Luận án Phát triển ngành hàng Sơn Tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển ngành hàng Sơn Tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_phat_trien_nganh_hang_son_tra_tai_cac_tinh_tay_bac_v.pdf
Nội dung text: Luận án Phát triển ngành hàng Sơn Tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN TRỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SƠN TRA TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2021
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN TRỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SƠN TRA TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 9.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐỖ THỊ THÚY PHƢƠNG 2. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Trọng
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Những đóng góp mới của đề tài 3 5. Kết cấu của luận án 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 5 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 10 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SƠN TRA 18 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển ngành hàng Sơn tra 18 2.1.1. Lý luận về ngành hàng 18 2.1.2. Ý nghĩa và vai trò của phát triển ngành hàng Sơn tra 21 2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển ngành hàng Sơn tra 25 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng Sơn tra 27 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển ngành hàng Sơn tra 30 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển ngành hàng của các nước trên thế giới 30 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở các địa phương tại Việt Nam 39 2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây bắc Việt Nam 47 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 49 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 49 3.2. Phương pháp nghiên cứu 49 3.2.1. Khung phân tích 49 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 51
- iii 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin 55 3.2.4. Phương pháp phân tích 55 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 62 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất Sơn tra 62 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả ngành hàng Sơn tra 62 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế ngành hàng Sơn tra 63 3.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng Sơn tra 63 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SƠN TRA TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM 64 4.1. Đặc điểm địa bàn vùng nghiên cứu 64 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 64 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 67 4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng Sơn tra 72 4.1.4. Tình hình phát triển Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam 74 4.2. Thực trạng phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam 76 4.2.1. Các điều kiện phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc 76 4.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc 80 4.2.3. Xây dựng cơ chế quản lý và đề xuất chính sách hỗ trợ 86 4.3. Thực trạng hoạt động của ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh nghiên cứu 90 4.3.1. Tác nhân sản xuất 90 4.3.2. Tác nhân thu gom trong ngành hàng Sơn tra 94 4.3.3. Tác nhân chế biến Sơn tra 96 4.3.4. Tác nhân tiêu thụ Sơn tra 97 4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của ngành hàng Sơn tra 98 4.4.1. Tác nhân sản xuất 100 4.4.2. Tác nhân thu gom 103 4.4.3. Tác nhân chế biến 104 4.4.4. Tác nhân bán buôn 106 4.4.5. Tác nhân bán lẻ 107 4.5. Đánh giá mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng Sơn tra 108
- iv 4.5.1. Phân tích các mối liên kết trong ngành hàng 108 4.5.2. Liên kết ngang 109 4.5.3. Liên kết dọc 110 4.6. Sự hình thành giá và giá trị gia t ng của các tác nhân trong ngành hàng Sơn tra vùng Tây Bắc 111 4.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam 112 4.7.1. Nhóm nhân tố bên trong 112 4.7.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 113 4.7.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bằng mô hình kiểm định 116 4.8. Đánh giá chung về phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam 123 4.8.1. Kết quả đạt được 123 4.8.2. Những hạn chế, yếu kém 125 Chƣơng 5: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SƠN TRA TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM 128 5.1. C n cứ đề xuất định hướng và giải pháp phát triển ngành hàng Sơn tra 128 5.1.1. Tiềm n ng phát triển ngành hàng Sơn tra 128 5.1.2. Phân tích tiềm n ng phát triển ngành hàng Sơn tra 130 5.1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển ngành hàng Sơn tra 131 5.2. Định hướng phát triển ngành hàng Sơn tra 136 5.3. Giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng Sơn tra các tỉnh Tây Bắc Việt Nam 138 5.3.1. Nhóm giải pháp chung cho phát triển ngành hàng Sơn tra 138 5.3.2. Nhóm giải pháp nâng cấp phát triển ngành hàng Sơn tra 146 5.4. Kiến nghị 158 5.4.1. Đối với Nhà nước 158 5.4.2. Đối với các địa phương vùng Tây Bắc 159 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CP : Cổ phần GO : Giá trị sản xuất GPr : Lãi gộp HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã IC : Chi phí trung gian NĐ : Nghị định MI : Thu nhập hỗn hợp QĐ : Quyết định TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia t ng
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát thực tế 54 Bảng 3.2: Số mẫu điều tra phân theo các tác nhân 54 Bảng 3.3: Các biến trong mô hình nghiên cứu 60 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc n m 2020 68 Bảng 4.2. Thực trạng dân số và mật độ dân số vùng Tây Bắc n m 2020 69 Bảng 4.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh Tây Bắc n m 2020 71 Bảng 4.4: Tổng sản phẩm BQ đầu người của các tỉnh Tây Bắc n m 2020 72 Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp - thủy sản của các tỉnh Tây Bắc n m 2020 72 Bảng 4.6: Tình hình phát triển diện tích và sản lượng cây Sơn tra các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2018 - 2020 75 Bảng 4.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ trồng Sơn tra 76 Bảng 4.8: Các tác nhân tham gia ngành hàng Sơn tra vùng Tây Bắc 82 Bảng 4.9: Vốn hỗ trợ phát triển Sơn tra tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020 87 Bảng 4.10: Vốn hỗ trợ phát triển Sơn tra tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018 - 2020 89 Bảng 4.11: Chi phí đầu tư cho kiến thiết cơ bản trồng 1ha Sơn tra 92 Bảng 4.12: Tuổi, số n m làm nghề thu gom và thu nhập từ thu gom Sơn tra 95 Bảng 4.13: Kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân sản xuất bán Sơn tra tươi (tính cho 1kg) 100 Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân sản xuất bán Sơn tra ngâm đường (tính cho 1 kg) 101 Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân sản xuất bán rượu Sơn tra (tính cho 1 kg Sơn tra tươi) 102 Bảng 4.16: Kết quả và hiệu quả kinh tế của của người thu gom Sơn tra (tính cho 1kg) 103 Bảng 4.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của đơn vị chế biến Sơn tra thành ô mai 105 Bảng 4.18: Kết quả và hiệu quả kinh tế của đơn vị chế biến rượu Sơn tra 106
- vii Bảng 4.19: Kết quả và hiệu quả kinh tế của của người bán buôn Sơn tra (tính cho 1kg) 107 Bảng 4.20: Kết quả và hiệu quả kinh tế của của người bán lẻ Sơn tra (tính cho 1kg) 108 Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong ngành hàng Sơn tra vùng Tây Bắc 112 Bảng 4.22: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 116 Bảng 4.23: Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm đo lường 117 Bảng 4.24: Kiểm định KMO và Bartlett 118 Bảng 4.25: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện 118 Bảng 4.26: Bảng ma trận hệ số tương quan 118 Bảng 4.27: Kết quả Hệ số hồi quy 119 Bảng 4.28: Vị trí quan trọng của các yếu tố 120 Bảng 4.29: Tóm tắt mô hình 121 Bảng 4.30: Phân tích phương sai 121 Bảng 4.31: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 121 Bảng 5.1: Phân tích tiềm n ng phát triển các sản phẩm của Sơn tra 130 Bảng 5.2. Tổng hợp SWOT ngành hàng Sơn tra 131 Bảng 5.3. Kết hợp điểm mạnh - thách thức, điểm yếu - cơ hội nhằm đề xuất giải pháp phát triển ổn định ngành hàng Sơn tra 135 Bảng 5.4: Dự kiến quy hoạch phát triển Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc 139 Bảng 5.5. Phân tích tiềm n ng từ các sản phẩm của cây Sơn tra 141
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến ngành hàng Sơn tra 28 Sơ đồ 3.1. Khung phân tích ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam 50 Sơ đồ 3.2. Chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) 57 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổng quát ngành hàng Sơn tra vùng Tây Bắc Việt Nam 81 Hình 4.1. Các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam 64 Hình 4.2: Các kênh tiêu thụ chính ngành hàng Sơn tra vùng Tây Bắc 83
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Sơn tra (Táo mèo) có tên khoa học là Cataegus primnatifida bunge (Bắc các Sơn tra); Sơn tra thuộc nhóm Crataegus, họ thực vật Rosaceae (họ hoa hồng) với khoảng 280 giống. Cây Sơn tra là loại cây bản địa, chủ yếu mọc tự nhiên ở một số tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La,Yên Bái. Sơn tra là loài cây đa tác dụng, vừa có tác dụng phòng hộ, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vừa cho thu hoạch quả có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, trong đông y, sơn tra là một vị thuốc quý. Do chỉ phù hợp với vùng núi cao nên nên sơn tra là một sản vật đặc trưng vùng cao đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Coongn ghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu táo sơn tra Sơn La n m 2018. Trồng cây sơn tra đem lại nhiều lợi ích. Cây sơn tra có thể trồng mới trên đất trống thuộc quy hoạch rừng phòng hộ chất lượng thấp; có thể trồng lại và trồng bổ sung, làm giàu rừng đối với diện tích thiệt hại do cháy và do b ng tuyết; trồng theo mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc để làm giảm sói mòn, rửa trôi. Đối với nhiều hộ gia đình, quả sơn tra đã trở thành nguồn thu nhập chính, đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế hộ. Địa phương trồng cây sơn tra có thể góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tại, t ng khả n ng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của động, thực vật rừng; tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, hơn 10 n m gần đây, cây sơn tra trở thành một loại cây trồng truyền thống và là cây trồng mũi nhọn trong sản xuất nông lâm nghiệp của một số huyện ở các tỉnh Tây Bắc. Nghiên cứu cho thấy, cây Sơn tra cho trái ổn định sau 5 – 7 n m và thu nhập từ quả Sơn tra ngay tại vườn của người dân đạt tới 45 triệu/ ha/ n m. Diện tích trồng sơn tra trong vùng là hàng ngàn ha. Sản lượng hàng n m của vùng là nhiều ngàn tấn quả. [46]. Nhận thấy tiềm n ng đó, các tỉnh vùng Tây Bắc đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất cây Sơn tra. Đồng thời, lựa chọn Sơn tra là cây trồng chủ lực trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ đó mà diện tích và sản lượng Sơn tra vùng Tây Bắc liên tục t ng qua các n m gần đây. N m 2018, vùng Tây Bắc có diện tích Sơn tra là 17.878,24 ha với sản lượng đạt 15.669 tấn, đến n m 2020 diện tích Sơn tra của Vùng t ng lên 22.375 ha và đạt sản lượng 21.134 tấn. [5], [6], [7], [8], [9], [10]. Trong thời gian qua, nhiều tỉnh trong Vùng Tây Bắc đã tích cực thực hiện các chương trình nhằm thúc đẩy phát triển ngành hàng Sơn tra. Tại tỉnh Sơn La, Sơn tra được lựa chọn là 1 trong 16 sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh. Tỉnh Yên Bái đã phê duyệt “Đề án phát triển cây sơn tra tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020” với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng. Tỉnh Lai
- 2 Châu cũng đã thành lập đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số: 1203/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 n m 2016 của UBND tỉnh Lai Châu. Đề án đã đề ra mục tiêu: Phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất [7], [10]. Phát triển ngành hàng Sơn tra đã giải quyết việc làm ổn định, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào t ng trưởng kinh tế của từng địa phương. Tuy nhiên, trong những n m qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như chủ yếu là khai thác tự nhiên, chưa quan tâm tới khoanh nuôi, ch m sóc nâng cao n ng suất, chất lượng sản phẩm; diện tích trồng mới chưa nhiều, không tập trung; khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, công tác bảo vệ còn hạn chế, chặt phá bừa bãi làm cho diện tích ngày càng bị thu hẹp; n ng suất không cao, quả nhỏ, chất lượng ngày một giảm; bảo quản sau thu hoạch, chế biến chủ yếu là thủ công, sản phẩm chưa phong phú; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; Sự liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng còn chưa chặt chẽ. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sơn tra còn gặp nhiều khó kh n, hiệu quả kinh tế thấp hoặc không ổn định. Khi thì sơn tra chín không vận chuyển đến nơi tiêu thụ kịp hoặc không tìm được mối tiêu thụ, để rụng đầy vườn hoặc giá chỉ 1.000 đồng đến 4.000 đồng/ kg. Kho thì bà con hái trái non Khi thì sơn tra bị ảnh hưởng bởi khí hậu, không được mùa Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời gian tới, các tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã xác định cây Sơn tra là một trong những cây trồng truyền thống, có tính mũi nhọn trong sản xuất nông lâm nghiệp tại các địa phương, từ đó nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành hàng Sơn tra cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Trước tình hình thực tế phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của cây Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, tôi chọn đề tài: "Phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam" nhằm cung cấp thêm các luận cứ cho các tỉnh đưa ra các giải pháp và xây dựng chính sách phù hợp, có tính khả thi cho phát triển sản xuất cây Sơn tra giai đoạn tới tương xứng với tiềm n ng, thế mạnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng Sơn tra của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển bền vững ngành hàng Sơn tra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành hàng, cải thiện thu nhập của người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm rõ lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng Sơn tra. - Đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng Sơn tra; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng Sơn tra; Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ngành hàng Sơn tra và hoạt động của các tác nhân tham gia trong ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành hàng Sơn tra của vùng Tây Bắc Việt Nam. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Số liệu thứ cấp được thu thập của 6 tỉnh Tây Bắc, số liệu sơ cấp được thu thập tại các tỉnh có sản lượng Sơn tra lớn. Cụ thể, tác giả đã chọn 3 tỉnh để nghiên cứu: tỉnh Yên Bái, tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. - Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành hàng Sơn tra các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam trong giai đoạn 2018- 2020. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong n m 2020. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2022-2030 và các n m tiếp theo. 4. Những đóng góp mới của đề tài 4.1. Những đóng góp về lý luận và khoa học Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, khung lý thuyết về ngành hàng Sơn tra. Ngành hàng Sơn tra là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và hoạt động tham gia sản xuất, thu gom phân phối, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Sơn tra và bởi các mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Luận án đã chỉ ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng Sơn tra. 4.2. Những đóng góp về thực tiễn Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng Sơn tra các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam; đồng thời nghiên cứu hoạt động của các tác nhân cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới các tác nhân tham gia ngành hàng Sơn tra. Luận án là tài liệu để các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và quản lý nhà nước nhất là chính quyền các địa phương tham khảo đề xuất các giải pháp phù hợp cho phát triển ngành hàng Sơn tra trong thời gian tới.
- 4 4.3. Đóng góp cho địa phương Luận án đề xuất các nhóm giải pháp như: công tác quy hoạch, xây dựng sản xuất tập trung gắn liền với công tác thu gom và chế biến Sơn tra, xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ khoa học kĩ thuật, quản lý nhà nước và thục hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho liên kết giữa các tác nhân tham gia ngành hàng Sơn tra các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng Sơn tra Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Thực trạng phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam Chương 5. Định hướng và giải pháp phát triển ngành hàng Sơn tra tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
- 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Hiện nay, đã có những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến vấn đề phát triển ngành hàng và hầu hết mới chỉ nghiên cứu chúng một cách riêng rẽ, tách biệt. Những nghiên cứu này chưa có cái nhìn toàn diện mang tính hệ thống về ngành hàng và phát triển ngành hàng, đặc biệt là phát triển ngành hàng Sơn tra tại Việt Nam. Phân tích ngành hàng thông qua việc nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành hàng đó. Việc tiếp cận phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong những n m gần đây đã trở thành một xu thế của các nghiên cứu mang tính hệ thống. Nghiên cứu chuỗi giá trị được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cách tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích các ngành hàng nông sản càng trở nên quan trọng vì giúp nông dân tiếp cận thị trường tốt hơn. Dù đây không phải là phương pháp quá mới nhưng để làm được điều này không phải dễ dàng vì nó mang tính thị trường cao cho quy hoạch sản xuất phù hợp, vì vậy cách tiếp cận này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà nghiên cứu khi phân tích ngành hàng nhằm sản xuất sản phẩm theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng nhằm phát triển ngành hàng và đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc N m 2021, nghiên cứu "Regulatory effects of hawthorn polyphenols on hyperglycemic, inflammatory, insulin resistance responses, and alleviation of aortic injury in type 2 diabetic rats" của nhóm tác giả Suwen Liua, Jincheng Yu, Mengfan Fu, Xinfang Wang và Xuedong Chang đã chỉ rõ các công dụng kỳ diệu của sơn tra. Chiết xuất polyphenol trong sơn tra có lợi cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nhóm tác giả đã nghiên cứu tác động và cơ chế ức chế của Chiết xuất polyphenol trong sơn tra đối với kháng insulin, viêm và tổn thương động mạch chủ ở chuột, sử dụng metformin (MF) như một đối chứng tích cực. Bằng các phương pháp thí nghiệm thực tế, các phát hiện cho thấy Chiết xuất polyphenol trong sơn tra cũng có thể làm giảm tổn thương động mạch chủ bằng cách kích hoạt SIRT1 và điều chỉnh các con đường tín hiệu NF-κB và Wnt2 / β-catenin. Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu này cho thấy sơn tra có thể được sử dụng như một thành phần thực phẩm chức n ng trong điều trị bổ trợ của bệnh nhân tiểu đường loại 2. [71]. N m 2020, nhóm tác giả gồm: Amirhossein Nazhand, Massimo Lucarini, Alessandra Durazzo, Massimo Zaccardelli, Santo Cristarella, Selma B. Souto, Amélia M. Silva, Patrícia Severino, Eliana B. Souto và Antonello Santini đã có
- 6 công trình nghiên cứu về cây sơn tra “Hawthorn (Crataegus spp.): An Updated Overview on Its Beneficial Properties”. Nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều công dụng hữu ích của cây sơn tra, đặc biệt là công dụng sử dụng làm dược liệu. Trong đó các thành phần có trong sơn tra được phân tích kỹ lưỡng, chỉ ra cả công thức hóa học cũng như tác dụng của từng thành phần có trong quả sơn tra. [60] N n 2011, nhóm tác giả HAN Junyan1, TAN Dehong, và LIU Guangchun trong nghiên cứu “Hawthorn—A Health Food” đã tiến hành phân tích các tính chất hóa học và giá trị y học của sơn tra. Nghiên cứu cho thấy sơn tra được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và được coi là cây thuốc quý ở nhiều nước. Quả sơn tra thường được dùng để chữa bệnh còi, táo bón và rối loạn tiêu hóa, hoa và lá sơn tra thường được sử dụng để chống lại các rối loạn tim nhẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ quả, hoa và lá cây sơn tra có các đặc tính dược lý liên quan đến các hợp chất phenol và flavonoid [65]. N m 1994, phương pháp tiếp cận “filière” đối với phân tích ngành hàng do Fabre P. đưa ra trong bài viết “Note de methodologie generale sur l'analyse de filiere pour” l'analyse economique des politiques. Doc No. 35. FAO (1994) đã kết hợp lý thuyết chuỗi giá trị vào phân tích ngành hàng. Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng” [69]. Như vậy, cách tiếp cận ngành hàng đã làm rõ sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ yêu cầu của người tiêu thụ. Nói cách khác, ngành hàng là tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Trong thực tế, có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về chuỗi giá trị. Nếu tiếp cận theo chuỗi giá trị của sản phẩm do một doanh nghiệp tạo ra theo quan điểm của M. Porter (1985) thì chuỗi giá trị là hệ thống các hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho người mua [70]. Theo Kaplinsky và Morris (2000) thì chuỗi giá trị của một sản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thông qua những giai đoạn sản xuất khác nhau cho tới khâu phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. [66] Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác nhau và theo Kaplinsky và Morris (2000) thì không có cách tiếp cận nào là
- 7 “chuẩn nhất”. Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu. Điều này là do chuỗi giá trị hiện nay có thể rất phức tạp, đặc biệt là với nhiều mắt xích trung gian. Một hộ sản xuất nông nghiệp (hay một doanh nghiệp) có thể tham gia vào nhiều chuỗi giá trị khác nhau. [66]. Trong khi tiếp cận của UNIDO và USAID tập trung nhiều vào mục tiêu phân tích chuỗi giá trị thì tiếp cận của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) lại chú trọng vào phương pháp thực hiện. Để hỗ trợ phân tích chuỗi giá trị trên thực tế một cách hiệu quả và nhất quán, GTZ đi theo phương pháp luận Liên kết giá trị (ValueLinks). Tiếp cận của GTZ hướng về thực hành, trong đó phân chia phân tích chuỗi giá trị thành các module bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn công cụ phân tích. Các module này không phải là các nhiệm vụ cố định, mà chỉ là các tiêu chuẩn, nguyên tắc, còn việc thực hiện thực tế lại rất linh hoạt. Phân tích Liên kết giá trị sẽ thu thập và phân tích thông tin sao cho có đủ cơ sở cần thiết để thực hiện các hành động can thiệp vào chuỗi giá trị, đảm bảo hiệu quả can thiệp. Ngoài ra, có thể kể đến một số nghiên cứu nước ngoài về tiếp cận chuỗi giá trị như: “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị”, Raphael Kaplinsky & Mike Morris, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2006. Cuốn cẩm nang đưa ra các khái niệm cơ bản và liên quan của chuỗi giá trị; xác định các vấn đề nghiên cứu mở rộng cho chuỗi giá trị; giới thiệu cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi; chỉ dẫn các chính sách liên quan đến định hướng, đầu tư phát triển chuỗi. [62]. “Cẩm nang ValueLinks, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị” của tổ chức GTZ Eschborn, 2007. Cuốn cẩm nang trình bày dưới dạng các modunle riêng biệt, trong đó mỗi module có nhiệm vụ cụ thể, lần lượt các module sẽ giới thiệu tuần tự từng bước tiếp cận chuỗi; xác định vấn đề nghiên cứu cho chuỗi; tiến hành khảo sát chuỗi cụ thể, quyết định phát triển chuỗi như nào! hoặc cần phải nâng cấp thành phần nào trong chuỗi [63]. GTZ, 2009,“Phát triển chuỗi giá trị, công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp”. Cuốn sách là tư liệu quý chỉ dẫn trong điều kiện cụ thể để triển khai các chuỗi giá trị hàng hoá. Dựa trên phân tích các thiếu sót mà các tác nhân trong chuỗi không thể tự giải quyết. Bên cạnh đó cuốn tài liệu này còn giới thiệu một số trường hợp điển hình áp dụng cho phát triển, hoặc cho nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng tại một số địa phương của Việt Nam. [64] FAO, (2007), “Agro-industrial supply chain management: concepts and applications”.Tổ chức chỉ ra chuỗi cung ứng cho nông nghiệp, bao gồm các yếu
- 8 tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời cho biết cách tiếp cận của chuỗi cung ứng đi từ khái niệm đến thực tiễn ứng dụng. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng rất rộng lớn, hàm chứa cả chuỗi giá trị bên trong nó và việc xác định chuỗi giá trị cho nông nghiệp chỉ mang tính chung chung. [61] GTZ, ValueLinks Manual, The Methodology of Value Chain Promotion. First Edition, M4P (2008).“Making value chains work better for the poor. A toolbook for practitioners of value chain analysis 3rd version”. Making markets work better for the poor (M4P) Project, UK Department for International Development (DFID), Agricultural Development International, Phnom Penh, Cambodia. Họ nghiên cứu chuỗi giá trị dành cho người nghèo ở Cam-pu-chia. Chuỗi giá trị này nhằm mục tiêu gia t ng thu nhập cho người dân nghèo Campuchia bằng cách tìm ra giá trị gia t ng trong mỗi mắt xích của chuỗi, sự tham gia của chính phủ, các cơ quan ban ngành trong ngành nông nghiệp, các chính sách đổi mới nhằm củng cố vị thế cho người nghèo. [67] - Anic và Nusinovic (2005), trong nghiên cứu chuỗi giá trị táo ở Croatia, phương pháp phân tích SWOT cũng như áp dụng các phương pháp của FAO, lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị táo ở Croatia đã không hiệu quả, đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến táo và cơ sở hạ tầng có thể làm t ng giá trị gia t ng, khả thi chỉ khi công nghệ và thiết bị tiên tiến được sử dụng và các sản phẩm có giá trị cao được sản xuất. [68] - Barry (2006), thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị của chôm chôm ở SriLanka; lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky and Morris (2000) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia t ng thấp và chủ yếu được tạo ra thông qua giao thông. Thực tiễn quản lý không phù hợp dẫn đến sản xuất không hiệu quả, chất lượng cây trồng thấp, lãng phí đất. Tỷ lệ từ chối của quốc tế đối với chôm chôm ở Sri Lanka là rất cao do chất lượng kém. Bao bì không đầy đủ, vận chuyển và xử lý sau thu hoạch của chôm chôm cũng dẫn đến thất thoát sau thu hoạch rất lớn. Nguồn cung cấp đáng tin cậy của chôm chôm sẽ khuyến khích phát triển xuất khẩu, đó là một chiến lược dài hạn cho sản phẩm này. Việc thiếu tiếp cận nguồn vốn tài chính và sự vắng mặt của tín dụng và các chương trình trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu đã hạn chế sự phát triển của phân ngành này. Chất lượng và số lượng của vật liệu trồng và dịch vụ khuyến nông đều hạn chế và thường chỉ có sẵn cho một số lượng hạn chế của nông dân trồng với quy mô lớn. Chi phí phân bón cao buộc người nông dân phải nghỉ cách để thay thế bằng phân hữu cơ như phân trộn thực vật, phân bón và chất thải hộ gia đình. Nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản
- 9 xuất mùa nghịch và công nghệ chế biến trái cây chôm chôm trong nước còn hạn chế. Nghiên cứu cũng đã xác định một số vấn đề trong tiếp thị chôm chôm. Vấn đề tiếp thị đầu tiên là sản phẩm ngắn hạn sử dụng kết hợp với tiếp cận thị trường thấp. Thứ hai là thiếu thông tin thị trường. Luồng thông tin không được phối hợp trong chuỗi ng n chặn sự phát triển của chiến lược tiếp thị xuất khẩu dài hạn. Vấn đề thứ ba là thiếu kỹ n ng chuyên môn và quản lý của cán bộ khuyến nông cần thiết để cải thiện việc tiếp thị của chôm chôm và tập trung mạnh mẽ của mình trên các cây trồng khác. [66], [72]. - Silva và Trienekens (2007) đã thực hiện việc phân tích chuỗi giá trị rau tươi tại Thái Lan, lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 250 nhà cung cấp rau dễ hư hỏng đến siêu thị ít nhất ba lần một tuần. Thời gian di chuyển giữa các trang trại và các kệ siêu thị lên đến 60 giờ do thiếu phương tiện dẫn đến tổn thất sau thu hoạch; n m 2002 các bước cải thiện sau đây được thực hiện: một phương pháp tiếp cận nhà cung cấp ưa thích, trong đó số lượng nhỏ nhà cung cấp được lựa chọn để có quan hệ chiến lược, giảm tổng số nhà cung cấp từ 250 xuống còn 60 sau khi xem xét chất lượng (thực hành nông nghiệp tốt - GAP), hiệu suất của họ và tiềm n ng phát triển của họ. Một trung tâm phân phối (thế giới tươi) được xây dựng mà còn thực hiện chức n ng sản xuất như kiểm soát chất lượng (GMP, HACCP), rửa, đóng gói và chế biến. Phục vụ 24/24. Một chương trình giảm thời gian vận chuyển giữa trang trại và trung tâm thế giới tươi, giữa trung tâm thế giới tươi và các cửa hàng. [63] - Tổ chức DIMAT (2012), nghiên cứu về thị trường và bản chất của chuỗi giá trị sắn ở Uganda. Để phân tích chuỗi giá trị sắn, nhóm tác giả phỏng vấn 366 đại diện các tác nhân tham gia chuỗi ở 11 quận có sản lượng, buôn bán, tiêu thụ sắn, các sản phẩm từ sắn cao nhất và đi sâu về (1) mô tả đặc điểm của sản xuất và tiệu thụ sắn ở Uganda, (2) phân tích chức n ng chuỗi, (3) phân tích tài chính, và (4) phân tích SWOT sau đó đề ra các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi và các biện pháp làm giảm thiểu các yếu tố tác động tiêu cực đến chuỗi giá trị sắn ở Paganda. Tác giả đã vận dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận FAO (2005) đặc biệt là phương pháp sơ đồ chuỗi và phân tích SWOT để nghiên cứu. [68] - Ugonna et al (2015), nghiên cứu chuỗi giá trị cà chua ở Nigeria mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các vấn đề, thách thức và từ đó đề xuất các chiến lược phát triển ngành hàng cà chua ở Nigeria; trong nghiên cứu này phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc các tác nhân chính tham gia chuỗi và phương pháp thống kê mô tả được sử