Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

pdf 163 trang vuhoa 24/08/2022 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_du_lich_cong_don.pdf

Nội dung text: Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

  1. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảngvi ên hướng dẫn khoa học của luận án, PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS. Hoàng Văn Thành đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp nghiên cứu sinh về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh trong vùng Tây Bắc,á c c cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đã nhiệt tình cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài luận ánvà hỗ trợ trong việcđi ều tra xã hội học. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng . năm 2022 Tác giả luận án Trần Thu Phương
  2. ii MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Những đóng góp mới của luận án 8 5. Kết cấu của luận án 9 CHƯƠNG .1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển dulịch cộng đồng 16 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 20 1.2. Phương pháp nghiên cứu 22 1.2.1. Phương pháp luận 22 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 23 1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 27 1.2.4. Khung nghiên cứu của luận án 38 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG ẤC P TỈNH .41 2.1. Du lịch cộng đồng 41 2.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng 41 2.1.2. Phát triển du lịch cộng đồng 43 2.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 49 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 49 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộngđồng của địahương p cấp tỉnh 52 2.2.3. Mục tiêu, nội dung và công cụ quản lý nhà nước đối với phát triểndu lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 53
  3. iii 2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộngđồng 62 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triểndulịch cộng đồng 66 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương cấp tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc 69 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển dulịch cộng đồng của một số địa phương cấp tỉnh 69 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng TâyBắc 76 CHƯƠNG .3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝNHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM 81 3.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 81 3.1.1. Tổng quan về vùng Tây Bắc 81 3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc 83 3.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 85 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 94 3.2.1. Tổ chức thực chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia;xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương 94 3.2.2. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiệnchính các sách phát triển du lịch cộng đồng của địa phương 101 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnhvùngTây Bắc, Việt Nam 107 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch cộng đồng 111 3.2.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác trong quảnlý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 113 3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 116 3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịchcộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêuchí 116
  4. iv 3.3.2. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộngđồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 120 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM 127 4.1. Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 127 4.1.1 Bối cảnh phát triển 127 4.1.2. Những định hướng và mục tiêu chính về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, ViệtNam 129 4.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với pháttriển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm2030 132 4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 133 4.2.1. Nhóm giải pháp chung với các tỉnh 133 4.2.2. Nhóm giải pháp với từng địa phương 144 4.3. Một số kiến nghị 150 4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội 150 4.3.2. Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam 151 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHẦN PHỤ LỤC 160
  5. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ (tiếng Việt) Viết đầy đủ (tiếng Anh) 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CĐDC Cộng đồng dân cư 3 CSVCKTDL Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 4 DLCĐ Du lịch cộng đồng Community-based tourism 5 KDLQG Khu du lịch quốc gia 6 KHCN Khoa học-công nghệ 7 KTXH Kinh tế-xã hội 8 PTDL Phát triển du lịch 9 PTDLCĐ Phát triển du lịch cộng đồng Community-based tourism development 10 QLNN Quản lý nhà nước 11 SPDL Sản phẩm du lịch 12 TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ 13 TNDL Tài nguyên du lịch 14 TW Trung ương 15 UBND Ủy ban Nhân dân 16 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới World Tourism Organization 17 VHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du lịch 18 XTQB Xúc tiến quảng bá
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số lượng chuyên gia tham vấn ý kiến về các áchỉ tiêuđ nh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồngư củađịaph ơng cấp tỉnh 33 Bảng 1.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộngđồng 34 Bảng 1.3. Số lượng chuyên gia mời tham gia khảo sát 36 Bảng 2.1. Các quan điểm khác nhau về các điều kiện cần thiết cơ bản để phát triểndu lịch cộng đồng 46 Bảng 3.1. Tổng số lượtch khá và số lượt khách đến các điểm du lịch cộng đồng ởcác tỉnh vùng Tây Bắc, giai đoạn -2015 2019 87 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá háchcủa k du lịch về một số yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng TâyBắc 91 Bảng 3.3. Kết quả khảo sátxây về dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng TâyBắc 99 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịchcộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 103 Bảng 3.5. Kết quảkhảo sát về xây dựng các quy định quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 106 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy quản lýnhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùngTâyBắc 110 Bảng .7.3 Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồnnhân lực du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng TâyBắc 114 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát hoạt động hợp tác, xúc tiến quảng bá về phát triển dulịch cộng đồng của một số tỉnh vùng TâyBắc 116 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển dulịchcộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 117
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Các nội dung quản lý nhà nước đối với phátdu triển lịch cộng đồng 18 Hình 1.2. Phương pháp phân tích IPA 25 Hình 1.3. Sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối vớiphát triển du lịch cộng đồng 34 Hình 1.4. Khung nghiên cứucủa luận án 38 Hình 2.1. Mô hình kết quả trung gian 64 Hình 3.1. Tỷ lệ ốs lượt khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc so với toàn quốc, giai đoạn -2015 2019 86 Hình 3.2. Mức độ hài lòng đối với các chuyến đi du lịch cộng đồng ở mộtsốtỉnh vùng Tây Bắc 89 Hình 3.3. Biểu đồ phân tích IPA các yếu tố liên quan đến du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 93 Hình 3.4. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồngcủa từng địa phương ở vùng Tây Bắc 118 Hình 3.5. Kết quả tổng quảnthể lý nhà nước đối với phát triểndu lịch cộng đồngmột ở số tỉnh vùng Tây Bắc 119 Hình 3.6. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồngchung cho cả 3 địa phương ở vùng Tây Bắc 120
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ngày nay, du lịch đanglà ngành đượchầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển bởi các lợi ích của du lịch mang lại trong phát triển kinhtế-xã hội của các quốc gia. Nhiều quốc gia đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, chính trị, xãhội, văn hóa của đất nước [55]. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2019, trên thế giới có trên 1,4 tỷ người đi du lịch, du lịch đóng góp gần 9 nghìn tỷ USD vào tổng GDP toàn cầu và đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế giới [154, 155]. Có thể nói, du lịch ngày càng phát huy được thế mạnh, đóng góp tích cực vào phát triển KTXH, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị vănhoá của các quốc gia [54, 55]. Tuy nhiên, ngoài những đóng góp to lớn về kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng gây ra các tác động không mong muốn ở nhiều mặt, đặc biệt là môi trường [54]. Các tác động này đã dẫn đến những lo ngại ngày càng tăng về việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên để đảm bảo khả năng khai thác lâu dài. Bởi vậy, từ những năm 1970,du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu được giới thiệunhư là kết quả của việc tìm kiếm loại hình thay thế cho du lịch đạitrà [126], do những tác động trái chiều ngày càng gia tăng của nó và đáp ứng xuhướng mới của khách du lịch muốn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Từ khi xuất hiện, DLCĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, do nó không những mang lại cho khách du lịch các trải nghiệm về văn hoá của cộng đồng dân cư (CĐDC) mà còn góp phần nâng cao đời sống của CĐDC, bảo vệ môi trường (BVMT) và tài nguyên du lịch (TNDL) [131, 139, 144]. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển DLCĐ nói chung, quản lý nhà nước(QLNN) đốivới phát triểndu lịch cộng đồng (PTDLCĐ) nói riêng cả về lý luận và thực tiễn đã và đang được cácnhà nghiên cứu, quản lý quan tâm nhiều [61, 93, 97]. Có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố đã phân tích làm rõ các khái niệm, đặcđiểm, các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng; vai trò của các bên tham gia phát triển DLCĐvà nội dung QLNN đối với phát triển DLCĐ [93, 97, 144]. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có khá nhiều tranh luận về các điều kiện cần thiết cơ bản, các nộidung
  9. 2 QLNN, nhất là QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với pháttriển DLCĐ [70, 101], do vậy rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để làmsáng tỏ hơn những vấn đề này. Ở Việt Nam, sự phát triển du lịch đã đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển KTXH của đất nước. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, hơn 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt hơn 720.000 tỷ đồng; được đánh giá là một trong mười quốc gia có mức tăng trưởng về du lịch nhanh nhất trên thế giới [54, 55]. Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam năm 2019, du lịch đã khẳng định được vị trí quan trọng trong phát triển KTXH (tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước đạt 9,2%), góp phần xóa đói,gi ảm nghèo, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá; bảo vệ môi trường và an ninh của quốc gia. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà thể hiện rõ nét nhất ở Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch nước ta được kỳ vọng sẽ phát triển đột phá trong giai đoạn tới [54, 55]. DLCĐ cũng đã được phát triểnở Việt Namcách đây nhiều năm và ngày càng được chú ý [16, 61, 62]. Nhiều nội dung về PTDLCĐ đã được luật hóa, là cơ hội cho DLCĐ phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các chínhsách PTDLCĐ ở nước ta đang được cụ thể hóa, thể hiện trong“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, đồng thời nhiềuchính sách ưu đãi phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như: du lịch xanh, DLCĐ, du lịch có trách nhiệm đã được ban hành [54] . Quy định về phát triển sản phẩm DLCĐ lần đầu được đưa ra trong Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) [19], đây là điểm mới, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cơ sở pháp lý để thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển. Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến DLCĐ cũng được ban hành, sửa đổi, làm căn cứ cho hoạt động QLNN các cấp [4]. Rõ ràng, đây là những chính sách rất cụ thể, tích cực và là cơ sở để thúc đẩy DLCĐphát triển ở Việt Nam. Vùng Tây Bắc là một khu vực giàu tiềm năng để phát triển du lịch (PTDL), và đặc biệt là văn hoá của đồng bào dân tộc [23]. Dựa trên những TNDL tự nhiên và văn hóa độc đáo, DLCĐ đã sớm hình thành tạivùng Tây Bắc; bản Lác (huyện
  10. 3 Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) có thể được coi là địa điểm đầu tiên ở miền Bắc có hoạt động DLCĐ [49]. Sau đó, DLCĐ tiếp tục được phát triển ởSa Pa (Lào Cai) và lan rộng ra nhiều địa phương khác trong vùng. Sau gần 30 năm hình thành vàphát triển, đến nay, nhiều điểm DLCĐ đã được phát triển không chỉ ởvùng Tây Bắc mà còn ở nhiều khu vực khác trên cả nước vớikhoảng hàng nghìn khách du lịch đến hàng năm [3, 23]. Các tỉnhvùng Tây Bắc cũng như nhiều địa phương khác đã có nhiều chương trình khuyến khích PTDLCĐ, thể hiện ở những Nghị quyết, kế hoạch, chương trình và các dự án cụ thể về PTDL, PTDLCĐ của các tỉnh ởtrong khu vực [9, 21, 31, 65]. Với những kết quả đã đạt được, với các lợi thế, tiềm năng vốn có củavùng Tây Bắc, việc phát triển loại hình DLCĐ đã và đang là hướng điđúng, phù hợp với xu thế chung của PTDL trên thế giới và nhu cầu của khách du lịch muốn tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc [61]. Có thể thấy, việc PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc những năm vừa qua đã có rất nhiều tác động tích cực, góp phầnxóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế mới và thu nhậptừ phát triển DLCĐ. Việc PTDLCĐ cũng làm nảy sinh và tạo ra các ngành nghề mới, làm sống lại các nghề truyền thống, góp phần bảo tồn cảnh bảnquan làng và cải thiệncơ sở hạ tầng [45, 49, 61]. Bên cạnh những thành công, việc PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc còn bộc lộ một số hạn chế, tiềm ẩn những rủi ro nhất định, nhiều nội dung phát triển thiếu bền vững và không như kỳ vọng. Chất lượng dịch vụ của nhiềuDLCĐ điểm chưa cao, không ổn định; sản phẩm trùng lặp, bản sắc văn hóa nhiều nơi bị maimột, môi trường du lịch – bao gồm tự nhiên và văn hóa chưa được bảo vệ tốt,CĐDC chưa tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch [16, 23, 49]. Ngoài ra, ở một số nơi, DLCĐ còn phát triển tự phát theo phong trào, chưa có sựgiám sát, hướng dẫn đầy đủ của cơ quan QLNN nguy cơ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và thiếuvững bền [60, 61]. Từ thực tế nêu trên, một vấn đề đặt ra là Nhà nước phải thể hiện vai trò và sử dụng các công cụ quản lý của mình như thế nào để DLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc có thể pháttriển đúngnhư kỳ vọng, góp phần cải thiện cuộc sống của ngườidân, đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắccủacác
  11. 4 dân tộc? Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên PTDLCĐcứu về , phát triển du lịch bền vững, quản lý nhànước về du lịch và các vấn đề khác liên quan ở trongvà ngoài nước nói chung, tại vùng Tây Bắc nói riêng, trongchỉ đó,mới có một số nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong PTDLCĐ, chính sách PTDLCĐ, mộtsố đề xuất hoặc kiến nghị liên quan đến nội dung QLNN đối với PTDLCĐ. Các công trình này cũng chưa nghiên cứu đầy đủ về lý luận của QLNN đối với PTDLCĐ như chưa làm rõ nội hàm của khái niệm QLNN đối với PTDLCĐ, sự khác biệt củahoạt động QLNN đối với PTDLCĐ so với QLNN trong các lĩnh vực khác liên quan đến đặc thù của DLCĐ mà trong đó, CĐDC vừa là đối tượng tạo ra và phânphối sản phẩm, vừa là đối tượng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh DLCĐ. Nếu không làm rõ các vấn đề lý luận nêu trên,đặc biệt là làm rõ tính đặc thù của hoạt động quản lý và các đối tượng quản lý, sự định hướng và điều tiết củaNhànước vào quá trình PTDLCĐ thông qua các công cụ chính sách, tài chính sẽ khó đạt kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, nếu không làm rõ được những vấn đề lýluận nêu trên thì cũng không thể luận giải một cách khoa học những thành công, hạn chế của QLNN đối với PTDLCĐ cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý, cócơsở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với PTDLCĐ nói chung và QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh trong vùng Tây Bắc nói riêng, trong khi việc phát triển loại hình du lịch này đã và đang bộc lộ một số hạn chếcầnđược tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp khắc phục phù hợp. Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN đối với PTDLCĐ trong thời gian tới cần phải tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khaithực hiện. Để có cơ sở hoàn thiện các nội dung này, QLNNhoạt động đối với PTDLCĐ cần phải được củng cố về mặt lý luận như: làm rõ khái niệm, mục tiêu, nộidung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các công cụ mà Nhà nước cóthể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN đối với PTDLCĐ. Ngoài ra, để khắc phục các bất cập trong hoạt độngQLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc hiện nay thì hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLCĐ cần phải đượcphân tích, đánh giá một cách toàn diện, để tìm ra nhữnghạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.
  12. 5 Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận án“Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luậnlà án nhằm hệ thống hóa, xác lập cơ sở lý luận vềquản lýnhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh; luận giảivai trò, nộidung, mối quan hệ của các chủ thể và cách thức đánh giá kết quảcủa quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nướcđối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số vùngtỉnh Tây Bắc; đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững và góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt. Nam - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm: Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DLCĐ, QLNN đối với PTDLCĐ nói chung và QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh nói riêng; những yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới và ở Việt Nam về QLNN đối với PTDLCĐ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho một sốỉ t nh vùng Tây Bắc, Việt Nam. Hai là, phân tích thực trạng PTDLCĐ, QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh ở vùng Tây Bắc. Từ đó, rút ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân của thành công, hạn chế đó trong hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, làm cơ sở cho những đề xuất và kiến nghị góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam. Ba là, đề xuất một số định hướng,ả gi i pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐcho một sốỉ t nh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030.
  13. 6 - Các câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặtra cần nghiên cứu của luận án gồm: 1. Mục tiêu, nội dung, công QLNNcụ đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh là gì? 2. Thực trạng phát triển DLCĐ và QLNN đối với phát triển DLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam hiện nay như thếnào? 3. Các tiêu chí nào dùng để đánh giá và có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh? 4. Những thành công, hạn chế của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc là gì và đâu là nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó? 5. Để góp phần hoàn thiệnQLNN đối vớiPTDLCĐ ở một số tỉnhvùng Tây Bắc cần có những giải pháp, kiến nghịnà o? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn vềQLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung nghiên cứu: QLNN đối với PTDLCĐ bao gồm QLNN ở cấp trung ương đối với phát triển du lịch cộng đồng của quốc gia và QLNN của chính quyền địa phương cấptỉnh đối với PTDLCĐ của địa phương. Quản lý nhà nước cấp trung ương đốivớiphát triển du lịch nói chung và đối với phát triển DLCĐ nói riêng là lĩnh vực khá rộng đã được một số công trình nghiên cứu khác côngbố. Luận ánậ t p trung nghiên cứu QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam với 4 nội dung chính: 1) Tổ chức thực hiện chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương; 2) Ban hành theo thẩm quyền và thực hiện các chính sách,hướng dẫn,quy định về PTDLCĐ;3) Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở địa phương; 4) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, và
  14. 7 giám sát PTDLCĐ của địa phương. Ngoài ra, do đặc điểm đặc thù của hoạt động du lịch nói chung và dulịch cộng đồng nói riêng, luận án cũng đề cập đến nội dungtiến, vềxúc hợp tác và phát triển nguồn nhân lực trongQLNN đối với PTDLCĐ. Đây là cách tiếp cận phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động QLNN và QLNN về du lịchn ói chung, QLNN đối với PTDLCĐ nói riêng. Phạm vi không gian nghiên cứu: Cho đến nay, có nhiều quan điểm về không gian địa lý củavùng Tây Bắc, Việt Nam. Theo Lê Bá Thảo (1998) trong cuốn sách “ViệtN am – Lãnh thổ và các vùng địa lý” thì không gian vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái (tỉnh Lai Châu trong tài liệu bao gồm cả phần đất Điện Biên). Một số tài liệu khác, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020, được phê duyệt theo quyết định định số 1064/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2013, sử dụng không gian vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai[32, Châu 33, 36]. Không gian vùng Tây Bắc trong luận án bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Do DLCĐ ở Lai Châu còn mới phát triển, chưa có nhiều kết quả [3, 23, 60] đồng thời dogiới hạn về thời gian và nguồn lực, luận án tậpnghi trung ên cứu QLNN đối với PTDLCĐ ở 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn, La Điện Biên. Đâycũng là 3 địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và bước đầu đã có những kết quả nhất định trong quản lý PTDLCĐ và được xác định là các địa bàn trọng điểmPTDL của vùng TDMNBB [35, 49, 50]. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm20 19, các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020. Do tác động của đại dịch Covid-19, các điểm DLCĐ trong vùng Tây Bắc hầu như không có khách du lịch, vì thế, để đánhgiá thực chất kết quả hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng TâyBắc, việc phân tích chủ yếu thực hiện với các số liệu từ năm 2015đến năm 2019. Điều tra xã hội học được thực hiện trong năm 2020 nhằm thu thập bổ sung các thông
  15. 8 tin đánh giá về hiện trạng PTDLCĐ và QLNN đối với phát triển du lịch cộngđồng của giai đoạn đến 2019. Các định hướng, giải pháp được đề xuất đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận (i) Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được khái niệm, mục tiêu, nội dung, công cụ của QLNNố đ i với PTDLCĐ cũng như mối quan hệ giữa các chủ thểcủa QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh theo cách tiếp cận các chức năng QLNN và đặc điểm của DLCĐ. (ii) Luận án đã nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giákết quả hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh, bao gồm các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Việc áp dụng bộ tiêu sẽchí giúp cho việcđo lường các kết quả thực hiện QLNN đối với PTDLCĐ được sát thực, rõ ràng và cụ thể hơn, làm cơ sở cho các đánh giá, kết luận về kết quả hoạtđộngQLNN đối với PTDLCĐ. Về thực tiễn (i) Luận án đã nghiên cứu và rút ra được một số bài học về QLNN ốđ i với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh, có thể vận dụng cho các tỉnh vùng Tây Bắc trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm về QLNN đối với PTDLCĐ của một số địa phương trong nước và trên thế giới. (ii) Luận án đã đánh giá và phân tích thực trạng QLNNđối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 2015-2019, luận giải những nguyên nhân, các yếu tố dẫn đến thành công và hạn chếcủa QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. (iii) Luận án đãđề xuấtđược hệ thống các giải phápkhá đồng bộ, có tính khả thi và một số kiến nghị đểgóp phầnhoàn thiệnQLNN đối với PTDLCĐ phù hợp với các đặc điểm KTXH và văn hoá củamột số tỉnhvùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần xác lập cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định các chiến lược và chính sách PTDLCĐ trong tổng thể phát triển KTXH chung của các tỉnhvùng Tây Bắc, Việt Nam.
  16. 9 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng và phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương 2. Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnhvùng Tây Bắc, Việt Nam. Chương 4. Một số giải pháp, kiến nghị góp phầnhoàn thiệnquản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.