Luận án Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt ở Việt Nam

pdf 198 trang vuhoa 24/08/2022 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_the_che_hanh_chinh_cua_don_vi_hanh_chinh_kinh_te_dac.pdf

Nội dung text: Luận án Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THANH TÙNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THANH TÙNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học 1 Người hướng dẫn khoa học 2 GS.TS. Nguyễn Đăng Thành TS. Phạm Tuấn Khải HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đinh Thanh Tùng
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian dài nghiên cứu, Luận án “Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam” đã hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học, của các cơ quan, đơn vị có liên quan, của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Đăng Thành và TS. Phạm Tuấn Khải đã quan tâm, định hướng và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Lãnh đạo đơn vị Ban Thanh tra Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Luận án. Chân thành cảm ơn quý tác giả của các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Luận án; cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Đinh Thanh Tùng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 9 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu kinh tế) 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đến đặc khu kinh tế 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 12 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế và thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 13 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế 13 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế hành chính 16 1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 18 1.3. Đánh giá về kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án 19 1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết 19 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 24 2.1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 24 2.1.1. Khái niệm đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 24 2.1.2. Đặc điểm của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 26 2.1.3. Cơ sở xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 28 2.1.4. Vị trí, vai trò của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 35 2.2. Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 39 2.2.1. Quan niệm về thể chế và thể chế hành chính nhà nước 39 2.2.2. Quan niệm về thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 45 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 64
  6. 2.3.1. Yếu tố chính trị 65 2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội 67 2.3.3. Lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc 68 2.3.4. Các yếu tố quốc tế khác 69 Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ ĐẶC KHU KINH TẾ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 72 3.1. Thực trạng thể chế hành chính của một số đặc khu kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới 72 3.1.1. Thể chế hành chính của một số đặc khu kinh tế ở Trung Quốc 72 3.1.2. Thể chế hành chính của một số Khu kinh tế tự do Hàn Quốc 75 3.2. Thực trạng thể chế hành chính của một số đặc khu kinh tế ở Việt Nam 80 3.2.1. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo 80 3.2.2. Đặc khu Vĩnh Linh 83 3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam 88 3.3.1. Về điều kiện thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 88 3.3.2. Về mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 89 3.3.3. Về thể chế hành chính trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 93 3.3.4. Thể chế hành chính về chính sách, cơ chế đặc thù đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 95 3.3.5. Thể chế hành chính quy định việc sử dụng nguồn nhân lực ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt 98 3.3.6. Thực trạng thể chế hành chính của đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt ở Việt Nam 102 Chương 4: XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM 104 4.1. Mục đích xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 104 4.1.1. Xây dựng thể chế hành chính về kinh tế 104
  7. 4.1.2. Xây dựng thể chế hành chính về chính trị, xã hội và nguồn nhân lực 105 4.1.3. Xây dựng thể chế hành chính về hành chính và quản trị 106 4.2. Yêu cầu xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam 106 4.2.1. Yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 106 4.2.2. Yêu cầu đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 110 4.2.3. Yêu cầu đảm bảo tính khả thi trong việc xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 112 4.2.4. Yêu cầu đảm bảo tính toàn diện, chặt chẽ, đồng bộ của thể chế hành chính khi xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 114 4.3. Một số giải pháp xây dựng thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam 116 4.3.1. Quy định về tổ chức bộ máy ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 116 4.3.2. Quy định về nhiện vụ, quyền hạn quản lý nhà nước ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 125 4.3.3. Quy định chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 134 4.3.4. Quy định về cơ chế giám sát hoạt động của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 135 4.3.5. Quy định về chính sách đặc thù để quản lý nhà nước ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 137 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build - Operation - Transfer) BT : Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer) ĐKHC : Đặc khu hành chính ĐKKT : Đặc khu kinh tế HC-KT : Hành chính - Kinh tế HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu KKTTD : Khu kinh tế tự do KT-XH : KT-XH ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QPAN : Quốc phòng an ninh SWOT : Công cụ phần tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá yếu tố cấu thành thể chế hành chính theo khảo sát 60 Bảng 2.2. Đánh giá vai trò của thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt 64 Bảng 3.1: Khu kinh tế tự do và lĩnh vực ưu tiên ở Hàn Quốc 77 Bảng 3.2: Mô hình các khu kinh tế truyền thống trên thế giới 89 Bảng 3.3: Mô hình các khu kinh tế hiện đại trên thế giới 91 Bảng 3.4: Mô hình bộ máy tổ chức một số đặc khu kinh tế 94 Bảng 3.5: Cơ chế, chính sách ưu đãi của một số quốc gia 97 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức Đảng ở Đơn vị HC-KT đặc biệt 118 Sơ đồ 4.2: Tổ chức bộ máy chính quyền ở Đơn vị HC-KT đặc biệt 124 Sơ đồ 4.3: Mối quan hệ giữa Đơn vị HC-KT đặc biệt với các cơ quan khác 135 Sơ đồ 4.4: Cơ chế giám sát, kiểm tra đối với đơn vị HC-KT đặc biệt 137
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, lịch sử phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia cho thấy, không thể cùng một lúc phát triển kinh tế đồng đều trong cả nước. Theo quy luật phát triển không đều, kinh tế sẽ phát triển mạnh ở vùng có điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại, sau đó mới mở rộng dần sang các vùng khác khi vùng phát triển mất lợi thế thu hút đầu tư. Chính vì thế, để tạo điểm tựa cho phát triển, nhiều nước đã lựa chọn phương thức tập trung ưu tiên cho một địa phương nào đó phát triển trước. Địa phương đó thường được gọi là đặc khu kinh tế (ĐKKT) với những điều kiện ưu đãi về thể chế và đầu tư kết cấu hạ tầng hơn hẳn những vùng còn lại của quốc gia. Thứ hai, trên thế giới đã có nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, có thể có nhiều lý do, nhưng một trong những lý do quan trọng là đã hình thành những “đặc khu kinh tế”, “khu kinh tế tự do” để tạo đà phát triển kinh tế cho quốc gia mình như: Ấn Độ có các Khu kinh tế đặc biệt: Visakhapatnam, Kandla, Surat, Cochin, Indore, SEEPZ, Jaipur, Madras, Noida; Hàn Quốc có các Khu kinh tế tự do: Incheon, Busan-Jinhae, Gwangyang, Daegu; Iran có Khu tự do: Aras, Anzali, Arvand, Chabahar, Gheshm; Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có: Khu tự do Jebel Ali, Thành phố Internet Dubai, Thành phố Truyền thông Dubai, Làng Tri thức Dubai, Thành phố Y tế Dubai, Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai, Khu Sản xuất và Truyền thông Quốc tế, Thành phố Studio Dubai; Malaysia có Khu tự do Port Klang; Nga có Khu Nakhodka, Ingushetia, Yantar, Kaliningrad; Nhật Bản có Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa; Phlippines có Khu cảng tự do vịnh Subic, Khu kinh tế đặc biệt Clak; Trung Quốc có các Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam. Là những đặc khu kinh tế tiêu biểu, mang lại sự phát triển kinh tế cho một vùng và cho nền kinh tế quốc gia. Điều này là do các quốc gia đã biết phát huy vị trí địa kinh tế của những vùng với sự thuận lợi về giao thông đường thủy, đường biển, đường hàng không, đường bộ để phát triển kinh tế. Thực tế hiện nay các quốc gia như Hàn Quốc, 1
  11. Trung Quốc, Singapor đã và đang là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, mà khởi nguồn là từ sự đóng góp rất lớn của các khu kinh tế tự do, các đặc khu kinh tế. Thứ ba, thực tế cho thấy, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các đặc khu kinh tế tầm cỡ thế giới. Việt Nam là 01 trong 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển nên việc xây dựng một số đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để tạo các cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế, chính sách cũng như tạo bánh đà để kéo cả nền kinh tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua hơn 25 năm phát triển mô hình khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC), khu kinh tế mở ở nước ta, mặc dù đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương và cả đất nước nhưng mô hình này hiện không còn mới, kém linh hoạt; cơ chế, chính sách ưu đãi chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế; bộ máy quản lý với thẩm quyền chưa thống nhất và thủ tục hành chính (TTHC) chưa đủ thông thoáng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu ; đồng thời hiện nay, môi trường đầu tư của Việt Nam (thể chế, cơ chế chính sách, nền hành chính) còn nhiều hạn chế, thiếu cạnh tranh với các quốc gia lân cận, khu vực và quốc tế do đó chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết luận số 64 - KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nêu rõ: Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Hướng dẫn tổ chức đảng và chính quyền phù hợp đối với các địa phương có tính đặc thù, như đặc khu kinh tế, hải đảo, thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) ở cấp xã, cấp huyện đối với những nơi có đủ điều kiện, Cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị, Tiếp tục thí 2
  12. điểm khoán kinh phí hành chính để khuyến khích giảm biên chế, Thực hiện thi tuyển các chức danh quản lý ở địa phương (đến cấp giám đốc sở và tương đương) [4]. Do đó việc thành lập một số đơn vị HC-KT đặc biệt sẽ góp phần khắc phục và giải quyết một phần những tồn tại nêu trên. Thứ tư, Chủ trương, quan điểm, chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH về xây dựng và phát triển Đặc khu kinh tế của nước ta đã được thông qua tại các kỳ Đại hội VIII, X, XI của Đảng. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “ phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ” [9]. Đặc biệt gần đây, Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định: “xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị” [9]. Để cụ thể hóa chủ trương này, Bộ Chính trị ban hành Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22-3-2017 về các Đề án xây dựng đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Theo đó, Bộ Chính trị đã kết luận: Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước [12]. Hiến Pháp 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có quy định tạo dựng khung khổ pháp lý cho xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với việc đưa thêm quy định về đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế đặc biệt về kinh tế, xã 3
  13. hội, có chính quyền địa phương được tổ chức riêng. Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII đã thảo luận và ra Nghị quyết về thành lập một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng như thảo luận dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm chuẩn bị về thể chế hành chính cho việc triển khai thành lập và phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Thứ năm, hiện nay Việt Nam chưa có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nào hình thành, nên chưa có thể chế hành chính dành riêng cho các đơn vị HC- KT đặc biệt. Vấn đề đặt ra là, yêu cầu về hình thành và phát triển đơn vị HC-KT đặc biệt là cần thiết và phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan. Cho nên, cần phải xây dựng hệ thống thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế tế đặc biệt là cần thiết. Thực tế cho thấy cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ nhất về vấn đề xây dựng thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Mà yêu cầu đối với sự phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là về kinh tế phải có tính tự do cạnh tranh, về thể chế hành chính phải có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao. Điều này có nghĩa là cần xây dựng một thể chế hành chính hiện đại, vượt trội và chuẩn mực cho đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, đánh giá những bài học kinh nghiệm ở trong nước, và một số đặc khu kinh tế ở nước ngoài về thể chế hành chính đối với đặc khu kinh tế thời gian qua, luận án đưa ra một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính của đơn hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới. 4
  14. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thể chế hành chính và thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam về đặc khu kinh tế về thể chế hành chính đối với từng đặc khu kinh tế, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thể chế hành chính về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. - Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về: + Thể chế hành chính; + Đặc khu kinh tế và thể chế hành chính ở đặc khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và một số đặc khu kinh tế ở Việt Nam; + Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Phạm vi về không gian: Một số đặc khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và đặc khu kinh tế đã từng được thành lập ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 1970 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận + Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, 5
  15. chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận án tuân thủ nhất quán quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng, quy luật tiến trình tư tưởng phụ thuộc và tiến trình vật chất. + Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống biện chứng lôgíc và lịch sử để xem xét, dự đoán mô phỏng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và thể chế hành chính ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt + Luận án nghiên cứu từ những vấn đề lý luận và thực tiễn một số đặc khu kinh tế trên thế giới, tìm ra các điểm ưu việt thích hợp và đề xuất xây dựng thể chế hành chính ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu bởi các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: + Phương pháp tổng kết thực tiễn nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn thể chế hành chính cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, qua đó khái quát, đúc kết một số vấn đề có tính lý luận. + Phương pháp thống kê - tổng hợp, thống kê thể chế hành chính một số đặc khu kinh tế trên thế giới, các tài liệu có thể chế liên quan mật thiết đến thể chế hành chính về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. + Phương pháp phân tích - so sánh nhận định, đánh giá khách quan thể chế hành chính ở một số đặc khu kinh tế, những thành công và chưa thành công, nguyên nhân của thành công và nguyên nhân của chưa thành công đối với từng đặc khu kinh tế trên thế giới. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm có những phân tích, đánh giá toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn thể chế hành chính đối với các đơn vị HC-KT đặc biệt và đưa ra những khuyến nghị khoa học. + Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học bằng phiếu với cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý (30 phiếu), với doanh nhân (40 phiếu) và người dân (30 phiếu) ở Phú Quốc tỉnh Kiên Giang (100 phiếu), Bắc Vân Phong tỉnh Khánh Hòa (100 phiếu ) và Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (100 phiếu ) (nghiên cứu sinh tiến hành 6
  16. khảo sát 03 địa phương trên. Đối tượng khảo sát gồm: Các cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý; các doanh nhân và người dân sinh sống trên địa bàn). 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học Thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được xây dựng hoàn thiện sẽ thúc đẩy sự phát triển của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đồng thời tạo động lực lan tỏa đến sự phát triển của khu vực khác trên phạm vi cả quốc gia. 5.2. Câu hỏi khoa học + Có cần thiết phải thành lập một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hay không? + Thể chế hành chính đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng và phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam? + Xây dựng thể chế hành chính ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cần phải làm những gì? 6. Những đóng góp mới của luận án Một là, luận án trình bày và phân tích về đơn vị HC-KT đặc biệt ở Việt Nam ở các một số góc độ như: Khái niệm về đơn vị HC-KT đặc biệt, đặc điểm, vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế của đơn vị HC-KT đặc biệt. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích một số mô hình phát triển kinh tế tương tự trên thế giới như: Mô hình đặc khu kinh tế, mô hình khu kinh tế tự do, khu kinh tế mở là những mô hình nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội tương tự như mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ khung lý thuyết về thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt như: Nội dung thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt, đặc điểm, vị trí, vai trò, yếu tố ảnh hưởng thể chế hành chính của đơn vị HC- KT đặc biệt. Thứ ba, kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị HC-KT đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới. 7
  17. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết một số vấn đề lý luận đang đặt ra hiện nay như: - Luận án phân tích, xây dựng, bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống lý luận về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và thể chế hành chính đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Phân tích, đánh giá về những thành công cũng như chưa thành công đối với một số đặc khu kinh tế trên thế giới, chỉ ra những nguyên nhân của những thành công và nguyên nhân chưa thành công đối với một số đặc khu kinh tế đó, đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệm khi áp dụng ở Việt Nam. - Đề xuất hệ thống các khuyến nghị khoa học nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Nhằm góp phần vào việc hình thành và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Về mặt thực tiễn: - Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý ở các cơ quan hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu và đào tạo thuộc các Học viện, Trường về lĩnh vực hành chính, luật và kinh tế. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Chương 3: Thực trạng thể chế hành chính của một số đặc khu kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam Chương 4: Xây dựng và ban hành thể chế hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. 8
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu kinh tế) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt, có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống, được vận hành theo hệ thống các thể chế và chính sách đặc biệt mà không được áp dụng đối với phần còn lại của quốc gia đó. Thể chế và chính sách trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thích hợp cho việc phát triển kinh tế tự do theo cơ chế thị trường với một cơ cấu kinh tế mang tính tổng hợp với cơ sở hạ tầng và đô thị hoàn chỉnh, hiện đại, nhằm mục tiêu thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, thu hút đầu tư và khuyến khích xuất khẩu. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đến đặc khu kinh tế Vấn đề về phát triển các đặc khu kinh tế, Khu thương mại tự do, khu kinh tế mở là rất phong phú và đa dạng, được rất nhiều các học giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình sau: Một số công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do như sách: Introduction to International Free Zones, Prepared By The Meneren Corporation Denver, Colorado USA [133] đã giới thiệu ngắn gọn việc thành lập và hoạt động của một Free Zone (Khu thương mại tự do) quốc tế. Đối với các nước phát triển và các nền kinh tế khác trong quá trình chuyển đổi, việc phát triển hình thức Free Zone là một hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng tự nhiên. Việc thực hiện đầu tư vào các Free Zone sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và việc làm; sách: “Development of Special Economic Zones in India: “Policies and issues volume two impact and implications” edited by M. Soundara Pandian, Concept publishing company PVT.LTD [127]. Tác phẩm này đã nêu nên một số nội dung của việc phát triển các khu kinh tế đặc biệt ở Ấn Độ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 9
  19. XXI như: Sự hình thành các khu kinh tế đặc biệt của Ấn Độ; nguyên nhân thành công của các khu kinh tế này và những tồn tại, hạn chế; ảnh hưởng, tác động của những đặc khu kinh tế đối với nền kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh đó một số công trình nghiên cứu mô tả về đặc khu kinh tế như sách: Special Economic Zones: Progress, Emerging Challenges, and Future Directions [123], của Farole, Thomas Akinci, Gokhan, xuất bản năm 2011 với nội dung: Cuốn sách là sự mô tả khu kinh tế (SEZ) thông qua ý kiến của ba chuyên gia với ba hình ảnh rất khác nhau. Ý kiến của chuyên gia thứ nhất, cho rằng đó là một hàng rào trong công nghiệp bất động sản ở một nước đang phát triển, các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) được hưởng ưu đãi thuế, với người lao động trong các nhà máy may mặc làm việc trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, chuyên gia thứ hai, đã nêu lại việc phát triển của thành phố Thẩm Quyến như một phép lạ, từ một làng chài chuyển đổi thành một thành phố thương mại quốc tế với GDP tăng gấp 100 lần trong 30 năm kể từ khi được gọi là một SEZ. Ý kiến của chuyên gia thứ ba, lại nêu về sự phát triển tại Dubai, Singapore với cơ sở là hàng loạt các khu thương mại và hoạt động theo một định hướng nhất định. Trong cuốn sách tác giả sử dụng SEZ như một biểu thức chung để mô tả các khu kinh tế hiện đại và liên quan đến hai hình thức cụ thể: (1) các khu chế xuất (KCX), khu tự do, tập trung vào sản xuất để xuất khẩu; và (2) quy mô lớn là các đặc khu kinh tế, mà thường kết hợp dân cư và sự đa dạng trong hoạt động thương mại và công nghiệp; nghiên cứu về những điều kiện hình thành và phát triển cũng như thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hay vai trò của đặc khu kinh tế đối với việc phát triển kinh tế xã hội của các đặc khu kinh tế trong cuốn sách: “Special Economic Zones in Africa: Comparing Performance and Learning from Global Experiences” [130], Thomas Farole. Tác phẩm nêu nên những thuận lợi cũng như khó khăn của một số quốc gia Châu Phi trong việc học tập kinh nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế của một số quốc gia khác. Tác giả đề cập và so sánh những thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lý, về thời tiết, về thể chế, về nhân lực để xây dựng đặc khu kinh tế của một số quốc 10
  20. gia Châu Phi, bên cạnh đó cũng đưa ra những dự báo về khó khăn để các quốc gia này khắc phụ nếu áp dụng xây dựng đặc khu kinh tế, Những khó khăn này không chỉ ở các quốc gia Châu Phi mà các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng cần phải quan tâm; Sách: “The Special Economic Zones of China and Their Impact on Its Economic Development” [120], của tác giả Jung-Dong Park, 2013. Tác phẩm đã chỉ ra vai trò của các đặc khu kinh tế của Trung quốc và những đóng góp của nó về mặt kinh tế, định hướng đường lối cải cách của Trung Quốc và những tác động quan trọng đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc và cũng phân tích những điều kiện chủ quan, khách quan, những sự tác động lại của nền kinh tế Trung Quốc đối với các đặc khu kinh tế này; sách: 中国经济特区研究 “Nghiên cứu về đặc khu kinh tế Trung Quốc” của tác giả Viên Dịch Minh chủ biên [134] đã nêu những vấn đề lý luận về đặc khu kinh tế và quá trình hình thành đặc khu kinh tế ở Trung Quốc. Cùng nội dung trên có cuốn 中 国 开 发 区 研 究:业 达 案 例(英 文 版)Nghiên cứu Khu phát triển kinh tế Trung Quốc (bản tiếng Anh); Tác phẩm 中国 济特区发展报告 - Báo cáo phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc của Chung Kiên [135]; Cuốn sách中国经济增长与发展新模式 Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và mô hình phát triển mới, A New Model for Growth and development, của tác giả Granaut,R (Úc) chủ biên Tống Lập Cương [137] với nội dung nhấn mạnh sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Trung Quốc và tầm ảnh hưởng tới việc thay đổi mô hình phát triển kinh tế mới của Trung Quốc: từ vai trò của Nhà nước, yếu tố thị trường ảnh hưởng tới chính sách an sinh, xã hội Đề cập đến nội dung về các đặc khu kinh tế có tác phẩm 经济特区进一步发展的体制机制创新研究 - “Nghiên cứu đổi mới thể chế, cơ chế phát triển đặc khu kinh tế” của tác giả Trần Trác Lôi, Lê Thế Quang [52]; 中国经济特区史要 Lịch sử đặc khu kinh tế Trung Quốc của tác giả Đào Nhất Đào, Lỗ Chí Quốc [136]; 国 经 济 特 区 产 业 结 构 演 进 与 原 因 - Diễn biến 11
  21. và nguyên nhân kết cấu ngành nghề Đặc khu kinh tế Trung Quốc của tác giả Viên Dịch Minh [56]. Các ấn phẩm này đều nêu lên lịch sử hình thành các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, kinh nghiệm phát triển một số đặc khu tiêu biểu như Thâm Quyến, Thượng Hải; đồng thời, sự đúc kết đánh giá những nguyên nhân thành công, hạn chế và khẳng định sự cần thiết ra đời của các đặc khu kinh tế tại quốc gia này, v.v Trong số các công trình nghiên cứu về đặc khu hành chính (ĐKHC) có cuốn sách: Hong Kong special administrative region recent economic situation and prospects [129]. (Đặc khu hành chính Hồng Kông sự phát triển kinh tế và triển vọng) của tác giả Tang Kwong Yiu. Tài liệu này nêu nên những thành tựu của nền kinh tế ở đặc khu hành chính Hồng Kông phân tích, dự báo những cơ hội và thách thức để phát triển trong tương lai. Tài liệu chủ yếu đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm của Hồng Kông trong sự hội nhập cũng như những diễn biến của nền kinh tế toàn cầu 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một thuật ngữ mới được sử dụng ở nước ta. Hiện nay đã có một số công trình khoa học như bài báo, luận văn, luận án đã được công bố liên quan đến nội dung này. Cụ thể như sau: Bài viết: “Đặc khu kinh tế-mô hình cần được nghiên cứu thí điểm ở Việt Nam” Nguyễn Minh Sang [92]. Bài viết trình bày một số mô hình và nêu nên những ưu, nhược điểm của từng mô hình nghiên cứu khi áp dụng vào Việt Nam; Bài viết: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” trong Hiến pháp năm 2013” của tác giả Nguyễn Quốc Sửu [93]. Bài viết đề cập đến quan điểm và khái niệm về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong Hiến Pháp 2013 cũng như nêu nên những tồn tại của các khu kinh tế, khu chế xuất của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị để xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Việt Nam trong thời gian tới; Bài viết: “Các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên thế giới và những gợi ý đối với Việt Nam” của tác giả Trần Minh Ngọc [59], đã trình bày một số 12