Luận án Quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 331 trang vuhoa 24/08/2022 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_tri_tai_san_ngan_han_tai_cac_cong_ty_co_phan_ng.pdf

Nội dung text: Luận án Quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRẦN THỊ THU TRANG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRẦN THỊ THU TRANG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 934.02.01 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung 2. TS. Nguyễn Thế Hùng Hà Nội, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sỹ “Quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Thu Trang
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Những đóng góp mới của luận án 3 7. Kết cấu của luận án 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 5 1.1.1. Nghiên cứu về nội dung quản trị tài sản ngắn hạn và các yếu tố tác động đến quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 5 1.1.2. Nghiên cứu về tác động của quản trị tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp 10 1.1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án 18 1.2. Phương pháp nghiên cứu 19 1.2.1. Phương pháp luận sử dụng trong nghiên cứu 19 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 24 2.1. Khái quát về tài sản ngắn hạn và quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 24 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản ngắn hạn 24 2.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn 25 2.1.3. Khái niệm quản trị tài sản ngắn hạn 27
  5. iii 2.1.4. Vai trò của quản trị tài sản ngắn hạn 27 2.1.5. Các chính sách đầu tư và tài trợ tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 28 2.2. Nội dung quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 35 2.2.1. Quản trị tài sản bằng tiền và tương đương tiền 35 2.2.2. Quản trị hàng tồn kho 40 2.2.3. Quản trị các khoản phải thu ngắn hạn 42 2.3. Đánh giá kết quả quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 48 2.3.1. Mục tiêu và kết quả quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 48 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị tài sản ngắn hạn 49 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản ngắn hạn và ảnh hưởng của quản trị tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp 54 2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản ngắn hạn 54 2.4.2 Ảnh hưởng của quản trị tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp 58 2.5. Kinh nghiệm thực tiễn về quản trị tài sản ngắn hạn của một số doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam 64 2.5.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài 64 2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 71 3.1 Tổng quan về ngành nhựa và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam 71 3.1.1 Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam 71 3.1.2 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam 74 3.1.3. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp ngành nhựa 78 3.2. Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 80 3.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn và công tác quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 80 3.2.2. Đánh giá kết quả quản trị tài sản ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 97
  6. iv 3.3. Phân tích tác động của quản trị tài sản ngắn hạn đến khả năng sinh lời và rủi ro của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 103 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 103 3.3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu 113 3.3.3. Thảo luận kết quả 133 3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết 135 3.4.1 Kết quả đạt được trong hoạt động quản trị tài sản ngắn hạn 135 3.4.2 Hạn chế trong hoạt động quản trị tài sản ngắn hạn 137 3.4.3. Nguyên nhân 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 140 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG 141 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 141 4.1 Triển vọng tăng trưởng và định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong ngành nhựa 141 4.1.1 Triển vọng tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam 141 4.1.2 Định hướng phát triển ngành nhựa 142 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài sản ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 144 4.2.1. Áp dụng mô hình EOQ, POQ kết hợp với phân tích phân loại hàng ABC trong quản trị hàng tồn kho 144 4.2.2. Cải tiến công tác quản trị khoản phải thu ngắn hạn 146 4.2.3. Ứng dụng mô hình Stone trong xác định lượng tiền dự trữ tối ưu 152 4.2.4. Doanh nghiệp cần kết hợp các chỉ tiêu cơ bản với các chỉ tiêu tổng hợp trong đánh giá hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn 154 4.2.5. Lựa chọn chính sách đầu tư và tài trợ tối ưu bằng mô hình lập trình mục tiêu 155 4.2.6. Sử dụng phần mềm quản trị hiện đại trong quản trị tài sản ngắn hạn 156 4.2.7. Giảm thiểu rủi ro trong công tác quản trị ngân quỹ bằng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá 157
  7. v 4.2.8. Hoàn thiện quản trị quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp ngành nhựa 158 4.2.9. Một số giải pháp khác 160 4.3 Một số kiến nghị 161 4.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Công Thương 161 4.3.2. Kiến nghị đối với Cục xúc tiến thương mại 162 4.3.3. Kiến ghị đối với Hiệp hội Nhựa Việt Nam 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: 163 KẾT LUẬN 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Viết đầy đủ CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp HQKD Hiệu quả kinh doanh SXKD Sản xuất kinh doanh TS Tài sản TSNH Tài sản ngắn hạn TSNHTX Tài sản ngắn hạn thường xuyên TTCK Thị trường chứng khoán TIẾNG ANH Từ tiếng Anh Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia đông Nation nam á CCC Cash conversion cycle Chu kỳ luân chuyển tiền EU European Union Liên minh Châu Âu ERP Enterprise resource planning Phần mềm quản trị hệ thống systems FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định OLS Ordinary least squares Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên SGMM Sytem generalized method of Phương pháp hồi quy ước moment lượng mô men hệ thống WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị tài sản ngắn hạn 49 Bảng 2.2 Các chiến lược tài trợ tài sản ngắn hạn 61 Bảng 2.3 Các chiến lược tài trợ tài sản ngắn hạn, rủi ro và khả năng sinh lợi 62 Cấu trúc TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên Bảng 3.1 80 TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Kết quả khảo sát về bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng nội dung Bảng 3.2 chính sách quản trị TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa 82 niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả đánh giá tầm quan trọng trong quản trị TSNH theo hoạt Bảng 3.3 động của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt 82 Nam Kết quả khảo sát mục đích duy trì quỹ tiền mặt trong các công ty cổ Bảng 3.4 87 phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả khảo sát hoạt động quản trị tiền tại các công ty cổ phần Bảng 3.5 87 ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả khảo sát các hoạt động trong quản trị hàng tồn kho của các Bảng 3.6 89 công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả khảo sát phương pháp xác định lượng dự trữ hàng tồn kho Bảng 3.7 90 tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Các tiêu chí sử dụng để đánh giá khách hàng trước khi ra quyết Bảng 3.8 định bán chịu của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên 93 TTCK Việt Nam Các hoạt động quản trị khoản phải thu trong các công ty cổ phần Bảng 3.9 94 ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả khảo sát về phương pháp xử lý của các công ty cổ phần Bảng 3.10 ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam trong trường hợp có nợ 95 quá hạn Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của các công ty cổ phần Bảng 3.11 97 ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của công ty cổ phần Bảng 3.12 99 ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hệ số sinh lời trên TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm Bảng 3.13 102 yết trên TTCK Việt Nam (2016-2020) Bảng 3.14 Thống kê các biến trong mô hình tác động của quản trị TSNH đến 107
  10. viii khả năng sinh lợi của DN Thống kê các biến trong mô hình tác động của hiệu quả quản trị Bảng 3.15 109 TSNH đến khả năng sinh lợi của DN Thống kê các biến trong mô hình thể hiện tác động của chính sách Bảng 3.16 111 quản trị TSNH đến khả năng sinh lợi của DN Thống kê các biến trong mô hình thể hiện tác động của chính sách Bảng 3.17 113 quản trị TSNH đến rủi ro của DN Bảng 3.18 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 113 Thống kê mô tả các biến trong mô hình tác động của quản trị TSNH Bảng 3.19 đến khả năng sinh lời của Công ty cổ phần ngành nhựa giai đoạn 114 2016-2020 Tổng kết tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lợi của Bảng 3.20 117 Công ty cổ phần ngành nhựa giai đoạn 2016-2020 Thống kê mô tả các biến trong mô hình tác động của hiệu quả quản Bảng 3.21 trị TSNH đến khả năng sinh lợi của Công ty cổ phần ngành nhựa 122 niêm yết giai đoạn 2016-2020 Tổng kết tác động của nhóm chỉ số tổng hợp phản ánh hiệu quản trị Bảng 3.22 TSNH (Ui, Pi và Ei) đến khả năng sinh lợi của Công ty cổ phần 124 ngành nhựa niêm yết giai đoạn 2016-2020 Thống kê mô tả các biến trong mô hình tác động của chính sách Bảng 3.23 quản trị TSNH đến khả năng sinh lời của công ty cổ phần ngành 127 nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Tổng kết tác động của chính sách quản trị TSNH đến khả năng sinh Bảng 3.24 lợi của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt 129 Nam giai đoạn 2016-2020 Thống kê mô tả các biến trong mô hình tác động của chính sách Bảng 3.25 quản trị TSNH đến rủi ro của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm 131 yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Tổng kết tác động của chính sách quản trị TSNH đến rủi ro của các Bảng 3.26 công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam giai 132 đoạn 2016-2020 Bảng 4.1 Phân loại hàng tồn kho theo nguyên tắc Pareto 146 Bảng 4.2 Bảng đánh giá điểm tín dụng cho khách hàng 151 Bảng 4.3 Phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro 151
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Các chính sách quản trị TSNH 29 Hình 2.2 Chiến lược tài trợ TSNH mạo hiểm 30 Hình 2.3 Chiến lược tài trợ TSNH thận trọng 32 Hình 2.4 Chiến lược quản trị TSNH phòng hộ 34 Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tiền và chứng khoán có tính thanh khoản cao 40 Hình 2.6 Phân tích lợi ích chi phí trong quyết định chính sách tín dụng 45 Hình 2.7 Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng 46 Hình 2.8 Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của DN 63 Hình 2.9 Chu kỳ luân chuyển tiền của Dell (1994-2013) 65 Hình 2.10 Chuỗi cung ứng của Dell 66 Hình 2.11 Chu kỳ luân chuyển tiền của công ty Best Buy (2016-2020) 68 Hình 3.1 Chuỗi giá trị ngành nhựa Việt Nam 72 Hình 3.2 Cơ cấu Công ty cổ phần ngành nhựa theo lĩnh vực 72 Hình 3.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhựa 73 Hình 3.4 Cơ cấu Công ty cổ phần ngành nhựa theo khu vực địa lý 73 Hình3.5 Sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa 75 Hình 3.6 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 75 Hình 3.7 Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2020 76 Cấu trúc TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên Hình 3.8 81 TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị TSNH của các Hình 3.9 83 công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Chính sách quản trị TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm Hình 3.10 84 yết trên TTCK Việt Nam Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng các phần mềm trong quản trị Hình 3.11 TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt 86 Nam Công tác lập kế hoạch ngân quỹ tại các công ty cổ phần ngành nhựa Hình 3.12 88 niêm yết trên TTCK Việt Nam Chính sách tín dụng thương mại trong các công ty cổ phần ngành Hình 3.13 92 nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam
  12. x Khả năng thanh toán của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết Hình 3.14 trên TTCK Việt Nam 98 (2016-2020) Các chỉ số khả năng hoạt động của công ty cổ phần ngành nhựa giai Hình 3.15 99 đoạn 2016-2020 Vốn lưu động ròng của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết Hình 3.16 100 trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Chu kỳ luân chuyển tiền của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm Hình 3.17 101 yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hệ số sinh lời trên TSNH của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm Hình 3.18 102 yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hình 4.1 Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn giai đoạn 2021-2023 141 Hình 4.2 Tăng trưởng xây dựng giai đoạn 2021-2023 141 Hình 4.3 Dự báo cung cầu nguyên liệu nhựa 142 Mô hình và các chức năng của bộ phận quản trị khoản phải thu trong Hình 4.4. 147 DN Hình 4.5 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam 159
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mọi doanh nghiệp (DN) thuộc bất kì lĩnh vực nào thì TS nói chung và TSNH nói riêng luôn đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng. Thật vậy, TSNH có mặt trong hầu hết các khâu hoạt động của DN từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông và đảm bảo cho các quá trình kinh doanh của DN diễn ra một cách trôi chảy và thuận lợi. Quản trị TSNH tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời và rủi ro của DN. Do đó, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu, DN phải quản trị TSNH một cách có hiệu quả và nhà quản trị DN cần trả lời câu hỏi: quản trị TSNH tác động theo chiều hướng nào và mức độ như thế nào đến khả năng sinh lời và rủi ro của DN?. Vấn đề nghiên cứu thú vị này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được công bố tiếp cận ở các góc độ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam đã công bố thường tiếp cận xem xét tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời và rủi ro của DN, chưa có công trình nào tiếp cận từ góc độ quản trị TSNH đến cả khả năng sinh lời và rủi ro đối với các DN Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu để lượng hóa mối quan hệ này là hết sức cần thiết. Ngành nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các nước, trong đó có Việt Nam bởi lẽ nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào đời sống xã hội cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác. Ngành nhựa Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung. Do đó số lượng các DN trong ngành này càng nhiều, quy mô cũng ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngành nhựa đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Cạnh tranh trong ngành nhựa Việt Nam ở mức cao, năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt Nam không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nguyên liệu nhựa nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào các nhà cung cấp nước ngoài, ngành nhựa Việt Nam không thể sản xuất được dây chuyền, máy móc cũng như khuôn mẫu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm nhựa . Sự phát triển nhanh chóng của các DN trong ngành cùng với những khó khăn hiện hữu khiến cho các nhà quản trị tài chính luôn trăn trở về việc làm thế nào có thể quản trị tốt TSNH trong bối cảnh quy mô và mức độ phức tạp của bộ phận TS này mỗi ngày một tăng. Các công ty cổ phần (CTCP) ngành nhựa niêm yết trên TTCK đều là những công ty sản xuất lớn nhất thị trường nhựa Việt Nam với quy mô và hiệu quả kinh doanh (HQKD) ở mức tương đối tốt (ROA ở mức trung bình 7,8%) với hệ số sinh lời trên TSNH đạt 8% trung bình 5 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, qua quá trình khảo sát sơ bộ, NCS nhận thấy công tác quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa niêm yết còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Phương pháp tính toán, xác
  14. 2 định mức dự trữ hàng tồn kho, ngân quỹ còn lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả; Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá kết quả quản trị TSNH chưa đầy đủ; nhiều DN gặp rủi ro trong tín dụng thương mại; các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quản trị TSNH chưa được DN quan tâm đúng mức, trình độ hiểu biết của cán bộ công nhân viên về quản trị TSNH còn hạn chế . Chính vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng công tác quản trị TSNH, tìm ra những hạn chế nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị TSNH cho các DN ngành nhựa là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn hướng đề tài nghiên cứu “Quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án tiến sỹ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng quản trị TSNH tại các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào? - Quản trị TSNH tác động như thế nào đến khả năng sinh lợi và rủi ro của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam? - Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về thực trạng quản trị TSNH và tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lời và rủi ro của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị TSNH tại các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản trị TSNH của DN. - Xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lời và rủi ro của DN - Đánh giá thực trạng quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa trong mẫu nghiên cứu, giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở đó chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị TSNH tại CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị TSNH tại các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu:
  15. 3 + Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đây là những DN có quy mô SXKD đủ lớn, bộ máy quản trị tương đối đầy đủ và minh bạch thông tin, đảm bảo cho các thông tin, số liệu nghiên cứu thu thập được đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy. + Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016-2020, các giải pháp và kiến nghị cho giai đoạn tiếp theo đến 2030. Từ năm 2016 trở lại đây, doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh đồng thời giai đoạn này là giai đoạn mà số lượng doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên TTCK tăng đột biến do đó NCS đã lựa chọn giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo dữ liệu thu thập được đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của quy mô mẫu trong mô hình nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. * Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở nghiên cứu các sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu các cấp, NCS đã đưa ra cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu. Thêm vào đó, NCS sử dụng bộ dữ liệu báo cáo tài chính của DN công bố để đánh giá kết quả quản trị TSNH tại các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Để có thêm thông tin cho quá trình phân tích thực trạng quản trị TSNH của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, NCS cũng tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị kết hợp với điều tra trắc nghiệm về thực trạng công tác quản trị TSNH trong các CTCP ngành nhựa niêm yết. * Phương pháp nghiên cứu định lượng Trong luận án, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lời và rủi ro của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lượng là bộ dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính của các CTCP ngành nhựa niêm yết và tổng cục thống kê. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân loại, chọn lọc, mã hóa và nhập liệu vào phần mềm Stata 15. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm Stata 15 để chạy ra các kết quả nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu của luận án. Nội dung các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 1 của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án - Thứ nhất, luận án bổ sung và làm rõ khung lý thuyết về tài sản ngắn hạn (TSNH) và quản trị TSNH của doanh nghiệp (DN), hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá kết quả
  16. 4 quản trị TSNH, các yếu tố tác động đến quản trị TSNH cũng như tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. - Thứ hai, liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị TSNH, bên cạnh các nhóm chỉ tiêu thông dụng như nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi, luận án đã sử dụng nhóm chỉ số tổng hợp phản ánh hiệu quả quản trị TSNH (Ui, Pi, Ei) để tăng tính toàn diện trong đánh giá kết quả quản trị TSNH của các CTCP ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) tại Việt Nam. - Thứ ba, về các biến được lựa chọn trong mô hình nghiên cứu, để có thể đánh giá toàn diện tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp luận án không chỉ đề cập đến khả năng sinh lời trên trổng tài sản (ROA) mà các biến số khác phản ánh khả năng sinh lời như ROE, ROC và Tobin’s Q cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu. - Thứ tư, về vấn đề lựa chọn dạng mô hình và các ước lượng hiệu quả, thông qua các kiểm định, yếu tố tác động và phương pháp hồi quy phù hợp được lựa chọn để có được kết quả ước lượng chính xác nhất. Thay vì sử dụng mô hình hồi quy tĩnh như trong các nghiên cứu trước đó, tác giả sử dụng kết hợp cả mô hình hồi quy tĩnh và mô hình hồi quy động trong nghiên cứu. Thêm vào đó, luận án sử dụng kết hợp phương pháp OLS, FEM, REM, S-GMM và phương pháp hồi quy phân vị trong đánh giá mức độ tác động của quản trị TSNH đến khả năng sinh lợi và rủi ro của DN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài sản ngắn hạn tại các công ty cổ phần ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam.
  17. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu về quản trị tài chính DN nói chung và về quản trị các bộ phận TS của DN nói riêng là hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khai thác, phát triển cũng như cập nhật thường xuyên trên các tạp chí khoa học và các công trình nghiên cứu khác. Những giải pháp, chính sách hoàn thiện công tác quản trị TSNH cũng liên tục được đưa ra nhằm giúp cho các DN có những công cụ hiệu quả hơn trong quản trị TSNH hướng tới gia tăng lợi nhuận. Thêm vào đó, quản trị TSNH đã được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học trong nước thuộc các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Theo tiến trình lịch sử, các nghiên cứu về quản trị TSNH có thể chia thành hai góc độ tiếp cận chính như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu xem xét nội dung của quản trị TSNH và các yếu tố tác động đến quản trị TSNH. Thứ hai, các nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị TSNH và khả năng sinh lời cũng như rủi ro của DN. Dưới đây là tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến quản trị TSNH trong DN: 1.1.1. Nghiên cứu về nội dung quản trị tài sản ngắn hạn và các yếu tố tác động đến quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Các nghiên cứu thuộc nhóm này có hai cách tiếp cận: Thứ nhất, các nhà nghiên cứu tập trung vào từng nội dung của quản trị TSNH như: quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho và quản trị các khoản phải thu. Thứ hai, các nhà nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến quản trị TSNH của DN. Dưới đây là tóm lược các nghiên cứu về vấn đề này theo hai hướng nghiên cứu nêu trên. Thứ nhất, các nghiên cứu về từng nội dung của quản trị tài sản ngắn hạn * Quản trị tiền mặt Có rất nhiều học giả tiến hành các nghiên cứu về quản trị tiền mặt với các góc độ tiếp cận và kết quả nghiên cứu khác nhau. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu. Polák và Kocurek (2007) trong nghiên cứu “ Quản trị TSNH và tiền mặt tại cộng hòa Séc” đã cho rằng mục tiêu của quản trị tiền mặt là tăng tính thanh khoản, kiểm soát dòng tiền và tối đa hóa giá trị của các quỹ đồng thời giảm chi phí của chúng. Các hoạt động ngân quỹ như quản lý nợ, tăng cường mối quan hệ tốt với ngân hàng, thanh toán cho nhà cung cấp và thu tiền từ khách hàng là một phần của quản trị tiền mặt. Chen Dong và Chen Yunsen (2012) trong nghiên cứu “Kết nối vốn chủ sở hữu ngân hàng, thay đổi chính sách tiền tệ và quản lý tiền mặt của các DN niêm yết” đã nghiên cứu về sự kết nối giữa các công ty xây dựng với các ngân hàng thương mại tại Trung Quốc.
  18. 6 Kết quả nghiên cứu khẳng định chính sách tiền tệ không ổn định và thường xuyên điều chỉnh là phổ biến đối với thị trường vốn của Trung Quốc. Do đó, các công ty xây dựng kết nối với ngân hàng để giảm chi phí điều chỉnh do thay đổi thể chế gây ra. Grzegorz Michalski (2014) trong nghiên cứu “Tối đa hóa giá trị TS hiện tại của DN và Quản lý tiền mặt liên quan đến độ nhạy cảm với rủi ro: Trường hợp DN Ba Lan” đã báo cáo cách thức hoạt động của mô hình hiệu quả đầu tư thanh khoản tài chính (FLIEM). Đây là cách tiếp cận do tác giả đề xuất để dự đoán chính xác nhất từ quan điểm tối đa hóa giá trị DN theo quan điểm quản lý tiền mặt và chính sách quản lý TS hiện tại. Yuanto Kusnadi và cộng sự (2011) trong nghiên cứu “Các yếu tố của chính sách quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp: bằng chứng trên toàn cầu” đã xem xét các yếu tố quyết định chính sách quản lý tiền mặt của doanh nghiệp tại một loạt các doanh nghiệp quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty ở các quốc gia có sự bảo vệ pháp lý mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư thiểu số có nhiều khả năng giảm lượng tiền mặt của họ để đáp ứng sự gia tăng dòng tiền hơn là các công ty ở các quốc gia có sự bảo vệ pháp lý yếu kém. Mối quan hệ này rõ ràng nhất đối với các công ty bị hạn chế về tài chính và những công ty có nhu cầu bảo hiểm rủi ro cao. Thêm vào đó, các tác giả không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự phát triển tài chính có tác động gia tăng đến độ nhạy dòng tiền của tiền mặt, sau khi được kiểm soát để có hiệu lực bảo vệ pháp luật. Tương tự, tác giả Das, Chandrika Prasad; Parida, Mamatanjali (2016) cũng tiến hành nghiên cứu về các yếu tố của quản trị tiền mặt và cho thấy cơ hội tăng trưởng, khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị tiền mặt của doanh nghiệp. Cùng hướng nghiên cứu này, Onyinye Maria-Regina Eneh và cộng sự (2019) đã chứng mình được cơ hội tăng trưởng, dòng tiền và đòn bẩy tài chính có tác động đến quản trị tiền mặt tại DN ngành nông nghiệp. Nhóm tác giả Jebran, K., Iqbal, A., Bhat, K.U (2019) phát hiện ra bên cạnh các yếu tố truyền thống, khủng hoảng tài chính cũng có tác động đến quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. * Quản trị hàng tồn kho Nội dung thứ hai của quản trị TSNH là quản trị hàng tồn kho. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu khác nhau về quản trị hàng tồn kho như: các lý thuyết về quản trị hàng tồn kho, các mô hình quản trị hàng tồn kho hay mối quan hệ giữa quản trị hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động tài chính của DN. Dưới đây là nội dung tóm tắt của một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này: Kanet (1984) khám phá các lý thuyết về quản trị hàng tồn kho thành công, kiểm soát hàng tồn kho và những phát triển trong quản trị hàng tồn kho. Skolnik (2007) cho thấy rằng yêu cầu hàng tồn kho giảm là cơ chế để tăng số dư tiền mặt. Carpenter và cộng sự (1994) kiểm tra mối liên hệ giữa hàng tồn kho và tài chính nội bộ và cho thấy rằng những thay đổi trong quản trị hàng tồn kho có thể là một nguồn tài trợ. Những nghiên cứu này
  19. 7 không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa hàng tồn kho và TSNH. Điều này làm cho việc hình thành một giả thuyết lý thuyết cụ thể trở nên khó khăn và do đó mối quan hệ hỗn hợp được cho là sẽ hợp lý hơn. Capkun, Humeri và Weiss (2009) trong nghiên cứu “Quản trị hàng tồn kho và hiệu quả tài chính” đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa hàng tồn kho và hoạt động tài chính của các công ty sản xuất ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 27 năm từ 1980– 2006. Kết quả cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý hàng tồn kho và hoạt động tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả này cũng đưa ra những kết quả trái ngược nhau về độ mạnh yếu của mối tương quan giữa các biến số. Tác giả Andreas Martin Radke (2012) trong luận án “Phương pháp lập kế hoạch hàng tồn kho dựa trên giá trị hàng tồn kho phục vụ cho sản xuất theo hình thức kết hợp nhiều sản phẩm khác nhau với số lượng nhỏ” đã tiến hành nghiên cứu về phương pháp quản trị hàng tồn kho phục vụ cho sản xuất theo hình thức kết hợp nhiều sản phẩm khác nhau nhưng sản xuất với số lượng nhỏ (HMLV- a high-mix low-volume). Bằng nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một phương pháp để xác định mặt hàng nào cần dự trữ và lượng hàng tồn kho của từng loại, trong điều kiện ngân sách hàng tồn kho hạn chế, dựa trên lý thuyết về giá trị hàng tồn kho, đánh giá các mặt hàng tồn kho tại mỗi điểm lưu trữ theo khả năng phòng ngừa phòng ngừa sự không chắc chắn, mức độ phức tạp của quá trình sản xuất tách rời và thời gian giao hàng. Nhóm tác giả N. Nemtajela1, C. Mbohwa (2016) trong nghiên cứu “Mô hình quản trị hàng tồn kho và những tác động của những mô hình này đến nhu cầu không chắc chắn” đã sử dụng các mô hình tồn kho để kiểm soát dòng nguyên vật liệu và các mặt hàng tồn kho đã mua trong các công ty sản xuất. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của nhu cầu không chắc chắn đối với việc quản lý hàng tồn kho và đánh giá sự khác biệt đối với nhu cầu không chắc chắn theo các biện pháp kiểm soát nhu cầu đã xác định. Ba mô hình quản lý hàng tồn kho được sử dụng trong nghiên cứu là: Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ), Mô hình phân loại hàng tồn kho (ABC) và mô hình đặt hàng đúng lúc (JIT). Từ đó nghiên cứu rút ra kết luận là các DN có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho thông qua việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả, mặc dù điều kiện thị trường và môi trường là không thể lường trước được. Tác giả Thu Hoài (2012) cũng đặt vấn đề về hàng tồn kho trong bài viết “Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp nào?”. Tác giả cho rằng hai vấn đề hàng tồn kho và nợ xấu của DN là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn dòng vốn phục vụ SXKD của DN, dẫn đến làm cạn kiệt vốn lưu động. Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giải quyết hàng tồn kho.