Luận án Quản lý đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_dao_tao_cua_truong_dai_hoc_dia_phuong_dap_un.pdf
Nội dung text: Luận án Quản lý đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ MINH HIỀN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ MINH HIỀN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả Luận án Lê Minh Hiền
- ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5 8. Những luận điểm bảo vệ 7 9. Đóng góp mới của luận án 8 10. Cấu trúc của luận án 8 Chƣơng 1: LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9 1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 9 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lí đào tạo của trường đại học địa phương gắn kết với thực tiễn địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo của các doanh nghiệp 15 1.1.3. Khái quát các nghiên cứu đã có về đào tạo và quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho địa phương 18 1.2. Đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 19 1.2.1. Một số khái niệm 19
- iii 1.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực của trường đại học địa phương 26 1.2.3. Các phương thức đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ địa phương 30 1.2.4. Tổ chức đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 36 1.2.5. Tiêu chí đánh giá đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 39 1.3. Quản lí đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 41 1.3.1. Một số khái niệm 41 1.3.2. Các thành tố của quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp 43 1.3.3. Các mô hình quản lí đào tạo của trường đại học địa phương 44 1.3.4. Quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp theo mô hình CIPO 50 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lí đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 58 1.4.1. Tác động của yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo của các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN 58 1.4.2. Tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo của các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN 60 Kết luận chƣơng 1 61 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 62 2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội các địa phƣơng, khu kinh tế và trƣờng đại học địa phƣơng vùng Bắc Trung Bộ 62 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội, văn hoá và nguồn nhân lực các địa phương vùng Bắc Trung Bộ 62 2.1.2. Khu kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực của các khu kinh tế vùng Bắc Trung Bộ 64 2.1.3. Khái quát về các trường đại học địa phương vùng Bắc Trung Bộ 67
- iv 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 69 2.2.1. Mục đích khảo sát 69 2.2.2. Phạm vi và khách thể khảo sát 69 2.2.3. Nội dung khảo sát 70 2.2.4. Phương pháp khảo sát 71 2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát 71 2.3. Thực trạng đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Trung Bộ 72 2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh, qui mô đào tạo của các trường đại học địa phương vùng Bắc Trung Bộ 72 2.3.2. Thực trạng đào tạo của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ 77 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ 93 2.4. Thực trạng quản lí đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 97 2.4.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng về sự gắn kết giữa trường đại học địa phương với DN trong hoạt động QLĐT đáp ứng yêu cầu các khu công nghiệp 97 2.4.2. Thực trạng quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ theo mô hình CIPO 100 2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Trung Bộ 107 2.5. Đánh giá chung thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo các trƣờng ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các KCN Bắc Trung Bộ 110 2.5.1. Thành tựu 110 2.5.2. Hạn chế 111 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế 111 Kết luận chƣơng 2 112
- v Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 113 3.1. Định hƣớng hoạt động quản lí đào tạo trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ 113 3.1.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ 113 3.1.2. Định hướng hoạt động đào tạo của trường đại học địa phương 113 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ 116 3.2.1. Xuất phát từ quan điểm đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với thực tiễn . 116 3.2.2. Dựa trên cơ sở lí luận đã được kiểm chứng trong thực tiễn sử dụng mô hình CIPO 116 3.2.3. Gắn liền với thực tiễn đáp ứng với yêu cầu phát triển của trường ĐHĐP và doanh nghiệp 116 3.2.4. Đảm bảo tính hệ thống trong quản lí 117 3.3. Các biện pháp quản lí đào tạo của trƣờng đại học địa phƣơng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ 117 3.3.1. Hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về đào tạo và quản lí đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp 117 3.3.2. Hoạt động đánh giá nhu cầu và xây dựng hệ thống thông tin đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp 121 3.3.3. Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp 125 3.3.4. Đổi mới phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp 128 3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp 132 3.3.6. Hoạt động gắn kết giữa trường đại học địa phương với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực 134
- vi 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 138 3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp QLĐT của trƣờng ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ 139 3.5.1. Mục đích của khảo nghiệm 139 3.5.2. Nội dung khảo nghiệm 139 3.5.3. Hình thức khảo nghiệm 139 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm 140 3.6. Tổ chức thử nghiệm 01 biện pháp đề xuất 142 3.6.1. Mục đích thử nghiệm 142 3.6.2. Nội dung thử nghiệm 143 3.6.3. Địa bàn và thời gian thử nghiệm 143 3.6.4. Tổ chức thử nghiệm 143 3.6.5. Kết quả thử nghiệm 143 Kết luận chƣơng 3 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung Tiếng Việt 1 CBQL Cán bộ quản lí 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CTĐT Chương trình đào tạo 4 ĐHĐP Đại học địa phương 5 DN Doanh nghiệp 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 GV Giảng viên 8 KCN Khu công nghiệp 9 KKT Khu kinh tế 10 KT-XH Kinh tế - xã hội 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 QLĐT Quản lí đào tạo 13 SV Sinh viên 14 THPT Trung học phổ thông 15 UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh 16 AACC The American Association of Community Colleges 17 CIPO Context Input Process Output/Outcome 18 QMS Quality Management System 19 GRDP Gross Regional Domestic Product 20 PRS Performance Rating Scale 21 TVET Technical and Vocational Education and Training
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các khu kinh tế vùng Bắc Trung Bộ 64 Bảng 2.2. Nhu cầu nguồn nhân lực của khu kinh tế Nghi Sơn và Vũng Áng 66 Bảng 2.3. Qui mô và khả năng đào tạo của các trường ĐHĐP vùng Bắc Trung Bộ 68 Bảng 2.4. Thống kê đối tượng khảo sát 70 Bảng 2.5. Kết quả tuyển sinh của các trường ĐHĐP giai đoạn từ 2016 đến 2019 72 Bảng 2.6. Qui mô đào tạo của các trường ĐHĐP giai đoạn từ 2016 đến 2019 75 Bảng 2.7. Tình hình việc làm của sinh viên sau 01 năm tốt nghiệp của các trường ĐHĐP giai đoạn từ 2016 đến 2018 76 Bảng 2.8. Đánh giá của các đối tượng về tổ chức đào tạo các trường ĐHĐP 77 Bảng 2.9. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng gắn kết giữa trường ĐHĐP với DN trong xây dựng và thực hiện CTĐT 79 Bảng 2.10. Đánh giá của các đối tượng về phương thức gắn kết giữa trường ĐHĐP với DN trong đào tạo nguồn nhân lực 81 Bảng 2.11. Đánh giá của các đối tượng về mức độ tham gia của DN trong hoạt động đào tạo của trường ĐHĐP 83 Bảng 2.12. Đánh giá của các đối tượng về kết quả đào tạo của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các DN 86 Bảng 2.13. Đánh giá của các đối tượng về hiệu quả nội dung gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực của trường ĐHĐP với DN 87 Bảng 2.14. Đánh giá của các đối tượng về hiệu quả các lĩnh vực gắn kết giữa trường ĐHĐP và DN trong đào tạo nguồn nhân lực 89 Bảng 2.15. Đánh giá của các đối tượng về chất lượng đào tạo của trường ĐHĐP so với yêu cầu của doanh nghiệp 91 Bảng 2.16. Đánh giá của các đối tượng về thuận lợi trong hoạt động QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN 94 Bảng 2.17. Đánh giá của các đối tượng về khó khăn trong hoạt động QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN 95
- ix Bảng 2.18. Nhận thức của các đối tượng về gắn kết giữa trường ĐHĐP và DN trong đào tạo nguồn nhân lực 97 Bảng 2.19. Đánh giá của các đối tượng về quản lí hoạt động gắn kết giữa trường ĐHĐP với DN trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các KCN 99 Bảng 2.20. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng tuyển của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN 101 Bảng 2.21. Đánh giá của đối tượng về thực trạng quản lí xây dựng CTĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN 102 Bảng 2.22. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng quản lí quá trình đào tạo của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN 103 Bảng 2.23. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng quản lí đầu ra đào tạo và QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN . 105 Bảng 2.24. Đánh giá của các đối tượng về hiệu quả quản lí đào tạo của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ 106 Bảng 2.25. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến QLĐT của trường ĐHĐP 107 Bảng 2.26. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến QLĐT của trường ĐHĐP 109 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp 140 Bảng 3.2. Sự khác biệt trong quản lí việc kết hợp của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng 145 Bảng 3.3. Mức độ gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp 146
- x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức đào tạo của trường đại học địa phương 39 Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lí đào tạo theo quá trình 47 Sơ đồ 1.3. Tiếp cận CDIO trong đào tạo và quản lí đào tạo của trường đại học 49 Sơ đồ 1.4. Mô hình CIPO trong quản lí đào tạo 50
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, chất lượng này lại phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giáo dục đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, coi phát triển giáo dục, đào tạo là động lực quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển con người [17], Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Đối mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập” [18], ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 579/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, trong đó nhấn mạnh các trọng tâm: "Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của các Bộ ngành và tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cân đối về lao động cho sự phát triển của các ngành và địa phương; Xây dựng những quy chế, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nguồn nhân lực. Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia"[87]; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã xác định mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia [3]. Nhận thức được vai trò của mình, các cơ sở giáo dục đại học nói chung, các trường đại học địa phương (ĐHĐP) nói riêng đã có những nỗ lực trong công tác tuyển sinh, đào tạo và quản lý đào tạo (QLĐT), triển khai áp dụng mô hình đào tạo
- 2 và phương thức quản lí tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với thị trường lao động. Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế) có nền kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Với quyết tâm đưa KT-XH vùng Bắc Trung Bộ nhanh chóng phát triển, Đảng và Chính phủ đã có các Nghị quyết, Quyết định thành lập các khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc các địa phương trong vùng: khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình); khu kinh tế Đông Nam (Quảng Trị); khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) và các khu kinh tế cửa khẩu: Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh). Các khu kinh tế trên đã và đang đi vào hoạt động. Vì thế xuất hiện nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp (viết tắt chung là KCN). Cùng với việc hình thành và phát triển các KCN, trên địa bàn vùng Bắc Trung Bộ có các trường đại học: đại học Hồng Đức, đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, đại học kinh tế Nghệ An, đại học Hà Tĩnh và đại học Quảng Bình. Đây là các trường ĐHĐP vùng Bắc Trung Bộ trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển KT-XH của địa phương và khu vực. Trong những năm qua, các trường ĐHĐP đã tập trung xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như cách thức QLĐT, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định: Chất lượng đào tạo đã được cải thiện, sinh viên đã tiếp cận gần hơn với những tri thức công nghệ và yêu cầu mới trong nền kinh tế trí thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động tuyển dụng ngày càng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động giáo dục đào tạo nói chung và công tác QLĐT của các trường ĐHĐP vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập: các ngành nghề, chương trình, phương thức quản lí đào tạo, được xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của nhà trường như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, không căn cứ vào yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, thị trường lao động. Cơ cấu và chất lượng đào tạo mặc dù đã được cải thiện so với trước nhưng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các
- 3 doanh nghiệp nên nhiều sinh viên một số ngành đào tạo ra trường khó kiếm việc làm hoặc phải đi làm trái ngành hoặc phải được đào tạo lại tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Trong khi đó, một số ngành khác đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực lại khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Mặt khác, việc đào tạo quá chú trọng đến kiến thức lý thuyết, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, khiến nhiều sinh viên ra trường chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc, doanh nghiệp phải tốn chi phí đào tạo lại, Những hạn chế trên không chỉ gây lãng phí nguồn lực xã hội chi cho đào tạo, lãng phí nguồn nhân lực do không được sử dụng hiệu quả, mà còn làm ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu đối với các trường đại học, ảnh hưởng tới hướng phát triển lâu dài của các cơ sở giáo dục đại học. Thực tế đó đã đặt các trường ĐHĐP tất yếu phải đổi mới phương thức QLĐT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương và khu vực, đưa giáo dục đại học tiếp cận gần hơn với thị trường việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, đây cũng là cách thức để các trường đại học nói chung và trường ĐHĐP nói riêng xây dựng thương hiệu và khẳng định trách nhiệm với xã hội. Từ những lí do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ”. Đề tài sẽ góp phần quan trọng đối với các trường ĐHĐP nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói chung trong nghiên cứu, vận dụng các mô hình quản lí tiên tiến vào thực tiễn QLĐT đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN phát triển KT-XH của địa phương và đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đào tạo, QLĐT của các trường ĐHĐP, tác giả đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường ĐHĐP nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ.
- 4 4. Giả thuyết khoa học Ở Việt Nam, trước yêu cầu phát triển KT-XH của các địa phương đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng mà việc đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP vẫn còn nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra cho các trường ĐHĐP là phải đổi mới phương thức đào tạo và cơ chế QLĐT. Hoạt động đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP vùng Bắc Trung Bộ chưa quản lí theo một qui trình tiên tiến hướng đến gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực. Công tác đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó các yếu tố chủ quan từ phía lãnh đạo, quản lí trường đại học là chủ yếu. Qua nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn, đã chứng minh hoạt động đào tạo và QLĐT của trường đại học tiếp cận theo mô hình CIPO là phương thức tiên tiến và áp dụng hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế nếu đề xuất được các biện pháp QLĐT của trường ĐHĐP theo hướng tiếp cận mô hình CIPO một cách đồng bộ và phù hợp thì sẽ tác động tích cực đến chất lượng đào tạo cũng như đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN vùng Bắc Trung Bộ. 5.2. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 5.3. Đề xuất các biện pháp QLĐT của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về đào tạo và QLĐT nhân lực trình độ cao đẳng và đại học (hình thức chính qui) của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 6.2. Giới hạn về địa bàn: Luận án khảo sát thực trạng đào tạo, QLĐT tại 3 trường ĐHĐP: đại học Hồng Đức, đại học Hà Tĩnh và đại học Quảng Bình; khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa và khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh.
- 5 6.3. Giới hạn đối tượng khảo sát: khảo sát các đối tượng gồm: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và cán bộ quản lí các doanh nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp. 6.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Khảo sát tại khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng; thực trạng đào tạo và QLĐT ở các trường ĐHĐP vùng Bắc Trung Bộ (trường đại học Hồng Đức, đại học Hà Tĩnh và đại học Quảng Bình trong các năm từ 2016 đến 2020). 7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận Luận án chủ yếu sử dụng cách tiếp cận theo mô hình CIPO, ngoài ra còn sử dụng tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo năng lực, tiếp cận cung - cầu nguồn nhân lực. a) Tiếp cận hệ thống Hoạt động QLĐT của các trường ĐHĐP cần được xem xét trên quan điểm hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn để phân tích, khái quát, kết hợp sự vận động của các phần tử cấu thành hệ thống nhằm phát hiện, tạo động lực thúc đẩy hoạt động QLĐT của trường ĐHĐP. Xét trong quá trình QLĐT, việc gắn kết giữa trường ĐHĐP với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội chỉ là phần tử nhỏ nhưng xét trong tính hệ thống, nó liên quan đến nhiều phân hệ khác. Do vậy, những biện pháp quản lí cần được nghiên cứu trong quan hệ với môi trường KT-XH, văn hóa, chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật, hệ thống cấu trúc nội tại của vấn đề và mối liên hệ, tác động qua lại giữa các phần tử. b) Tiếp cận mô hình CIPO Về bản chất, mô hình CIPO là khuyến cáo của UNESCO về tiếp cận tổ chức đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực; là tiếp cận theo quá trình có tương tác với môi trường, ngoại cảnh. Đây là cách tiếp cận đối tượng từ đầu vào đến đầu ra, từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc. Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tượng, sự vật, hoạt động đều được đặt trong quá trình vận động, phát triển. Trên thực tế, trường ĐHĐP tiếp cận đào tạo theo mô hình CIPO, dẫn đến hoạt động QLĐT của trường ĐHĐP nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ cũng phải được thực hiện theo mô hình CIPO. Nếu không nằm ngoài quy luật này. Quá trình QLĐT được bắt đầu từ đầu vào cho đến đầu ra,
- 6 chịu sự tác động của bối cảnh. Mỗi giai đoạn đều chứa đựng trong nó quá trình vận động riêng. Do vậy, việc QLĐT cũng phải được thực hiện theo hướng quản lí các thành tố trên. c) Tiếp cận thị trường về cung - cầu nguồn nhân lực Trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi thế cạnh tranh không còn là tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ mà nghiêng về tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. QLĐT của các trường ĐHĐP nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng phải tuân thủ các quy luật cơ bản của thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Do vậy, cần đặt vấn đề nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận thị trường, dựa trên phân tích đánh giá và phản hồi từ thị trường lao động để đề ra những giải pháp quản lý nhằm gắn kết chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn giữa các trường ĐHĐP và doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. d) Tiếp cận năng lực Nghiên cứu QLĐT của các trường ĐHĐP theo tiếp cận năng lực phải dựa trên quan điểm phát triển năng lực người học. Do đó, các biện pháp đề xuất thực hiện trong QLĐT không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra mà quan trọng nhất là thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức trong thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết thực tiễn và nghề nghiệp sau này. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm của thế giới trong hoạt động đào tạo và QLĐT của trường đại học. - Nghiên cứu các văn bản về đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. - Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn cho đề tài. b) Phương pháp điều tra Mục tiêu: Thu thập các thông tin, xác định thực trạng đào tạo và QLĐT của các trường ĐHĐP vùng Bắc Trung bộ, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của
- 7 các biện pháp QLĐT của các Trường này hướng đến đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ. Xây dựng bảng câu hỏi dành cho nhóm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ quản lí doanh nghiệp, khu công nghiệp. c) Phương pháp phỏng vấn sâu Nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ các phương pháp khác về hoạt động QLĐT của trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ và các giải pháp được đề xuất. d) Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học giáo dục có liên quan tới việc nghiên cứu; các ý kiến về giải pháp quản lí đào tạo của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN; Phương pháp này được tiến hành bằng hình thức trao đổi phỏng vấn (trực tiếp và gián tiếp) cá nhân nhà khoa học, tổ chức Seminar, thảo luận, hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi trực tiếp với chuyên gia trong lĩnh vực (chính quyền, quản lý nhà nước, giáo dục đào tạo, các nhà quản lí của trường đại học, giảng viên và lãnh đạo doanh nghiệp, ) e) Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Sử dụng phương pháp thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được từ khảo sát, ứng dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý dữ liệu. f) Các phương pháp kiểm chứng + Phương pháp khảo nghiệm: Mục tiêu khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo. + Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các biện pháp QLĐT của các trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Triển khai thực hiện thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm một biện pháp tại trường đại học Hồng Đức và doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Việc áp dụng phương thức QLĐT đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN trong các trường ĐHĐP ở Việt Nam tất yếu phải đổi mới
- 8 phương thức QLĐT của các trường ĐHĐP nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 8.2. Vận dụng lí thuyết của mô hình CIPO vào quản lí đào tạo của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ, cụ thể: yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra, tác động của bối cảnh sẽ giúp cho quá trình tổ chức đào tạo ở các trường ĐHĐP đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn hiện nay. 8.3. Các biện pháp QLĐT của trường ĐHĐP được đề xuất sẽ khắc phục hạn chế, yếu kém góp phần tạo ra sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các KCN Bắc Trung Bộ. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Luận án đã xây dựng được khung lí thuyết, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về đào tạo và QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. Vận dụng mô hình CIPO nhằm kiểm soát đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố bối cảnh tác động đến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. 9.2. Luận án đã đánh giá thực trạng về đào tạo, QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, QLĐT nhằm phát hiện những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn QLĐT của trường ĐHĐP. Từ đó đề xuất các biện pháp QLĐT của trường ĐHĐP đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong KCN Bắc Trung Bộ. 9.3. Là bộ tài liệu để giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách giáo dục có cơ sở xây dựng giải pháp chiến lược cho các trường ĐHĐP nói riêng và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham khảo khi triển khai đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ. Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ. Chương 3: Biện pháp quản lí đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ.
- 9 Chƣơng 1 LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo của trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 1.1.1.1. Các nghiên cứu về trường đại học địa phương Tiền thân của trường ĐHĐP là loại hình trường cao đẳng cộng đồng, xuất hiện ở Mỹ những năm đầu thế kỉ XX, sau đó phát triển và lan toả sang nhiều nước khác như Canada và các nước Châu Âu [20]. Ở Châu Á, mô hình trường cao đẳng cộng đồng/trường đại học địa phương cũng phát triển mạnh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỉ XX cho đến nay, các nhà nghiên cứu này đã viết khá nhiều tài liệu, phân tích nhiều khía cạnh của mô hình trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ [118]. Năm 2012 Hiệp hội các trường cao đẳng cộng đồng Mỹ AACC đã công bố tài liệu “The Council for the Study of Community Colleges Response to Reclaiming the American Dream Community Colleges and the Nation’s Future” (Phản hồi từ Hội đồng nghiên cứu các trường cao đẳng cộng đồng với xu thế nước Mĩ: cao đẳng cộng đồng và tương lai đất nước), trình bày các giải pháp phát triển hệ thống trường cộng đồng trong thế kỷ XXI [132]. Năm 2005, Carolina cũng có công trình nghiên cứu khá chi tiết về thực trạng và kế hoạch phát triển mạng lưới trường ĐHĐP ở Philippines theo mô hình các trường cộng đồng của Mỹ [112]. Trong bài báo, “Intergrowth of university and society: mode choice of local university's development - On development of Chinese local university from perspective of American interactive university” (Tương quan phát triển giữa trường đại học và xã hội: lựa chọn mô hình phát triển trường đại học địa phương Trung Quốc dưới góc nhìn từ trường đại học tương tác của Mĩ), Wang Bao, Zang Jie đã có đã đề xuất phương thức phát triển các trường ĐHĐP ở Trung Quốc theo viễn cảnh của Mỹ; khẳng định xu hướng phát triển của các trường ĐHĐP là phải tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội địa phương.v.v.[158]. Nghiên cứu “Countermeasures on how Chinese Local Universities serving Local Economy" (biện pháp cải thiện các trường đại học địa phương của Trung Quốc phục vụ nền