Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 195 trang vuhoa 25/08/2022 7640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_cau_truc_so_huu_den_kha_nang_sinh_loi_v.pdf

Nội dung text: Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  VÕ HỒNG DIỄM TRINH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng-2022
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  VÕ HỒNG DIỄM TRINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG 2. PGS.TS. ĐẶNG TÙNG LÂM Đà Nẵng-2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan luận án “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu cĩ tính độc lập, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và nội dung luận án chưa được cơng bố bất kỳ cơng trình khoa học nào, các nguồn số liệu trong luận án được trích dẫn cĩ nguồn gốc rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên./. Tác giả Võ Hồng Diễm Trinh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Câu hỏi nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Ý nghĩa của luận án 7 7. Kết cấu luận án 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 11 1.1. Những vấn đề chung về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM11 1.1.1. Cấu trúc sở hữu 11 1.1.2. Khả năng sinh lời của NHTM 12 1.1.3. Rủi ro của NHTM 15 1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro 18 1.2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời 18 1.2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro 22 1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM 25 1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM 25 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM 42 1.4. Khoảng trống nghiên cứu 51 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 56 2.1. Các giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh và rủi ro của
  5. ngân hàng thương mại. 56 2.1.1. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam 56 2.1.2. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt Nam. 62 2.2. Mơ hình nghiên cứu 68 2.2.1. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. 68 2.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM 70 2.3. Đo lường các biến nghiên cứu 71 2.3.1. Biến phụ thuộc 71 2.3.2. Biến độc lập 75 2.4. Dữ liệu nghiên cứu 84 2.5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu 86 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 89 3.1. Thống kê mơ tả cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam 89 3.1.1 Cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 89 3.1.2. Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 92 3.1.3. Rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 94 3.2. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 97 3.2.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu 97 3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam 97 3.2.3. Kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu 101 3.2.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. 104 3.3. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 112 3.3.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu 112
  6. 3.3.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam 113 3.3.3. Kiểm định sự bền vững của kết quả nghiên cứu 118 3.3.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. 121 CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 130 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 130 4.1.1. Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM 130 4.1.2. Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. 134 4.1.3. Tác động của sở hữu nước ngồi đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam 137 4.1.4. Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam 138 4.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn về định hướng hồn thiện cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam. 141 4.3. Khuyến nghị đối với các bên liên quan 144 4.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 144 4.3.2. Khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại 150 KẾT LUẬN 157
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT ADZ Chỉ số Z điều chỉnh BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm sốt DEA Cách tiếp cận phi tham số DFA Cách tiếp cận phân bố FEM Mơ hình tác động cố định HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh IPO Lần đầu bán cổ phiếu ra cơng chúng MENA Khu vực Trung Đơng và Bắc Phi NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng nhà nước NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần OLS Phương pháp bình phương bé nhất QTCT Quản trị cơng ty REM Phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên ROA Lợi nhuận trên tài sản ROE Lợi nhuận trên VCSH SFA Cách tiếp cận tham số TCTD Tổ chức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến 83 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng các NHTM theo thời gian 86 Bảng 3.1: Thống kê mơ tả cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 82 Bảng 3.2: Mức độ phân phối của cấu trúc sở hữu 90 Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 91 Bảng 3.4: Bảng thống kê mơ tả khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 92 Bảng 3.5: Bảng phân tích biến động khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 93 Bảng 3.6: Bảng thống kê mơ tả rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007- 2019 94 Bảng 3.7: Bảng phân tích biến động rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 95 Bảng 3.8: Ma trận hệ số tương quan 97 Bảng 3.9: Sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 98 Bảng 3.10: Sở hữu NĐT trong nước và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 99 Bảng 3.11: Sở hữu nước ngồi và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 100 Bảng 3.12: Sở hữu tập trung và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 101 Bảng 3.13: Cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 103 Bảng 3.14: Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời thơng qua cơ chế quản trị 105 Bảng 3.15: Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến khả năng sinh lời thơng qua cơ chế quản trị 108 Bảng 3.16: Tác động của sở hữu nước ngồi đến khả năng sinh lời thơng qua cơ chế quản trị 110 Bảng 3.17: Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời thơng qua cơ chế quản trị 111
  9. Bảng 3.18: Ma trận hệ số tương quan 113 Bảng 3.19: Sở hữu nhà nước và rủi ro của NHTM Việt Nam 113 Bảng 3.20: Sở hữu NĐT trong nước và rủi ro của NHTM Việt Nam 115 Bảng 3.21: Sở hữu nước ngồi và rủi ro của NHTM Việt Nam 116 Bảng 3.22: Sở hữu tập trung và rủi ro của NHTM Việt Nam 117 Bảng 3.23: Cấu trúc sở hữu và rủi ro của NHTM Việt Nam 118 Bảng 3.24: Tác động của sở hữu nhà nước đến rủi ro của NHTM thơng qua cơ chế quản trị 122 Bảng 3.25: Tác động của sở hữu NĐT đến rủi ro của NHTM thơng qua cơ chế quản trị 124 Bảng 3.26: Tác động của sở hữu nước ngồi đến rủi ro của NHTM thơng qua cơ chế quản trị 126 Bảng 3.27: Tác động của sở hữu tập trung đến rủi ro của NHTM thơng qua cơ chế quản trị 128
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biến động cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 84 Hình 3.2 Biến động khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007- 2019 93 Hình 3.3. Biến động rủi ro tổng thể của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 .95 Hình 3.4. Biến động rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 được đo lường qua độ lệch chuẩn ROA và độ lệch chuẩn ROE 96
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống NHTM Việt Nam vốn là một hệ thống chuyển đổi, thích ứng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung thống nhất sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, quá trình chuyển đổi này, xét về phương diện cấu trúc, cĩ thể khái quát thành 2 giai đoạn lớn: - Giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống NH một cấp thành NH hai cấp: tách biệt chức năng của NHTW với chức năng của NHTM bằng việc hình thành hệ thống các NHTM thuộc sở hữu nhà nước. - Giai đoạn tiếp theo, đa dạng hĩa về phương diện sở hữu, hình thành một hệ thống NHTM đa sở hữu với cấu trúc sở hữu ngày càng được đa dạng hĩa. Theo đĩ, tiến hành cổ phần hĩa các NHTM cĩ sở hữu nhà nước, đồng thời hình thành một hệ thống các NHTM ngồi những NHTM nĩi trên, cĩ sở hữu đa thành phần, bao gồm sở hữu tư nhân trong nước, sở hữu của những nhà đầu tư nước ngồi, sở hữu của những tổ chức kinh tế, Quá trình chuyển đổi về cấu trúc sở hữu được thực hiện theo một một chủ trương nhất quán và theo một tiến trình chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu lớn đĩng gĩp vào sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, vẫn tồn tại những vấn đề cần được nhìn nhận thấu suốt, cĩ căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc, địi hỏi phải thu thập lượng dữ liệu tương đối đầy đủ, tồn diện và tiến hành theo những phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy để từ đĩ hình thành những luận cứ khoa học cho việc hồn thiện cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam theo định hướng gia tăng hiệu quả, đi kèm với tính ổn định, lành mạnh của hệ thống này, đĩng gĩp vào việc thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Về phương diện học thuật, các cơng trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của cơng ty xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, nơi cĩ thị trường tài chính phát triển lâu đời. Berle và Means (1932) đã nghiên cứu vấn đề này dựa trên thực tế hầu hết các cơng ty ở Mỹ cĩ rất nhiều chủ sở hữu khác nhau nhưng quyền điều hành cơng ty lại nằm trong tay một nhĩm nhỏ các nhà quản trị. Berle và Means (1932) đã chứng minh rằng cĩ mối tương quan nghịch giữa hiệu quả hoạt động của cơng ty và sự phân tán quyền sở hữu. Nghiên cứu của Berle và Means đã 1
  12. gợi mở hướng nghiên cứu mới cho nhiều nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu này hướng đến một loại hình cơng ty đặc biệt, đĩ là ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thường được thực hiện trên phạm vi nhiều quốc gia hoặc một quốc gia riêng lẻ. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các quốc gia đang phát triển hay cĩ nền kinh tế chuyển đổi. Qua tổng quan các nghiên cứu cĩ thể thấy chưa cĩ nhiều tác giả tập trung nghiên cứu sâu về tác động của cấu trúc sở hữu đến đồng thời cả khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM. Kết quả của các nghiên cứu này cũng chưa thực sự đồng nhất với nhau và mỗi nghiên cứu lại tập trung vào các cách phân tổ khác nhau của cấu trúc sở hữu. Khi xem xét cấu trúc sở hữu theo đặc trưng cổ đơng cho thấy các kết quả hỗn hợp về mối quan hệ này. Một số nghiên cứu cung cấp minh chứng về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời. Cụ thể các nghiên cứu của Sarkar và cộng sự (1998), Berger và cộng sự (2004), Bonin và cộng sự (2005), Berger và cộng sự (2009), Cornett và cộng sự (2010), Jiang, Yao, và Feng (2013), K. L. Lin, Doan, và Doong (2016) đã rút ra kết luận rằng sở hữu nước ngồi và sở hữu NĐT trong nước cĩ tác động tích cực đến khả năng sinh lời, cịn sở hữu nhà nước cĩ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại, chẳng hạn như nghiên cứu của Bhattacharyya và cộng sự (1997) cho thấy rằng NHTM cĩ sở hữu nhà nước hoạt động tốt hơn NHTM cĩ sở hữu nước ngồi. H. Semih Yildirim và George Philippatos (2007) đã chứng minh rằng NHTM cĩ sở hữu nước ngồi cao kiểm sốt hiệu quả chi phí tốt hơn, nhưng lại cĩ lợi nhuận thấp hơn NHTM cĩ sở hữu NĐT trong nước và NHTM cĩ sở hữu nhà nước cao. Lensink, Meesters, và Naaborg (2009) đã chứng minh rằng cĩ mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngồi và hiệu quả hoạt động của NHTM. Thêm vào đĩ, một số nghiên cứu thực nghiệm lại khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM như nghiên cứu của Micco, Panizza, và Yađez (2007); Rahman và Reja (2015), Haque và Brown (2017). Đối với rủi ro, nghiên cứu của Barry, Lepetit, và Tarazi (2011) đã cho thấy rằng cấu trúc sở hữu cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về rủi ro nhưng chủ yếu là trong các ngân hàng cĩ sở hữu NĐT trong nước cao. Tỷ lệ sở hữu NĐT trong 2
  13. nước cao hơn cĩ liên quan đến việc giảm rủi ro tài sản và rủi ro vỡ nợ. Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, những thay đổi về cấu trúc sở hữu khơng ảnh hưởng đến rủi ro. Tuy nhiên nghiên cứu của Mohsni và Otchere (2014) lại cho thấy rủi ro của các NHTM thuộc sở hữu NĐT trong nước vẫn cao hơn các NHTM khác. Nghiên cứu của Srairi, (2013), Zhu và Yang (2016) đã cho thấy rằng sở hữu nhà nước tương quan thuận với mức độ rủi ro, cịn sở hữu nước ngồi lại cĩ tương quan nghịch với mức độ rủi ro. Qua tổng quan các nghiên cứu cĩ thể thấy phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung nghiên cứu hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro, rất ít nghiên cứu xem xét đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Thêm nữa, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy chưa cĩ sự đồng thuận về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM. Xét riêng, các nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là các NHTM Việt nam cĩ các đặc điểm chủ yếu sau: - Đa phần những nghiên cứu này hoặc là chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mơ tả thuần túy thực trạng; hoặc các nghiên cứu định lượng nhưng cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của luận án; hoặc chỉ nghiên cứu trên mẫu dữ liệu nhỏ, thời gian nghiên cứu chưa đủ dài; hoặc chỉ tập trung vào một hình thức sở hữu chẳng hạn như sở hữu nhà nước hoặc sở hữu nước ngồi tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM chứ chưa thực sự tập trung vào ảnh hưởng của các hình thức sở hữu khác nhau đến rủi ro của NHTM; - Sử dụng mẫu dữ liệu là các cơng ty niêm yết, trong đĩ cĩ cả ngân hàng, chứ khơng nghiên cứu riêng về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, cho nên kết quả thực nghiệm cĩ thể đúng cho mẫu là các cơng ty niêm yết nhưng chưa chắc đã đúng với các NHTM - một lĩnh vực hoạt động cĩ những đặc thù riêng, khá khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác; - Chỉ phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam và chỉ tập trung vào một loại rủi ro cụ thể, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng chứ chưa đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro tổng thể của NHTM; 3
  14. - Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm định tính bền vững của kết quả và các vấn đề nội sinh của mơ hình. Do đĩ các kết quả chưa cĩ đủ độ tin cậy để làm cơ sở khoa học cho các khuyến nghị. Những đặc điểm nĩi trên cũng đồng thời là các khoảng trống nghiên cứu mà đề tài luận án này sẽ đặt trọng tâm giải quyết. Tĩm lại, xét cả về hai phương diện thực tiễn cũng như học thuật, một nghiên cứu được tiến hành đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo một cách tiếp cận hiện đại, tồn diện, với bộ dữ liệu đầy đủ và cập nhật, khắc phục những hạn chế trong khoảng trống nghiên cứu đã được nhận diện, đĩng gĩp thêm sự đa dạng cho những bằng chứng thực nghiệm, từ đĩ mang lại những giá trị học thuật và thực tiễn là rất cần thiết. Trên cơ sở đĩ, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích được tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đĩ đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, phân tích được tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại; Thứ hai, phân tích được tác động của sở hữu nhà đầu tư trong nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại; Thứ ba, phân tích được tác động của sở hữu nước ngồi đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại; Thứ tư, phân tích được tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại; 4
  15. Thứ năm, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị liên quan cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu đã được đề cập bên trên, nội dung luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính sau: - Về lý thuyết, cấu trúc sở hữu cĩ thể được xem xét theo các quan điểm, gĩc độ phân tích nào? Cĩ những lý thuyết nào liên quan đến cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời; rủi ro của NHTM? - Thực trạng cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã diễn biến như thế nào? - Cấu trúc sở hữu cĩ tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam hay khơng, cụ thể ra sao? - Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại thơng qua cơ chế nào? - Những khuyến nghị cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam từ thực trạng tác động trên là gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng phân tích là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối tượng khảo sát là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Do hạn chế về dữ liệu, đề tài tập trung nghiên cứu tác động của hai loại cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Đĩ là cấu trúc sở hữu theo (i) đặc trưng của cổ đơng: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngồi, sở hữu NĐT trong nước (khơng bao gồm sở hữu Nhà nước) và (ii) theo mức độ tập trung sở hữu. - Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu trên mẫu các NHTM cổ phần Việt Nam 5
  16. - Về thời gian: nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trên cơ sở hệ thống dữ liệu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận: Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận diễn dịch (deductive approach). Cụ thể, đề tài bắt đầu từ nền tảng lý thuyết đã được phát triển trước đây, từ đĩ căn cứ vào thực tiễn Việt Nam để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, sau đĩ tiến hành thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để kiểm định các giả thuyết, rút ra các kết luận cho hệ thống NHTM Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng khơng cân bằng. Ngồi ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp bổ sung như phân tích thống kê mơ tả để giúp làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro, luận án sử dụng phương pháp hồi quy gộp dữ liệu bảng. Mơ hình nghiên cứu cũng bao gồm ảnh hưởng cố định của ngân hàng nhằm kiểm sốt tác động chi phối của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng cố định năm nhằm kiểm sốt tác động chi phối của thời gian lên ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Bên cạnh đĩ, tác giả sử dụng sai số chuẩn robust để giải quyết hiện tượng phương sai khơng đồng nhất và ước lượng sai số chuẩn theo cụm mỗi ngân hàng để giải quyết vấn đề tự tương quan khi tính giá trị thống kê t như phương pháp của Petersen (2009). Ngồi ra, tác giả sử dụng thêm một số kỹ thuật định lượng để giải quyết các vấn đề nội sinh trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nguồn dữ liệu được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là thơng tin thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài chính được kiểm tốn, Điều lệ ngân hàng, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007- 2019. Trong đĩ, dữ liệu về cấu trúc sở hữu được tác giả tự thu thập trên các báo cáo của ngân hàng. Các dữ liệu tài chính được cung cấp bởi Stoxplus, một cơng ty hàng đầu Việt Nam chuyên thu thập và cung cấp các dữ liệu kinh tế và tài chính cho các 6
  17. mục đích nghiên cứu học thuật và phân tích kinh doanh. Dữ liệu thơ được xử lý trên excel và phần mềm thống kê STATA được sử dụng cho mục đích phân tích dữ liệu. Chi tiết thêm về phương pháp nghiên cứu được mơ tả trong nội dung luận án. 6. Ý nghĩa của luận án Luận án này cĩ ý nghĩa quan trọng cả về phương diện học thuật lẫn phương diện thực tiễn. 6.1. Về mặt khoa học Thứ nhất, tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM đã nhận được sự quan tâm đáng kể của các học giả trên thế giới cũng như Việt Nam. Sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời là một quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, điều này càng thể hiện rõ bởi vì một trong những chức năng của trung gian tài chính là biến đổi rủi ro. Chính vì vậy, cần thiết phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong mối quan hệ với sinh lời và ngược lại, đặt các đánh giá về mức độ rủi ro và năng lực sinh lời trong tổng thể bức tranh rủi ro – sinh lời của từng ngân hàng cũng như tồn bộ hệ thống trong cùng một thời điểm hoặc trong cùng một giai đoạn. Tuy nhiên, chưa cĩ những nghiên cứu tiến hành đồng thời việc nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trong cùng một khung thời gian và trên cùng một đối tượng nghiên cứu. Điều này đã được phân tích rõ trong phần tổng quan tài liệu. Việc nghiên cứu tách rời tác động của những nhân tố lên rủi ro hoặc năng lực sinh lời của NHTM khơng cho phép xem xét quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và năng lực sinh lời và do đĩ, khơng đặt việc đánh giá rủi ro hoặc năng lực sinh lời trong khung khổ chiến lược kinh doanh của NHTM, vốn luơn được hoạch định trên cơ sở lựa chọn mức độ đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời trong một thời kỳ cụ thể. Theo đĩ, đĩng gĩp chủ yếu của luận án là đã xem xét đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu lên cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trong cùng một khung thời gian và trên cùng một đối tượng nghiên cứu, sẽ cho phép đặt các tương quan trong một tổng thể, từ đĩ sẽ đĩng gĩp vào việc thảo luận kết quả nghiên cứu và đặc biệt xem xét các hàm ý từ kết quả nghiên cứu một cách tồn diện, cĩ hệ thống, thay vì xem xét chúng một cách biệt lập. Điều này sẽ giúp hạn chế những kết luận phiến diện, thiếu cân nhắc sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời, 7
  18. đặt các đánh giá này trong mối quan hệ với chiến lược kinh doanh của NHTM. Qua đĩ, luận án cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động đồng thời của cấu trúc sở hữu lên cả khả năng sinh lời và rủi ro. Xét riêng, đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về tác động đồng thời của cấu trúc sở hữu lên khả năng sinh lời và rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở Việt Nam chưa cĩ điều kiện để quan tâm một cách thích đáng. Và để khắc phục những vấn đề này, luận án sẽ tiến hành phân tích lựa chọn mơ hình hồi quy thích hợp nhất với các kiểm định hợp lý để phân tích tác động của các cấu trúc sở hữu khác nhau đến khả năng sinh lời và rủi ro tổng thể của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đề tài cũng dành nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu và các vấn đề nội sinh của mơ hình. Vấn đề nội sinh đáng quan tâm nhất là khả năng tác động ngược chiều của rủi ro đến cấu trúc sở hữu cĩ thể tồn tại. Điều này cĩ thể xảy ra nếu các nhà đầu tư (nhà nước, nước ngồi, trong nước và cổ đơng lớn) chủ ý lựa chọn các NHTM cĩ rủi ro thấp. Nĩi cách khác, cĩ khả năng các nhà đầu tư xem xét mức độ rủi ro của các NHTM để lựa chọn gĩp vốn chủ sở hữu. Để giải quyết vấn đề nội sinh này, các mơ hình nghiên cứu xem xét thêm các giá trị trễ của biến độc lập trong mơ hình, đĩ là phương pháp sử dụng biến trễ trong mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM). Theo đĩ, các biến sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngồi và sở hữu NĐT trong nước và sở hữu tập trung sẽ nhận giá trị trễ (giá trị t-1). Đây là một đĩng gĩp cĩ tính mới về phương pháp nghiên cứu Thứ ba, một vấn đề sẽ lần đầu được nghiên cứu trong luận án là nghiên cứu tác động cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ tương tác với nhân tố cơ chế quản trị cơng ty đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của các nhân tố thuộc cơ chế quản trị cơng ty đã trở thành một chủ đề nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của giới học thuật. Tại Việt Nam, các nghiên cứu theo hướng này cũng đã được triển khai trong những năm qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của NHTM trong quan hệ tương tác với nhân tố cơ chế quản trị cơng ty vẫn chưa được tiến hành. Nghiên cứu theo hướng này, một mặt đĩng gĩp bằng chứng thực nghiệm, 8
  19. mặt khác, gợi mở một hướng nghiên cứu mới cho phép cĩ cách tiếp cận tồn diện hơn. Thứ tư, trên cơ sở kế thừa các mơ hình, các phương pháp nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành khảo sát cơ sở dữ liệu thực tế liên quan 26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2007-2019. Điều này cĩ nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng khảo sát là các NHTM Việt Nam, loại trừ các cơng ty kinh doanh các lĩnh vực ngồi NHTM. Nghiên cứu cũng đã mở rộng đối tượng khảo sát cả về số lượng NHTM Việt Nam lẫn về thời gian khảo sát. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án cĩ thể được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng bối cảnh và dữ liệu của Việt Nam để nghiên cứu đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Bên cạnh đĩ, mặc dù trước đây đã cĩ một vài nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của các NHTM tại Việt Nam, việc sử dụng dữ liệu bảng với số lượng quan sát lớn hơn là một điểm mới của luận án về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu chính của luận án về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cung cấp những khuyến nghị hữu ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đề xuất các chính sách định hướng gia tăng tính hiệu quả, ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng nĩi riêng, hệ thống tài chính nĩi chung, đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Đối với các NHTM, các khuyến nghị nhằm hình thành cơ sở khoa học cho các quyết định hồn thiện hoạt động quản trị ngân hàng theo định hướng điều chỉnh cấu trúc sở hữu và/hoặc tìm kiếm các giải pháp phát huy ưu thế, khắc phục những hạn chế của từng loại hình cấu trúc sở hữu, từ đĩ gia tăng khả năng sinh lời và năng lực kiểm sốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. 7. Kết cấu luận án Luận án sẽ tập trung vào 3 nội dung chính sau đây: - Trình bày cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, rút ra các kết luận về khoảng trống nghiên cứu. - Trên cơ sở tổng quan các tài liệu nghiên cứu phát triển các giả thuyết; xây 9
  20. dựng mơ hình nghiên cứu; tiến hành kiểm định các giả thuyết và tính bền vững của kết quả nghiên cứu. - Thảo luận các kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM Việt Nam. Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu, nội dung của luận án được tổ chức thành các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và phân tích và tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, qua đĩ, nhận diện các khoảng trống nghiên cứu là trọng tâm nghiên cứu của đề tài luận án. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương này xây dựng giả thuyết nghiên cứu, mơ tả dữ liệu nghiên cứu, xác định mơ hình phân tích hồi quy, các phương pháp ước lượng các biến của mơ hình nghiên cứu, để kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các phân tích về thực trạng cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019, các kiểm định giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Ngồi ra, chương này cũng nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ tương tác với nhân tố cơ chế quản trị cơng ty đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị Chương này tập trung thảo luận hai vấn đề: đối chiếu kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu trước đĩ; lý giải kết quả nghiên cứu trong bối cảnh đặc thù của hệ thống NHTM Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị cơ bản thơng qua phân tích các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu. 10
  21. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM 1.1.1. Cấu trúc sở hữu Cho đến nay, khái niệm cấu trúc sở hữu cĩ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa thích hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình. Một cách tổng quát, cấu trúc sở hữu cĩ thể được hiểu là tỷ lệ vốn chủ sở hữu nắm giữ bởi các nhĩm cổ đơng được phân loại theo một tiêu chí nhất định trong một cơng ty. Theo đĩ, cấu trúc sở sở hữu được tiếp cận theo nhiều tiêu chí, đặc trưng khác nhau. Berle và Means (1932) được coi là người đã đưa ra lý thuyết nền tảng quan trọng về vấn đề cấu trúc sở hữu, khi cho rằng cấu trúc sở hữu phân tán tỷ lệ nghịch với kết quả kinh doanh của cơng ty, bởi vì sự khác biệt trong mục tiêu của nhà quản trị so với mục tiêu của cổ đơng. Theo hướng đĩ, lý thuyết về cấu trúc sở hữu được phát triển bởi Gursory và Aydogan (2002) cho rằng cấu trúc sở hữu được xác định theo hai khía cạnh: mức độ tập trung sở hữu và đặc trưng của các cổ đơng chính. Xét theo mức độ tập trung, cĩ 2 loại cấu trúc sở hữu là cấu trúc sở hữu tập trung và cấu trúc sở hữu phân tán. Trong cấu trúc sở hữu tập trung, cả quyền sở hữu và quyền kiểm sốt cơng ty tập trung trong tay một số cá nhân, gia đình, ban điều hành, hay các tổ chức. Những cá nhân và nhĩm này thường nắm quyền kiểm sốt và chi phối lớn đến cách thức vận hành cơng ty. Vì thế, cấu trúc sở hữu tập trung thường được xem là hệ thống sở hữu nội bộ. Những cổ đơng lớn thường kiểm sốt cơng ty trực tiếp bằng cách tham gia vào hội đồng quản trị và ban điều hành. Cổ đơng lớn cĩ thể khơng sở hữu tồn bộ vốn nhưng cĩ quyền biểu quyết đáng kể, nên vẫn cĩ thể kiểm sốt được mọi hoạt động của cơng ty. Ngược lại, cấu trúc sở hữu phân tán thường cĩ số lượng cổ đơng nhiều, mỗi cổ đơng sở hữu một số cổ phần của 11