Luận án Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh

pdf 190 trang vuhoa 24/08/2022 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tinh_thanh_ho.pdf

Nội dung text: Luận án Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH TUẤN SINH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH TUẤN SINH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân 2. TS. Nguyễn Đình Chúc HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác. Tác giả luận án Trịnh Tuấn Sinh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 8 1.1.1. Các nghiên cứu về khu công nghiệp và quản lý phát triển khu công nghiệp 8 1.1.2. Các nghiên cứu về tăng trƣởng xanh 11 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 12 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 14 1.2.1. Các nghiên cứu về khu công nghiệp và quản lý phát triển khu công nghiệp 14 1.2.2. Các nghiên cứu về tăng trƣởng xanh 17 1.2.3. Các nghiên cứu về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 18 1.3. Những vấn đề (khoảng trống) cần tiếp tục nghiên cứu 20 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH 23 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Khu công nghiệp 23 2.1.1. Khái niệm khu công nghiệp 23 2.1.2. Đặc điểm của Khu công nghiệp 27 2.1.3. Các tác động của KCN trong tiến trình CNH-HĐH đất nƣớc 27 2.2. Phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 31 2.2.1. Một số lý luận về tăng trƣởng xanh 31 2.2.2. Phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 34 2.3. Quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 42 2.3.1 Khái niệm quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 42 2.3.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý phát triển của khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh 48 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh 54 2.4.1. Các yếu tố khách quan 54
  5. 2.4.2 Các yếu tố chủ quan 55 2.5. Kinh nghiệm quản lý phát triển khu công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh 57 2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế 57 2.5.2. Kinh nghiệm cho quản lý KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh Việt Nam 63 2.5.3 Bài học đối với sự quản lý phát triển các KCN Thanh Hóa 66 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH Ở TỈNH THANH HÓA 68 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 68 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa có ảnh hƣởng đến phát triển Khu công nghiệp 68 3.1.2. Khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 71 3.2. Thực trạng quản lý phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 73 3.2.1 Thực trạng công tác qui hoạch và quản lý quy hoạch khu công nghiệp 73 3.2.2. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức quản lý môi trƣờng khu công nghiệp 75 3.2.3. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 78 3.2.4. Công tác thanh tra kiểm tra, xử lý về vi phạm theo các tiêu chuẩn tăng trƣởng xanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 85 3.3. Đánh giá công tác quản lý phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa theo theo các tiêu chí 89 3.3.1 Kết quả thực hiện các tiêu chí phát triển về số lƣợng, quy mô các KCN 89 3.3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí phát triển về cơ sở hạ tầng và phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 91 3.3.3 Kết quả thực hiện các tiêu chí về công tác qui hoạch theo hƣớng tăng trƣởng xanh 103 3.3.4 Kết quả thực hiện các tiêu chí về công tác quản lý, phối hợp xử lý nƣớc thải, khí thải phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 104
  6. 3.3.5 Kết quả thực hiện các tiêu chí về diện tích cây xanh và số dự án đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng 107 3.3.6 Kết quả thực hiện các tiêu chí tăng trƣởng xanh của các Doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 108 3.4. Những nhân tố tác động đến công táv quản lý phát triển các KCN tại Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh 111 3.4.1. Các nhân tố tác động thuận lợi 111 3.4.2. Các nhân tố thách thức cần giải quyết 115 3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý và phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 119 3.5.1. Các kết quả chung đạt đƣợc 119 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý phát triển các KCN ở Thanh Hóa 120 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở TỈNH THANH HÓA 126 4.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp 126 4.1.1. Bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 126 4.1.3. Quan điểm, mục tiêu quản lý phát triển các KCN tại tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh 138 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển các khu công nghiệp Tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 142 4.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các KCN Thanh Hoá theo hƣớng tăng trƣởng xanh; lựa chọn 1-2 khu công nghiệp quy hoạch theo hƣớng KCN sinh thái và Khu công nghệ cao phù hợp với xu hƣớng tăng trƣởng xanh. 142 4.2.2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng các KCN đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền; các cực tăng trƣởng trong và ngoài Tỉnh để phát triển giảm chi phí cho các doanh nghiệp, tiết kiệm năng lƣợng, giảm ô nhiễm môi trƣờng. 143
  7. 4.2.3. Đa dạng hoá phƣơng thức và tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các KCN đặc biệt là hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển theo hƣớng tăng trƣởng xanh cho các KCN 145 4.2.4. Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển theo hƣớng tăng trƣởng xanh của của các KCN Thanh Hóa 147 4.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên cơ sở tạo sự đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh; xây dựng cơ chế chính sách đầu tƣ, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù để thu hút sự đầu tƣ của các doanh nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 149 4.2.6. Tăng cƣờng hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 151 4.2.7. Tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BVMT: Bảo vệ môi trƣờng CNH: Công nghiệp hóa CIs(Complex industrial zone) Khu công nghiệp pức hợp CTR: Chất thải rắn ĐTM: Đánh giá tác động môi trƣờng ĐTNN: Đầu tƣ nƣớc ngoài ĐTTN: Đầu tƣ trong nƣớc GDP: Tổng sản phẩm quốc dân GPMB: Giải phóng mặt bằng HĐH: Hiện đại hóa HQ: Hàn Quốc EIN: (Eco industriae network) Mạng lƣới công nghiệp sinh thái EIP/ EIE: (Eco-industrial Pask/Eco-industrial estate) Khu công nghiệp sinh thái hoặc bất động sản FDI: (Foreign Direct Investment) Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài KCHT: Kết cấu hạ tầng KCN: Khu công nghiệp KCNST: Khu công nghiệp sinh thái KCX: Khu chế xuất KKT: Khu kinh tế KTQT: Kinh tế quốc tế NSNN: Ngân sách Nhà nƣớc PAR INDEX: Chỉ số cải cách hành chính PAPI: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PEII: Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế PT: Phát triển
  9. SXKD: Sản xuất kinh doanh TĐC: Tái định cƣ TQ: Trung Quốc USEPA: (United States environmental protection ag) Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ. WB: (World bank) Ngân hàng Thế giới XLNT: Xử lý nƣớc thải
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh giữa tăng trƣởng nâu và tăng trƣởng xanh 37 Bảng 2.2: So sánh vai trò của quản lý nhà nƣớc các KCN và quản lý phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh 44 Bảng 2.3 Các tiêu chí tăng trƣởng xanh của các doanh nghiệp trong KCN 52 Bảng 2.4: Danh sách sáu ngành công nghiệp công nghệ xanh và các chiến lƣợc chính của Hàn Quốc 59 Bảng 3.1: Tổng hợp vốn các dự án hạ tầng thiết yếu một số KCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2019 80 Bảng 3.2: Vốn đăng ký đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 82 Bảng 3.3 : Tình hình phát triển số khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 89 Bảng 3.4 Thực trạng số lƣợng, qui mô các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 90 Bảng 3.5: Các chỉ tiêu về hoạt động SXKD của KKT Nghi Sơn và các KCN 99 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu kinh tế các KKT, KCN trên địa bàn 100 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động tại KKT Nghi Sơn và các KCN năm 2019 101 Bảng 3.8: Khối lƣợng chất thải của một số KCN Thanh Hóa 105 Bảng 3.9: Tình hình xử lý nƣớc, khí thải của các KKT và KCN Thanh Hóa 106 Bảng 3.10 Các chỉ tiêu về diện tích cây xanh và số dự án đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng của các KCN Thanh Hóa 108 Bảng 3.11. Các chỉ tiêu tăng trƣởng xanh của các doanh nghiệp trong KCN Thanh Hóa 109
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Đƣờng cong Kuznets về môi trƣờng 32 Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020 70 Hình 3.2: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trƣờng tại KKT Nghi Sơn và các KCN 76 Hình 3.3: Hiện trạng bộ máy quản lý môi trƣờng các KCN tại Thanh Hóa 77 Hình 3.4: Diễn biến nƣớc thải trƣớc xử lý tại Trạm XLNTTTT KCN Lễ Môn năm 2019 87 Hình 3.5: Môi trƣờng không khí xung quanh KCN Lễ Môn 87 Hình 3.6: Diễn biến nƣớc ngầm trong và ngoài KCN năm 2019 88 Hình 3.7: Giá trị SXCN, DV và Giá trị nộp ngân sách của các KCN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 100 Hình 3.8: Tổng số lao động của các KCN Thanh Hóa năm 2019 102
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Phát triển kinh tế xanh để đạt đƣợc tăng trƣởng xanh đã trở thành xu hƣớng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại. Tăng trƣởng xanh phản ánh cách thức phản ứng của các nền kinh tế trƣớc diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; phản ánh các xu hƣớng tìm kiếm mô hình tăng trƣởng mới với ngành công nghiệp xanh nổi lên nhƣ một mũi nhọn, tạo ra động lực tăng trƣởng mới và mang tính cạnh tranh cao; đồng thời thể hiện những nỗ lực của các chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hƣớng đến tăng trƣởng xanh và bền vững. Với các xu hƣớng tăng trƣởng xanh hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bƣớc đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trƣởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hƣớng tới nền kinh tế xanh. Tăng trƣởng xanh đƣợc xem nhƣ là giải pháp hiệu quả để thế giới vƣợt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế sau hơn 30 năm đổi mới có dấu ấn đậm nét của việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp (KCN). Sự phát triển của các KCN đƣợc đánh giá là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tính đến tháng 6 năm 2019, cả nƣớc đã có 327 KCN đƣợc thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 96.000 ha, tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 65.700 ha. Trong số 327 KCN nêu trên, 256 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 67.500 ha và 71 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, với tổng diện tích đất tự nhiên 28.500 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của 256 KCN là 35.200 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy gần 75% [67]. Vốn đầu tƣ thực hiện, gồm vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và vốn đầu tƣ của dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt khoảng 27,7% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong giai đoạn 2016 - 2019. Trong giai đoạn 2016-2019, khu công nghiệp, khu kinh tế nộp Ngân sách nhà nƣớc trên 400 nghìn tỷ đồng. Tại một số địa phƣơng, tỷ lệ thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng trên 60% tổng thu ngân sách nhà nƣớc của địa phƣơng nhƣ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng ; tạo việc làm hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 7% lực lƣợng lao động của cả nƣớc. 1
  13. Sự phát triển mạnh mẽ và những đóng góp to lớn của các KCN là tƣơng đổi nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của các KCN đang đặt ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trƣờng do chất thải rắn, nƣớc thải và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải từ KCN trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề gây bức xúc, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nƣớc thải từ các lĩnh vực khác. Trong số 327 KCN đƣợc thành lập 1, mới có 242 KCN có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, 191 KCN lắp đặt hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động, liên tục. Tổng công suất xử lý nƣớc thải của các nhà máy hiện đang hoạt động đạt hơn 1.031.000 m3/ngày đêm [67]. Ô nhiễm môi trƣờng không khí, thƣờng chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chƣa đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Để giảm thiểu tình trạng đó, tại các KCN mới, đang từng bƣớc đầu tƣ công nghệ hiện đại, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng, nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các KCN này đã dần đƣợc cải thiện một cách rõ rệt. Trong bối cảnh chung về các KCN còn nhiều bất cập và nan giải đặc biệt là trong vấn đề quản lý môi trƣờng. Chính vì vậy, việc thực hiện quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh là cần thiết và nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững nói chung tại Việt Nam. Điều này cũng đã đƣợc xác định trong văn kiện Đại hội XII của Đảng nhằm bảo vệ môi trƣờng: ―Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.‖ Đồng thời, cũng phù hợp với định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới mô hình tăng trƣởng xanh gắn với tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đƣa đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững. Định hƣớng phát triển nền công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh đã đƣợc thể hiện trong các chính sách của nhà nƣớc trong những năm vừa qua. Các chính sách có thể kể đến bao gồm: Chƣơng trình nghị sự 21 về Chiến lƣợc phát triển bền vững của Việt Nam [70], Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 [69], Chƣơng trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 [75], Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [71]. Chiến lƣợc quốc gia về Tăng trƣởng xanh giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2050 [73] xác định tăng trƣởng xanh tiến tới nền kinh tế phát thải ít 1Bao gồm cả 18 KCN trong KKT. 2
  14. cácbon và làm giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên trở thành xu hƣớng chủ đạo trong phát triển bền vững, đòi hỏi giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tăng khả hấp thụ khí nhà kính. Phát triển các KCN theo hƣớng bền vững hay tăng trƣởng xanh ở nƣớc ta đƣợc đánh giá là hƣớng đi đúng đắn, cấp bách và tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay. Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là một tỉnh lớn về diện tích và dân số. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 khu kinh tế (KKT) và 08 KCN, trong đó chỉ có KKT Nghi Sơn và 05 KCN là chính thức đang hoạt động. Tại Thanh Hóa, trong quá trình hoạt động của các KCN đã cho thấy những tác động nhất định đến môi trƣờng, ảnh hƣởng đến các thành phần môi trƣờng trong và xung quanh khu công nghiệp. Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối năm 2019, trong số 08 KCN có 01 KCN (KCN Lễ Môn) đã hoàn thiện và vận hành trạm xử lý nƣớc thải tập trung, 02 KCN hoàn thành ở giai đoạn 1 - tức là ở bƣớc xây dựng lắp đặt và vận hành thử, các KCN còn lại đang chờ kêu gọi đầu tƣ. Điều này cho thấy việc quản lý về vấn đề môi trƣờng tại các KCN chƣa có điều kiện để thực hiện đầy đủ, do vậy trong thời gian tới, nếu muốn đạt đƣợc mục tiêu phát triển khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh tỉnh Thanh Hoá cần chú trọng hơn nữa đến công tác tìm điều kiện và tăng cƣờng quản lý phát triển vấn đề môi trƣờng tại các KCN. Vì vậy, việc phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh ở Thanh Hoá đƣợc đánh giá nhƣ một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển, phù hợp với quy luật phát triển trong xu thế hiện nay. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh và đánh giá thực trạng quản lý phát triển của các KCN tỉnh Thanh Hóa, xem xét sự phát triển gắn với tăng trƣởng xanh của các KCN là hết sức cần thiết trong bối cảnh những KCN đang ngày đƣợc phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững quốc gia. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn nội dung:“Quản lý phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2019, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới theo hƣớng tăng trƣởng xanh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 3
  15. - Phân tích thực trạng quản lý phát triển các KCN của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 201-2019 trên các phƣơng diện: công tác quản qui hoạch; xây dựng bộ máy tổ chức quản lý môi trƣờng KCN; công tác tổ chức thực hiện hoạt động quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra Từ đó, nhận xét, đánh giá, so sánh thực trạng đó với yêu cầu của phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý phát triển KCN tỉnh Thanh Hóa Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về thực trạng quản lý phát triển các KCN ở Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Phạm vi về không gian: Tỉnh Thanh Hóa Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề về quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo hƣớng tăng trƣởng xanh trên các phƣơng diện: công tác quản qui hoạch; xây dựng bộ máy tổ chức quản lý môi trƣờng KCN; công tác tổ chức thực hiện hoạt động quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra , trong đó tập trung vào quản lý phát triển cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật) cho các KCN; phát triển hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN (thu hút đầu tƣ, phát triển kinh doanh); quản lý hệ thống xử lý nƣớc, khí và chất thải rắn, diện tích cây xanh ; khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sản xuất theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở thu thập các dữ liệu nghiên cứu đã đƣợc thực hiện có liên quan đến nội dung chủ đề nghiên cứu của luận án. Các dữ liệu, tài liệu đƣợc thu thập từ các nguồn: - Các thƣ viện trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, thƣ viện Quốc gia - Các bài tạp chí, các nghiên cứu đƣợc đăng tải, các tạp chí trong và ngoài nƣớc, dƣới hình thức in ấn hoặc trực tuyến, liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Các tài liệu, số liệu đƣợc thu thập từ các Bộ, ban, ngành có liên quan và đặc biệt các tài liệu từ Tỉnh ủy, UBND, các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Các tài liệu là các văn bản chính sách của Nhà nƣớc và của tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến vấn đề quản lý phát triển các KCN. 4
  16. Các phương pháp xử lý số liệu được thực hiện bao gồm: Phương pháp phân tích hệ thống: Phƣơng pháp phân tích hệ thống sẽ đƣợc triển khai dựa vào cách tiếp cận hệ thống của luận án. Với phƣơng pháp này, đối tƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc đặt trong hệ thống để phân tích. Sự phát triển các KCN ở Thanh Hóa sẽ đƣợc đặt chung trong bối cảnh phát triển các KCN trên địa bàn cả nƣớc. Việc quản lý phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố. Vì vậy, việc tổng quan các tài liệu và áp dụng phân tích hệ thống là quan trọng và cần thiết. Phương pháp phân tích thống kê: Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê để phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc từ thực tế nghiên cứu và các nghiên cứu, tài liệu có liên quan khác. Dữ liệu sơ cấp về sự phát triển của KCN Thanh Hóa theo chuỗi từ 2010-2019. Các số liệu về tăng trƣởng xanh do trƣớc đó ít đƣợc thống kê nên chủ yếu tác giả sử dụng các số liệu của năm 2019. Các cơ sở dữ liệu về các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đƣợc thống kê phân tích để làm rõ thực trạng quản lý phát triển của các KCN Thanh Hóa cùng các ƣu nhƣợc điểm trong quá trình quản lý phát triển để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới. Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích SWOT là Phƣơng pháp phân tích trên cơ sở xác định những điểm mạnh (S - stenghs), những điểm yếu (W - weakness) trong của các KCN Thanh Hóa . Những cơ hội (O - opportunities) và những mối đe dọa, thách thức (T - threats) bên ngoài mà các KCN Thanh Hóa đang phải đối mặt. Căn cứ vào những chi tiết này để xây dựng chiến lƣợc phát triển bằng xây dựng ―Ma trận phân tích SWOT‖ với 9 ô nhƣ sau: Bảng 1: Ma trận phân tích SWOT Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (thách thức) (T) Phối hợp S/O Phối hợp S/T Điểm mạnh (S) Tận dụng điểm mạnh để Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội hạn chế nguy cơ Phối hợp W/O Phối hợp W/T Điểm yếu (W) Giảm điểm yếu để nắm Tối thiểu điểm yếu để bắt cơ hội ngăn chặn nguy cơ Phương pháp chuyên gia: 5
  17. Tham vấn ý kiến của cá chuyên gia có trình độ GS, PGS, TS nghiên cứu về KCN và các chuyên gia là các nhà quản lý cấp cao trong các để xem xét, nhận định bản chất khoa học và thực tiễn của các KCN Thanh Hóa, để tìm ra giải pháp tối ƣu nhất để phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (1) Tổng quan đƣợc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. (2) Hệ thống hoá và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh bao gồm các khái niệm tăng trƣởng xanh, phát triển KCN, phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh; nội dung quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh, các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh. Luận án cũng nghiên cứu, phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm của một số nƣớc về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất chính sách. (3) Luận án sẽ làm rõ thực trạng quản lý phát triển các KCN của tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh trong đó tập trung vào quản lý Phát triển cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật) cho các KCN; phát triển sản xuất kinh doanh trong các KCN (thu hút đầu tƣ và phát triển hoạt động sản xuất kinh soanh); quản lý hệ thống xử lý nƣớc, khí và chất thải rắn, diện tích cây xanh ; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trong KCN sản xuất theo hƣớng tăng trƣởng xanh. Luận án cũng chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế yếu kém và những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện quản lý phát triển các KCN tại Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh. (4) Trên cơ sở điều kiện tiền đề trong trong nƣớc, xu hƣớng phát triển của quốc tế và phân tích ma trận SWOT của địa phƣơng, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển KCN trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển các KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh bao gồm: khái niệm quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh, các yếu tố ảnh hƣởng, kinh nghiệm một số nƣớc về quản lý phát triển KCN theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 6
  18. Về thực tiễn: - Luận án đã chỉ rõ thực trạng quản lý phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh và chỉ ra đƣợc một số giải pháp nhằm quản lý phát triển các KCN tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Các giải pháp có ý nghĩa tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho một số nghiên cứu sinh, cho các nhà hoạch định chính sách, cho những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc chuyên ngành và cho những ngƣời quan tâm đến hoạt động quản lý phát triển khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh Chƣơng 3: Thực trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh tại tỉnh Thanh Hóa Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng tăng trƣởng xanh ở tỉnh Thanh Hóa 7
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về khu công nghiệp và quản lý phát triển khu công nghiệp KCN là một trong những mô hình cụ thể của loại hình đặc khu kinh tế trên thế giới. Trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia đã rầm rộ xây dựng KCN để đón nhận làn sóng đầu tƣ ào ạt từ các quốc gia có lợi thế về vốn, công nghệ, thị trƣờng vào công nghiệp. Trong khi nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ gặt hái đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ từ phát triển KCN (nhƣ Thụy Điển, Ấn Độ, Ai Cập, Đài Loan ) thì không ít quốc gia khác lại không đạt đƣợc nhƣ vậy, thậm chí thất bại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia đã không mặn mà với mô hình KCN, tìm kiếm mô hình khác thích hợp và hiệu quả hơn, trong đó: Hàn Quốc nghiên cứu và thực hiện phát triển theo mô hình KCN tập trung (thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc đầu tƣ vào các ngành công nghiệp, dịch vụ), mô hình KKT mở (qui mô rất lớn về không gian và địa bàn, đa dạng về ngành nghề, trong đó công nghiệp đƣợc chú trọng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ). - Michael Porter, giám đốc trung tâm chiến lƣợc và cạnh tranh, giáo sƣ Đại học Harvard (Mỹ) trong cuốn sách Cluster and the new Economics of Competition [129] và trong nhiều bài báo, bài phát biểu đã nghiên cứu về KCN, khi phân tích tính cạnh tranh của nền kinh tế, Michael Porter đã đặc biệt nhấn mạnh đến cụm hay KCN. Cụm ngành công nghiệp là khái niệm học thuật, khác với khái niệm Cụm công nghiệp ở Việt Nam, là hình thức tổ chức gần giống với KCN. Theo ông, cụm hay KCN ―Các cụm là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty đƣợc kết nối với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty trong các ngành liên quan và các tổ chức liên kết (ví dụ: quan hệ, cơ quan tiêu chuẩn, hiệp hội thƣơng mại) trong một lĩnh vực cụ thể cạnh tranh nhƣng cũng hợp tác.‖ [129]. Định nghĩa của Michael Porter, có hai yêu cầu cốt lõi: Một là, các doanh nghiệp trong một cụm liên kết với nhau theo nhiều cách, bao gồm cả liên kết dọc (mạng lƣới cung ứng, sản xuất và phân phối), lẫn liên kết ngang (các sản phẩm và dịch vụ bổ sung ). Hai là, đặc trƣng chủ yếu là hoàn cảnh địa lý, các cụm đƣợc bố trí tập trung về không gian, các hãng có quan hệ với nhau. Cùng địa điểm sẽ khuyến khích hình thành và tăng thêm giá trị, từ đó những hệ thống quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tƣơng hỗ giữa các doanh nghiệp. Micheal Porter đã xem xét KCN từ góc độ cạnh tranh và chính sách quản lý nhà nƣớc. Ý tƣởng chủ đạo mà Michael Porter đƣa ra là năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay một khu vực phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các ngành công 8
  20. nghiệp và các doanh nghiệp. Theo Michael Porter, các KCN nắm giữ các mối liên kết quan trọng, có sự bảo trợ và lan toả về công nghệ, kỹ năng, thông tin marketing và nhu cầu của khách hàng liên quan đến mọi doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Những lợi thế này cho phép các doanh nghiệp có năng suất cao hơn và khả năng đổi mới lớn hơn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình. Có hai lý do căn bản để đƣa các nhà máy tập trung trong KCN. Thứ nhất, việc cung cấp cơ sở hạ tầng chức năng dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch trong một không gian hạn chế về mặt địa lý, đặc biệt là đối với các chính phủ gặp phải sự hạn chế về phân phối. Thứ hai, sự tập trung của các công ty có thể tạo ra những tác động lan tỏa đáng kể cả bên trong và bên ngoài KCN: Sự lan truyền thông tin, bao gồm kiến thức và công nghệ; chuyên môn, phân công lao động giữa các doanh nghiệp; sự phát triển của thị trƣờng lao động có kỹ năng; và sự phát triển của các thị trƣờng quanh KCN [145]. Mô hình chung của một khu công nghiệp là tập hợp tập trung của các công ty hoạt động trên một cơ sở hạ tầng ―cứng‖. Ngoài ra, một số hình thức khác nhau đã đƣợc phát triển, hầu hết liên quan đến các tính năng quản lý bổ sung, thƣờng đƣợc áp dụng là để bỏ qua các môi trƣờng kinh doanh không đƣợc hỗ trợ, do khu vực "hạn chế" tạo ra. Trong trƣờng hợp đó, cụm từ/khái niệm đƣợc sử dụng là "Khu kinh tế đặc biệt" (Special Economic Zones - SEZs). Các ví dụ về các biến thể này có thể kể đến nhƣ: Khu "thuế quan" (cung cấp các ƣu đãi về thuế); Khu công nghệ; Khu "xanh"; "Khu chế xuất"; Và nhiều loại khu khác. Trong nghiên cứu này, "khu công nghiệp" sẽ đƣợc sử dụng theo nghĩa chung nhất, tức là liên quan đến việc cung cấp cơ sở hạ tầng chung cho một nhóm các công ty công nghiệp trong một khu vực phân định, trong khi các hình thức liên quan đến các biện pháp bổ sung hoặc các biện pháp khác sẽ đƣợc nhắc tên một cách cụ thể. Trong bất kỳ biến thể nào, các khu công nghiệp trên lý thuyết là một công cụ nhằm phát triển cụm ngành công nghiệp (industrial clusters), tập trung các doanh nghiệp liên kết với nhau trong một lĩnh vực cụ thể. Các cụm nhƣ vậy có thể hình thành "hữu cơ" hoặc có thể là mục tiêu của các chính sách có chủ ý. Việc theo đuổi hoạt động phát triển các cụm ngành công nghiệp nhƣ vậy, giống nhƣ của các khu công nghiệp, có thể là một mục tiêu chính sách gây tranh cãi. Một mặt, sự gia tăng các cụm công nghiệp thƣờng đƣợc coi là động lực thúc đẩy tăng trƣởng nhanh của Trung Quốc. Nhiều cụm nổi lên một cách tự phát, nhƣng chính phủ (đặc biệt là chính quyền địa phƣơng) cũng cung cấp sự hỗ trợ rất quan trọng cho sự phát triển của họ [110]. Mặt khác, phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các khu vực nói riêng cũng đã bị chỉ trích. Đã có những tranh luận về đất đai đƣợc giao để xây dựng 9