Luận án Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 314 trang vuhoa 23/08/2022 12820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_su_dung_cong_cu_phai_sinh_trong_quan_tri_rui_ro_tin.pdf

Nội dung text: Luận án Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1 NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án với đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đề tài không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc đã được công nhận trước đây, ngoại trừ những nội dung trích dẫn đã được ghi rõ nguồn và được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2022 Người cam đoan Trần Chí Chinh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia học lớp nghiên cứu sinh khóa XIX tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tôi đã tiếp thu được nhiều ý tưởng, phương pháp nghiên cứu, kiến thức về kinh tế nói chung, tài chính – ngân hàng nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô, cán bộ, nhân viên của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung, người đã định hướng, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận án với đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và bạn bè, những người luôn hỗ trợ, khích lệ tôi trong việc học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình tôi, trong suốt thời gian qua, gia đình luôn động viên và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện tốt việc học tập, nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2022 Người viết Trần Chí Chinh
  5. TÓM TẮT LUẬN ÁN Trước bối cảnh các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản và toàn diện hoạt động kinh doanh ngân hàng; trong đó, đối với quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) đòi hỏi các NHTM Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là sự đổi mới được tiếp cận dựa trên các chuẩn mực của Hiệp ước an toàn vốn Basel II và Basel III. Sự xuất hiện của phái sinh tín dụng (PSTD), không chỉ cung cấp thêm cho các NHTM công cụ mới để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay; sự xuất hiện của PSTD còn tạo ra cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD. Thực tế các NHTM Việt Nam đã sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD bắt đầu từ năm 2006, nhưng đến hiện nay việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Với mục tiêu nghiên cứu của luận án, đó là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp lý thuyết nền (Grounded theory/GT). Về dữ liệu, NCS sử dụng kết hợp ba loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu 11 chuyên gia là lãnh đạo của 11 NHTM Việt Nam. Về thủ tục phân tích dữ liệu, bên cạnh phương pháp phân tích thống kê so sánh, NCS còn áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai. Ngoài việc phản ánh thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án đã hình thành được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát; đồng thời đưa ra được các tiêu chí đánh giá về mặt định tính đối với sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết quả phân tích, đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đồng thời đề xuất bốn nhóm giải pháp và hai kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.
  6. DISSERTATION SUMMARY In the context of Vietnamese commercial banks are in the process of fundamental and comprehensive restructuring of banking business; In which, for credit risk management, Vietnamese commercial banks also need to have a comprehensive innovation, especially innovation based on the standards of Basel II and Basel III. The emergence of credit derivatives not only provides commercial banks with new tools to invest, prevent and minimize credit risk, concentrate or diversify loan portfolios, but also creates a new mechanism for proactive management of credit risk. In fact, Vietnamese commercial banks have used credit derivatives in credit risk management since 2006, but up to now, the use of this tool in credit risk management at Vietnamese commercial banks is still very limited. The goal of the dissertation is to analyze the current situation of using credit derivatives, explore conditions and propose solutions to improve the conditions for using credit derivatives in credit risk management at Vietnamese commercial banks. To achieve this research goal, the PhD student has chosen a qualitative research approach based on the grounded theory (GT) method. Regarding data, the PhD student uses a combination of three types of data: secondary data, primary data through surveys, and primary data through in-depth interviews with 11 experts who are leaders of 11 Vietnamese commercial banks. Regarding the data analysis procedure, besides the comparative statistical analysis method, the PhD student also applied the GT-based data analysis procedure to deploy. In addition to reflecting the current situation of using credit derivatives in credit risk management at Vietnamese commercial banks, research results have formed a model of conditions for using this tool in credit risk management – including five conditions with 12 observed variables; and at the same time provide evaluation criteria for the response to each observed variable through identification signs. Futhermore, the results of the study also analyze and evaluate the completion of conditions for using credit derivatives in credit risk management at Vietnamese commercial banks; at the same time, propose four groups of solutions and two recommendations to improve the conditions for using credit derivatives tools in credit risk management at Vietnamese commercial banks.
  7. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ vi PHẦN MỞ ĐẦU vii 1. Lý do chọn đề tài vii 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ix 3. Đối tượng nghiên cứu x 4. Phạm vi nghiên cứu x 5. Phương pháp nghiên cứu xi 6. Những đóng góp và những hạn chế của nghiên cứu xi 7. Kết cấu của luận án xiii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước 1 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 7 1.2. Các hướng tiếp cận nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 8 1.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu 8 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 18 2.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 18 2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 18 2.1.2. Quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 20
  8. 2.1.3. Các mô hình rủi ro để thực thi quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 22 2.1.3.1. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng 23 2.1.3.2. Các mô hình rủi ro tín dụng 24 2.2. Tổng quan về công cụ phái sinh tín dụng 30 2.2.1. Khái niệm chung về công cụ phái sinh 30 2.2.2. Khái niệm và đặc điểm của công cụ phái sinh tín dụng 31 2.2.3. Các công cụ phái sinh tín dụng 34 2.2.3.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng 35 2.2.3.2. Hoán đổi tổng thu nhập 37 2.2.3.3. Quyền chọn chênh lệch tín dụng 39 2.3. Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 41 2.3.1. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng 41 2.3.1.1. Lý thuyết rủi ro và bảo hiểm 41 2.3.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 42 1.3.1.3. Lý thuyết đại diện 44 2.3.2. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng 45 2.3.2.1. Lợi ích 45 1.3.2.2. Rủi ro 51 2.3.3. Các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 52 2.3.3.1. Sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng 52 2.3.3.2. Sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng 54 2.3.3.3. Sự quản lý của nhà nước về phái sinh tín dụng 54
  9. 2.3.3.4. Sự phát triển của thị trường tài chính 57 2.3.3.5. Sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với các hoạt động về phái sinh tín dụng 58 2.3.4. Giải mã sự tổn thất của một số định chế tài chính trên thế giới và bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 60 2.3.4.1. Giải mã sự tổn thất có liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng của một số định chế tài chính trên thế giới 61 2.3.4.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 63 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu 68 3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu 68 3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu 69 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu 71 3.2.1. Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp 71 3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 72 3.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu 74 3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu 75 3.2.3.2. Thủ tục thu thập dữ liệu 77 3.2.3.3. Thủ tục phân tích dữ liệu 78 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 82 4.1. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và những công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng khác trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 82
  10. 4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 82 4.1.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 86 4.1.3. Thực trạng sử dụng công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng dưới hình thức bán nợ xấu cho VAMC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 91 4.2. Thực trạng về các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 95 4.2.1. Các điều kiện cần đáp ứng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 95 4.2.2. Thực trạng về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 102 4.2.2.1. Thực trạng sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 102 4.2.2.2. Thực trạng sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam 117 4.2.2.3. Thực trạng sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng 120 4.2.2.4. Thực trạng sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 123 4.2.2.5. Thực trạng sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với những hoạt động về phái sinh tín dụng tại Việt Nam 124 4.2.3. Đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 126 4.2.3.1. Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 126 4.2.3.2. Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam 128
  11. 4.2.3.3. Sự hoàn thiện điều kiện sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng 129 4.2.3.4. Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 130 4.2.3.5. Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với các hoạt động về phái sinh tín dụng tại Việt Nam 131 CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 133 5.1. Bối cảnh chung và quan điểm định hướng các giải pháp 133 5.1.1. Bối cảnh chung 133 5.1.2. Quan điểm định hướng các giải pháp 134 5.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 135 5.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 135 5.2.1.1. Hoàn thiện các yếu tố để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng 135 5.2.1.2. Hoàn thiện và phát triển các công cụ quản trị rủi ro tín dụng 138 5.2.1.3. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin dựa trên nền tảng ngân hàng số 142 5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến sự phát nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam 144 5.2.2.1. Thay đổi nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế 144 5.2.2.2. Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực 145
  12. 5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng 147 5.2.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với phái sinh tín dụng và các lĩnh vực khác có liên quan đến phái sinh tín dụng 147 5.2.3.2. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng và phái sinh tín dụng 151 5.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến các chủ thể cung cấp các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam 152 5.2.4.1. Phát triển đội ngũ chuyên gia xếp hạng tín nhiệm 152 5.2.4.2. Tiếp cận công nghệ xếp hạng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế 153 5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành của Việt Nam 154 5.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành những văn bản pháp lý nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam có đủ định hướng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng 154 5.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành của Việt Nam liên quan đến việc cung cấp và chia sẻ thông tin 155 PHẦN KẾT LUẬN 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC xvi Phụ lục 1. Nhận diện RRTD trong quá trình quản trị RRTD tại NHTM xvi Phụ lục 2. Đánh giá RRTD trong quá trình quản trị RRTD tại NHTM xviii Phụ lục 3. Ứng xử đối với RRTD bằng các phương pháp thích hợp trong quá trình quản trị RRTD tại NHTM xxii Phụ lục 4. Trình tự và nội dung về sự phê chuẩn đối với HTXH nội bộ xxxvii Phụ lục 5. Lược sử quá trình hình thành và phát triển thị trường PSTD trên thế giới xl Phụ lục 6. Bảng khảo sát xlix Phụ lục 7. Dàn câu hỏi thảo luận mở lviii
  13. Phụ lục 8. Tình hình cung ứng vốn từ hệ thống các TCTD và từ thị trường vốn lxi Phụ lục 9. Bảng phân loại nhóm nợ đối với các khoản vay của khách hàng lxiii Phụ lục 10. Bảng số lượng lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng và quản lý RRTD tại các NHTM tham gia trả lời khảo sát thông qua bảng câu hỏi (Đơn vị tính: Người) lxv Phụ lục 11. Bảng phân tích và tổng hợp nội dung trả lời phỏng vấn sâu của các chuyên gia liên quan đến quản trị RRTD và các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam lxvi Phụ lục 12. Thực tế triển khai quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam xcvi Phụ lục 13. Các chỉ tiêu về tài chính tín dụng mục tiêu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 civ Phụ lục 14. Định hướng phân bổ vốn vay và những biện pháp giảm thiểu RRTD của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 cvi Phụ lục 15. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy trình, hạ tầng cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, phát triển mô hình RRTD tại một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 cxi Phụ lục 16. Quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cxxiii Phụ lục 17. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GDCK Việt Nam và Trung tâm LKCK Việt Nam cxxv DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH cxxvii
  14. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo báo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BTC Bộ tài chính ctg Các tác giả GDCK Giao dịch chứng khoán HĐTD Hợp đồng tín dụng HTXH Hệ thống xếp hạng LKCK Lưu ký chứng khoán NCS Nghiên cứu sinh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PSTD Phái sinh tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm TTCK Thị trường chứng khoán TTCP Thủ tướng Chính phủ XHTN Xếp hạng tín nhiệm
  15. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt An Binh Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần ABBANK Stock Bank An Bình Asia Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần ACB Stock Bank Á Châu Bac A Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần BACABANK Stock Bank Bắc Á Basel Committee on Ủy ban Basel về giám sát ngân BCBS Banking Supervision hàng Joint stock Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần BIDV Bank for Investment and Đầu tư và Phát triển Việt Nam Development of Viet Nam Bank for International BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Settlements CAR Capital adequacy ratio Tỷ lệ an toàn vốn Quyền chọn chênh lệch tín CSO Credit spread options dụng CDS Credit default swap Hoán đổi rủi ro tín dụng Giá trị chịu rủi ro tại thời điểm EAD Exposure at default vỡ nợ EC Economic capital Vốn kinh tế EL Expected loss Tổn thất dự kiến Vietnam Export Import Ngân hàng thương mại cổ phần EXIMBANK Bank Xuất nhập khẩu Việt Nam Global Association of Risk Hiệp hội toàn cầu về hành nghề GARP Professionals rủi ro GT Grounded theory Lý thuyết nền
  16. iii Ho Chi Minh City Ngân hàng thương mại cổ phần HDBANK Development Joint Stock Phát triển nhà Thành phố Hồ Commercial Bank Chí Minh Hongkong and Shanghai Ngân hàng Hồng Kông và HSBC Banking Corporation Thượng Hải Limited IRB Internal ratings – based Phương pháp xếp hạng nội bộ International Swaps and Hiệp hội Phái sinh và Hoán đổi ISDA Derivatives Association Quốc tế Kien Long Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần KIENLONGBANK Joint - Stock Bank Kiên Long LGD Loss given default Tổn thất khi vỡ nợ London Inter Bank Offered Lãi suất thị trường liên ngân LIBOR Rate hàng Luân Đôn M Effective maturity Kỳ hạn hiệu lực Military Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần MB Stock Bank Quân Đội n/a Not Available Không có sẵn giá trị National Citizen Ngân hàng thương mại cổ phần NCB Commercial Bank Quốc Dân OLS Ordinary least square Bình phương nhỏ nhất OTC Over the counter Thị trường phi tập trung PD Probability of default Xác suất vỡ nợ Risk – adjusted return on Tỷ suất lợi nhuận của vốn được RAROC capital điều chỉnh theo rủi ro ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở ROE Return on equity hữu SACOMBANK Sai Gon Thuong Ngân hàng thương mại cổ phần
  17. iv Tin Commercial Joint Sài Gòn Thương tín Stock Bank Saigon Bank for Industry Ngân hàng thương mại cổ phần SAIGONBANK and Trade Sài Gòn Công thương Saigon – Ngân hàng thương mại cổ phần SHB HaNoi Commercial Joint Sài Gòn – Hà Nội Stock Bank Technological Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần TECHCOMBANK Joint Stock Bank Kỹ thương Việt Nam Tien Phong Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần TPBANK Joint Stock Bank Tiên Phong TRS Total return swaps Hoán đổi tổng thu nhập UL Unexpected loss Tổn thất ngoài dự kiến Công ty TNHH một thành viên Vietnam Asset VAMC Quản lý tài sản của các Tổ chức Management Company tín dụng Việt Nam VaR Value at Risk Giá trị chịu rủi ro Vector Error Correction Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai VECM Model số Vietnam International Ngân hàng thương mại cổ phần VIB Bank Quốc tế Việt Nam Joint Stock Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần VIETCOMBANK Bank for Foreign Trade Ngoại thương Việt Nam of Vietnam Vietnam Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần VIETINBANK Commercial Bank for Công thương Việt Nam Industry and Trade Vietnam Prosperity Jont Ngân hàng thương mại cổ phần VPBANK Stock Commercial Bank Việt Nam Thịnh Vượng
  18. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp 72 Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát đối với những người thẩm định 74 Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu 76 Bảng 4.1. Tổng dư nợ cho vay, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 .84 Bảng 4.2. Tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt của các NHTM Việt Nam tại VAMC giai đoạn 2016 – 2020 . 93 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần giai đoạn 2016 – 2020 94 Bảng 4.4. Các điều kiện và các biến quan sát được các chuyên gia đề cập trong mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam 97 Bảng 4.5. Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam 98 Bảng 4.6. Quá trình xây dựng HTXH nội bộ của các NHTM Việt Nam 112 Bảng 4.7. Thực tế triển khai phương pháp IRB trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam 114 Bảng 4.8. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số công cụ quản trị RRTD hiện đại 119 Bảng 4.9. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số văn bản pháp lý của Việt Nam 119
  19. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ hoán đổi rủi ro tín dụng 35 Hình 2.2. Sơ đồ hoán đổi tổng thu nhập . 37 Hình 2.3. Sơ đồ quyền chọn bán chênh lệch tín dụng 39 Hình 4.1. Tỷ trọng tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam so với toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 – 2020 82 Hình 4.2. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 – 2020 83 Hình 4.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 . 85 Hình 4.4. Sơ đồ giao dịch sản phẩm đầu tư gắn với RRTD của HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với khách hàng và HSBC Chi nhánh Hồng Kông .88 Hình 4.5. Tổng tài sản có của NHTM nhà nước và NHTM cổ phần giai đoạn 2016 – 2020 94 Hình 4.6 Cơ cấu bộ máy để triển khai quản trị RRTD 103 Hình 4.7. Các nhân tố được tập trung phân tích bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam . . .106 Hình 4.8. Nhân tố được cho là quan trọng nhất để quyết định cho vay đối với khách hàng vay bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam 106 Hình 4.9. Nguồn thông tin được sử dụng để thu thập thông tin về khách hàng vay bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam . 108 Hình 4.10. Mức độ định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của các NHTM Việt Nam . 109 Hình 4.11. Mức độ thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay của các NHTM Việt Nam . 110 Hình 4.12. Số lượng các khóa đào tạo nghiệp vụ do ngân hàng tổ chức mà lãnh đạo, nhân viên đã tham gia trong năm 2018 . 118
  20. vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản và toàn diện nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, hệ thống các NHTM nói riêng, đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc, có khả năng cạnh tranh lớn hơn nhờ dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Trong đó, đối với quản trị RRTD, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới toàn diện; điều này không chỉ là chủ trương của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam1; chúng còn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các NHTM Việt Nam. Bởi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh việc phải cạnh tranh với nhau, các NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với các NHTM nước ngoài; để đạt được mục tiêu lợi nhuận và bảo đảm an toàn trong kinh doanh, ngoài việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các NHTM Việt Nam cũng cần phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro bằng việc đa dạng hóa các công cụ quản trị RRTD. Vì vậy, việc các NHTM Việt Nam có thêm các công cụ để quản trị rủi ro, đặc biệt là các công cụ quản trị RRTD hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chúng có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với từng NHTM mà còn đối với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự xuất hiện của công cụ PSTD vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, không chỉ cung cấp thêm cho các NHTM công cụ mới để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay; sự xuất hiện của công cụ PSTD còn tạo ra cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD. Sử dụng công cụ PSTD được xem là sự đổi mới toàn diện đối với quản trị RRTD; bởi việc sử dụng công cụ PSTD không chỉ là sự đổi mới trong nhận thức, quan điểm về RRTD; chúng còn là sự đổi mới trong cách tiếp cận, phương pháp và mô hình rủi ro. Nếu như với quan điểm truyền thống, RRTD thường được nhìn nhận trong trạng thái 1 Được thể hiện trong nội dung của Nghị quyết số 24/2016/QH14 “Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020” được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2016; Quyết định số 1058/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/07/2017; trước đó ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”.
  21. viii “tĩnh”. Với sự hiện diện của công cụ PSTD, RRTD được nhìn nhận trong trạng thái “động” và đòi hỏi cũng cần phải có sự quản trị chủ động đối với chúng. Về cách tiếp cận và phương pháp, đã chuyển từ quản trị giao dịch hoặc quản trị danh mục thụ động sang quản trị danh mục chủ động. Về mô hình rủi ro, đã chuyển từ mô hình rủi ro “khởi tạo – nắm giữ” thụ động sang mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động; đây là mô hình rủi ro được kết hợp giữa cách thức, kỹ thuật truyền thống để khởi tạo và giám sát khoản vay với cách thức, kỹ thuật hiện đại để đánh giá liên tục đối với RRTD của khoản vay và danh mục cho vay, cùng với đó là việc sử dụng công cụ PSTD để chủ động điều chỉnh RRTD và/hoặc tỷ suất lợi nhuận đối với danh mục cho vay – thực hiện chức năng tối ưu hóa danh mục cho vay. Để đổi mới toàn diện về quản trị RRTD trong hoạt động cho vay; một trong những cách các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận, đó là áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD. Bởi với việc áp dụng mô hình rủi ro này, đòi hỏi những nhà quản trị cấp cao và những người thực hành quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam phải có sự đổi mới trong nhận thức, quan điểm, cách tiếp cận, phương pháp, công cụ và kỹ thuật quản trị RRTD – được thể hiện bằng việc phát triển và sử dụng các công cụ định lượng RRTD đối với khoản vay và danh mục cho vay, công cụ đo lường tỷ suất lợi nhuận của vốn được điều chỉnh theo rủi ro (Risk – adjusted return on capital/RAROC), đặc biệt là việc sử dụng công cụ PSTD để nhận thêm và/hoặc chuyển giao RRTD của khoản vay hoặc tập hợp các khoản vay nhằm tối ưu hóa danh mục cho vay. Tuy nhiên, từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD bên cạnh những lợi ích, chúng cũng có thể gây ra rủi ro cho các bên mua hoặc bán bán PSTD, đặc biệt là đối với các NHTM sử dụng công cụ PSTD trong khi chưa có được sự phát triển cao về quản trị RRTD. Do đó, để các NHTM Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD, đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện thuộc về nội lực của chính NHTM và các điều kiện thuộc về môi trường pháp lý, kinh tế, công nghệ có liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM. Theo sự tìm hiểu của NCS, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, nhưng các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển – nơi mà thị trường
  22. ix PSTD đã hình thành và phát triển, và là nơi mà các NHTM đã có được sự phát triển cao về quản trị RRTD. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến chủ đề này – nghiên cứu của Lê Hồ An Châu (2006) “Bàn về một số điều kiện cần thiết để phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh tại Việt Nam”; Huỳnh Thị Hương Thảo và Bùi Nguyên Khá (2014) “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công cụ PSTD tại các NHTM Việt Nam”; Trần Chí Chinh (2019) “Sử dụng công cụ hoán đổi RRTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam”. Tuy nhiên, những nghiên cứu này, mới chỉ đưa ra được một số gợi ý liên quan đến các điều kiện để hình thành và phát triển thị trường PSTD tại Việt Nam hoặc mới chỉ tiếp cận các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD dưới một số phương diện riêng lẻ. Vì vậy, việc NCS chọn đề tài của luận án “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – các điều kiện phù hợp với bối cảnh nền kinh tế như Việt Nam; qua đó đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện, đồng thời đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ❖ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. ❖ Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát ở trên, các mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng được NCS xác lập như sau: • Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?