Luận án Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_sinh_ke_cua_nguoi_kho_mu_tai_khu_tai_dinh_cu_o_huyen.pdf
Nội dung text: Luận án Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MẠNH HÙNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ Ở HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MẠNH HÙNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ Ở HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN Ngành: Nhân học Mã số: 9. 31. 03. 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đào Thị Minh Hƣơng 2. PGS. TS. Phạm Quang Hoan Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của tôi về sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Lê Mạnh Hùng
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Thị Minh Hƣơng và PGS. TS. Phạm Quang Hoan là hai giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chƣơng trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Viện Nghiên cứu Con ngƣời thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là nơi tôi đang công tác đã tạo nhiều điều kiện để tôi theo học chƣơng trình nghiên cứu sinh, có thời gian điền dã và đã cho tôi nhiều cơ hội để ngày càng trƣởng thành hơn trên con đƣờng nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, đặc biệt là ngƣời dân hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thật tận tình và hiệu quả trong nhiều chuyến đi điền dã lấy tƣ liệu để viết luận án. Cảm ơn các quý thầy cô đã dạy dỗ tôi trong thời gian học tập, cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10 1.2. Cơ sở lý luận 26 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu và ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An 34 Tiểu kết chƣơng 1 41 Chƣơng 2: CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ Ở HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN 43 2.1. Các nguồn lực sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An 43 2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về di dân tái định cƣ và một số chính sách liên quan đến sinh kế của ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An 77 Tiểu kết chƣơng 2 88 Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ Ở THANH CHƢƠNG, NGHỆ AN 91 3.1. Hoạt động nông nghiệp 91 3.2. Các hoạt động phi nông nghiệp 110 Tiểu kết chƣơng 3 120 Chƣơng 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SINH KẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƢỚNG ĐẾN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI KHƠ MÚ TẠI NƠI TÁI ĐỊNH CƢ 122
- 4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế của ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ 122 4.2. Một số vấn về đặt ra từ khía cạnh chính sách 138 4.3 Một số đề xuất giải pháp hƣớng đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An . 142 Tiểu kết chƣơng 4 146 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 1 165 PHỤ LỤC 2 168 PHỤ LỤC 3 182
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á BQL: Ban quản lý BQLDA: Ban quản lý dự án CARE (Cooperative for American Remittances to Europe): Tổ chức Nhân đạo và hỗ trợ phát triển Quốc tế Care DTTS: Dân tộc thiểu số DFID (Department for International Development): Bộ Phát triển Quốc tế Anh GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất IRISH AID: Chƣơng trình viện trợ quốc tế của chính phủ Ireland OXFAM: Tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam PVS: Phỏng vấn sâu TLN: Thảo luận nhóm TĐC: Tái định cƣ THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc WB: Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ảnh hƣởng của dự án thủy điện Bản Vẽ đến dân cƣ 35 Bảng 1.2. Các hoạt động sinh kế đƣợc ngƣời dân coi là nguồn thu nhập chính tại nơi tái định cƣ 38 Bảng 2.1. Diện tích đất của vùng tái định cƣ 45 Bảng 2.2. Dân số tại địa bàn nghiên cứu 48 Bảng 2.3. Thành phần dân cƣ xã Thanh Sơn 49 Bảng 2.4. Quy mô hộ gia đình Khơ mú qua khảo sát 50 Bảng 2.5. Số lƣợng cơ sở giáo dục tại khu tái định cƣ 54 Bảng 2.6. Thời gian tiếp cận với trƣờng học so với trƣớc khi tái định cƣ 55 Bảng 2.7. Tỷ lệ trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số 3-6 tuổi đi học mẫu giáo 56 Bảng 2.8. Số liệu về học sinh ngƣời dân tộc thiểu số đi học tiểu học 57 Bảng 2.9. Số liệu về học sinh ngƣời dân tộc thiểu số đi học Trung học cơ sở 57 Bảng 2.10 Các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của chính quyền đƣợc thực hiện trên địa bàn tái định cƣ 60 Bảng 2.11. Nguồn gốc nhà ở của ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ 62 Bảng 2.12. Loại hình nhà ở của ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ 63 Bảng 2.13. Tỷ lệ hộ gia đình ngƣời Khơ mú sở hữu tài trong gia đình 64 Bảng 2.14. Các loại tài sản của hộ gia đình Khơ mú tại nơi tái định cƣ 64 Bảng 2.15. Tỷ lệ trẻ em đƣợc tiêm chủng tại trạm y tế các xã tái định cƣ 69 Bảng 2.16. Hộ gia đình có thành viên tham gia các tổ chức 74 Bảng 2.17. Ý kiến ngƣời dân về lợi ích của việc tham gia các tổ chức 75 Bảng 2.18. Ý kiến ngƣời dân về nguồn giúp đỡ khi gặp khó khăn về tài chính 76 Bảng 3.1. Tỷ lệ các loại cây trồng trên nƣơng rẫy của ngƣời Khơ mú trƣớc và sau tái định cƣ (%) 95 Bảng 3.2. Hiện trạng và thách thức trong hoạt động trồng trọt của ngƣời Khơ mú tái định cƣ tại huyện Thanh Chƣơng 96 Bảng 3.3. Một số loại cây trồng chính tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An 97
- Bảng 3.4. Số lƣợng hộ gia đình ngƣời Khơ mú có đất trồng lúa 99 Bảng 3.5. Số lƣợng hộ gia đình ngƣời Khơ mú có đất vƣờn 101 Bảng 3.6. Tình hình phát triển cây chè tại vùng tái định cƣ 104 Bảng 3.7. Số lƣợng vật nuôi của ngƣời Khơ mú qua khảo sát 108 Bảng 3.8. Thời gian tiếp cận nơi khai thác lâm thổ sản 119 Bảng 4.1. Ý kiến ngƣời dân về điều kiện đất đai trong sản xuất nông nghiệp tại nơi tái định cƣ so với nơi ở cũ 129 Bảng 4.2. Một số khó khăn về đất đai mà ngƣời Khơ mú thƣờng gặp trong sản xuất nông nghiệp 129 Bảng 4.3. Sự thay đổi nguồn thu nhập của ngƣời Khơ mú trƣớc và sau TĐC ở huyện Thanh Chƣơng 131 Bảng 4.4. Một số chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình ngƣời Khơ mú khi gặp khó khăn trong sản xuất 133
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của ngƣời Khơ mú 50 Biểu đồ 2.2. Ý kiến của ngƣời dân về điều kiện học tập so với trƣớc khi tái định cƣ 54 Biểu đồ 2.3. Ý kiến của ngƣời dân về thời gian tiếp cận các cơ sở y tế so với trƣớc khi tái định cƣ 67 Biểu đồ 2.4. Ý kiến của ngƣời dân về điều kiện khám chữa bệnh so với trƣớc khi tái định cƣ 67 Biểu đồ 3.1. Ý kiến của ngƣời dân về thời gian tiếp cận bãi chăn nuôi so với trƣớc khi tái định cƣ 109 Biểu đồ 3.2. Ý kiến của ngƣời dân về thời gian tiếp cận với chợ/trung tâm mua bán gần nhất so với trƣớc khi tái định cƣ 111 Biểu đồ 3.3. Ý kiến của ngƣời dân về cơ hội tiếp cận việc làm so với trƣớc khi tái định cƣ 113 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nghèo thu nhập của ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở Thanh Chƣơng 126 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế của DFID 32
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề di dân và tái định cƣ trong các dự án phát triển đã đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế, môi trƣờng, văn hóa và xã hội cần giải quyết, trong đó đảm bảo sinh kế và sinh kế bền vững cho cộng đồng bị ảnh hƣởng là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của những ngƣời làm chính sách mà cả những nghiên cứu học thuật. Việc xây dựng các dự án thuỷ điện ở khu vực miền núi Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc trữ nƣớc và cung cấp nguồn điện cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng đó đã phải thu hồi diện tích đất đai rất lớn của ngƣời dân ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi mà ngƣời dân có thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo cao và dễ bị tổn thƣơng về nhiều mặt. Đã có nhiều nghiên cứu về tái định cƣ dƣới các góc độ khác nhau, phân tích khá rõ những tác động của các chƣơng trình tái định cƣ về các mặt môi trƣờng, đói nghèo, bảo tồn văn hóa Tuy nhiên, một vấn đề ít đƣợc quan tâm hơn là những ngƣời dân phải di chuyển chỗ ở bởi các chƣơng trình tái định cƣ sẽ thích ứng nhƣ thế nào với hoàn cảnh và điều kiện sống mới, yếu tố nào cản trở và giúp họ có đƣợc sinh kế bền vững thì chƣa đƣợc quan tâm nhiều, đặc biệt là dƣới góc nhìn của Nhân học. Các hoạt động sinh kế của các tộc ngƣời luôn gắn với một môi trƣờng sinh thái cụ thể và lối sống đã đƣợc định hình từ lâu trong lịch sử, do đó sinh kế có thể coi là một thành tố của văn hóa tộc ngƣời. Tái định cƣ phục vụ cho các dự án thủy điện đã di chuyển ngƣời dân vùng bị ảnh hƣởng đến một nơi ở mới, chính sách này đã góp phần làm biến đổi sinh kế, văn hóa và xã hội của tộc ngƣời thông qua thay đổi những điều kiện về môi trƣờng tự nhiên và xã hội Thực tế cho thấy, công tác đền bù, hỗ trợ tái định cƣ đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ nhiều và ngƣời dân tái định cƣ cũng đƣợc hƣởng lợi từ dự án do các khoản đền bù và hỗ trợ. Tuy nhiên, các chính sách đền bù, hỗ trợ 1
- thƣờng chú trọng vào đất đai, tài chính mà ít chú ý đến các yếu tố mang tính văn hóa tộc ngƣời, khiến cho các mục tiêu về giảm nghèo, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, hay “cuộc sống nơi ở mới ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ” chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Ngƣời Khơ mú tại các khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng là cƣ dân từ huyện Tƣơng Dƣơng của tỉnh Nghệ An đã chuyển đến sinh sống trong hơn 10 năm trở lại đây, họ vốn là những ngƣời dân phải tái định cƣ để phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Bản Vẽ. Trong truyền thống, những ngƣời dân này thƣờng sinh sống theo cộng đồng với phong tục tập quán và văn hoá lâu đời. Việc di dời họ ra khỏi nơi ở quen thuộc đã tác động đến kinh tế, xã hội và văn hoá của ngƣời dân trên nhiều mặt. Những nội dung và hình thức tác động là rất phong phú và đa dạng, cả tích cực và tiêu cực, trong đó các nguồn lực sinh kế có nhiều thay đổi, bên cạnh các hoạt động sinh kế truyền thống thì cũng xuất hiện thêm các hoạt động sinh kế mới do ảnh hƣởng của tái định cƣ. Với những lý do trên, luận án đã chọn chủ đề nghiên cứu về sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An, qua đó mong muốn phân tích thực trạng sinh kế để làm cơ sở nhận diện sự biến đổi sinh kế của một cộng đồng tộc ngƣời thiểu số tái định cƣ. Những kết quả trong luận án sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính sách về kinh tế, xã hội Những cứ liệu nêu trong luận án sẽ góp phần làm cơ sở để làm rõ hơn quan điểm phát triển cho các tộc ngƣời thiểu số vùng cao, đặc biệt là các chính sách về tái định cƣ, sinh kế của các tộc ngƣời thiểu số. Qua đó, luận án còn góp phần cung cấp thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, biến đổi sinh kế và thích ứng của ngƣời dân sau tái định cƣ đối với cộng đồng các cƣ dân ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là tìm hiểu thực trạng, qua đó nhận diện những biến đổi của các nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Từ đó làm rõ sự thích ứng sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm hƣớng đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Hệ thống hóa lý thuyết, khung phân tích về sinh kế, nghiên cứu về ngƣời Khơ mú và tái định cƣ - Tìm hiểu các nguồn lực sinh kế của ngƣời Khơ mú trƣớc và sau tái định cƣ - Trình bày và phân tích các hoạt động sinh kế trƣớc và sau tái định cƣ để thấy đƣợc sự biến đổi sinh kế trong các môi trƣờng sống khác nhau của tộc ngƣời. - Làm rõ sự thích ứng về mặt sinh kế và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hƣớng đến phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là sinh kế của ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về thời gian: Sinh kế của ngƣời Khơ mú từ sau tái định cƣ (2006) ở Thanh Chƣơng, Nghệ An đến năm 2019. - Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại địa bàn tái định cƣ của ngƣời Khơ mú ở xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Trong đó, xã Thanh Sơn đƣợc lựa chọn là địa điểm nghiên cứu chính của luận án do phần lớn ngƣời Khơ mú tái định cƣ sinh sống ở xã này. 3
- 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin Tác giả luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nhìn nhận, lý giải các nguồn lực và các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú trong sự vận động, biến đổi không ngừng và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng khác cũng nhƣ bối cảnh cụ thể của địa phƣơng, quốc gia vấn đề sinh kế sau tái định cƣ đƣợc xác định là mục tiêu nghiên cứu nhƣng luận án không xem đó là một thành tố độc lập mà đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử cụ thể của ngƣời Khơ mú ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An, cũng nhƣ trong mối quan hệ với cộng đồng các tộc ngƣời khác để xem xét và phân tích. Tác giả luận án coi các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú tái định cƣ ở Thanh Chƣơng, Nghệ An là yêu cầu thực tế khách quan và vận động, biến đổi trong mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và tƣ liệu sản xuất. 4.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước Luận án dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản, Nhà nƣớc Việt Nam về chính sách dân tộc và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở phân tích sinh kế của ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ. Luận án luôn dựa trên tƣ tƣởng, quan điểm rằng chính sách đối với các dân tộc ở nƣớc ta là bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhà nƣớc luôn tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi. Có sự ƣu tiên hỗ trợ để các dân tộc thiểu số phát triển, chống kỳ thị, chia rẽ, chống tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, cực đoan, khắc phục tâm lý mặc cảm, tự ti dân tộc. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau của khoa học xã hội, trong đó trọng tâm là các phƣơng pháp nghiên cứu của Dân tộc học/Nhân học. Cụ thể nhƣ sau: 4
- 4.2.1. Phương pháp thu thập tư liệu Thu thập tư liệu thứ cấp: Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài đã đƣợc thu thập, cụ thể là: các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các quyết định về di dân tái định cƣ trong các dự án thủy điện nói chung và di dân tái định cƣ thủy điện Bản Vẽ nói riêng. Các tài liệu về sinh kế, sinh kế bền vững, tái định cƣ, ngƣời Khơ mú, các báo cáo đánh giá chƣơng trình của các tổ chức/nhà khoa học, của các phƣơng tiện truyền thông Điền dã dân tộc học: Luận án lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu có tính truyền thống trong dân tộc học/Nhân học đó là điền dã Dân tộc học tại những bản định cƣ của ngƣời Khơ mú sau tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An kết hợp với điền dã ở những địa bàn sinh sống khác của ngƣời Khơ mú trong và ngoài nƣớc để có cái nhìn so sánh. Các công cụ thu thập tƣ liệu thực địa của luận án là: 1) Quan sát tham dự: Để phục vụ việc thu thập thông tin, tác giả luận án đã tham gia ăn, ở, làm việc cùng với ngƣời dân, trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của họ, qua đó có điều kiện quan sát trực tiếp và trải nghiệm văn hóa cũng nhƣ tìm hiểu các nguồn vốn sinh kế, các hoạt động sinh kế của ngƣời dân. 2) Phỏng vấn sâu: Luận án đã sử dụng cách chọn mẫu có chủ đích để thực hiện 35 cuộc phỏng vấn sâu với các cá nhân thuộc các nhóm ngƣời khác nhau tại cộng đồng tái định cƣ và cán bộ ở cấp xã, huyện. Đối tƣợng phỏng vấn đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức sống hộ gia đình Phƣơng pháp lịch sử truyền miệng (oral history) đã đƣợc sử dụng nhiều trong luận án này khi phỏng vấn những ngƣời cao tuổi, có uy tín trong cộng đồng, nắm giữ nhiều tri thức về lao động, sản xuất nhằm tìm hiểu những câu chuyện cuộc đời của ngƣời dân về cuộc sống, các nguồn vốn sinh kế, hoạt động sinh kế trƣớc và sau tái định cƣ. 5
- 3) Thảo luận nhóm: Luận án đã thực hiện 8 cuộc thảo luận nhóm, mỗi nhóm có 6-8 ngƣời tham gia (bao gồm nhóm 02 phụ nữ, 02 nhóm nam giới, 02 nhóm hỗ hợp nam nữ, 01 nhóm cán bộ xã, thôn bản, 01 nhóm hỗn hợp ngƣời dân và cán bộ) tại cộng đồng. Qua các cuộc thảo luận nhóm giúp tác giả luận án phát hiện nhanh các vấn đề về nguồn lực, các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú tái định cƣ và đề xuất các giải pháp chính sách cũng nhƣ giải pháp cụ thể nhằm giúp ngƣời dân có đƣợc các nguồn lực và hoạt động sinh kế mang tính bền vững hơn. 4) Quan sát trực tiếp: Bên cạnh các tƣ liệu chính đƣợc thu thập và quan sát thông qua điền dã dân tộc học tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An, tác giả luận án cũng đã có cơ hội điền dã ở các bản làng của ngƣời Khơ mú qua nhiều thời điểm khác nhau (từ năm 2004 đến năm 2019) và ở nhiều địa điểm nhƣ: Nghệ An, Điện Biên, Sơn La của Việt Nam; Luông Phra Bang, Udomxay (Lào); Vân Nam (Trung Quốc). Qua các cuộc điền dã đó, tác giả luận án đã trực tiếp quan sát thực trạng đời sống, cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú để có cái nhìn so sánh trong bối cảnh văn hóa, xã hội và sinh kế của ngƣời Khơ mú ở những địa điểm khác nhau. Điều tra xã hội học tộc người: Luận án đã khảo sát định lƣợng đại diện 200 hộ gia đình ngƣời Khơ mú bằng bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn (kích thƣớc mẫu tƣơng đƣơng 57% kích thƣớc tổng thể). Trong đó những ngƣời trả lời là chủ hộ chiếm 77,5%, là vợ chồng/con của chủ hộ chiếm 22,5%, những ngƣời trả lời có độ tuổi từ 35 trở xuống chiếm 33%, từ 36 đến 50 chiếm 40% và từ 50 tuổi trở lên chiếm 27%. Việc điều tra xã hội học tộc ngƣời tập trung vào việc thu thập các số liệu phục vụ thống kê mô tả về thực trạng các nguồn vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ. Bên cạnh đó, luận án cũng kết hợp sử dụng phƣơng pháp bản đồ và chụp ảnh để mô tả các nguồn lực, các hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú tái định cƣ 6
- ở huyện Thanh Chƣơng, so sánh với nơi ở cũ và một số địa bàn sinh sống của ngƣời Khơ mú trong và ngoài nƣớc. 4.2.2. Phương pháp xử lý tư liệu Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thống kê thu thập đƣợc từ tài liệu thứ cấp có liên quan đến luận án đã đƣợc tiến hành, tổng hợp, thống kê, so sánh. Từ 200 bảng hỏi, luận án đã sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để phân tích những thông tin định lƣợng thu thập bằng bảng hỏi trong quá trình điền dã. Nhìn chung, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc vận dụng trong luận án nhằm mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo đói, các nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú sau tái định cƣ Phương pháp phân tích so sánh: So sánh là một phƣơng pháp rất quan trọng và là cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu nhân học, phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc tiến hành với rất nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, việc so sánh trong luận án này không phải để xếp hạng cao, thấp của văn hoá và xã hội theo thang bậc hay chất lƣợng của sự phát triển mà để khám phá những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa những cộng đồng khác nhau. Điều cốt lõi của luận án là tìm hiểu về sinh kế của một tộc ngƣời thiểu số phải tái định cƣ nơi ở mới nhằm hƣớng đến khám phá sự tƣơng đồng và khác biệt trong biến đổi và thích ứng với môi trƣờng mới của con ngƣời. Cách ứng xử của ngƣời dân trong sinh kế sẽ đƣợc phân tích, so sánh ở cả khía cạnh lịch đại và đồng đại. Ở khía cạnh lịch đại thì phân tích, so sánh ngƣời Khơ mú trƣớc và sau tái định cƣ, ở khía cạnh đồng đại thì so sánh ngƣời Khơ mú với các tộc ngƣời trong khu tái định cƣ và cả ngƣời Khơ mú ở những địa bàn cƣ trú khác. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án “Sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” có một số đóng góp mới về mặt khoa học nhƣ sau: 7
- - Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên bàn về sinh kế trong tái định cƣ của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Qua đó thấy đƣợc các nguồn lực sinh kế, những biến đổi và sự thích ứng trong sinh kế của ngƣời Khơ mú tại môi trƣờng sống mới. - Kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm cả những đề xuất chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, sinh kế và bảo tồn sự đa dạng văn hoá của ngƣời dân sau tái định cƣ. Những đề xuất đó đƣợc nhìn nhận dựa trên tình hình thực tiễn của ngƣời Khơ mú ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An nhƣng cũng là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá quan điểm, chính sách dành cho ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam, nhất là vấn đề trong tái định cƣ. - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng chính sách phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, khắc phục những hạn chế của tái định cƣ nhằm phát triển bền vững, đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi việc xây dựng các cồn trình thủy điện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần cung cấp thêm những vấn đề lý luận về tái định cƣ, biến đổi sinh kế và sự thích ứng của ngƣời dân sau tái định cƣ đối với cộng đồng các cƣ dân ở khu vực miền núi Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trong đó có ngƣời Khơ mú. - Qua việc ứng dụng khung sinh kế bền vững, áp dụng lý thuyết sinh thái văn hóa, luận án đã góp phần khẳng định khả năng áp dụng các lý thuyết khi nghiên cứu về sinh kế tộc ngƣời trong hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu của Dân tộc học/Nhân học khi nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về tái định cƣ. - Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm sáng tỏ các lý thuyết khi nghiên cứu về sinh kế tộc ngƣời, thích ứng văn hóa trong tái định cƣ. 8
- 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án cung cấp nguồn tƣ liệu thực tiễn về các nguồn lực, sự thay đổi trong các hoạt động sinh kế, thích ứng văn hóa của ngƣời Khơ mú dƣới tác động của tái định cƣ. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong di dân tái định cƣ, trong phát triển kinh tế và đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân ở khu vực miền núi Việt Nam. - Luận án cũng góp phần bổ sung nguồn tƣ liệu Dân tộc học/Nhân học để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu các chuyên đề về sinh kế, ngƣời Khơ mú và tái định cƣ. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng, nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án, cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu Chƣơng 2. Các nguồn lực sinh kế và một số chính sách có liên quan đến sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An Chƣơng 3. Hoạt động sinh kế của ngƣời Khơ mú tại khu tái định cƣ ở huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An Chƣơng 4. Một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế và đề xuất giải pháp hƣớng đến sinh kế bền vững cho ngƣời Khơ mú tại nơi tái định cƣ 9
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 1.1.1.1. Nghiên cứu về sinh kế Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về sinh kế đã đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu về các loại hình sinh kế đã đƣợc công bố, qua đó, cho thấy một bức tranh đa dạng về chủ đề nghiên cứu này trên thế giới. Sinh kế đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học và các lĩnh vực khác, trong đó có dân tộc học/nhân học. Chambers, R. và G.R. Conway [112] là những ngƣời tiên phong khi đƣa ra nội hàm của khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững, theo đó sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản, và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Sinh kế bền vững cần phải đƣợc xem xét không chỉ ở lĩnh vực môi trƣờng mà cả ở lĩnh vực xã hội. Nghiên cứu cho rằng có rất nhiều yếu tố quyết định đến sinh kế của con ngƣời, trong đó giới tính là một yếu tố quyết định mang tính phổ biến của các hoạt động sinh kế. Một ngƣời đƣợc sinh ra, trƣởng thành và hòa nhập xã hội thì học nghề trong quá trình đó để có một kế sinh nhai mang tính rất tự nhiên, ví dụ nhƣ một ngƣời canh tác với đất đai và công cụ, ngƣời chăn gia súc với động vật, ngƣời sống trong rừng với cây cối, ngƣời đánh cá với thuyền và đồ đạc, hoặc ngƣời bán hàng với cửa hàng. Mỗi ngƣời trong số này có thể lần lƣợt tạo ra một hộ gia đình mới hoặc các hộ gia đình trong cùng một nghề nghiệp. Một số ngƣời khác thì thích ứng với sinh kế nhƣ là một phần đƣợc xác định bởi các yếu tố xã hội, kinh tế và sinh thái môi trƣờng 10
- hoặc một hộ gia đình cũng có thể chọn một sinh kế, đặc biệt là thông qua giáo dục và di cƣ. Trong sinh kế thì những ngƣời khá giả thƣờng có nhiều lựa chọn hơn những ngƣời nghèo, và sự lựa chọn đƣợc mở rộng hơn thƣờng đƣợc tạo ra bởi tăng trƣởng kinh tế. Sinh kế có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, phổ biến nhất để mô tả là ở cấp độ hộ gia đình, thƣờng là một nhóm ngƣời ăn chung, ở chung và chia sẻ lợi ích dƣới một mái nhà. Nghiên cứu của Khanya [123] đã áp dụng khung sinh kế bền vững để tiến hành phân tích về thực trạng sinh kế nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo ở miền Nam và Trung Phi. Nghiên cứu này đã phân tích tổng thể các điểm mạnh và các mối liên kết vĩ mô - vi mô trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã, tiến hành từ tổng quan các chính sách ở các cấp chính quyền khác nhau có ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân. Qua đó cho thấy phƣơng thức sinh kế của ngƣời dân rất đa dạng và có mối quan hệ với nhau thông qua những mối quan hệ phức tạp của các hộ gia đình. Henry Bernstein và cộng sự [111] đã tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Ấn Độ, Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara. Các tác giả đã giải thích nguồn gốc của nghèo đói, cơ cấu của nền nông nghiệp và ý nghĩa của tình trạng nghèo đói đến đời sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra động lực bên trong của cộng đồng, đó chính là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống và sinh kế ở nông thôn. Qua việc phân tích bối cảnh cụ thể về việc làm, môi trƣờng, sự khác biệt và sức khỏe, nghiên cứu cũng đã phân tích cách ứng phó với khủng hoảng trong sinh kế nông thôn từ góc độ ngƣời dân và cả cấp độ chính quyền. Nghiên cứu còn xem xét các tác động đa dạng của con ngƣời đến thay đổi ở nông thôn và các cơ chế đối phó với khủng hoảng và những ảnh hƣởng khác nhau đến sinh kế nông thôn phát sinh từ sự thay đổi và các chiến lƣợc tồn tại của các cá nhân và hộ gia đình. Nghiên cứu còn mô tả các quá trình chuyển đổi của nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản sinh kế nông thôn ở các nƣớc đang phát triển và xác định một số tình huống khó xử 11
- đối với hành động công phát sinh từ chuyển đổi nông nghiệp và khủng hoảng sinh kế nông thôn. Frank Ellis [117], một nhà kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đã tập trung chủ yếu vào vùng Đông Phi để trình bày bức tranh đa dạng về đời sống nông thôn khi kết hợp các phƣơng pháp khảo sát có sự tham gia của ngƣời dân nhằm tìm hiểu các quan hệ xã hội, các thể chế, tổ chức và các chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân. Nghiên cứu của Frank Ellis cũng đã xem xét đa dạng hóa sinh kế nhƣ một chiến lƣợc sống còn của các hộ gia đình nông thôn trong phát triển. Mặc dù vẫn có tầm quan trọng nhƣng hoạt động kinh tế tự cấp tự túc, nuôi trồng của ngƣời dân không thể cung cấp đủ phƣơng tiện sinh tồn của họ ở nông thôn. Phân tích của nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa sinh kế trong các phƣơng pháp tiếp cận phát triển nông thôn và các tƣơng tác giữa đa dạng hóa và nghèo đói, năng suất trang trại, quản lý tài nguyên thiên nhiên và quan hệ giới ở khu vực nông thôn và chính sách về đa dạng sinh kế ở nông thôn là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của ngƣời dân. Khi nghiên cứu về sinh kế của các tộc ngƣời ở miền bắc Lào, G. Lestrelin and M. Giordano [124] cho thấy, trong khoảng hơn hai thập kỷ qua, chính phủ Lào đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến sở hữu và sử dụng đất đai tại các bản làng vùng cao với mục đích tạo điều kiện phát triển kinh tế và giảm thiểu việc suy thoái đất đai. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, mặc dù có một chính sách rõ ràng của chính phủ nhằm cải thiện cả điều kiện kinh tế xã hội và môi trƣờng, sự thay đổi các hoạt động sinh kế của ngƣời dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện khác nhau của môi trƣờng. Mặc dù đất đai bị suy thoái nhƣng nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh kế của ngƣời dân. Trong sinh kế của mình, ngƣời dân buộc phải thích ứng với quá trình suy thoái đất đai cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng, bằng cách tăng cƣờng lao động và sử dụng đất một cách triệt để hơn. 12
- Dƣới góc nhìn của một nhà nhân học, Anan Ganjanapan [110] lại tập trung vào các khía cạnh của văn hóa trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là đất đai và rừng ở khu vực miền bắc Thái Lan. Nạn phá rừng đã trở nên phổ biến và rất nghiêm trọng, dẫn đến xói mòn đất ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân vùng cao. Trong khi đó, các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tại các khu vực hạ lƣu ngày càng trở nên khó khăn do tình trạng thiếu nƣớc và ô nhiễm môi trƣờng, gây ra những xung đột giữa các cộng đồng tộc ngƣời ở miền núi và vùng đồng bằng. Tác giả cho rằng, các vấn đề ở các vùng cao phía bắc Thái Lan là rất phức tạp và dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống trong các cộng đồng, và giữa con ngƣời đất đai, thị trƣờng, và nhà nƣớc gây mất an ninh trong quyền sở hữu đất đất đai. Tác giả lập luận rằng an ninh quyền sử dụng đất là rất quan trọng cho sự phát triển của vùng cao ở Thái Lan, việc di chuyển dân và không tôn trọng văn hóa, hoạt động sinh kế truyền thống của cộng đồng tộc ngƣời sẽ làm mất ổn định ở khu vực này. Đƣợc viết dƣới quan điểm của một nhà nhân học, nhƣng các khái niệm, phƣơng pháp nghiên cứu và kết luận trong công trình nghiên cứu này sẽ giúp các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về sự phức tạp của các vấn đề đất đai, đặc biệt là liên quan đến các quyền đối với đất đai và tài nguyên rừng từ một góc nhìn nhân học. Trong một nghiên cứu về nhân học kinh tế, John Clammer [49] đã đề cập đến những vấn đề khác nhau của hoạt động sinh kế, từ vấn đề lý thuyết đến các thực tiễn hoạt động sinh kế ở các quốc gia khác nhau. Ông cho rằng, nhân học kinh tế là ngành nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bối cảnh xã hội và văn hóa, từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ “Đối với nhà nhân học thì các quan niệm kinh tế cũng là những quan niệm xã hội, nêu rõ một cách sâu sắc những giá trị cơ bản, thế giới quan và những định hướng về đạo lý của một xã hội. Những ý tưởng kinh tế cơ bản về tín dụng, tiết kiệm, vốn và sự trao đổi hay cách làm ăn, tuy có thể là những định nghĩa trừu 13