Luận án Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 225 trang vuhoa 24/08/2022 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_tri_loi_nhuan_nham_tranh_lo_hoac_tranh_giam_loi.pdf

Nội dung text: Luận án Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ có tựa đề “Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Trần Kỳ Hân
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Chữ đầy đủ tắt BCTC Báo cáo tài chính Big Four Ernst & Young; KPMG; Price Waterhouse Coopers; Deloitte Touche. CEO Tổng giám đốc (giám đốc điều hành) CFO Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh CTNY Công ty niêm yết DA Các khoản dồn tích có thể điều chỉnh DAA Phương pháp ước lượng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ĐBTC Đòn bẩy tài chính EDA Phương pháp phân phối thực nghiệm FEM Mô hình ảnh hưởng cố định HĐQT Hội đồng quản trị IAS International Accounting Standard IFRS International Financial Reporting Standard KNSL Khả năng sinh lời KTĐL Kiểm toán độc lập NDA Các khoản dồn tích không thể điều chỉnh QMDN Quy mô doanh nghiệp QMHĐQT Quy mô hội đồng quản trị QTLN Quản trị lợi nhuận REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên TA Tổng các khoản dồn tích TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSSL Tỷ suất sinh lời Tỷ số M/B Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu Bảng tổng hợp các mô hình kế toán dồn tích nhận diện Bảng 2.1 33 quản trị lợi nhuận Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu QTLN nhằm Bảng 2.2 39 tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận trên thế giới Bảng tổng hợp một số nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị Bảng 2.3 57 lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu Bảng 3.1 Đo lường các biến 80 Bảng 3.2 Thống kê mô tả mức thay đổi lợi nhuận và mức lợi nhuận 82 Bảng 3.3 Tần suất của biến SE và biến PME trong các khoảng 92 Bảng 4.1 Đo lường các biến độc lập trong mô hình hồi quy (1) 110 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy (1) 114 Bảng 4.3 Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (1) 116 Bảng 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy (1) 117 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình (1) 117 Kết quả hồi quy FEM với sai số chuẩn mạnh và tùy chọn Bảng 4.6 119 cluster của mô hình hồi quy (1) Bảng 5.1 Đo lường các biến độc lập trong mô hình hồi quy (2) 132 Bảng 5.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy (2) 134 Bảng 5.3 Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (2) 135 Bảng 5.4 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy (2) 136 Bảng 5.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình (2) 137 Kết quả hồi quy Pooled OLS với sai số chuẩn mạnh của Bảng 5.6 139 mô hình (2)
  4. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình vẽ, sơ đồ Trang vẽ, sơ đồ Mô hình nghiên cứu sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ Sơ đồ 3.1 79 hoặc tránh giảm lợi nhuận Hình 3.1 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận 83 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận của năm tiếp Hình 3.2 84 theo năm có lợi nhuận giảm Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận của năm mà Hình 3.3 85 một hoặc hai năm liền kề trước đó có lợi nhuận tăng Hình 3.4 Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận 86 Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm tiếp theo năm Hình 3.5 87 có lợi nhuận âm Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm mà một hoặc Hình 3.6 88 hai năm liền kề trước đó có lợi nhuận dương Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm mà ít nhất ba Hình 3.7 89 năm liền kề trước đó có lợi nhuận dương Hình 3.8 Biểu đồ phân phối biến PME 91 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ Sơ đồ 4.1 106 quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ Hình 4.1 Biểu đồ P-P Plot của phần dư được chuẩn hóa 118 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận Sơ đồ 5.1 131 nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu Hình 5.1 Biểu đồ P-P Plot của phần dư được chuẩn hóa 138
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án 5 6. Bố cục của luận án 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 10 1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận 10 1.2. Động cơ của quản trị lợi nhuận 12 1.2.1. Động cơ về thị trường vốn 12 1.2.2. Động cơ về hợp đồng 13 1.2.3. Động cơ về việc tuân thủ các quy định của chính phủ 14 1.2.4. Động cơ về tín hiệu 14 1.3. Những kỹ thuật nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua việc vận dụng các phương pháp kế toán 15 1.4. Các lý thuyết liên quan đến quản trị lợi nhuận 20 1.4.1. Lý thuyết kế toán thực chứng 20 1.4.2. Lý thuyết đại diện 23 1.4.3. Lý thuyết tín hiệu 24 1.4.4. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 25 1.4.5. Lý thuyết chi phí giao dịch 27 1.4.6. Lý thuyết kỳ vọng 27 1.5. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
  6. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 32 2.1. Tổng quan về nhận diện quản trị lợi nhuận 32 2.1.1. Tổng quan về mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận 32 2.1.1.1. Mô hình Healy (1985) 34 2.1.1.2. Mô hình DeAngelo (1986) 34 2.1.1.3. Mô hình Jones (1991) 35 2.1.1.4. Mô hình Dechow và cộng sự (1995) 36 2.1.1.5. Mô hình Dechow và Dichev (2002) 37 2.1.1.6. Mô hình Kothari và cộng sự (2005) 37 2.1.2. Tổng quan về nhận diện quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận 38 2.2. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận 45 2.2.1. Quy mô doanh nghiệp 46 2.2.2. Đòn bẩy tài chính 47 2.2.3. Khả năng sinh lời 48 2.2.4. Quy mô hội đồng quản trị 49 2.2.5. Tính độc lập của hội đồng quản trị 50 2.2.6. Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc (giám đốc điều hành) 51 2.2.7. Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu 52 2.2.8. Kiểm toán độc lập 53 2.3. Tổng quan về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận 54 2.4. Tổng quan các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam 61 2.5. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu, định hướng và quy trình nghiên cứu của luận án 66 2.5.1. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu 66 2.5.2. Định hướng nghiên cứu của luận án 68 2.5.3. Quy trình nghiên cứu của luận án 68
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71 CHƯƠNG 3 NHẬN DIỆN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ HOẶC TRÁNH GIẢM LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 73 3.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam 73 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 76 3.3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp chứng minh giả thuyết 79 3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 80 3.5. Mẫu nghiên cứu 81 3.6. Kết quả nghiên cứu 82 3.6.1. Kết quả nghiên cứu về quản trị lợi nhuận nhằm tránh giảm lợi nhuận 82 3.6.2. Kết quả nghiên cứu về quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 85 3.6.3. Sự ảnh hưởng của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94 CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 96 4.1. Giả thuyết nghiên cứu 96 4.1.1. Quy mô doanh nghiệp 97 4.1.2. Đòn bẩy tài chính 98 4.1.3. Khả năng sinh lời 99 4.1.4. Quy mô hội đồng quản trị 100 4.1.5. Tính độc lập của hội đồng quản trị 101 4.1.6. Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc (giám đốc điều hành) 102 4.1.7. Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu 103 4.1.8. Kiểm toán độc lập 104
  8. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 106 4.2.1. Mô hình nghiên cứu 106 4.2.2. Đo lường các biến nghiên cứu 107 4.2.2.1. Đo lường biến các khoản dồn tích có thể điều chỉnh 107 4.2.2.2. Đo lường các biến khác 110 4.2.3. Mẫu nghiên cứu 111 4.2.4. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu 112 4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 113 4.3.1. Phân tích thống kê mô tả các biến được nghiên cứu 113 4.3.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 115 4.3.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 117 4.3.3.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp 117 4.3.3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 117 4.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 119 4.3.4.1. Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố đặc điểm công ty đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 120 4.3.4.2. Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 122 4.3.4.3. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 123 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 125 CHƯƠNG 5 ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 127 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 127 5.2. Phương pháp nghiên cứu 130
  9. 5.2.1. Mô hình nghiên cứu 130 5.2.2. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 131 5.2.2.1. Đo lường biến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 131 5.2.2.2. Đo lường các biến khác 132 5.2.3. Mẫu nghiên cứu 133 5.2.4. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu 133 5.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 134 5.3.1. Phân tích thống kê mô tả các biến được nghiên cứu 134 5.3.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 135 5.3.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 136 5.3.3.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp 136 5.3.3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 137 5.3.4. Phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 138 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 141 CHƯƠNG 6 CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 142 6.1. Các hàm ý chính sách 143 6.1.1. Các hàm ý chính sách đối với việc tồn tại quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 143 6.1.2. Các hàm ý chính sách đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 146 6.1.3. Các hàm ý chính sách đối với sự ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 149 6.2. Kiến nghị 150 6.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 150 6.2.2. Đối với các công ty kiểm toán độc lập 160 6.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng 161
  10. 6.3. Những hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu trong tương lai 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 163 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 DANH MỤC PHỤ LỤC 184 PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 184 PHỤ LỤC 2: PHÂN LOẠI NGÀNH THEO TIÊU CHUẨN BẮC MỸ (NORTH AMERICAN INDUSTRY CLASSIFICATION SYSTEM - NAICS) 190 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐIỀU TRA TRONG LUẬN ÁN 194 PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THU THẬP CỦA 356 QUAN SÁT TRÁNH LỖ 203
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những năm thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến nay, quản trị lợi nhuận (QTLN) là chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những nhà nghiên cứu tiêu biểu của lĩnh vực này bao gồm: Healy, Wahlen, DeAngelo, Davidson, Dye, Sweeney, Schipper, Watts và Zimmerman, Burgstahler và Dichev, Dechow, Jones, v.v Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều được thực hiện tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Canada, v.v Quản trị lợi nhuận thường được gắn với một động cơ nhất định nào đó của nhà quản lý như: tăng tiền thưởng cho cá nhân nhà quản lý, giảm thiểu các chú ý về chính trị, tăng giá cổ phiếu, tránh công ty thua lỗ cũng như lợi nhuận giảm, v.v Thông tin lợi nhuận ảnh hưởng mật thiết đến tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị. Do đó, nếu xét trên khía cạnh tài chính thì có thể nói QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là một động cơ thường trực trong tâm trí của các nhà quản lý. Nhà quản lý luôn chịu áp lực vô cùng to lớn từ con số lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ công bố ra thị trường. Vì những thông tin này sẽ tác động to lớn đến nhiều khía cạnh khác của đơn vị như: giá cổ phiếu, khả năng huy động vốn, kế hoạch tiền thưởng, v.v Cũng vì những áp lực to lớn đó nên trong nhiều năm qua trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ bê bối tài chính làm cho các tập đoàn lớn bị phá sản cũng như hàng nghìn nhân viên phải chịu cảnh thất nghiệp như: Enron năm 2001, Worldcom năm 2005, Lehman Brothers năm 2008, Olympus năm 2011, Toshiba năm 2015, v.v Cụ thể như tập đoàn chuyên sản xuất camara và vật tư y tế Olympus đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) chênh lệch đến 100 tỉ yên so với thực tế nhằm che dấu tình hình thua lỗ trong suốt từ những năm 1990 đến năm 2011. Hay như vụ bê bối tài chính của tập đoàn Toshiba gần đây, trước khi được phát hiện vào năm 2015 thì các nhà quản lý được cho là đã làm sai lệch BCTC theo hướng tăng lợi nhuận trong suốt 15 năm, trong đó chỉ tính riêng từ 2008 đến 2015, tập đoàn này đã
  12. 2 khai khống doanh thu lên đến 170 tỷ yên (khoảng 1,22 tỷ đô la Mỹ) và sự việc chỉ được phát hiện khi bản thân tập đoàn này không thể khóa sổ kế toán trong năm tài khóa 2014 mà phải nhờ đến bên thứ ba. Còn ở trong nước, những bê bối tài chính gần đây của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, v.v. hay như một số công ty có BCTC từ lãi chuyển thành lỗ sau kiểm toán của năm tài khóa 2018 như: Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Hồ Chí Minh (từ lãi 35 tỉ đồng chuyển thành lỗ 35,5 tỉ đồng), Công ty cổ phần Thương mại Hà Tây (từ lãi 26 tỉ đồng thành lỗ hơn 23,7 tỉ đồng), v.v Những sự kiện này cho thấy áp lực nặng nề của nhà quản lý trong việc duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có thể là một công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý cởi bỏ áp lực đó. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cụ thể về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận như các nghiên cứu của Burgstahler và Dichev (1997), Holland và Ramsay (2003), Suda và Shuto (2005), Schøler (2005), Degiannakis và cộng sự (2019), v.v Các nghiên cứu này đã chứng minh được sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đan Mạch, Croatia, v.v Còn tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán (TTCK) có tuổi đời non trẻ và một hệ thống thông tin và kiểm soát quản lý còn nhiều bất cập thì vấn đề QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận sẽ như thế nào? Tại Việt Nam, hầu như chưa có một nghiên cứu nào tập trung chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận theo cơ sở dồn tích. Thông tin lợi nhuận là thông tin vô cùng quan trọng, nó tác động lớn đến các chỉ số tài chính khác của đơn vị và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lời (TSSL) trên cổ phiếu. Sau khi Công ty viễn thông Worldcom ở Mỹ phá sản, các nhà chức trách đã điều tra được các nhà quản lý tại công ty này đã sử dụng những gian lận kế toán nhằm che dấu tình trạng tài chính suy yếu, giả mạo tăng trưởng, v.v. nhằm mục đích để nâng giá cổ phiếu. Khi những gian lận kế toán của
  13. 3 Tập đoàn Olympus bị phanh phui, ngay lập tức đã “thổi bay” 80% giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này. Tại Việt Nam, các cổ đông của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông gần như “mất trắng” sau khi công ty này phá sản. Do đó, QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thường nhằm mục tiêu tác động đến TSSL trên cổ phiếu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nhà quản lý thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận nhằm mục đích chính là ngăn chặn sự giảm giá cổ phiếu do thông tin lỗ hoặc lợi nhuận giảm gây ra. Từ những phân tích trên thì QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có tác động mạnh mẽ đến TSSL trên cổ phiếu. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu như: Cotten (2005), Nuryaman (2013), Sayari và cộng sự (2013), Oduma (2015), v.v Tại Việt Nam, Đường Nguyễn Hưng (2017) cũng đã có phân tích sự ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu nhằm phân tích về ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu vẫn chưa được khai thác nhiều. Vì thường thì những công ty này sẽ có TSSL trên cổ phiếu thấp và luôn muốn tác động đến nó thông qua QTLN. Xuất phát từ tầm quan trọng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng như những ảnh hưởng của hành vi này đến TSSL trên cổ phiếu. Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và những ảnh hưởng của vấn đề này trong bối cảnh các công ty niêm yết (CTNY) tại Việt Nam, từ đó có thể rút ra các hàm ý chính sách và các đề xuất hữu ích cho các chủ thể có liên quan trong nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
  14. 4 Thứ nhất, chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của các CTNY trên TTCK Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. - Về mặt nội dung: Phạm vi về nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ và ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính của luận án là phương pháp định lượng, trong đó trọng tâm là hai phương pháp phân phối thực nghiệm (Empirical Distribution Approach – EDA) và phương pháp ước lượng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals Approach – DAA). Phương pháp EDA được sử dụng để chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh đến QTLN nhằm tránh lỗ hoăc
  15. 5 tránh giảm lợi nhuận bằng cách lập các biểu đồ phân phối thực nghiệm của các biến cần nghiên cứu và đánh giá tính liên tục của biểu đồ, đặc biệt tại những khoảng xung quanh giá trị 0 của các biến. Phương pháp DAA được sử dụng kết hợp với các mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng như phân tích sự ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu. Các kỹ thuật thống kê được sử dụng trong luận án như: thống kê mô tả, lựa chọn phương pháp hồi quy thích hợp, phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu bảng. 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án Hiện nay, tại Việt Nam, chủ đề về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận vẫn chưa được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Do đó, có thể nói nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là chủ đề khá mới mẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, như đã trình bày, hiện nay vẫn còn khá ít các nghiên cứu trình bày về ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu. Từ đó có thể thấy, luận án này được thực hiện có ý nghĩa cả về mặt lý luận khoa học lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận khoa học, luận án đã có những đóng góp sau: Một là, đây là nghiên cứu toàn diện về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp đã được nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới sử dụng (phương pháp EDA và phương pháp DAA) để chứng minh sự tồn tại QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY cũng như việc các nhà quản lý đã sử dụng các khoản DA như là một công cụ để điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Hơn thế nữa, luận án đã cho thấy việc QTLN nhằm tránh lỗ của các nhà quản lý sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho TTCK (tác động đến TSSL trên cổ phiếu). Mặt khác, luận án cũng cho thấy điểm khác biệt của TTCK Việt Nam so với các TTCK khác trên thế giới đó là không tồn tại QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận. Hai là, điểm mới của luận án là tập trung vào phân tích QTLN của các công ty tránh lỗ. Vì các công ty và nhà quản lý của các công ty tránh lỗ luôn chịu áp lực
  16. 6 vô cùng lớn từ các con số lợi nhuận mà công ty phải công bố hàng năm. Từ áp lực to lớn đó, động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý cũng như của các công ty tránh lỗ được cho là lớn hơn và thường xuyên hơn so với những công ty khác. Ba là, tại Việt Nam, luận án đã cho thấy tồn tại hai động cơ chính của nhà quản lý khi thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ đó là động cơ tín hiệu và động cơ thị trường vốn. Các nhà quản lý tại Việt Nam luôn mong muốn truyền các tín hiệu tích cực đến các bên có liên quan về hoạt động của công ty và đó cũng là lý do họ phải thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ. Mặt khác, khi đã “thoát lỗ” thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư, làm nới lỏng các điều khoản trong các hợp đồng vay và cố gắng gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Bốn là, lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng có thể giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Kết quả của luận án cho thấy khi tính đại diện của chủ sở hữu (cổ đông) trong các công ty càng lớn (tính độc lập của HĐQT càng cao, sự tách biệt giữa chức năng kiểm soát và chức năng quản lý và chất lượng kiểm toán càng cao) sẽ làm giảm thiểu mức độ QTLN của nhà quản lý. Phù hợp với lý thuyết kế toán thực chứng, kết quả cũng cho thấy rằng các công ty có áp lực trả nợ cao (đòn bẩy tài chính cao) làm gia tăng mức độ QTLN nhằm tránh lỗ. Về mặt thực tiễn, luận án đã có những đóng góp sau: Một là, luận án định hướng cho các cơ quan lập pháp, những nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn bao quát khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và những quy định trên TTCK nói riêng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa có tính thực tiễn cao khi áp dụng tại Việt Nam đặc biệt là hạn chế được các hiện tượng, hành vi làm giảm sự minh bạch cũng như chất lượng của thông tin được công bố đặc biệt là thông tin lợi nhuận. Các chủ thể trong nền kinh tế đều hoạt động vì mục đích của riêng họ và đa phần vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi ích của chủ thể này có thể gây tổn hại đến chủ thể khác và ảnh hưởng xấu cho cả nền kinh tế. Vì vậy, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp là phải dẫn dắt các chủ thể trong nền kinh tế vừa hoạt động vì lợi ích của riêng họ nhưng cũng vì lợi ích
  17. 7 chung của cả nền kinh tế. Luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể trong thực tiễn như: hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho Hệ thống Kế toán Việt Nam, hoàn thiện quy định công bố thông tin trên TTCK, hoàn thiện các quy định về quản trị công ty, gia tăng quy định và chế tài đối với sai phạm trong kiểm toán độc lập, v.v Hai là, các đối tượng có lợi ích liên quan trực tiếp đến CTNY (các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, v.v.) nên đánh giá năng lực thật sự của CTNY bằng việc kết hợp nhiều nguồn thông tin tài chính và phi tài chính trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy QTLN nhằm tránh lỗ sẽ có tác động đến TSSL trên cổ phiếu. Điều này cho thấy giá cổ phiếu và một số chỉ tiêu liên quan đến giá cổ phiếu của công ty tại một thời điểm nhất định chưa phải là một cơ sở vững chắc để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này nên tăng cường nội lực của bản thân bằng việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, v.v Từ đó có thể gia tăng hiệu quả các quyết định trong việc đầu tư, cho vay, v.v. cũng như giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động. Ba là, bản thân CTNY nên tập trung hoàn thiện bộ máy quản trị của đơn vị, áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến (tăng số lượng thành viên độc lập không điều hành trong HĐQT, tách biệt hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO), lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín để tăng niềm tin nơi cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh đó, các công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, v.v. từ đó gia tăng lợi nhuận “thật sự” cho doanh nghiệp. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án có kết cấu gồm sáu chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1 trình bày, phân tích và tổng hợp toàn bộ cơ sở lý thuyết của QTLN. Nội dung chương này được kết cấu gồm bốn phần lần lượt trình bày định nghĩa QTLN, các động cơ của nhà quản lý khi thực hiện QTLN, cách thức nhà quản lý thực hiện QTLN và cuối cùng là các lý thuyết liên quan có thể giải thích QTLN.
  18. 8 Chương 2 trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án và định hướng nghiên cứu của luận án. Luận án phân tích tổng quan về các mô hình nhận diện QTLN trong đó có cách thức nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ, các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN và những ảnh hưởng của QTLN trong đó luận án tập trung phân tích ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu và các nghiên cứu về QTLN tại Việt Nam. Vì QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là nội dung chính của luận án nên chương 2 cũng tập trung phân tích các nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận. Sau đó, dựa vào việc phân tích, tổng hợp các nghiên cứu, luận án tiến hành đánh giá khoảng trống nghiên cứu và xây dựng định hướng nghiên cứu cũng như quy trình nghiên cứu của luận án. Chương 3 tập trung vào việc nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Nội dung chương 3 được trình bày theo thứ tự như sau: Đầu tiên luận án phân tích đặc điểm TTCK Việt Nam để thấy được đặc trưng riêng cũng như động cơ và áp lực của nhà quản lý trong việc thực hiện QTLN, tiếp theo luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam, tiếp theo luận án xây dựng các mô hình nghiên cứu và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và cuối cùng là trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 4 tập trung trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Tương tự chương 3, chương 4 cũng lần lượt trình bày các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Từ các giả thuyết nghiên cứu, luận án tiến hành xây dựng các mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến, mẫu nghiên cứu. Cuối cùng, luận án trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 5 phân tích ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu từ chương 2, chương 5 tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó xây dựng phương pháp nghiên cứu bao gồm mô hình nghiên cứu, đo lường các biến trong mô
  19. 9 hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu thu thập được. Cuối cùng luận án trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Chương 6 trình bày các đề xuất kiến nghị và hàm ý chính sách của luận án. Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu ở các chương trước, chương này đưa ra các đề xuất, kiến nghị và các hàm ý chính sách đối với các bên có liên quan (nhà đầu tư, CTNY, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước, công ty KTĐL) cũng như các đề xuất của luận án. Các hàm ý chính sách và đề xuất của luận án cũng được chia thành ba phần gắn với các kết quả nghiên cứu của luận án.
  20. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN Nội dung của chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về QTLN nói chung và QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận nói riêng để người đọc có cái nhìn tổng quát về cơ sở lý thuyết của vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó làm căn cứ để luận án phân tích tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cũng như giải thích các kết quả nghiên cứu ở những chương kế tiếp. Nội dung của chương 1 bao gồm: - Định nghĩa QTLN, QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận; - Động cơ của QTLN; - Những cách thức nhà quản lý thực hiện QTLN; - Các lý thuyết liên quan QTLN; - Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu 1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận Quản trị lợi nhuận là một thuật ngữ mang hàm ý rất rộng. Nó được các nhà quản trị sử dụng với nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để đạt được một mục tiêu nhất định nào đó. Vì lý do đó nên các nghiên cứu trên thế giới cũng không có được sự thống nhất trong việc định nghĩa QTLN. Vì vậy, trong luận án này sẽ trình bày một số định nghĩa của những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực QTLN như sau: Theo Davidson và cộng sự (1987), QTLN là “quá trình thực hiện các bước có cân nhắc thận trọng trong các hạn chế của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi để mang lại mức lợi nhuận mong muốn được báo cáo”, (Schipper (1989), tr.92). Schipper (1989, tr.92) đã định nghĩa QTLN là việc “can thiệp có mục đích trong quá trình BCTC ra bên ngoài, với mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân” “Một phần mở rộng nhỏ của định nghĩa này sẽ bao gồm QTLN “thực”, được thực
  21. 11 hiện bằng các quyết định về thời gian đầu tư hoặc tài chính để làm thay đổi lợi nhuận báo cáo hoặc một số thành phần con của nó”. Còn theo Healy và Wahlen (1999, tr.368) thì QTLN “xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng việc xét đoán chủ quan trong báo cáo tài chính và trong các giao dịch nội bộ để thay đổi báo cáo tài chính hoặc đánh lừa một số bên liên quan về các hoạt động kinh tế cơ bản của công ty hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả của hợp đồng mà nó phụ thuộc vào số liệu báo cáo của kế toán”. Và QTLN đã được Dechow và Skinner (2000, tr.238) định nghĩa như sau: “có chủ tâm, cân nhắc thận trọng, nhầm lẫn hoặc bỏ sót các sự kiện chính hoặc dữ liệu kế toán, gây hiểu nhầm và khi xem xét với tất cả các thông tin có sẵn sẽ làm cho người đọc thay đổi hoặc sửa đổi phán đoán hoặc quyết định của mình”. Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng là một dạng QTLN. Tuy nhiên, đối với QTLN nói chung thì nhà quản lý có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào động cơ hoặc áp lực mà họ phải đối mặt tại thời điểm thực hiện QTLN. Ví dụ nhà quản lý có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận để tối đa hóa tiền thưởng hoặc điều chỉnh lợi nhuận giảm để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tránh gây sự chú ý chính trị từ phía chính phủ hoặc các cơ quan quản lý. Còn đối với QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thì nhà quản lý bắt buộc phải điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh phải báo cáo lỗ trong năm tài chính hiện tại hoặc phải tăng lợi nhuận để vượt mức lợi nhuận của năm tài chính trước đó. Xét về mặt động cơ thì QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận và QTLN nhằm tránh lỗ không có gì khác biệt. Vì trong cả hai trường hợp này thì nhà quản lý đều tồn tại động cơ phải tăng lợi nhuận. Sự khác biệt chẳng qua chỉ là mức độ lợi nhuận cần điều chỉnh tăng trong từng trường hợp mà thôi. Tuy nhiên, xét về mặt áp lực thì nhà quản lý sẽ phải chịu áp lực lớn hơn khi doanh nghiệp công bố thông tin thua lỗ so với khi công bố lợi nhuận giảm. Điều đó cũng hàm ý rằng, trong bất kỳ TTCK nào thì QTLN nhằm tránh lỗ sẽ dễ tồn tại hơn so với QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận. Vì luận án này nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận theo cơ sở dồn tích, do đó trong phạm vi của luận án này, tác giả xin đưa ra