Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012

pdf 248 trang vuhoa 24/08/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_co_che_hop_ta.pdf

Nội dung text: Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHUNG THỦY QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHUNG THỦY QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 Ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 92 29 011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Ngô Minh Oanh Hà Nội – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Minh Oanh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều có chú thích rõ ràng. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trước Hội đồng. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Chung Thủy
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ảnh Danh mục các từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 16 1.2. Những nội dung kế thừa và những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu 21 1.2.1. Một số nhận xét về các công trình đã công bố 21 1.2.2. Những nội dung Luận án kế thừa 23 1.2.3. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23 Tiểu kết chương 1 25 CHƢƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG 26 2.1. Cơ sở hình thành cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 26 2.1.1. Cơ sở lý luận và một số khái niệm có liên quan trong đề tài Luận án 26 2.1.2. Cơ sở thực tiễn cho sự hình thành của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 39 2.2. Sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 54 2.2.1. Lược sử sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 54 2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng 57
  5. 2.2.3. Vai trò của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Nhật Bản trong sự ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 61 Tiểu kết chương 2 64 CHƢƠNG 3. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG (1992 – 2012) 66 3.1. Quá trình xây dựng và triển khai các lĩnh vực hợp tác giai đoạn 1992-2002 66 3.1.1. Hội nghị cấp Bộ trưởng với việc xây dựng các thỏa thuận hợp tác 66 3.1.2. Các lĩnh vực hợp tác và những kết quả đạt được 70 3.2. Sự phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng giai đoạn 2002 – 2012 79 3.2.1. Những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI tác động đến cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 79 3.2.2. Sự phát triển về cấp độ hợp tác 85 3.2.3. Sự phát triển về quy mô của các lĩnh vực hợp tác và những kết quả đạt được 93 Tiểu kết chương 3 112 CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM 114 4.1. Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 114 4.1.1. Về sự tiến triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng qua hai giai đoạn (1992 – 2002) và (2002 – 2012) 114 4.1.2. Về sự tham gia của các nước thành viên trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 115 4.1.3. Về sự phân bổ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật 116
  6. 4.1.4. Về thành tựu đạt được của cơ chế hợp tác GMS và những tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trong Tiểu vùng 118 4.1.5. Về những tồn tại, hạn chế của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 127 4.1.6. Những khó khăn, thách thức đặt ra cho cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 129 4.2. Sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 141 4.2.1. Vị trí, vai trò và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 141 4.2.2. Cơ hội và khó khăn, thách thức của Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 146 4.2.3. Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 147 Tiểu kết chương 4 149 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiềm năng thủy điện trong lưu vực sông Mekong 49 Bảng 2.2. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các quốc gia GMS năm 2003 52 Bảng 3.1. Các mức độ phát triển Hành lang 95 Bảng 3.2. Dự án rút ngắn thời gian đi lại qua các đường bộ 97 Bảng 3.3. Chỉ số năng lực dịch vụ hậu cần/ LPI (Logistics Performance Index) của các nước trong tiểu vùng Mekong so với một số nước ASEAN, giai đoạn 2007 – 2014 98 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng xuất - nhập khẩu (%/ năm) của các nước thành viên GMS 103 Bảng 4.1. Nguồn lực huy động được cho hợp tác GMS giai đoạn 1992 - 2011 (triệu USD) 119
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tuổi phụ thuộc (% dân số trong độ tuổi lao động) 53 Biểu đồ 3.1. Phân phối liên quốc gia các Hành lang GMS (%) 93 Biểu đồ 3.2. Thương mại nội bộ trong GMS và với thế giới bên ngoài (%) 101 Biểu đồ 3.3. Chia sẻ thương mại nội bộ và thương mại với thế giới bên ngoài trong tổng thương mại GMS (%) 101 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thương mại trên GDP (%) 102 Biểu đồ 3.5. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực 108 Biểu đồ 3.6. Xếp hạng chỉ số phát triển nguồn nhân lực vào năm 2011 (trong số 187 quốc gia) 108 Biểu đồ 4.1. Dự án đầu tư theo ngành, 1994 - 2012 (%) 116 Biểu đồ 4.2. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật do ADB hỗ trợ theo ngành, 1992 - 2012 (%) 118 Biểu đồ 4.3. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 120 Biểu đồ 4.4. Mật độ đường (Km đường trên 100 Km2 diện tích đất) 121 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nghèo (% dân số) 123 Biểu đồ 4.6. Khoảng cách nghèo ở mức 2 đô-la/ ngày (theo sức mua ngang giá) (%) 124 Biểu đồ 4.7. Tuổi thọ trung bình (năm) 125 Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong (trên 1000 ca sinh ra) 125
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Các hành lang giao thông của Tiểu vùng Mekong mở rộng 70 Hình 2.2. Hành lang kinh tế Đông – Tây 71
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Ayeyawady, Chao Phraya, Chương trình hợp tác kinh 1. ACMECS Mekong Economic tế chiến lược 3 dòng sông Coopperation Stratery 2. ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á Khu vực Thương mại tự do 3. AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN Agency for Coordinating Cơ quan điều phối các hoạt 4. AMTA Mekong Tourist Activities động du lịch sông Mekong Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế 5. APEC Cooperation Châu Á-Thái Bình Dương Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia 6. ASEAN Asian Nations Đông Nam Á Cambodia, Lao, Myanmar, Viet Campuchia, Lào, 7. CLMV Nam Myanmar, Việt Nam ASEAN – China Free Trade Khu vực tự do thương mại 8. CAFTA Association Trung Quốc - ASEAN Cross - Border Transport Hiệp định vận tải xuyên 9. CBTA Agreement biên giới Core Environment Program - Sáng kiến hành lang bảo 10. CEP-BCI Biodiversity Conservation tồn đa dạng sinh học Corridor Initiative Chương trình thu hoạch 11. EHP Early Harvest Program sớm Ủy ban Kinh tế và xã hội United Nations Economic and châu Á – Thái Bình Dương 12. ESCAP Social Commission for Asia and của Liên hợp quốc the Pacific 13. EU European Union Liên minh Châu Âu Hành lang kinh tế Đông – 14. EWEC East - West Economic Corridor Tây 15. FTA Free Trade Association Khu vực thương mại tự do Chương trình hợp tác Tiểu 16. GMS Greater Mekong Subregion vùng sông Mekong mở rộng International Centre for Trung tâm quản lý môi 17. ICEM Environmental Management trường Quốc tế Internation and Công nghệ thông tin và 18. ICT Communications viễn thông Technology 19. IMF Internationl Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế International Labour 20. ILO Tổ chức lao động quốc tế Organization
  11. STT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 21. MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mekong Hợp tác Mekong – Sông 22. MGC Mekong – Ganga Cooperation Hằng Hợp tác hạ nguồn Mekong 23. LMI Lower Mekong Initiafive – Mỹ North - South Economic Hành lang kinh tế Bắc – 24. NSEC Corridor Nam 25. UN The United Nations Liên hợp quốc 26. WB World Bank Ngân hàng thế giới Tổ chức thương mại 27. WTO World Trade Organization thế giới 28. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 29. ĐNA Đông Nam Á 30. TBCN Tư bản chủ nghĩa 31. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Yalta”, một xu thế mới hình thành và ngày càng phát triển rõ rệt – xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Xu thế đó đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đồng thời, sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa cũng đã thúc đẩy sự hình thành của xu thế liên kết khu vực, dẫn đến sự hình thành của “chủ nghĩa khu vực” và “chủ nghĩa đa phương” trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế đó, buộc các quốc gia lớn, nhỏ phải tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế nếu như không muốn bị “bỏ lại phía sau”, bởi không một quốc gia, dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển được nếu đứng biệt lập với xu thế chung này của nhân loại. Sự xuất hiện ngày một nhiều các loại hình liên kết khu vực ở nhiều quy mô, mức độ khác nhau như: Liên minh châu Âu (EU) với việc sử dụng đồng tiền chung Euro, sự phát triển của khối ASEAN, các cơ chế hợp tác “ASEAN + 1”, “ASEAN + 3” đến các các cơ chế hợp tác đa phương về kinh tế, thương mại như: Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), v.v đã minh chứng cho điều đó. Trong bối cảnh đó, từ sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS) đã ra đời vào tháng 10 năm 1992. Đây là một cơ chế hợp tác đa phương ở cấp tiểu khu vực/tiểu vùng với sự tham gia của các nước và vùng lãnh thổ: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai đơn vị hành chính của Trung Quốc là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dưới sự dẫn dắt và điều phối của ADB. Nằm ở một vị trí địa lý hết sức quan trọng, là chiếc cầu nối giữa khu vực Đông Bắc Á với khu vực Đông Nam Á và Nam Á, khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng nói riêng và các quốc gia trong Tiểu vùng Mekong nói chung có tầm quan trọng mang tính chiến lược trong hợp tác an ninh và phát triển đối với các nước liên 1
  13. quan, nhất là đối với Việt Nam, trong sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Do vậy, sự ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác GMS vì mục tiêu xây dựng nên một tiểu vùng giàu có và thịnh vượng đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các nước thành viên trong GMS. Với nỗ lực của tất cả các nước trong GMS, sự giúp đỡ của ADB và các nước đối tác phát triển, cơ chế hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong GMS và được xem là cơ chế hợp tác khá thành công trong số nhiều cơ chế hợp tác khác nhau đang được triển khai thực hiện ở Tiểu vùng Mekong. Song, bên cạnh đó, cơ chế hợp tác GMS cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết để thúc đẩy sự hợp tác phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Vậy cơ chế hợp tác GMS đã hình thành và phát triển như thế nào? Cơ chế hợp tác này ra đời dựa trên những cơ sở nào? Những thành tựu đạt được của cơ chế hợp tác GMS đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong Tiểu vùng? Những tồn tại, hạn chế và những khó khăn, thách thức mà cơ chế hợp tác này cần phải giải quyết là gì? Vị trí, vai trò và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác này ra sao? v.v Tất cả những câu hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012” làm công trình nghiên cứu cho luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Lịch sử thế giới, Mã số 92 29 011. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Mục đích nghiên cứu: Với đề tài nghiên cứu này, Luận án mong muốn góp phần nhận diện rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển của cơ chế hợp tác GMS, qua đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những tác động của cơ chế hợp tác GMS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong GMS. Đồng thời, làm rõ hơn về xu hướng hội nhập, liên kết khu vực và sự can dự, vai trò của các đối tác ngoài khu vực, nhất là của các nước lớn đối với an ninh của tiểu vùng này, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra cơ hội, những khó khăn thách thức và những vấn đề đặt ra mà các cơ quan xây dựng chính sách của Việt Nam cần phải 2
  14. giải quyết trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác này nói riêng, trong quá trình hội nhập với khu vực và hội nhập quốc tế nói chung. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hình thành của cơ chế hợp tác GMS. + Phân tích tác động của bối cảnh lịch sử, quá trình xây dựng các thỏa thuận, triển khai các lĩnh vực, dự án và kết quả đạt được của hợp tác GMS ở từng giai đoạn. + Rút ra những nhận xét về thành tựu của cơ chế hợp tác GMS qua việc phân tích những tác động từ những kết quả đạt được của hợp tác GMS đến kinh tế, xã hội của các nước trong GMS. Đồng thời, làm rõ một số tồn tại, hạn chế và những khó khăn thách thức của cơ chế hợp tác GMS. + Rút ra những nhận xét về sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác GMS và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi tham gia vào cơ chế hợp tác này trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu tổng thể về quá trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng trong thời gian từ năm 1992 đến năm 2012 (Năm 1992: Mốc đánh dấu sự ra đời của hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng – sáng kiến do Ngân hàng phát triển châu Á khởi xướng; Năm 2002: Mốc đánh dấu kết thúc chặng đường 10 năm đầu (1992 – 2002) của hợp tác GMS, mở ra chặng đường 10 năm tiếp theo của hợp tác GMS với những bước tiến quan trọng của hợp tác GMS trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và khu vực. Năm 2012: năm đánh dấu dấu mốc quan trọng của tiến trình 20 năm hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Đồng thời, cũng là năm tổng kết, 3
  15. đánh giá chiến lược 10 năm hợp tác GMS, được đề ra từ Hội nghị cấp cao GMS lần thứ nhất năm 2002 tại PhnomPenh (Campuchia). 3.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu chủ yếu về vấn đề hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong Tiểu vùng Mekong mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc). Ngoài ra, để làm rõ thêm vấn đề trọng tâm nghiên cứu của đề tài, luận án cũng sẽ đề cập đến một số quốc gia khác có liên quan. 3.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Luận án xác định phạm vi nội dung nghiên cứu đó là: (1) Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của hợp tác GMS; (2) Các lĩnh vực hợp tác của GMS được triển khai trong khung thời gian nghiên cứu của luận án, gồm các lĩnh vực cụ thể như: Giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông, du lịch, môi trường, nguồn nhân lực, thương mại – đầu tư, nông nghiệp; (3) Vị trí, vai trò và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác GMS. 4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo 4.1. Phƣơng pháp luận Công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, phân tích, nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế Hợp tác GMS cũng như những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác này. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một vấn đề của lịch sử thế giới, khi nghiên cứu đề tài “Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012”, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lôgic và tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành khác 4
  16. - Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để làm rõ phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu, bối cảnh lịch sử và các vấn đề nghiên cứu cụ thể ở từng giai đoạn. - Sử dụng phương pháp logic cùng với các phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu để rút ra những điểm chung, bản chất, tính tất yếu và chiều hướng phát triển của cơ chế Hợp tác GMS. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để xem xét một số vấn đề trong quá trình nghiên cứu như cơ sở lý luận cho sự hình thành của cơ chế Hợp tác GMS, phân tích xu thế toàn cầu hóa, xu thế liên kết khu vực, sự hình thành của “chủ nghĩa khu vực” và “chủ nghĩa đa phương” trong quan hệ quốc tế nói chung, ở Tiểu vùng Mekong nói riêng. Cùng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể nêu trên, chúng tôi cũng sử dụng cách tiếp cận về nghiên cứu khu vực học, lý luận về quan hệ quốc tế, đặc biệt là về hợp tác đa phương, địa kinh tế v.v trong quá trình thực hiện để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Với việc sử dụng kết hợp các phương pháp nêu trên, cùng với việc sử dụng tư liệu chính xác, bảo đảm tính khoa học của quá trình phân tích, tổng hợp, luận án sẽ cố gắng phục dựng một cách đầy đủ, sinh động về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác GMS trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2012. 4.3. Nguồn tài liệu tham khảo Luận án sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau đây: - Tài liệu gốc: + Văn kiện các Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản của Chính phủ Việt Nam (trong khung thời gian nghiên cứu của đề tài luận án) có liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước GMS. + Các Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao GMS, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo (người đứng đầu Chính phủ và người đứng đầu các Bộ, ngành, ) và các văn bản thỏa thuận của các nước có liên quan đến hợp tác GMS. 5
  17. + Số liệu từ các báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới và các tổ chức quốc tế có liên quan đến hợp tác GMS; số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Thương mại, Bộ Công thương, liên quan đến các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam với GMS. - Tài liệu tham khảo khác: + Nguồn tài liệu tiếng Anh: các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài là các bài báo khoa học, sách, luận văn, luận án, các thông tin, bài viết được công khai trên website của các tổ chức quốc tế, có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiểu vùng Mekong nói chung, cơ chế Hợp tác GMS nói riêng. + Nguồn tài liệu tiếng Việt: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước là các cuốn sách, bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, bài viết trong Kỷ yếu của các hội thảo khoa học, luận án, luận văn và các thông tin được công khai trên các website của các Bộ, ngành của Việt Nam. 5. Đóng góp về khoa học của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác GMS từ góc độ của khoa học lịch sử. Qua đó, góp phần làm giàu thêm cách tiếp cận nghiên cứu về Tiểu vùng Mekong mở rộng từ góc độ Sử học bên cạnh cách tiếp cận của nhiều ngành khoa học khác. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phục dựng bức tranh sinh động về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác GMS từ năm 1992 đến năm 2012. Trong đó, luận án sẽ làm rõ sự tiến triển cả về cơ chế, nội dung và thực tiễn hợp tác qua hai giai đoạn (1992 – 2002 và 2002 – 2012) và đánh giá hệ quả của quá trình trên đối với hợp tác kinh tế, an ninh và phát triển của Tiểu vùng trong đó có Việt Nam với tư cách là một thành viên của cơ chế hợp tác này. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án - Về phương diện lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho sự ra đời của cơ chế hợp tác GMS, trong đó tiền đề của nó là sự hình thành xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, xu thế liên kết khu vực và các 6
  18. cơ chế hợp tác đa phương, trong đó có sự ra đời của hợp tác GMS. Do vậy, Luận án không chỉ làm rõ sự nhận diện về quá trình hình thành, phát triển, đánh giá những thành công, hạn chế và tác động từ kết quả hợp tác của GMS đối với các nước thành viên mà quan trọng hơn đó là, Luận án còn góp phần làm sáng rõ hơn xu hướng hội nhập, liên kết khu vực và vai trò, sự can dự của các đối tác ngoài khu vực, nhất là của các nước lớn đối với an ninh của tiểu vùng này, trong đó có Việt Nam. - Về ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, Luận án góp phần cung cấp những cứ liệu khoa học có thể tham khảo cho việc hoạch định và triển khai chính sách của Việt Nam trong việc tham gia vào cơ chế hợp tác GMS trong giai đoạn hiện nay nói riêng, trong các cơ chế hợp tác đa phương nói chung. Thứ hai, Luận án là công trình có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên các ngành lịch sử, quốc tế học, quan hệ quốc tế và các ngành khác thuộc khối Khoa học Xã hội và Nhân văn khi nghiên cứu về quá trình hợp tác quốc tế ở Đông Nam Á nói chung và Tiểu vùng Mekong mở rộng nói riêng trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu theo 4 chương, 8 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Chương 2: Sự hình thành của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Chương 3: Sự tiến triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012. Chương 4: Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012 và sự tham gia của Việt Nam. 7
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Là một sáng kiến được khởi xướng bởi Ngân hàng Phát triển châu Á và ra đời vào tháng 10 năm 1992, sau hơn hai thập niên hình thành và phát triển, cơ chế hợp tác GMS được đánh giá là một trong những cơ chế hợp tác ở cấp độ tiểu khu vực đạt được nhiều thành công. Sự ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác GMS đã nhận được sự quan tâm không chỉ của các cấp lãnh đạo các nước trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn của cả các nhà nghiên cứu, các học giả trong nước và quốc tế. Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, các học giả trong nước và quốc tế đã được công bố có liên quan đến vấn đề “Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng” là khá đa dạng, gồm: sách, luận văn, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu, đánh giá, tổng kết của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã tiếp cận được một khối lượng khá lớn các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các học giả trong nước và quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận án mà chúng tôi thực hiện. Cụ thể, nghiên cứu sinh đã tiếp cận được hơn 100 tài liệu là các đầu sách, bài báo khoa học, bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, 5 luận án trong nước và quốc tế, 5 luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài luận án. Bên cạnh đó, còn có một số lượng khá lớn các bài viết đăng trên website của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, tùy vào mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận, các công trình này có thể đề cập đến một số vấn đề, lĩnh vực trong hợp tác GMS hoặc có thể cũng chỉ đề cập đến một vấn đề, một lĩnh vực có liên quan đến hợp tác GMS. 8
  20. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nƣớc ngoài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu bao quát chung về nhiều vấn đề trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng, về mặt số lượng, tuy chưa nhiều nhưng cũng đã được các nhà nghiên cứu thể hiện dưới nhiều dạng công trình nghiên cứu khác nhau như sách, luận án, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành Tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau đây: Trước hết là về sách, hiện nay đã có một số cuốn sách sau đây đi sâu vào trình bày về sông Mekong, Tiểu vùng sông Mekong, vấn đề hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, cụ thể là các công trình sau: Cuốn “Sông và Tiểu vùng sông Mê Kông – Tiềm năng và hợp tác quốc tế” của hai tác giả Nguyễn Trần Quế và Kiều Văn Trung xuất bản năm 2001. Với kết cấu 3 chương chính, trong công trình này, hai tác giả đã đề cập đến các vấn đề về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển của Tiểu vùng Mekong, những lĩnh vực và nội dung cơ bản của hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong, vấn đề về hợp tác quốc tế để khai thác bền vững sông Mekong. Ngoài ra, trong công trình này các tác giả cũng đã cung cấp cho chúng ta một số phụ lục quan trọng như: Tuyên bố chung về nguyên tắc sử dụng nguồn nước ở hạ lưu sông Mekong; Hiệp định về hợp tác bền vững lưu vực sông Mekong; Các chương trình, dự án đã được tài trợ, đang thực hiện hoặc còn đang tồn đọng do chưa có nguồn tài trợ Tuy nhiên, tính đến thời điểm công trình này xuất bản vào năm 2001 thì hợp tác GMS cũng mới chỉ diễn ra được gần 10 năm. Vì vậy, công trình cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, các số liệu và các vấn đề được nghiên cứu trong công trình so với thực tiễn đã và đang diễn ra của hợp tác GMS đến thời điểm hiện nay là còn khá hạn chế. 9
  21. Trên cơ sở những diễn tiến thực tế của tình hình hợp tác GMS và những vấn đề đã đề cập trong công trình xuất bản năm 2001, đến năm 2007, tác giả Nguyễn Trần Quế (chủ biên) tiếp tục cho xuất bản công trình “Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng hiện tại và tương lai” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. So với công trình “Sông và Tiểu vùng sông Mê Kông – Tiềm năng và hợp tác quốc tế” xuất bản năm 2001, công trình này đã đề cập trực tiếp đến vấn đề hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng. Trong công trình này, các tác giả đã hệ thống hóa ở mức độ khái quát những kết quả đạt được trong hoạt động hợp tác của GMS ở các lĩnh vực, phân tích những khó khăn, tồn tại của hợp tác GMS và tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, phân tích những điều kiện mới của hợp tác GMS. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra dự báo, phân tích các đặc điểm, xu hướng và những ưu tiên trong hợp tác GMS trong thời gian tới. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về vấn đề hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Tuy nhiên, do xuất bản vào năm 2007 và các vấn đề nghiên cứu, các số liệu tổng hợp mới chỉ dừng lại ở năm 2006 nên tính đến thời điểm hiện nay, so với thực tiễn đã và đang diễn ra của hợp tác GMS, còn có những vấn đề mà chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ. Chẳng hạn như những chuyển biến về chiều rộng và chiều sâu trong hợp tác GMS hoặc là về bối cảnh quốc tế mới và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn ở Tiểu vùng Mekong cũng như những tác động của nó đối với hợp tác GMS, Đó là những vấn đề mà chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu. Nghiên cứu về văn hóa sông Mekong, tác giả Phạm Đức Dương (2007) với cuốn “Có một vùng văn hóa Mekong” đã đề cập đến lịch sử hình thành của dòng sông Mekong – được xem như sợi dây tự nhiên kết nối các quốc gia trong GMS, điều kiện phát triển nông nghiệp cho các quốc gia trên lưu vực do được hưởng lợi thế phù sa giàu có từ dòng sông, mô hình văn hóa lúa nước của cư dân sống trên lưu vực sông Mekong. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với cuốn “Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng”. Trong công trình này, tác giả đã 10
  22. phân tích và làm nổi bật về vai trò của các chính quyền địa phương ở các quốc gia Tiểu vùng Mekong trong việc tham gia quản lý, điều hành các dự án, các lĩnh vực của hợp tác GMS tại địa phương. Một công trình khác cũng đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến hợp tác GMS đó là cuốn “Việt Nam và hợp tác Tiểu vùng Mekong” của Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á – Việt Nam xuất bản năm 2000. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nghiên cứu về nhiều vấn đề trong hợp tác ở Tiểu vùng Mekong nói chung và hợp tác GMS nói riêng, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển của GMS trong những năm đầu sau khi thành lập. Công trình “Tổng quan tác động của hội nhập kinh tế Tiểu vùng sông Mekong đến đói nghèo, Báo cáo cuối cùng của Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố năm 2008 đã đánh giá tổng quan về những tác động của hội nhập kinh tế Tiểu vùng sông Mekong đến việc xóa đói giảm nghèo của các quốc gia trong tiểu vùng. Có thể nói, các cuốn sách nêu trên là những nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo, kế thừa khi nghiên cứu về đề tài của luận án. Về luận án, theo chúng tôi được biết, đến nay đã có một số luận án trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về các vấn đề hợp tác ở Tiểu vùng Mekong nói chung và Tiểu vùng Mekong mở rộng nói riêng. Cụ thể là một số luận án sau đây: Luận án Tiến sĩ kinh tế của Hoàng Viết Khang năm 2009 về “Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp”; Luận án Tiến sĩ lịch sử thế giới của Huỳnh Phương Anh năm 2014 nghiên cứu về “Quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay”; Luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam của Nguyễn Thị Tú Trinh năm 2018 nghiên cứu về “Hợp tác bền vững giữa Việt Nam với các nước trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (1992 – 2012)”; Luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam của Bùi Anh Thư năm 2020 nghiên cứu về “Quan hệ kinh tế xã hội của Việt Nam với các nước hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018”. Đây là những luận án mà chúng tôi đã tiếp cận được trong quá trình tìm kiếm tư liệu để nghiên cứu đề tài luận án. Trong số các 11