Luận án Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_quyen_cua_nguoi_dong_tinh_ly_luan_va_thuc_tien.pdf
Nội dung text: Luận án Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH TÂM QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền Con Ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Minh Tâm
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI ĐỒNG TÍNH VÀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH 6 1.1. Lịch sử về đống tính ở một số nơi trên thế giới 6 1.1.1. Lịch sử đồng tính ở Phương Tây 6 1.1.2. Lịch sử đồng tính ở Phương Đông 13 1.2. Hệ thống khái niệm 27 1.2.1. Khái niệm đồng tính 27 1.2.2. Khái niệm xu hướng tính dục 30 1.2.3. Khái niệm giới tính 31 1.2.4. Khái niệm giới 31 1.2.5. Khái niệm bản sắc giới 32 1.3. Quan điểm của một số tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam về ngƣời đồng tính và quyền của ngƣời đồng tính 32 1.3.1. Quan điểm của Đạo Phật 33 1.3.2. Quan điểm của Đạo Thiên chúa 35 1.4. Nhận thức về ngƣời đồng tính và quyền của ngƣời đồng tính trên thế giới và Việt Nam 37 1.4.1. Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính trên thế giới 41 1.4.2. Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính ở Việt Nam 44
- Chƣơng 2: QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 53 2.1. Cơ sở lý luận tiếp cận quyền của ngƣời đồng tính 53 2.2. Những quy định về quyền của ngƣời đồng tính trong khuôn khổ Liên Hợp quốc 58 2.2.1. Tổng quan pháp luâṭ quốc tế về bảo vê ̣quyền của người đồng tính 58 2.2.2. Nôị dung cơ bản của Nguyên tắc Yogykarta về quyền của người đồng t i ́nh 65 2.3. Những quy định liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính trong Pháp luật Việt Nam 69 2.3.1. Các quy định của pháp luật dân sự hiện hành và pháp luật khác có liên quan quyền của người đồng tính và nh ững bất cập trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính 69 2.3.2. Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành có liên quan quyền của người đồng tính và nh ững bất cập trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính 71 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN NGƢỜI ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75 3.1. Thực trạng về quyền ngƣời đồng tính ở Việt Nam hiện nay 75 3.1.1. Thực tiễn về vấn đề quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay 75 3.1.2. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay 88 3.2. Một số phƣơng hƣớng, giải pháp bảo đảm quyền của ngƣời đồng tính ở Việt Nam 90 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện tượng đồng tính đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, văn hóa và tôn giáo ở mọi thời đại của xã hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng tính được khai thác khá nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng, khắp từ Châu Âu sang Trung Đông, Ả Rập, từ Ấn Độ sang Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc còn phát hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời Đồ Đồng. Cũng tại Trung Quốc, thời nhà Minh được xem là kỳ cực thịnh cho các sáng tạo lấy cảm hứng từ quan hệ đồng tính. Những bước chuyển của lịch sử, kéo theo là thay đổi xã hội và nhận thức của con người đã đẩy người đồng tính vào góc tối, phải sống giấu mình. Trong thời gian khá dài đó thì hầu hết các dân tộc trên thế giới đã xếp đồng tính là một căn bệnh hoặc một tội lỗi, và bị luật pháp cấm thậm chí còn bị xử rất nặng bao gồm cả tử hình. Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng, tự do, người đồng tính bắt đầu dần dần bước lại ra ánh sáng – đòi lại quyền sống là chính mình. Vào năm 1886, một nhà hoạt động xã hội giấu tên người Phổ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng và yêu cầu xã hội để họ được cất lên tiếng nói của mình đồng thời yêu cầu các nhà nước dỡ bỏ những đạo luật hà khắc đối với người đồng tính. Và cũng chính từ sự kiện này mà thuật ngữ “đồng tính” mới bắt đầu xuất hiện trong các nghiên cứu khoa học. Đến ngày 17/5/1990, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã loại “đồng tính luyến ái” ra khỏi hạng mục bệnh tâm lý. Ngày nay, những người quan tâm và có hiểu biết đều không còn xem đồng tính là bệnh, hay khiếm khuyết cơ thể. Nếu muốn “phân loại” thì đồng tính là khuynh hướng tình dục khác dị tính. Cho đến nay, có 23 quốc gia thừa nhận quyền của người đồng tính, 19 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và 44 quốc gia cũng chấp nhận hai người đồng tính đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác. 1
- Trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng, trứng của một trong hai người. Phần còn lại của thế giới, trong đó có Việt Nam hãy còn nhiều người đồng tính chưa được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng. Mặc dù đồng tính không bị xem là bất hợp pháp tại Việt Nam nhưng định kiến bảo thủ của xã hội đối với người đồng tính vẫn còn nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức sai lệch. Nhiều người cho rằng đồng tính là tệ nạn xã hội, không bình thường, là một thứ bệnh hoạn, là đua đòi hư hỏng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ có thái độ cởi mở với người đồng tính. Điều đó, đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến quyền của người đồng tính. Hơn nữa, khi mà vấn đề nhân quyền đang thực sự được nhắc đến rất nhiều từ quốc gia này đến quốc gia khác thì vấn đề các nhóm đối tượng khác nhau muốn lên tiếng mong nhận được sự bình đẳng trong xã hội. Cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện nay cộng đồng người này cũng đang diễn ra một số hoạt động nhằm phổ biến kiến thức khoa học về hiện tượng đồng tính và kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Từ đó tạo cơ sở để nhà nước và xã hội thừa nhận quyền của người đồng tính và hợp pháp hóa thành các quy định pháp luật bảo vệ quyền của họ. Xuất phát từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài “Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn”. Với mong muốn có thể phần nào giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề quyền của người đồng tính tại Việt Nam hiện nay, bao gồm: Những rào cản, những thách thức và thuận lợi mà nhà nước và xã hội phải đối mặt cũng như giải quyết về vấn đề mà hiện nay cả xã hội đang hàng ngày quan tâm. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay đang là tâm điểm chú ý trên nhiều diễn đàn, các trang thông tin điện tử, các mặt báo Trong đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc nên hay không nên thừa nhận quyền của người đồng tính và đặc biệt được nhắc nhiều đến đó là quyền kết hôn giữa những người đồng tính. Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp 2
- hiện đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vấn đề có những quy định pháp luật đảm bảo quyền của nhóm người thiểu số này. Ở góc độ nghiên cứu khoa học, thì mới chỉ dừng lại đa số là các bài viết và tác phẩm của các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền của người đồng tính tại Việt Nam hoặc nếu có thì Luận văn nghiên cứu về nhận thức của nhòm người về người đồng tính. Có thể kể ra bao gồm: - Bùi Bích Hà "Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái", Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã Hội học năm 2002, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. - Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn: - Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT Việt Nam ngày 4/12/2011. - Bùi Thị Cẩm Tú (Viện Nghiên cứu Môi trường & Phát triển bền vững, Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Bảo vệ quyền của người đồng tính – Một vấn đề đáng được lưu tâm, Hội thảo “Quyền con người: tiếp cận liên ngành KHXH” do Đoàn Thanh niên Viện KHXH Việt Nam tổ chức ngày 01/08/2011. - Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo mạng. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: + Tim hiểu về lịch sử, văn hóa và pháp luật Việt Nam về người đồng tính và quyền của người đồng tính. + Phân tích và làm rõ nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản chất, nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng đồng tính. + Từ đó đưa ra nhận định và hướng giải pháp cho Việt Nam về vấn đề bảo đảm quyền của người đồng tính hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về nhận thức của xã hội Việt Nam về vấn đề 3
- người đồng tính và quyền của người đồng tính qua các thời kỳ và khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến người đồng tính. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích, so sánh những quan niệm trên thế giới đặc biệt một số nước có sự ảnh hưởng của những tôn giáo tương đồng với Việt Nam về người đồng tính và quyền của người đồng tính để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ quyền của người đồng tính. 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật, về con người; những thành tựu của khoa học, triết học, lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài. 5. Những nét mới của luận văn So với các đề tài nghiên cứu về người đồng tính trước đây đề cập nhiều đến thái độ kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính, nhận thức của một nhóm người về người đồng tính, hay tập trung chủ yếu vào vấn đề hôn nhân đồng tính. Luận văn đưa ra một cách hệ thống từ lịch sử, văn hóa và tôn giáo về người đồng tính và quyền của người đồng tính tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra nhận định và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người đồng tính hiện nay. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp một cách có hệ thống mang tính lý luận về người đồng tính; giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về người đồng tính, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền con người của nhóm người này. Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại và thách thức trong việc thực hiện và bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam; từ đó nêu ra một số kiến nghị giải pháp cơ bản về thực hiên quyền của người đồng tính. 4
- 7. Kết cấu của luận văn Luận văn này kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương, và phần kết luận: - Chương 1: Lịch sử và những vấn đề lý luận chung về người đồng tính và quyền của người đồng tính; - Chương 2: Quyền của người đồng tính trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam. - Chương 3: Thực trạng và phương hướng bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay. 5
- Chƣơng 1 LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI ĐỒNG TÍNH VÀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH Hiện tượng đồng tính luyến ái (gọi tắt là đồng tính) được xem là một trong các quan hệ xã hội thời hiện đại. Thật ra, hiện tượng này đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ngược dòng thời gian, chúng ta tìm thấy những dấu ấn của những người đồng tính trong lịch sử phát triển của nhân loại ở bất kỳ nơi nào, trong văn hóa của mọi dân tộc, có thể nói là ở đâu có con người thì ở đó tồn tại những người đồng tính. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại Đế, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Plato, có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái. Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hiện tượng này liên quan đến những người được xem là có “hai linh hồn”. Ở các nước Trung Đông trong một số nền văn hóa Hồi giáo, đồng tính lại rất phổ biến và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều bài thơ Hồi giáo của các nước Ả Rập thời Trung cổ và Ba Tư, người đọc có thể tìm thấy hình ảnh những chàng trai nhỏ tuổi phục vụ trong các quán rượu. Họ ngủ chung giường với khách. Ở Trung Á, trên con đường tơ lụa, điểm giao nhau giữa hai nền văn hoá Đông – Tây, xuất hiện nghề làm trò tiêu khiển. Họ là những tiếp đãi viên kiêm mại dâm nam, ăn mặc lộng lẫy, trang điểm kỹ, hát và múa những bài khiêu dâm mua vui cho mọi người. Những người này được huấn luyện từ nhỏ và làm việc cho đến tuổi trưởng thành thì giải nghệ. Tuy nhiên khái niệm “đồng tính luyến ái” hiện đang được hiểu ở các nước phương Tây là một khái niệm mới mà trước đây trong lịch sử chưa biết đến. 1.1. Lịch sử về đống tính ở một số nơi trên thế giới 1.1.1. Lịch sử đồng tính ở Phương Tây Ở phương Tây, theo dấu vết cổ nhất mà các nhà khảo cổ học đã khám phá được thì đồng tính xuất hiện cách đây khoảng 6000 năm, đó là bộ hài cốt được tìm thấy tại ngôi làng Prague, Cộng hòa Czech và qua các tài liệu văn học, mỹ thuật, 6
- truyền thuyết thì đồng tính được tìm thấy ở La Mã, Hy Lạp thời thượng cổ. Ở thời cổ đại Hy Lạp có quan điểm khá thông thoáng đối với chuyện đồng tính luyến ái. Quan hệ đồng tính nam không chỉ là sở thích mà được xem như là một thể chế trong xã hội. Một quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi hơn, ở khoảng chừng 20 hoặc 30 mấy tuổi, được gọi là erastes, và một cậu trai chưa có râu là eromenos hay paidika, trở nên là một mẫu mực lý tưởng của truyền thống. Mối quan hệ trên có lợi cho cả hai. Người đàn ông lớn tuổi hơn sẽ chăm sóc, giáo huấn, bảo vệ, yêu thương, và là một tấm gương cho người yêu trẻ, trong khi người yêu trẻ, eromenos hoặc paidika, thì dâng hiến sắc đẹp, sự trẻ trung, niềm ngưỡng mộ, và tình yêu [46]. Thêm một minh chứng nữa cho quan điểm về đồng tính luyến ái trong xã hội Hy Lạp cổ đại được xem như là khẩu vị và sự ưa thích chứ không phải đạo đức, huyền thoại về đội quân Thebes gồm 150 cặp đồng tính, nổi tiếng trong lịch sử với sự dũng mãnh trên chiến trường của họ. Plato - một nhà triết học thời cổ đại đã viết rằng, chuyện đồng tính trong quân đội được khuyến khích vì “tình yêu sẽ biến đổi một kẻ nhát gan nhất trở thành một người hùng đầy năng lực", chính tình yêu đã cho họ tinh thần chiến đấu. Đội quân gồm 150 cặp đồng tính nam trong lịch sử Hy Lạp chính là minh chứng cho điều đó. Bên cạnh những ghi chép lịch sử về đồng tính nam thì có nhiều tài liệu ghi chép về sự tồn tại đồng tính nữ ở xã hội Hy Lạp cổ đại, không những vậy mà còn phát triển và được xã hội Hy Lạp khi đó rất cởi mở. Nữ thi sĩ Sappho sống trên hòn đảo thơ mộng Lesbos của thời Hy Lạp xưa vào khoảng năm 625 đến 570 trước Công nguyên, Sappho đã viết nhiều tác phẩm hầu hết là những bài thơ tình về người phụ nữ mà bà yêu. Tác phẩm “Sappho of Lesbos” (Sappho của đảo Lesbos) của tác giả Arthur Weigall đã được xuất bản lần đầu tiên trên phụ trương văn học của tạp chí Times uy tín, sau khi chúng được tìm thấy vào năm 2004. Đây là một tác phẩm thơ tình cách đây 2.600 năm của Sappho, bày tỏ tình cảm yêu đương với một người bạn cùng giới của Sappho. Nổi tiếng và gây sốc cho nhiều thế hệ Sappho đã làm tốn không ít giấy mực của nhiều tác giả trong các tác phẩm thi ca và hội họa. Tất cả tạo nên tính chất bất tử của huyền thoại 7
- Sappho. Hơn nữa, một điều nữa tạo nên tính chất bất tử của huyền thoại Sappho. Theo những ghi chép lịch sử cho đến ngày này phát hiện ra thì không có nước nào như ở Hy Lạp. Bởi các quốc gia hầu hết lịch sử ghi chép lại là đồng tính nam không nói đến đồng tính nữ. Hơn nữa, xã hội Hy lạp khi đó nhờ có những vần thơ của Sappho mà có cái nhìn rộng mở hơn đối với những người phụ nữ bị đồng tính. Tất cả đó là lý do cho sự ghi nhận và công nhận một danh từ “lesbian” - từ ghép của Lesb- là tên đảo và -ian chỉ người sống trên đảo Lesbos. Sau này, ở thế kỷ XX, lesbian lại có lúc được gọi theo tên của Sappho là Sapphist. Liên quan đến pháp luật thời kỳ này, có nhiều tài liệu bằng văn bản ghi lại các quy định pháp luật điều chỉnh các dạng khác nhau của hành vi đồng tính. Các quy định pháp luật ngăn chặn mại dâm nam cũng được áp dụng cho đồng tính nam. Hay các quy định về cưỡng dâm đều áp dụng cho tất cả các hành vi tình dục dù đó là dị tính hay đồng tính trong tự nhiên. Cũng như ở Hy Lạp cổ đại, xã hội La Mã cổ đại cũng rất cởi mở đối với vấn đề đồng tính, thậm chí yêu đương đồng tính nam và đồng tính nữ là chuyện bình thường và rất phổ biến, nhất là trong giới thượng lưu. Khác với luật tục Hy Lạp cổ đại, người La Mã không cấm quý tộc quan hệ đồng tính với nam nô lệ. Vì thế quý tộc La Mã còn mua nam nô lệ để phục vụ nhu cầu tính dục mặc dù họ đang có vợ con. Nhiều quý tộc và hoàng đế không thoát khỏi xu hướng này. Danh tướng Julius Caesar (tướng Julius Caesar (năm 100-44 TCN) giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền cộng hòa La Mã thành đế quốc La Mã) và Hoàng đế Elagabalus (trị vì năm 218-222) là hai ví dụ điển hình. Thời kỳ Trung cổ, là giai đoạn tiếp theo bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở thế kỷ V, kéo dài tới thời Phục Hưng thế kỷ XIII. Trong suốt một nghìn năm thời Trung cổ, toàn bộ Châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng đen kìm hãm sự phát triển nhiều mặt, bị thống trị bởi tôn giáo và nhà thờ, với sự biến mất của triết học thay vào đó là giáo lý Thần học của các tu sĩ mang nặng tính giáo điều. Hầu hết, mọi vấn đề trong xã hội đều chịu ảnh hưởng và sự kiểm soát của tôn giáo, thậm chí tất cả các nhu cầu thiết yếu của con người đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi tôn giáo. 8
- Chính vì vậy, những người có quan hệ đồng tính cũng không ngoại trừ thậm chí còn là thời kỳ khắc nghiệt nhất trong lịch sử Châu Âu. Theo quan điểm của Giáo hội Thiên Chúa giáo thời trung cổ thì tình dục hoàn toàn không phải hành động thể hiện tình yêu hay mang lại niềm vui thích mà chỉ đơn thuần phục vụ mục đích duy trì nòi giống của loài người. Bởi thế cho nên “chuyện ấy” chỉ được chấp nhận dưới sự bảo trợ của hôn nhân. Nói một cách đơn giản, một người đàn ông và một người đàn bà được “yêu” nhau khi và chỉ khi họ là vợ chồng. Mọi hình thức quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoài hôn thú đều bị coi là tội lỗi nghiêm trọng và bị trừng phạt nặng nề. Thậm chí sáng tạo khi “yêu” cũng có tội. Chính vì quan điểm khắt khe và độc đoán của tôn giáo đối với tình dục như vậy, nên đồng tính luyến ái theo giáo lý của Giáo hội Thiên chúa thời kỳ này là “hành vi chống lại tự nhiên” do đó bị cấm đoán triệt để. Từ khoảng thế kỉ XII, nhà thờ bắt đầu áp dụng những hình phạt cực kì nghiệt ngã cho những kẻ mắc tội lỗi này. Họ có thể bị thiêu sống, bị tra tấn tới chết hoặc nhốt vào lồng, treo trên cao và bỏ đói cho đến chết. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy rất nhiều nhân vật lớn trong thời Trung Cổ có quan hệ đồng tính, từ các vị vua chúa cho đến quí tộc, tu sĩ. Nhưng có điều họ thường ngụy trang cho mình bằng cách vẫn kết hôn với người khác giới, sinh con duy trì nòi giống và vẫn có người tình đồng tính bên ngoài. Đến cuối thời Trung Cổ bắt đầu giai đoạn Phục Hưng Châu Âu. Thời kỳ Phục Hưng diễn ta trong khoảng 3 thế kỷ từ thế kỷ XIV đến XVI. Đây là thời kỳ diễn ra hai phong trào, một là phong trào “cải cách tôn giáo”, hai là phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học và triết học. Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở nước Ý, vì nơi đây, từ thế kỷ XIV đã có những thành thị tự do, phát triển như những quốc gia riêng biệt như Florence, Milan, Venise, Sienne sau đó lan ra các nước khác. Khái niệm Phục hưng có mặt trong tất cả những công trình của thời kỳ này. Từ các nhà khoa học, bác học, triết gia, đến các nhà kiến trúc, họa sĩ và cả nhà cầm quyền đều tin rằng, chỉ có sự nghiên cứu thời đại hoàng kim Hy – La cổ đại mới có thể đưa con người tới sự minh triết và vĩ đại. Xét về mặt lịch sử, thời kỳ Phục hưng là thời kỳ 9
- chuyển tiếp từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản. Qua sự chuyển tiếp này, con người được trở về với chính mình sau một cuộc hành trình đầy gian khổ suốt mười thế kỷ. Đây là thời đại mà con người một lần nữa đã được phát minh ra. Vấn đề hạnh phúc, tình yêu, cái đẹp, khoái lạc được nâng lên tầm vũ trụ. Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng xuyên suốt thời kỳ này. Nó thể hiện khát vọng của con người và đáp ứng nhu cầu của thời đại. Mặc dù, nhìn tổng quan có thể nói thời Phục Hưng là thời kỳ vĩ đại của lịch sử, nền văn minh mới hướng con người đến với tự do, và làm chủ vũ trụ. Nhưng đối với người đồng tính thì đây là thời kỳ khởi đầu cho những sự đàn áp. Thời kỳ này, hành vi tình dục đồng tính được gọi là kê gian. Những người tham gia được gọi là sodomites. Điều này khác với thuật ngữ “hành vi chống lại tự nhiên” không chỉ bao gồm kê gian, mà còn bao gồm bất kỳ giao hợp tình dục nào không nhằm mục đích duy nhất của sự sinh sản. Tuy nhiên, bất chập luật pháp và những hình phạt nặng nề của giai đoạn này, quan hệ đồng tính vẫn phổ biến trong cuộc sống hầu hết ở Châu Âu, Anh, Pháp, Ý là những ví dụ điển hình. Miền Bắc nước Ý, đặc biệt là Florence và Venice, nổi tiếng về chuyện đồng tính. Tuy nhiên, như đã nói không được pháp luật ở đây thừa nhận. Các nhà chức trách bắt giam, phạt và khởi tố những người có quan hệ đồng tính. Có lẽ cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học và triết học về con người, sự vật trong vũ trụ, sự đàn áp, trừng phạt nặng nề những người có quan hệ đồng tính nên tạo điều kiện để hình thành nên những chương mới cho lịch sử đồng tỉnh ở các nước Phương Tây thời Cận đại. Những năm cuối 1860, nghiên cứu về người đồng tính được bắt đầu lần đầu tiên ở Đức, nơi đã gắn liền với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ sự ngăn cấm đối với hành vi đồng tính [45]. Thuật ngữ “đồng tính luyến ái” và “người đồng tính” không tồn tại cho đến cuối những năm 1860 khi chúng lần đầu xuất hiện ở Trung Âu. Vào năm 1864, Karl Heinrich Ulrichs là người đầu tiên viết về khái niệm của quan hệ đồng tính, ông được coi là “ông tổ của phong trào giải phóng quyền đồng tình nam” và Karoly Maria Kertbeny đã đặt nền móng thực sự cho những thuật ngữ này. Những thuật ngữ mà ông đã sử dụng trong cuộc đấu tranh vì “quyền của người 10
- đồng tính” ở Đức nhằm xóa bỏ tình trạng ngăn cấm quan hệ đồng tính. Và cũng trong giai đoạn này một lĩnh vực nghiên cứu mới được bắt đầu, đó là “tình dục học” nghiên cứu về quan hệ tình dục và cụ thể là quan hệ đồng tính. Và cũng bắt đầu từ đầu những năm 1860 này, người đồng tính vận động đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của người đồng tính và các chuyên gia về tình dục cũng tán thành rằng quan hệ đồng tính không phải là một tội lỗi hay tội ác. Năm 1886, Richard von Kraftt-Ebing (1840-1902) là một chuyên gia tình dục học lỗi lạc. Ông đã phá vỡ học thuyết của Ulrichs về quan hệ đồng tính. Mặc dù ông cũng đã cho rằng đồng tính là bẩm sinh nhưng ông xem là một dạng khuyết điểm bẩm sinh thể hiện là giới tính bị đảo ngược và bị thoái hóa. Sau này cũng có nhiều chuyên gia cũng có cùng quan điểm với Ulrichs như Magnus Hirschfeld (1868-1935), một trong những người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì quyền của người đồng tính. Vượt ra khỏi nước Đức, Havelock Ellis (1859-1939) là một trong những người ủng hộ quyền của người đồng tính sớm nhất ở Anh. Ông cũng đã phổ biến quan điểm đồng tính là giới tính dị thường bị đảo ngược, không phải bệnh lý bẩm sinh. Trái ngược với quan điểm trên, Sigmund Freud (1856-1939) có quan điểm đồng tính là một bệnh lý. Quan điểm này của ông đã có tầm ảnh hưởng trong nhiều năm và cho đến ngày nay, vẫn tồn tại quan điểm này. Năm 1948, Alfred Kinsey đã xuất bản cuốn “Sexual Behavior in the Human Male”. Về mặt lịch sử, tác phẩm của ông đã góp phần đáng kể vào sự phát triển khái niệm “người đồng tính” hiện nay. “Không thể phân tách đàn ông thành hai loại riêng biệt là dị tính và đồng tính luyến ái cũng như không thể chia thế giới thành cừu và dê. Thế giới tự nhiên hiếm khi được phân chia thành những loại riêng biệt Trong mọi khía cạnh, thế giới sống này là liên tục. Dựa trên nguyên lý đó, cần thiết đề xuất một cách phân loại mới bằng cách thêm vào hai loại hoàn toàn dị tính và hoàn toàn đồng tính những loại khác mà chúng khác nhau một cách tương đối. Một người có thể nằm đâu đó trên thang đánh giá này trong một thời điểm nào đó của cuộc đời Một thang đo 7 điểm một chiều thể hiện những thiên hướng tính dục” là kết quả nghiên cứu của ông được viết trong tác phẩm 11
- trên. Đóng góp của ông cho sự phát triển khái niệm ngày nay, tình dục hướng đến giới tính khác cũng là vấn đề xu hướng tính dục giống như đồng tính luyến ái và xu hướng tính dục đó không thay đổi [48]. Tuy có một lịch sử tồn tại từ cổ đại, thậm chí ở nhiều giai đoạn còn là phổ biến và được ca ngợi cùng với sự xuất hiện phong trào đấu tranh quyền của người đồng tính dựa trên các nghiên cứu khoa học nhưng việc làm thay đổi quan niệm đã thống trị từ khi có con người là điều không dễ dàng, đơn giản. Tuy vậy, cũng đã có những tín hiệu tốt cho những người đang đấu tranh và ủng hộ người đồng tính trên thế giới, một số nước đã gỡ bỏ lệnh cấm quan hệ đồng giới, đi đầu là quốc gia Illinois (tiểu bang Hoa Kỳ) hợp pháp hóa hành vi đồng tính vào năm 1961 [49]. Tuy phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính được mở đầu tại Đức vào cuối những năm 1860, nhưng chỉ diễn ra nhỏ lẻ ở một số cá nhân đứng lên dùng ngòi bút và những tri thức bản thân khám phá, thể hiện quan điểm cá nhân trong các tác phẩm của mình, sau đó xuất bản nên hiệu ứng tác động chưa thực sự mạnh mẽ. Chỉ đến “Bạo loạn Stonewall” là một chuỗi những cuộc biểu dương lực lượng một cách bạo động và tự phát chống lại một cuộc bố ráp của cảnh sát vào sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1969 tại quán rượu Stonewall, làng Greenwich ngoại ô Thành phố New York. Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu tiên trong lịch Hoa Kỳ khi mà cộng đồng đồng tính phản kháng lại một hệ thống của chính phủ nhằm trừng trị những người tình dục thiểu số và nó trở thành sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Người Mỹ đồng tính vào những năm 1950 và 1960 phải đối diện với một hệ thống luật pháp kỳ thị rất khắc nghiệt. Bởi vậy, năm cuối thập niên 1960 rất căng thẳng khi có nhiều phong trào xã hội tích cực bao gồm Phong trào Nhân quyền cho người Mỹ gốc Phi (African American Civil Rights Movement), Phản văn hóa những năm 1960 (Counterculture of the 1960s) và Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Những ảnh hưởng này cùng với một môi trường tự do của Làng Greenwich đã xúc tác cho bạo loạn Stonewall. Cuộc bạo loạn đã gây được nhiều chú 12
- ý và nhanh chóng tạo thành làn sóng tạo thành những nhóm hoạt động tập trung nỗ lực thành lập những địa điểm cho người đồng tính công khai xu hướng tính dục của mình mà không bị bắt bởi cảnh sát. Sau bạo loạn Stonewall, người đồng tính ở thành phố New York phải đối diện với một thử thách là tạo nên một cộng đồng thống nhất từ những người thuộc giới tính, giai cấp và thế hệ khác nhau. Trong vòng 6 tháng, 2 tổ chức hoạt động của người đồng tính được thành lập ở New York tập trung vào những chiến thuật đấu tranh và 3 tờ báo ra đời nhằm ủng hộ quyền cho người đồng tính. Trong vòng vài năm, nhiều tổ chức cho người đồng tính được thành lập trên toàn Hoa Kỳ và trên thế giới, Vào ngày 28 tháng 6 năm 1970, những cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên diễn ra ở Los Angeles, Chicago và New York để tưởng nhớ bạo loạn Stonewall. Những cuộc diễu hành tương tự cũng được tổ chức ở những thành phố khác. Ngày nay, những sự kiện của người đồng tính được tổ chức hằng năm trên khắp thế giới cho đến cuối tháng 6 để kỷ niệm sự kiện này. Tồn tại ở bất cứ đâu có con người sống, ở mọi tầng lớp, mọi nền văn hóa và ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử thì đều có sự hiện diện của quan hệ đồng tính. Nhưng chỉ là thiểu số trong xã hội nên sự hiểu biết của mọi người chỉ hạn hẹp ở những nơi đông dân cư, ở những nhân vật nổi bật trong xã hội. Nên sự ghi chép về quan hệ đồng tính, người đồng tính không phải là nhiều, tuy thế chúng ta vẫn có thể hiểu được cuộc sống của những người đồng tính khi đó và cho chúng ta những cái nhìn khách quan hơn đối với người đồng tính. 1.1.2. Lịch sử đồng tính ở Phương Đông Việc giải phóng sức lao động và sự tự do của con người sớm hơn các nước phương Đông, nhưng quan niệm về quan hệ đồng tính của phương Tây bị chi phối của Cơ đốc giáo nên cho rằng đồng tính là “hành vi trái tự nhiên”, tội lỗi và cần ngăn cấm, trừng phạt. Những người Tây phương đến các khu này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. Tại châu Á việc ái tình đồng tính là một việc hằng ngày từ xưa. 1.1.2.1. Lịch sử đồng tính ở Trung Quốc Katchadouria trong cuốn Cơ sở của hành vi tính dục con người: "Trong số 13
- những người đồng tính luyến ái, có người nghèo cũng có người giàu, có người được giáo dục đến nơi đến chốn cũng có những người vô tri vô thức, có người có quyền lực cũng có người chẳng có chút quyền lực nào, có người thông minh và cũng có người ngu ngốc. Đồng tính luyến ái tồn tại ở mọi dân tộc, mọi giai tầng, mọi chủng tộc và mọi tín ngưỡng tôn giáo .". Và tất nhiên, không thể thiếu là câu trích dẫn quen thuộc trong thiên "Hội ẩm" của Platon: "Nhân loại thời viễn cổ vốn có ba loại tính biệt là "song trùng nam tính" (Doppelmann), "song trùng nữ tính" (Dopplweib), và "nam nữ kiêm tính" (Mannweib)". Đồng nhất với quan điểm đó, Thi Diệp - một trong những tác giả nổi tiếng Trung Quốc - người được coi là “khai sơn phá thạch” trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học đồng tính. Trong công trình nghiên cứu Nghiên cứu viết về đồng tính luyến ái trong văn học cổ đại Trung Quốc, một trong những cuốn sách được xếp vào bộ "Nhân dân xã khoa tân trước tùng thư" đã dẫn chứng những lời đó ngày từ lời nói đầu và bà cũng chỉ ra rằng đồng tính luyến ái tồn tại ở Trung Quốc xuyên suốt từ thời tiên Tần cho đến ngày nay. Và cũng theo nghiên cứu của Pan Guangdan - nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về quan hệ đồng tính trong lịch sử Trung Hoa cũng đã chỉ ra rằng tài liệu đầu tiên đề cập đến quan hệ đồng tính là “Sử ký nhà Thương”. “Luan Feng” là từ ngữ được sử dụng để mô tả về quan hệ đồng tính trong tài liệu này. Trong đó có ghi lại rằng: Tướng Y Doãn của nhà Thương (thế kỷ 16-11 trước công nguyên) đã đề ra một số hình phạt đối với “10 tội nặng” của các quan trong triều, trong đó có tội quan hệ tình dục đồng giới. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông Pan Guangdan đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có ghi chép về câu phương ngôn mà trở nên rất phổ biến vào thời nhà Chu (từ thế kỷ 11 đến 256 tr.CN) tiếp theo nhà Thương, “những anh chàng đẹp trai có thể khiến các hoàng đế mất cả trí khôn”. Những ghi chép của lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất từ đời nhà Thương và quan hệ đồng tính cũng xuất hiện ở thời này và còn cho thấy nó rất phổ biến. Con đường lịch sử của tình dục đồng tính nam trải dài từ vương triều này sang vương triều khác, từ thời điểm cổ đại, và không bao giờ bị mất đi. Những câu chuyện đồng tính ở thời nào cũng có sách sử ghi chép lại. Vào thời Xuân Thu Chiến quốc (từ 722 đến 481 TCN) nổi tiếng với “mối tình chia đào” của Vua Vệ Linh 14