Luận án Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập

pdf 24 trang vuhoa 23/08/2022 9220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_phat_trien_trung_tam_hoc_tap_cong_dong_theo.pdf

Nội dung text: Luận án Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung tâm học tập cộng đồng ra đời và phát triển bắt đầu ở Nhật Bản, những thập niên gần đây đã phát triển ở Việt Nam, Thái Lan và các nước khác. Các công trình nghiên cứu ở trong nước đã đề cập đến phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nêu ra sự cần thiết phải tiếp tục quản lý phát triển các TT HTCĐ. Để các TT HTCĐ ở nước ta tiếp tục phát triển bền vững, cần quan tâm nghiên cứu làm sâu sắc hơn về mặt lý luận, như: sứ mạng, vị trí, vai trò của TT HTCĐ, mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới với việc phát triển các TT HTCĐ, các điều kiện cơ bản để quản lý phát triển TT HTCĐ. Việc xây dựng một xã hội học tập về lý luận và thực tiễn cần dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm học tập cộng đồng nằm trong thiết chế giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên hay giáo dục tiếp tục). TT HTCĐ là mô hình (cơ sở) giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng. TT HTCĐ sẽ có chức năng, vai trò, vị trí quan trọng như thế nào đối với việc xây dựng xã hội học tập cũng cần được hệ thống hóa và làm rõ thêm về mặt lý luận nhất là quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT. Hội nghị TW lần 6 khóa IX, về phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2010 đã nêu: “Phát triển các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh mục tiêu của giáo dục nước ta là: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu, phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập”. Để thực hiện phương hướng trên, một trong những giải pháp hữu hiệu là thông qua các TT HTCĐ để tạo cơ hội cho người dân học tập để tự nâng cao kiến thức, kĩ năng và văn hóa nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Việc ban hành nhiều nghị quyết, quyết định như đã nêu cho thấy vấn đề xây dựng XHHT ở cơ sở thông qua việc mở rộng và phát triển các TT HTCĐ là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước. Việc mở rộng và quản lý phát triển các TT HTCĐ nói trên đã đặt ra cho chính quyền các địa phương, giám đốc TT HTCĐ rất nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết. Do đó để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung lý luận, vận dụng vào thực tiễn để mở rộng và quản lý phát triển các TT HTCĐ cấp xã là việc làm cần thiết. Hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu thật sâu sắc, toàn diện về vấn đề này. Với mong muốn góp phần giải quyết một số vấn đề đã nêu trên, NCS chọn: “Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hƣớng xã hội học tập” nghiên cứu trường hợp điển hình tại Thái Bình làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Xác lập một số nội dung cơ sở lý luận về quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT, tổng kết kinh nghiệm một số nước và đánh giá thực tiễn quản lý phát triển các TT HTCĐ (nghiên cứu trường hợp điển hình tại Thái Bình); từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển các TT HTCĐ theo định hướng xã hội học tập ở Thái Bình và có thể vận dụng vào các tỉnh có điều kiện, hoàn cảnh tương tự. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể Hệ thống quản lý TT HTCĐ và việc xây dựng XHHT ở tỉnh Thái Bình. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Nếu hoạt động quản lý phát triển các trung tâm HTCĐ đảm bảo được các yếu tố: có tính linh hoạt và thích ứng cao, huy động được sự tham gia của mọi lực lượng trong và ngoài cộng đồng thì sẽ tạo được cơ hội và nâng cao chất lượng học tập thường xuyên, đa dạng và học suốt đời theo nhu cầu của các nhóm đối tượng trong cộng đồng, góp phần xây dựng XHHT. 5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu Xác lập cơ sở lý luận về quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT; Nghiên cứu kinh nghiệm của trong nước, quốc tế và thực trạng quản lý phát triển TT HTCĐ ở xã, phường của tỉnh Thái Bình; Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá và một số giải pháp quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT của tỉnh Thái Bình. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp quản lý phát triển TT HTCĐ với chủ thể quản lý là giám đốc TT HTCĐ xã, phường, thị trấn trong mối quan hệ với sự tham gia quản lý của các thành viên cộng đồng và sự trợ giúp, giám sát của Nhà nước với phương thức quản lý dựa vào cộng đồng, cấp độ đối tác cùng quản lý. Nghiên cứu các giải pháp quản lý phát triển TT HTCĐ với chủ thể quản lý là giám đốc TT HTCĐ, phỏng vấn sâu 30 giám đốc TT; Đánh giá thực trạng hoạt động, tổ chức quản lý phát triển TT HTCĐ tại 40 TT HTCĐ của 8 huyện, thành phố tỉnh Thái Bình. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp. Thử nghiệm hai giải pháp: Xây dựng mô hình tổ chức TT HTCĐ hai cấp và tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng. 6. Phƣơng pháp tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 6.1. Phương pháp tiếp cận Tiếp cận hệ thống Tiếp cận nhu cầu học tập Tiếp cận quản lý sự thay đổi
  3. 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7. Luận điểm bảo vệ Quản lý phát triển TT HTCĐ là quá trình tăng việc cung cấp các cơ hội và điều kiện học tập trong cộng đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng theo hướng xây dựng xã hội học tập. Quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT cần được xác lập với các nội dung cơ bản: i) Lập kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm; ii) xác định mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm; iii) phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn; iv) huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng; v) đánh giá và củng cố từng bước phát triển trung tâm; vi) việc hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với sự phát triển TT HTCĐ. Quản lý phát triển TT HTCĐ ở Thái Bình còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa huy động được nguồn lực của chính người dân tại cộng đồng; chưa đánh giá và điều chỉnh các hoạt động nên TT HTCĐ chưa được củng cố và phát triển vững chắc. Để đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng xã hội học tập cần có TT HTCĐ mới; bộ công cụ để đánh giá. Bộ tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá vừa tính đến việc thực hiện các nội dung của quản lý phát triển TT HTCĐ vừa kết nối được kết quả, hiệu quả hoạt động của trung tâm với việc xây dựng xã hội học tập. Các giải pháp thực hiện quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT có tính đến các yếu tố đặc thù của các TTHTCĐ ở Thái Bình. 8. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT; trên cơ sở đó đề xuất các nội dung cơ bản và bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý phát triển TT HTCĐ theo hướng xây dựng XHHT. Đưa ra được bức tranh thực trạng về quản lý TT HTCĐ theo định hướng XHHT ở tỉnh Thái Bình. Đề xuất được TTHTCĐ mới và các giải pháp quản lý phát triển TTHTCĐ theo định hướng xây dựng các xã hội học tập ở Thái Bình.
  4. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về học tập suốt đời và xã hội học tập Có nhiều nghiên cứu đề cập và nhấn mạnh tới xu thế học tập suốt đời trong điều kiện hiện nay. Ví dụ, các nhà tương lai học, giáo dục học trên thế giới như Alvin Toffler, Warren Bennis, Stephen Covey, Gary Hamel, Kevin Kelly, Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge, Thomas L.Friedman, Raja. RoySingh, Viên Quốc Chấn đã phân tích xã hội hiện đại được xây dựng trên nền tảng của hệ thống tri thức khoa học phát triển nhanh, biến đổi mạnh và sự thông tin toàn cầu. Cách tiếp cận logic, có: Faure và cộng sự; Torsten Husen; Steward Ranson; Từ đó có một số kết luận sau: Giáo dục sẽ trở thành một quá trình suốt đời; Giáo dục sẽ không có những điểm vào và điểm kết thúc cố định. Nó sẽ trở thành một tiến trình liên tục trong nền giáo dục chính quy và trong vai trò của nó với các chức năng khác của cuộc sống; Giáo dục sẽ đảm nhiệm thêm đặc tính phi chính quy (informal) hơn, khi ngày càng có nhiều người có thể tiếp cận được với nó. Bên cạnh các "trung tâm học tập", sẽ có các phương tiện học tập tại nhà và tại nơi làm việc, ; Giáo dục chính quy sẽ trở nên ý nghĩa hơn và thiết thực hơn trong ứng dụng của nó. Cách tiếp cận quá trình: Donald Schon Từ đó có một số kết luận sau: Sự kết nối ngày càng tăng giữa kinh nghiệm sống với nhu cầu học tập của con người; xã hội và tất cả các cơ quan, tổ chức trong nó có những quá trình biến đổi liên tiếp; khi xã hội biến đổi thì không dễ xác định được trạng thái bền vững của xã hội mới sẽ kéo dài bao lâu; Cần phải hiểu, định hướng, gây ảnh hưởng và quản lý được những sự thay đổi liên tiếp đó; phải tạo ra năng lực thích ứng với những biến đổi liên tiếp và phải hoà nhập được vào bản thân chúng ta cũng như các cơ quan, đoàn thể, tổ chức của chúng ta. Tiếp cận theo nhu cầu: Rober M. Hutchins, Phạm Tất Dong, Vũ Ngọc Hải, Tô Bá Trượng, Từ đó có một số kết luận sau: Việc hệ thống giáo dục hiện hữu đứng trước khả năng khó đáp ứng được các nhu cầu đã và đang đè nặng lên nó thì vấn đề hình thành XHHT đã trở nên cấp thiết; Sự tăng lên về thời gian rảnh rỗi của mỗi con người, sự thay đổi mau lẹ của khoa học, công nghệ cũng như sự thay đổi về cơ cấu xã hội một cách nhanh chóng, đòi hỏi giáo dục phải tạo điều kiện cho việc học tập của con người diễn ra liên tục. Cơ sở lý luận về nền giáo dục hiện đại và học tập suốt đời, những vấn đề cơ bản để xây dựng XHHT ở nước ta cần có quan niệm mới về việc học, ; Gắn vấn đề xây dựng XHHT với xây dựng nông thôn mới, những tiền đề gắn xây dựng XHHT và HTSĐ ở nông thôn nước ta như: Tốc độ đô thị hóa nông thôn tăng nhanh, nông thôn trong xã hội thông tin, đổi mới môi trường việc làm ở nông thôn, cơ cấu lao động ở nông thôn có nhiều thay đổi.
  5. 5 Một số ý tưởng về mô hình XHHT: Roger Boshier; Hughes và Tight; Edwards Các mô hình XHHT tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đều đề cập tới các khía cạnh nhu cầu và nghĩa vụ ập; cơ hội và điều kiện học tập của người dân. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển trung tâm HTCĐ Các nghiên cứu về quản lý phát triển TT HTCĐ đã chỉ ra Phương thức quản lý phát triển các TT HTCĐ là sự tổng hợp 2 hình thức quản lý: Quản lý công và tự quản. Việc quản lý phát triển các TT HTCĐ gắn với xây dựng XHHT ở Việt Nam là vấn đề được mọi người dân quan tâm và giới khoa học nghiên cứu. Tuy vậy: Quản lý phát triển TT HTCĐ như thế nào theo định hướng XHHT?; Có nhiều phương thức và cấp độ quản lý để quản lý TT HTCĐ, nhưng ở Việt Nam nên áp dụng phương thức, cấp độ nào cho phù hợp?. Trong nghiên cứu này, luận án hướng đến xây dựng mô hình mới quản lý phát triển trung tâm HTCĐ thôn, liên thôn tạo ra những thuận lợi cho mọi người dân được tham gia học tập và HTSĐ. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Học tập suốt đời và xã hội học tập Học tập là một khái niệm rộng, được hiểu là bất cứ quá trình, hoạt động nào đem lại sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của cá nhân đều được coi là học tập; HTSĐ là nhu cầu của tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi; Mục đích HTSĐ có sự thay đổi - ngày càng thiết thực hơn và có cả yếu tố thực dụng hơn. HTSĐ không chỉ để biết, chỉ để có bằng cấp hay chứng chỉ mà cần tính đến “nhu cầu cần gì học nấy”, học để có kiến thức, có năng lực thực sự để làm việc, để kiếm sống, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, để tồn tại và thích nghi trong mỗi cộng đồng và rộng hơn là cả xã hội lại đang thay đổi nhanh. Nội dung HTSĐ nhằm giúp cho mọi người có cuộc sống ngày càng chất lượng hơn, hòa hợp hơn và làm việc có hiệu quả hơn trong môi trường đa văn hóa; Phương thức HTSĐ ngày càng mềm dẻo, linh hoạt: Tập trung và tại chức; chính quy, không chính quy. XHHT là mộ ọi cá nhân đều theo đuổi việc học thường xuyên, HTSĐ; mọi tổ chức/ cộng đồng đều trở thành những tổ chức/ cộng đồng học tập, mọi thành phần xã hội đều tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy học tập và phát triển giáo dục. HTSĐ và XHHT là hai khái niệm có liên quan, gắn bó chặt chẽ với nhau. “Cốt lõi của ý tưởng về một XHHT, trong đó việc HTSĐ là nội dung xuyên suốt, là phải có một nền giáo dục đáp ứng những thách thức của một thế giới thay đổi nhanh chóng và để đạt điều này phải đưa con người trở lại nhà trường để ứng xử với những tình huống mới mẻ, nổi lên trong đời sống cá nhân hay đời sống nghề nghiệp của họ. 1.2.2. Giáo dục cộng đồng và trung tâm học tập cộng đồng Cộng đồng được quan niệm là một từ dùng để chỉ một tập hợp người cùng cư trú trong một vùng lãnh thổ/địa phương nhất định. Trong cộng đồng thường có những quy tắc chung được mọi người thống nhất thực hiện. Giáo dục cộng đồng: Đó là nguyên tắc cho rằng, toàn bộ vấn đề giáo dục phải bắt nguồn từ nguyện vọng và phải nỗ lực thỏa mãn nguyện vọng của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng ; Giáo dục cộng đồng không chỉ thuộc về và dành cho cộng đồng, mà chính cộng đồng phải có các
  6. 6 quyền lực quan trọng quyết định các hoạt động giáo dục và có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động này. Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời có sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư. Cơ chế hoạt động của TTHTCĐ là Nhà nước và nhân dân cùng làm; Các TTHTCĐ được cắm sâu trên địa bàn xã, phường, thị trấn, bắt rễ vào từng thôn, làng, là những điều kiện thuận lợi để thực hiện được khẩu hiệu "ai cũng học tập" góp phần xây dựng thành công cộng đồng học tập. Xây dựng TTHTCĐ là bước đi đúng, cần thiết, quan trọng để góp phần xây dựng thành công cộng đồng học tập ở Thái Bình, ở Việt Nam. 1.2.3. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng Phát triển TTHTCĐ là quá trình tăng việc cung cấp các cơ hội và điều kiện học tập của cộng đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng theo hướng xây dựng cộng đồng học tập. Nội dung của phát triển TT HTCĐ = Nỗ lực của người dân + Hỗ trợ của chính quyền. 1.2.4. Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập Quản lý phát triển trung tâm HTCĐ được xác định như một tập hợp toàn diện các quy trình từ việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và các bước đánh giá quá trình phát triển trong mọi hoạt động của trung tâm hướng đến xây dựng một XHHT. Cách khác, quản lý phát triển trung tâm HTCĐ là quá trình đạt đến mục tiêu (góp phần xây dựng XHHT) của trung tâm bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa (phân tích môi trường, dự báo, lập kế hoạch), tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và đánh giá quá trình phát triển. 1.3. Trung tâm học tập cộng đồng với việc xây dựng xã hội học tập 1.3.1. Xã hội học tập - đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế tri thức Xây dựng XHHT để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức đã được nhiều học giả trong nước và quốc tế đề cập. 1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của xã hội học tập Thứ nhất, về mức độ tham gia học và cách học của các thành viên trong xã hội/ cộng đồng; Thứ hai, về xây dựng hệ thống giáo dục để cung cấp các cơ hội học tập; Thứ ba, về huy động các lực lượng tham gia xây dựng XHHT; Thứ tư, về kết quả hay tác động của XHHT đến phát triển kinh tế - xã hội 1.3.3. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng - góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển kinh tế - xã hội 1.3.3.1. Đặc điểm của trung tâm học tập cộng đồng - góp phần xây dựng xã hội học tập Đặc điểm của TT HTCĐ là thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng; Kết hợp sử dụng các nguồn học tập chính thống và không chính thống. TT HTCĐ được các đối tác về kinh tế về giáo dục chia sẻ các nguồn đào tạo của họ; Người học được chia sẻ tri thức của nhân loại. Sự phát triển văn hóa học tập suốt đời là mục tiêu của cộng đồng.
  7. 7 1.3.3.2. Vai trò của trung tâm học tập cộng đồng với phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao năng lực cư dân nông thôn, nhất thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân là một thành phần cơ bản để xây dựng nông thôn mới và là cơ sở để xây dựng XHHT ở nông thôn và cơ hội để mỗi nông dân được HTSĐ; TT HTCĐ là hạt nhân, một cơ sở quan trọng của người dân trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 1.4. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hƣớng xã hội học tập 1.4.1. Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình phát triển trung tâm học tập cộng đồng 1.4.1.1. Mục tiêu của phát triển trung tâm học tập cộng đồng Phát triển TT HTCĐ hướng tới mục tiêu cơ bản: Phát triển con người thông qua quá trình nâng cao năng lực con người để khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng gắn kết với sự phát triển của mỗi địa phương và cả nước. 1.4.1.2. Nguyên lý của phát triển trung tâm học tập cộng đồng Phát triển TT HTCĐ dựa trên phương pháp tiếp cận từ dưới lên, phát triển TT HTCĐ phải được xuất phát từ chính nhu cầu của người dân; Người dân được trực tiếp đề xuất các nhu cầu học tập, đề xuất và lựa chọn cách học hợp với trình độ cũng như khả năng thời gian của họ. 1.4.1.3. Tiến trình phát triển trung tâm học tập cộng đồng Tiến trình phát triển TT HTCĐ thông thường thông qua các giai đoạn: i) Thức tỉnh cộng đồng: Là giai đoạn đầu của phát triển, là tiến trình để cộng đồng hiểu rõ, đánh giá đúng và đầy đủ các nguồn lực của cộng đồng; là giai đoạn mà cộng đồng cần phải hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn đề của chính họ. ii) Tăng cường năng lực: Là hoạt động để cộng đồng có thể hiểu rõ và biết cách khai thác, huy động những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, cơ sở, nhân tài), những nguồn hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan tài trợ); là tiến trình tăng cường các nguồn lực của cộng đồng để cộng đồng có đủ khả năng vượt qua các khó khăn. iii) Tự lực: Vừa là tiến trình, vừa là mục đích quan trọng nhất của phát triển cộng đồng. Cộng đồng tự lực là cộng đồng có đủ các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực để tự thay đổi và phát triển. Các tiêu chí mô tả đặc trưng của sự phát triển TT HTCĐ i) Sự đa dạng, phức tạp hơn về cấu trúc TT HTCĐ; ii) Các chức năng của TT HTCĐ có tính chuyên biệt hơn; iii) Tăng cường được khả năng tự điều chỉnh của TT HTCĐ để tồn tại trong hệ thống giáo dục và môi trường kinh tế - xã hội thay đổi nhanh. 1.4.2. Các phương thức quản lý trung tâm học tập cộng đồng Hiện nay trên thế giới tồn tại ba phương thức quản lý chính, gồm: (1) Nhà nước quản lý tập trung, (2) Quản lý dựa vào cộng đồng, (3) Cộng đồng tự quản lý. Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấp độ: Cấp độ thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.
  8. 8 Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý kiến của cộng đồng để đưa ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý. Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý. Cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý. Cấp độ chủ trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm soát. Trong luận án này dựa theo phương thức quản lý dựa vào cộng đồng ở cấp độ 4 - cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý. 1.4.3. Nội dung quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập 1.4.3.1. Lập kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm Lập kế hoạch phát triển là một công cụ hùng mạnh để thiết lập các ưu tiên và đưa ra các quyết định đúng đắn về học tập của cộng đồng trong tương lai, giúp cho việc sử dụng các nguồn lực của TT HTCĐ trong một môi trường đang thay đổi nhanh chóng. Lập kế hoạch phát triển khác với việc sử dụng các kiểu kế hoạch thông thường trên các mặt: Tập trung vào tương lai; một tương lai mong muốn và có thể thực hiện. Thực hiện cách tiếp cận tiên phong trong quản lý; Các mục đích, định hướng và giá trị mà cộng đồng đang đề cao, tập trung vào các kết quả đạt được. Trong quá trình lập kế hoạch phát triển để quản lý phát triển TT HTCĐ, mặt yếu cần khắc phục, khâu khó khăn và phức tạp nhất là việc định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân. Nhu cầu học tập của người dân rất đa dạng và phong phú. Do đó, quản lý phát triển TT HTCĐ cần phải xác định, phân loại nhu cầu học tập của người dân; tiếp đến xác định các nhu cầu phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân, bao gồm các công việc: Khảo sát, xác định, phân loại nhu cầu học tập của người dân; Dựa vào cộng đồng lựa chọn các nhu cầu phù hợp với mục tiêu phát triển. Tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giới thiệu, định hướng nhu cầu học tập và nghĩa vụ học tập của người dân. Thẩm định đánh giá kết quả định hướng nhu cầu học tập và nghĩa vụ học tập của người dân. 1.4.3.2. Mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm Về nguyên tắc chung, mô hình tổ chức để triển khai các chức năng quản lý gồm hai yếu tố là cơ cấu tổ chức (thể hiện qua sơ đồ tổ chức/sơ đồ nhân sự) và phương thức hoạt động (thể hiện qua cách thức mà các hoạt động học tập được thực hiện thông qua sự phối kết hợp). Các nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất, TT HTCĐ phải xác định đầy đủ phạm vi của khái niệm học tập cộng đồng và quản lý học tập để định rõ được chức năng quản lý. Nguyên tắc thứ hai, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của mỗi người dân trong cộng đồng, trung tâm nên theo 2 cấp hay nói cách khác là các hoạt động đưa đến tận thôn, làng, xóm, tổ dân phố của xã, phường, thị trấn.
  9. 9 Nguyên tắc thứ ba, mối quan hệ hữu cơ giữa quản lý phát triển TT HTCĐ và các lĩnh vực khác trong quản lý kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn cần được tôn trọng trong quá trình hình thành bộ máy tổ chức quản lý học tập của cộng đồng. 1.4.3.3. Phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn Phương thức tổ chức các chương trình học tập sẽ giúp cho chủ thể quản lý tạo ra được chuỗi các hoạt động có tính tối ưu nhất, thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng, tổ chức hoạt động hiệu quả, có năng suất, chất lượng cao. Các bước cần thực hiện: Soạn thảo và ra các quyết định; Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu; Lựa chọn các thành viên trong cộng đồng và các đối tác phù hợp; Phân nhiệm và quyền hạn rành mạch cho các bộ phận (tổ chuyên trách; TT HTCĐ cấp thôn; ); Ràng buộc các bộ phận theo chiều dọc và chiều ngang trong mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và thông tin. 1.4.3.4. Huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng Kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào sự tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội và sự đóng góp của các người dân trong cộng đồng; hỗ trợ từ NSNN là rất hạn chế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các TT HTCĐ nghèo nàn và trông nhờ vào các cơ sở văn hóa, sinh hoạt chung tại cộng đồng. Việc mở rộng hợp tác, liên kết các lực lượng tham gia hoạt động cung cấp các chương trình học tập là điều kiện sống còn đối với việc duy trì và phát triển của các TT HTCĐ. Trước tiên phải khẳng định mở rộng việc hợp tác, liên kết các lực lượng tham gia hoạt động ở TT HTCĐ đó là một trong những nhiệm vụ của giám đốc TT. 1.4.3.5. Đánh giá và củng cố từng bước phát triển trung tâm Chủ thể quản lý phải kiểm soát liên tục sự thay đổi từ bên ngoài; thực hiện chức năng dự báo và báo cáo thông tin kịp thời. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tạo động cơ hội làm việc là sự thúc đẩy hướng đến hành động, xác định hiệu suất làm việc/ kết quả học tập của mỗi thành viên hay tập thể đó. Củng cố sự thay đổi/ phát triển; So sánh quản lý TT HTCĐ với quản lý phát triển TT HTCĐ có sự tham gia của các thành viên thể hiện rõ nét sự khác biệt đánh giá và củng cố từng bước phát triển. 1.4.3.6. Hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với sự phát triển TT HTCĐ Thứ nhất, TT HTCĐ chỉ là một thiết chế giáo dục trong hệ thống giáo dục. Thứ hai, vai trò lãnh đạo và định hướng sự thay đổi của nhà nước đối với TT HTCĐ. Sự kết nối chặt chẽ giữa định hướng phát triển của nhà nước và mục tiêu của phát triển TT HTCĐ. Thứ ba, hầu như mọi TT HTCĐ đều thiếu nguồn lực con người và tài chính. 1.5. Khung tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hƣớng xã hội học tập Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển/ quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT là các yêu cầu đối với trung tâm đảm bảo có kết quả trong việc xây dựng cộng đồng học tập. Tiêu chí đánh giá sự phát triển/ quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT là yêu cầu đối với trung tâm ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá về TT.
  10. 10 Tiêu chuẩn 1: Xây dựng được hướng đi trong kế hoạch phát triển trung, dài hạn của trung tâm; Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và bộ máy của trung tâm đảm bảo hoạt động có hiệu quả; Tiêu chuẩn 3: Phương thức và tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ có chất lượng; Tiêu chuẩn 4: Huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng; Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả và hiệu quả học tập từ TT HTCĐ. 1.6. Phân tích môi trƣờng trong quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng 1.6.1. Phân tích môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài của quản lý phát triển TT HTCĐ là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản lý nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản lý của một trung tâm. Những yếu tố môi trƣờng vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tiền lương và thu nhập; Yếu tố môi trường văn hóa - xã hội: Dân số; văn hóa; nghề nghíệp của người lao động; Các yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý của Nhà nước; Yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ. 1.6.2. Phân tích môi trường bên trong/ nội bộ Quản lý phát triển TT HTCĐ thường gặp các cản trở phổ biến từ chính yếu tố môi trường nội bộ, không được các thành viên trong cộng đồng ủng hộ sự thay đổi; Tư duy bảo thủ, trì trệ hoặc thấy chưa cần thay đổi hoặc không muốn thay đổi, thỏa mãn với cái hiện có. Các yếu tố bên trong giúp trung tâm xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động về quản lý của mình. Các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng khá quan trọng đến việc xác định sứ mạng và mục tiêu của trung tâm. 1.6.3. Các giải pháp quản lý bất trắc của yếu tố môi trường Các biện pháp được sử dụng như sau: Tiên đoán; Cung cấp hạn chế; Hợp đồng; kết nạp; liên kết; qua trung gian; Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài: Đánh giá bên ngoài cũng quan trọng như đánh giá bên trong trong quá trình định hướng phát triển TT HTCĐ, đây cũng là một điểm để phân biệt với các quá trình quản lý thông thường được sử dụng nhiều hơn trong thực tiễn. Các nhân tố bên ngoài có thể có ảnh hưởng mạnh đến TT HTCĐ. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý phát triển TT HTCĐ cũng cần tập trung làm rõ và thúc đẩy việc nhận thức, nhiệt huyết và năng lực hành động của những con người trong cộng đồng và các liên đới, như: Nhận thức và sự hiểu biết; lòng nhiệt huyết; năng lực hành động. Kết luận chƣơng 1 Quản lý phát triển TT HTCĐ là quá trình tăng việc cung cấp các cơ hội và điều kiện học tập trong cộng đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng theo hướng xây dựng XHHT. Quản lý phát triển TT HTCĐ hướng tới mục tiêu cơ bản: Phát triển con người thông qua quá trình nâng cao năng lực con người để khắc phục trở ngại, khó khăn
  11. 11 nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng gắn kết với sự phát triển của mỗi địa phương và cả nước. Quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT được xác định như một tập hợp toàn diện các quy trình từ việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch phát triển và các bước đánh giá, củng cố quá trình phát triển trong mọi hoạt động của trung tâm hướng đến xây dựng một XHHT. Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng, cấp độ đối tác là thích hợp nhất xét về góc độ thực tiễn ở nước ta và hiệu quả của sự phát triển trên các phương diện tài chính, quản lý, kinh tế, xã hội. Nội dung quản lý phát triển TT HTCĐ gồm: i) Lập kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm; ii) xác định mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm; iii) phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn; iv) huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng; v) đánh giá và củng cố từng bước phát triển trung tâm; vi) việc hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với sự phát triển TT HTCĐ. Các tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT, sẽ được tập trung vào: i) Xây dựng được hướng đi trong kế hoạch phát triển trung, dài hạn của trung tâm; ii) mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm đảm bảo hoạt động có hiệu quả; iii) phương thức và tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao KH-CN có chất lượng; iv) huy động được các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng; v) đánh giá kết quả và hiệu quả học tập từ TT HTCĐ. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra môi trường quản lý của mỗi trung tâm. Người lãnh đạo, quản lý TT có thể làm giảm sự lệ thuộc của trung tâm vào môi trường bằng việc nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố môi trường để soạn thảo chiến lược/ giải pháp và sách lược quản lý cho đúng đắn, giúp trung tâm tồn tại và phát triển. Chƣơng 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP 2.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài 2.1.1. Khái quát về xu thế quản lý phát triển TT HTCĐ của các nước Xu thế phát triển TT HTCĐ ở trong khu vực và các nước trên thế giới, nhất là các nước có cùng điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển là một trong những cơ sở cần thiết cho việc quản lý phát triển TT HTCĐ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cộng đồng ở nông thôn nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước hạn chế, bất cập trong quản lý truyền thống, quản lý phát triển TT HTCĐ đã được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao của người dân các nước. Một số TT rơi vào thế kém phát triển, không được sự tham gia ủng hộ, làm chủ cộng đồng. Trong bối cảnh đó, quản lý phát triển TT HTCĐ được coi là ý tưởng về một đường lối giáo dục nhằm làm cho giáo dục gắn chặt và có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, của mỗi con người sau khi rời ghế nhà trường truyền thống. Xu thế quản lý phát triển TT HTCĐ của các nước cũng có nhiều thay đổi từ quản lý công hoặc tự quản sang nhiều hình thức quản lý khác như quản lý công; tự quản và kết hợp giữa quản lý công với tự quản.