với những đặc trưng cụ thể trong điều kiện bối cảnh mới. 4
  15. .2. Nh ng đ ng g p mới c luận án v thực tiễn Bên cạnh các đóng góp mới về phương diện lý luận và học thuật, luận án còn có những đóng góp mới về thực tiễn, như sau: - Luận án đã làm rõ vấn đề thực hiện chính sách trong lĩnh vực BHXH. - Luận án đã góp phần cụ thể hóa thực hiện chính sách BHXH ở một địa phương cụ thể - ở đây là tỉnh Thái Nguyên. - Đồng thời luận án đã hình thành nguồn thông tin mới về thực trạng chính sách và kết quả triển khai thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thái Nguyên để các cơ quan QLNN về BHXH ở Trung ương, địa phương và các nhà nghiên cứu, giảng dạy có thêm nguồn thông tin hữu ích để tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .1. ngh l luận Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách BHXH. Luận án còn góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện chính sách BHXH ở địa phương cụ thể. .2. ngh thực tiễn Luận án nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó, sẽ làm rõ được các yếu tố mang tính đặc thù ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHXH ở địa phương, lãnh thổ cụ thể. Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách về BHXH tham khảo cho quá trình hoàn thiện thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam nói chung và các địa phương khác có điều kiện tương đồng với tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án sẽ bao gồm các chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách HXH Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách HXH ở tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thái Nguyên. 5
  16. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án Hiện nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính sách có liên quan đến HXH dưới các dạng: đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các đề án Những nghiên cứu này có thể chia thành các tuyến vấn đề như sau: (i) chính sách bảo hiểm xã hội; (ii) thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; (iii) các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHXH; (iv) thực hiện chính sách tại các địa phương và tỉnh Thái Nguyên. Các công trình nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội Nghiên cứu của Viện KHLĐ&XH và GIZ (2013), đã khẳng định BHXH là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (sức khoẻ, tai nạn, mùa màng ) thông qua việc đóng góp thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác xuất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan đến chu kỳ sống của người lao động và gia đình họ [93]. Chính sách bảo hiểm tốt đóng vai trò tích cực cho sự ổn định kinh tế - xã hội, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm; giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội. Cấu phần chính sách này bao gồm: (i) bảo hiểm y tế, (ii) bảo hiểm xã hội tự nguyện, (iii) bảo hiểm xã hội bắt buộc, (iv) bảo hiểm thất nghiệp. Các nghiên cứu của Viện KHLĐ&XH và Quỹ Hanns Seidel Foundation (2012): An sinh xã hội cho khu cực phi chính thức và người lao động phi chính thức ở Việt Nam: Kết quả rà soát tài liệu và cơ sở dữ liệu; Phạm Đỗ Nhât Tân (2012): Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ; ùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải (2012): An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác định bảo hiểm xã hội là lưới quan trọng ; Giản Thành Công (2013): Nghiên cứu Bảo hiểm xã hội: Thực trạng tiềm năng tham gia và các phương án mở rộng đối tượng ; Oxfam (2015): Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với hoạt động di cư trong tiếp cân an sinh xã hội . Từ tổng hợp đánh giá kết quả các nghiên cứu nêu trên cho thấy các nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề liên quan đến việc thực hiện HXH, đưa ra các biện pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm và tăng cường tham gia BHXH cho người lao động người lao động. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện thực hiện chính sách HXH theo quy định của Luật BHXH 2006 và Luật BHXH sửa đổi bổ sung 2014. Đối tượng nghiên cứu một số công trình gần đây chỉ tập trung phần lớn 6
  17. người lao động phi chính thức buôn bán nhỏ lẻ, chưa xem xét các loại lao động khác như: nông dân, người giúp việc gia đình, lao động làng nghề, lao động tự do, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Phạm vi nghiên cứu còn hẹp trên địa bàn một tỉnh thành, trong khi đối tượng rộng khắp, di cư toàn quốc. Chưa có nghiên cứu nào về các quy trình các bước thực hiện chính sách BHXH, nhất là ở các địa phương cụ thể. Hay một số nghiên cứu tập trung vào chính sách BHXH cho khu vực phi chính thức. Tiêu biểu là phải kể đến đó là nghiên cứu của Đổng Quốc Đạt (2008) về Thực trạng BHXH khu vực phi chính thức ở Việt Nam ; ùi Hữu Đức (2014): An sinh xã hội trong khu vực kinh tế phi chính thức - thực trạng và những chính sách cần triển khai ; Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015); àn về độ bao phủ thực tế về bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động phi chính thức ở Việt Nam ; Nguyễn Thị Huyền Ngân (2015): An sinh xã hội khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam ; Phạm Thị Tuệ và Mai Thị Dung (2015): ảo hiểm xã hội đối với việc làm phi chính thức tại Việt Nam , Ngoài ra cũng có một số bài viết nghiên cứu gần đây như: ảo hiểm xã hội phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị (2007), Nguyên Khang (2015): Mở rộng chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động phi chính thức; Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015): Hướng tới an sinh xã hội đối với lao động di cư phi chính thức; Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015): Đề xuất phương án hỗ trợ của Nhà nước với người tham gia BHXH tự nguyện; Thanh Nhung (2015): Còn nhiều thách thức khi thu hút lao động khu vực phi chính thức tham gia HXH, Có thể thấy, các bài viết này đã chỉ ra những bất cập và đề xuất một số gợi ý nhằm mở rộng diện bao phủ và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho đối tượng là lao động tự do, lao động phi chính thức. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ là những phát hiện vấn đề nổi cộm, chưa đi sâu và phân tích thể chế bên trong, chưa đề cập hoặc đánh giá toàn diện cả về lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động phi chính thức. Qua kết quả rà soát các công trình, nghiên cứu này cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa có nhiều công trình nghiên cứu mang tính khái quát, chuyên sâu, có tính hệ thống về cơ sở lý luận gắn với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cũng như đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách, tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở các địa phương. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHXH Nghiên cứu v thực hiện chính sách BHXH nói chung Nghiên cứu nổi bật cho xu hướng này là, báo cáo của Bộ LĐT &XH [5] kế đến là nghiên cứu của Viện KHLĐ&XH [93]. Cả hai nghiên cứu trên đã tập trung phân 7
  18. tích việc thực hiện triển khai chính sách BHXH tự nguyện đối với lao động nghèo ở khu vực phi chính thức ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, phân tích những bất cập, rào cản trong việc tiến tới thực hiện mô hình BHXH toàn dân. Hay Nguyễn Tiến Phú [63] đã đưa ra một số vấn đề lý luận chung đối với loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam, khảo sát nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao động thuộc các đối tượng dự kiến sẽ tham gia loại hình bảo hiểm này, đánh giá thực trạng thực hiện một số mô hình BHXH tự nguyện trong thời gian qua và đưa ra một số quan điểm, giải pháp về việc thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở việc đề cập nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, đưa ra những định hướng chính sách cho việc thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam mà chưa nêu ra các quy trình các bước của thực hiện chính sách. Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Anh [68], lại tập trung làm rõ cơ sở khoa học về vấn đề thu BHXH tự nguyện, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và thực hiện thu BHXH tự nguyện, thực trạng quy trình thực hiện việc tổ chức tham gia BHXH tự nguyện qua việc thực hiện thí điểm ở Việt Nam, qua đó xây dựng mô hình quản lý thu BHXH tự nguyện và đưa ra các giải pháp về tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện có hiệu quả. Đề tài dừng lại ở việc đưa ra mô hình quản lý thu BHXH tự nguyện, chưa đánh giá được nhu cầu tham gia và những bất cập khi tổ chức triển khai. Đỗ Thị Xuân Phương [23], đây là nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ vĩ mô về đánh giá thực hiện chính sách BHXH sau khi Luật HXH ra đời. Nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập về chính sách và tổ chức thực hiện chính sách HXH: Điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, chưa quy định về trích hoa hồng cho các đại lý thu, phương thức đóng chưa linh hoạt Do vậy, chính sách BHXH, nhất là BHXH tự nguyện chưa thu hút được nhiều người lao động tham gia. Nghiên cứu này mới dừng lại ở việc tổng kết, đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật BHXH nói chung. Những vấn đề về tổ chức triển khai HXH chưa đi sâu vào phân tích những bất cập của quá trình thực hiện ở các địa phương cụ thể. Lê Thị Quế [46], đề tài đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những bất cập về cơ chế chính sách của loại hình bảo hiểm này, nêu lên những bài học kinh nghiệm về chính sách BHXH tự nguyện ở một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Đông Âu, Trung Quốc, Indonesia. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả bằng những số liệu thứ cấp, chưa điều tra, khảo sát thực tế ở các địa phương. 8
  19. Hoàng Văn Cương [34] kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ được một số vấn đề: (i) Hệ thống hóa và đóng góp bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và BHXH tự nguyện như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của BHXH tự nguyện, các loại hình BHXH tự nguyện; (ii) Đưa ra nội dung cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện, gồm: xác định đối tượng áp dụng; chế độ BHXH tự nguyện; quỹ BHXH tự nguyện; quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện; (iii) Xác định rõ nội dung tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện, gồm: Tổ chức bộ máy triển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện; quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện; tổ chức thu - chi và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của BHXH tự nguyện; (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới, như: Pháp, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan, Indonesia để có thể vận dụng vào Việt Nam; (v) Phân tích thực trạng tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở nước ta trong thời gian qua như: Tổ chức bộ máy triển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và giải quyết chế độ; công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát; (vi) Phân tích kết quả triển khai BHXH tự nguyện như: Mức độ bao phủ; mức độ tác động; mức độ bền vững về tài chính; tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lao động tham gia; tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu; số đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện; (vii) Đưa ra đánh giá chung về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện gồm: Kết quả đạt được, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân; (viii) Trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 và sự nghiên cứu, phân tích một cách khoa học, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Từ các nhóm giải pháp nêu trên, đề tài có đưa ra kiến nghị và đề xuất quy trình thực hiện đối với BHXH tự nguyện cho phù hợp với bối cảnh của người lao động phi chính thức. Nghiên cứu liên qu n đến tổ chức bộ máy thực hiện chính sách và các ch thể tham gia chính sách BHXH Nghiên cứu của Đỗ Văn Định [24] đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quỹ HXH, quản lý quỹ HXH ở Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra những nhân tố tác động đến quỹ HXH đó là: nhân tố chính sách, nhân tố tổ chức thực hiện, các nguồn tài chính vận động làm tăng quy mô quỹ HXH, giảm quỹ HXH. Và các nội dung quản lý quỹ HXH. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quỹ HXH, cụ thể tập trung nghiên cứu quỹ hưu trí và trợ cấp; quỹ khám chữa bệnh; 9