Luận án Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_dao_tao_nganh_thiet_ke_thoi_trang_o_cac_truo.pdf
Nội dung text: Luận án Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MỸ DUYÊN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MỸ DUYÊN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý giáo dục Mã số 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Vũ Ngọc Hà 2. PGS, TS Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Mỹ Duyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 9 1.1. Hƣớng nghiên cứu về đào tạo và đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 9 1.1.1. Hướng nghiên cứu về đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường đại học 9 1.1.2. Hướng nghiên cứu về đào tạo theo các cách tiếp cận và cơ sở khoa học khác nhau 10 1.2. Hƣớng nghiên cứu về quản lý đào tạo và quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 17 1.2.1. Hướng nghiên cứu về quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường đại học 17 1.2.2. Hướng nghiên cứu về quản lý đào tạo ở trường đại học theo các cách tiếp cận khác nhau 19 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 26 1.3.1. Những luận điểm cần kế thừa, phát triển 26 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết 27 Kết luận chƣơng 1 27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 28 2.1. Đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 28 2.1.1. Khái niệm đào tạo ngành thiết kế thời trang 28 2.1.2. Quá trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 30 2.2. Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 45 2.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý 45
- 2.2.2. Khái niệm quản lý đào tạo và quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 46 2.2.3. Nội dung quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 47 Kết luận chƣơng 2 70 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 72 3.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu 72 3.2.Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu 72 3.2.1. Tổ chức nghiên cứu 72 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 74 3.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 74 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 77 3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 77 3.4.1. Thực trạng mục tiêu đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 77 3.4.2. Thực trạng tuyển sinh đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 79 3.4.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 81 3.4.4. Thực trạng hiện hình thức, phương pháp đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 83 3.4.5. Thực trạng các đào tạo của giảng viên ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 85 3.4.6. Thực trạng các hoạt động học tập của sinh viên ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 87
- 3.4.7. Thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 91 3.4.8. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 94 3.4.9. Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học và đơn vị sử dụng lao động trong đào tạo ngành thiết kế thời trang 97 3.4.10 Đánh giá chung thực trạng đào tạo ngành thiết kế thời trang tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh 99 3.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang tại các trƣờng đại học thành phố Hồ Chí Minh 100 3.5.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đầu vào đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 100 3.5.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý quá trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 109 3.5.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đầu ra đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 117 3.5.4. Tác động của bối cảnh tới quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 119 Kết luận chƣơng 3 125 Chƣơng 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 127 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trƣờng đại học tại thành phố Hồ Chí Minh 127 4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 127 4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 127 4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 127 4.2. Biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trƣờng đại học tại thành phố Hồ Chí Minh 128
- 4.2.1. Nhóm biện pháp quản lý đầu vào đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh 128 4.2.2. Nhóm biện pháp quản lý quá trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh 143 4.2.3. Nhóm biện pháp quản lý đầu ra đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh 154 4.2.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 159 4.3. Thử nghiệm biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học 163 4.3.1. Mục đích thử nghiệm 163 4.3.2. Nội dung thử nghiệm 163 4.3.3. Địa bàn, khách thể và thời gian thử nghiệm 163 4.3.4. Tổ chức thử nghiệm 164 4.3.5.Kết quả thử nghiệm 166 Tiểu kết chƣơng 4 169 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐH : Đại học ĐT : Đào tạo QLĐT : Quản lý đào tạo QLGD : Quản lý giáo dục TKTT : Thiết kế thời trang TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Khách thể khảo sát thực trạng 72 Bảng 3.2: Khoảng điểm trung bình đối với thang đánh giá thực trạng 75 Bảng 3.3: Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 77 Bảng 3.4. So sánh đánh giá thực trạng mục tiêu đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 78 Bảng 3.5. Thực trạng mức độ thực hiện tuyển sinh đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 79 Bảng 3.6: So sánh đánh giá thực trạng tuyển sinh ngành thiết kế thời trang ở trường đại học của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 80 Bảng 3.7: Thực trạng mức độ thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 81 Bảng 3.8: So sánh đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành thiết kế thời trang của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên . 83 Bảng 3.9: Thực trạng mức độ thực hiện hình thức, phương pháp đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 83 Bảng 3.10: So sánh mức độ thực hiện hình thức, phương pháp đào tạo ngành thiết kế thời trang giữa đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 84 Bảng 3.11: Thực trạng mức độ thực hiện các đào tạo của giảng viên ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 85 Bảng 3.12: So sánh đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo của giảng viên ngành thiết kế thời trang của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên . 87 Bảng 3.13: Thực trạng mức độ thực hiện các hoạt động học tập của sinh viên ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 87 Bảng 3.14: So sánh đánh giá thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ngành thiết kế thời trang giữa đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 90
- Bảng 3.15: Thực trạng mức độ thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo ngành thiết kế thời trang 91 Bảng 3.16: So sánh đánh giá mức độ thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo ngành thiết kế thời trang giữa đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 93 Bảng 3.17: Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá kết quả đào tạo ngành thiết kế thời trang 94 Bảng 3.18: So sánh đánh giá mức độ thực hiện giữa cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 96 Bảng 3.19: Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học và đơn vị sử dụng lao động trong đào tạo ngành thiết kế thời trang 97 Bảng 3.20. So sánh đánh giá của CBQL, giảng viên, sinh viên về mối quan hệ giữa trường đại học và đơn vị sử dụng lao động trong đào tạo ngành thiết kế thời trang 98 Bảng 3.21. Đánh giá chung thực trạng đào tạo ngành thiết kế thời trang 99 Bảng 3.22: Mức độ thực hiện quản lý công tác tuyển sinh ngành thiết kế thời trang 100 Bảng 3.23: Mức độ thực hiện quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 102 Bảng 3.24: Mức độ thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy ngành thiết kế thời trang cho giảng viên 104 Bảng 3.25: Mức độ thực hiện quản lý các lực lượng tham gia đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 105 Bảng 3.26: Mức độ thực hiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 106 Bảng 3.27: Mức độ thực hiện quản lý phát triển môi trường văn hóa chất lượng đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học 108 Bảng 3.28: Mức độ thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo ngành thiết kế thời 109
- Bảng 3.29: Mức độ thực hiện quản lý nội dung đào tạo ngành thiết kế thời trang 110 Bảng 3.30: Mức độ thực hiện quản lý hình thức tổ chức đào tạo ngành thiết kế thời trang 111 Bảng 3.31. Mức độ thực hiện quản lý tổ chức quá trình dạy học của giảng viên ngành thiết kế thời trang 113 Bảng 3.32: Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành thiết kế thời trang 115 Bảng 3.33: Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên ngành thiết kế thời trang 116 Bảng 3.34: Thực trạng quản lý tổ chức đánh giá hệ thống năng lực cho sinh viên ngành thiết kế thời trang 117 Bảng 3.35: Thực trạng quản lý thông tin đầu ra đối với sinh viên ngành thiết kế thời trang 118 Bảng 3.36: Thực trạng tác động của bối cảnh tới quản lý hoạt động đào tạo ngành thiết kế thời trang 119 Bảng 3.37. Đánh giá chung thực trạng quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang 121 Bảng 4.1: Khoảng điểm trung bình đối với thang khảo nghiệm tính cấn thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 160 Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 160 Bảng 4.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất 162 Bảng 4.4: Khoảng điểm trung bình đối với thang đánh giá 165 Bảng 4.5: Mức độ thực hiện phát triển chương trình đào tạo theo hướng cập nhật chuẩn đầu ra của ngành thiết kế thời trang trước thử nghiệm 166 Bảng 4.6: Mức độ thực hiện phát triển chương trình đào tạo theo hướng cập nhật chuẩn đầu ra của ngành thiết kế thời trang sau thử nghiệm . 167
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân."[ 31, tr114, 115]. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở đào tạo nói chung, các trường đại học nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ đào tạo nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động. Điều đó chỉ có thể đạt được khi các trường đại học đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng quản lý chất lượng. Đào tạo ở các trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nên có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, của quốc gia. Do vậy, chất lượng và hiệu quả đào tạo tại các trường đại học phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở một số trường đại học, cao đẳng của Việt Nam đã triển khai đào tạo ngành thiết kế thời trang với nhiều qui mô khác nhau. Nhưng theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay xét về nhu cầu tuyển dụng, các doanh nghiệp dệt may đang rất “khát” nguồn nhân lực thiết kế thời trang có trình độ nghề tay nghề cao. Bởi vì, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang vẫn còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, do đó họ chỉ có thể làm việc hoặc tự mở một vài cửa hàng thời trang theo hình thức may đo cho riêng mình, chưa đủ khả năng thiết kế và triển khai sản xuất với quy mô công nghệ và trình độ chuyên nghiệp của các doanh nghiệp lớn. Điều đó nói lên rằng số lượng, chất lượng đào tạo đại học ngành thiết kế thời trang vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động của 1
- ngành tại TP.HCM. Từ thực trạng trên, cho thấy đang đặt ra đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo của ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học trong cả nước, trong đó có những trường đại học ở TP.HCM, để đạt được điều đó, trước hết các trường cần phải chuẩn hóa, hiện đại hóa về mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới hình thức, cũng như phương pháp đào tạo ngành thiết kế thời trang đúng mức tính đặc thù. Do vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả các đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học thì việc quản lý các đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học là rất quan trọng. Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức mới, quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang phải được xem là công cụ góp phấn quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nguyên lý và mục tiêu đào tạo ngành thiết kế thời trang như “học đi đôi với hành”, “đào tạo gắn với chuẩn đầu ra”, “Đào tạo theo nhu cầu người học và đơn vị sử dụng lao động”, Do vậy, quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang nếu được thực hiện tốt tất cả các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá qua các thành tố của đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học thì đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học sẽ đi đúng hướng, thu thập và xử lý thông tin đa chiều, chính xác để kịp thời điều chỉnh các đào tạo ngành thiết kế thời trang, có căn cứ và cơ sở thực tiễn để đánh giá chất lượng đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, tạo môi trường và bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh làm động lực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia vào các đào tạo ngành thiết kế thời trang chủ động, tích cực, sáng tạo và hiệu quả. Những công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo ở các trường đại học đã tập trung bàn sâu về các vấn đề như: Đảm bảo quyền tự chủ đại học; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa đào tạo tinh hoa, đào tạo đại trà và đào tạo theo nhu cầu xã hội trong quá trình xác định mục tiêu, mô hình đào tạo; phát huy nhân tố con người, trước hết là đội ngũ giảng viên; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; quản lý sinh viên; phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và đánh giá sản phẩm đào tạo của nhà trường theo chuẩn mực của xã hội, Nhìn chung, những công trình khoa học đã công bố đã đề cập đến quản lý nhà nước và quản lý nhà trường đối với quá trình đào tạo đại học trong nhiều bối cảnh, điều kiện cụ thể 2
- khác nhau, nhưng chưa có công trình khoa học nào đề cập tới quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học. Xuất phát từ thực tế trên và từ những điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh ”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang tại các trường đại học đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại TP.HCM góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành thiết kế thời trang hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tổng quan tình hình nghiên cứu về đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học và quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học. - Hệ thống hóa và xác định lý luận về quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trường đại học. - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM, khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm 01 biện pháp trong thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Có rất nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu và xác định các nội dung quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học. Tuy nhiên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng tiếp cận chính là tiếp cận CIPO. 3
- Các biện pháp quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học trong nghiên cứu này đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động này theo yêu cầu phân cấp quản lý ở trường đại học. 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 trường đại học có đào tạo ngành thiết kế thời trang ở thành phố Hồ Chí Minh đó là: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Kiến Trúc. 3.1.2.Khách thể nghiên cứu 3.2.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát thực trạng -Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng: Do thời gian và điều kiện có hạn, nhiên cứu này chỉ thực hiện tại tại 3 trường đại học có đào tạo ngành thiết kế thời trang ở thành phố Hồ Chí Minh đó là: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Kiến Trúc (chi tiết xem tại chương 3 của luận án). Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng: Tổng số khách thể nghiên cứu tham gia vào quá trình khảo sát đề tài luận án gồm có: 400 người. Cụ thể như sau: 1) Khách thể là cán bộ quản lý: Gồm 76 người, gồm: Lãnh các trường đại học; Lãnh đạo các phòng ban chức năng; Lãnh đạo các đơn vị sử dụng lao động có sinh viên 3 trường được nghiên cứu thực hành, thực tập; Lãnh đạo khoa và tổ bộ môn. 2) Khách thể là giảng viên: 66 người. 3) Khách thể là sinh viên: 258 người. Đề tài luận án cũng tiến hành phỏng vấn sâu với tổng số 40 người, cụ thể: 5 cán bộ quản lý; 10 giảng viên; 15 sinh viên, 10 cán bộ quản lý và nhân viên lành nghề tại các công ty thiết kế thời trang. Khách thể phỏng vấn sâu cũng là khách thể điều tra khảo sát. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận hoạt động: Vấn đề quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM được giải quyết theo hướng tác động vào các yếu tố: thúc đẩy và định hướng đào tạo (mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, kế hoạch đào 4
- tạo có căn cứ thực tiễn vững chắc); nội dung, phương thức đào tạo (chương trình và cách thức tổ chức đào tạo hướng vào phát triển năng lực thực hiện của sinh viên); các nguồn lực được huy động trong đào tạo (nhân lực giáo dục, cơ sở vật chất – kỹ thuật, tài chính); kết quả đào tạo (kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên và việc tiếp nhận sản phẩm đào tạo bởi thị trường lao động). Đó là logic của nghiên cứu quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM. - Tiếp cận hệ thống: Việc nghiên cứu quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học phải được tiến hành nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Bên cạnh đó, tiếp cận hệ thống cũng xem xét các nội dung quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học trong mối quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ với các yếu tố khác như: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; các yếu tố thuộc về nhà trường; các yếu tố thuộc về lãnh đạo quản lý nhà trường; các yếu tố thuộc về giảng viên, sinh viên, - Tiếp cận đảm bảo chất lượng (CIPO): Quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM phải hướng tập trung vào yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng trong suốt quá trình đào tạo. Vì vậy, trong số rất nhiều mô hình quản lý, đảm bảo chất lượng, đề tài dựa trên mô hình đảm bảo chất lượng CIPO (UNESCO – 2000) để tìm những biện pháp quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại TP.HCM theo các khâu: đầu vào, quá trình và đầu ra của ngành đào tạo này. - Tiếp cận chức năng quản lý: Tiếp cận chức năng quản lý với 4 chức năng cơ bản như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá là tiền đề, phương thức hành động của các chủ thể quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học nhằm chỉ đạo để vận hành các thành tố của đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; 5
- - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp thử nghiệm; - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ở nội dung mục này, sẽ trình bầy cụ thể phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, các phương pháp nghiên cứu còn lại xin được trình bầy cụ thể tại chương 3 và chương 4 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: + Mục đích: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về Hệ thống hóa và xác định một số vấn đề lý luận liên quan tới đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học. + Nội dung: Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu. Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu; Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, là: Xác định các nội dung nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. + Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về các vấn đề có liên quan đến đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu cùng hướng ở trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận nghiên cứu sáng rõ, phù hợp. Cụ thể, dựa trên việc kế thừa các cách tiếp cận khác nhau và tiếp cận chính là 6
- tiếp cận CIPO luận án đã xác định được khung lý luận về quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học phù hợp và tường minh. Việc xác định được các nội dung quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học theo tiếp cận CIPO gồm: Các yếu tố đầu vào; các yếu tố quá trình và các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Luận án đã phát hiện và làm sáng tỏ thực trạng đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học và quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học, cho phép nhận diện chính xác trên bình diện tổng quát và ở những lát cắt cụ thể về thực trạng này thông qua thực trạng các yếu tố đầu vào; các yếu tố quá trình và các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá được ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đã tạo lập cơ sở thực tiễn khách quan cho việc đề xuất giải pháp quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tuân thủ một số nguyên tắc, luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh theo sát các tiếp cận đã xác định ở khung lý thuyết, đồng thời hướng đến phát huy những điểm mạnh, khắc phục các bất cập, điểm yếu phát hiện từ thực trạng. Luận án đã tiến hành thử nghiệm 01 giải pháp trong thực tiễn. Kết quả cho thấy, giải pháp khi áp dụng trong thực tiễn bước đầu cho thấy có tính khả thi và hiệu quả. Đây chính là những kiến giải có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đã hệ thống và làm sâu sắc hơn lý luận về quản lý đào tạo ngành TKTT ở trường đại học. Qua đó, góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học. Luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh bám sát vào cách tiếp cận CIPO và kết quả nghiên cứu thực trạng chính là những kiến giải có giá trị về thực tiễn, có thể chuyển giao vận dụng có hiệu quả trong các trường đại học có đào tạo ngành thiết kế thời trang ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học đáp ứng yêu cầu hiện nay. 7
- 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học. Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ngành TKTT tại các trường đại học. Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Biện pháp quản lý đào tạo ngành TKTT ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Hƣớng nghiên cứu về đào tạo và đào tạo ngành thiết kế thời trang ở trƣờng đại học Hướng nghiên cứu về đào tạo ở trường đại học được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, đào tạo là hoạt động chủ đạo của các trường đại học, quyết định chất lượng và thương hiệu của nhà trường. Do vậy, các nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành khá nhiều. Trong đó gồm các hướng nghiên cứu như: Hướng nghiên cứu về đảm bảo chất lượng các đào tạo; Hướng nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận năng lực; Đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra, Dưới đây có thể nêu dẫn cụ thể như sau: 1.1.1. Hướng nghiên cứu về đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường đại học Tại các trường đại học hiện nay, đảm bảo chất lượng đào tạo được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, các trường đại học đều chú trọng vào việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo. Đi đầu trong lĩnh vực này là các trường đại học ở Mỹ. Trong đó, hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học Mỹ bao gồm cả đánh giá ngoài và đánh giá trong cũng như kiểm định giáo dục đại học và tự đánh giá của các trường đại học [93]. Theo V. Makarin (2010), có 3 loại tổ chức kiểm định ở Mỹ: Tổ chức Kiểm định Quốc gia, Tổ chức Kiểm định vùng và Tổ chức Kiểm định Nghề nghiệp [75]. Các trường đại học ở Nga cũng rất chú trọng tới đảm bảo chất lượng. Tại các trường đại học Nga, đảm bảo chất lượng được coi là tất cả các đào tạo của trường đại học hướng đến chất lượng. Bởi vì, mục tiêu chiến lược chính phủ Nga trong lĩnh vực giáo dục được nêu trong Học thuyết phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của Nga đến năm 2021 đó là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của phát triển đổi mới kinh tế, đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội. Mặc khác, việc hội nhập vào Châu Âu đã buộc các trường đại học Nga phải nâng cao chất lượng các đào tạo [93]. 9
- Ở các nước Đông Nam Á, việc xác định hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo cũng được chú trọng. Do vậy, tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (2003), trong nghiên cứu về “Khung đảm bảo chất lượng trong khu vực” đã chỉ ra: Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bao gồm: cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực cần thiết của các cơ sở đào tạo dùng để thực hiện các đào tạo trong nhà trường. Trong đó xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số cụ thể do nhà nước ban hành, để nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng đào tạo nhằm thoả mã nhu cầu của người học, nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động [79]. Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Freeman (1994), với tác phẩm “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đào tạo”, đã khẳng định, đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận mà công nghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt nhất. Đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trường lao động và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó [69]. Tác giả Petros Kefalas và các cộng sự (2003), cũng đã khẳng định rằng, một hệ thống đảm bảo chất lượng bao giờ cũng phải bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng như: chương trình học tập hiệu quả, đội ngũ giảng viên, khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng có s n, phản hồi tích cực từ học viên, sự hỗ trợ từ các bên liên quan, thị trường lao động [77]. Các tác giả Navigation, search (1997), đã công bố tác phẩm “Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi cơ sở đào tạo có một quy trình đảm bảo chất lượng nội bộ riêng. cơ quan đảm bảo chất lượng thực hiện đánh gái và kiểm soát chất lượng bên ngaofi bằng cách tham khảo các cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề, để đưa ra báo cáo về các ưu điểm và các khuyến nghị để các cơ sở dạy nghề tự cải thiện [76]. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về đào tạo theo các cách tiếp cận và cơ sở khoa học khác nhau Hướng nghiên cứu về đào tạo theo các cách tiếp cận và cơ sở khoa học khác nhau gồm có các nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận năng lực, tiếp cận chuẩn đầu ra, tiếp cận việc làm, TQM, CIPO. Dưới đây sẽ nêu dẫn các nghiên cứu đi theo hướng này. 10