Luận án Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030

pdf 218 trang vuhoa 24/08/2022 8580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_nganh_cao_su_viet_nam_trong_qua_trinh_con.pdf

Nội dung text: Luận án Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo VÕ HOÀNG AN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  2. iii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo VÕ HOÀNG AN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng 2. TS. Nguyễn Văn Sáng TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  3. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án VÕ HOÀNG AN
  4. v MỤC LỤC MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT xiii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU xiv DANH MỤC CÁC HÌNH xv DANH MỤC BIỂU ĐỒ xvi TÓM TẮT XVII ABSTRACT XVIII MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2 2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN: 2 2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 2 2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 5 2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 7 2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 7 2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 16 2.3. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 22 2.3.1. Những đóng góp về mặt lý luận 22 2.3.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn 24 2.3.3. Những khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận và thực tiễn 24 3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 25
  5. vi 3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 25 3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 26 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 26 4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 26 5. ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 27 5.1. VỀ PHƯƠNG DIỆN HỌC THUẬT 27 5.2. VỀ PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN 27 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 28 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM 29 1.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT 29 1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế 29 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển 29 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế 30 1.1.2. Lý luận về ngành và phát triển ngành kinh tế-kỹ thuật 32 1.1.2.1. Khái niệm về ngành kinh tế-kỹ thuật 32 1.1.2.2. Cấu trúc của ngành kinh tế-kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng33 1.1.2.3. Các lý thuyết có liên quan đến các yếu tố của sự phát triển ngành kinh tế kỹ thuật 36 1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 39 1.2.1. Khái quát về cao su và cây cao su 39 1.2.2. Cấu trúc ngành cao su và chuỗi giá trị cao su 41
  6. vii 1.2.2.1. Sản phẩm từ cây cao su 41 1.2.2.2. Các tác nhân và các chức năng trong ngành cao su. 42 1.2.2.3. Chuỗi giá trị ngành cao su. 43 1.2.3. Sự phát triển của ngành cao su và khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 44 1.2.3.1. Sự phát triển của ngành cao su 44 1.2.3.2. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 45 1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 47 1.2.4.1. Khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 47 1.2.4.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 48 1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 52 1.3.1. Nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển ngành cao su 52 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 54 1.3.2.1. Các nhân tố sản xuất 54 1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng cầu thị trường 58 1.3.2.3. Các ngành hỗ trợ 60 1.3.2.4. Chính sách Nhà nước. 60 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 61 1.4.1. Ngành cao su Mã Lai 61
  7. viii 1.4.2. Ngành cao su In-đô-nê-xi-a 63 1.4.3. Ngành cao su Ấn Độ 64 1.4.4. Ngành cao su Thái Lan 65 1.4.5. Những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển ngành cao su Việt Nam 67 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 74 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUNG 74 2.1.1. Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử 74 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu chung 75 2.1.2.1 Phép trừu tượng hóa khoa học 75 2.1.2.2. Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic 75 2.1.2.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống 76 2.1.2.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành 76 2.1.2.5. Phương pháp hệ thống cấu trúc 77 2.1.2.6. Phương pháp quy nạp và diễn dịch 77 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA LUẬN ÁN 78 2.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án 78 2.2.1.1. Bước 1: Tổng quan lý thuyết và tài liệu về phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. 78 2.2.1.2. Bước 2: Xây dựng khung phân tích 78 2.2.1.3. Bước 3: Đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 78 2.2.1.4. Bước 4: Định hướng, giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2030 79 2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp 79 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 79
  8. ix 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định tính 80 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 82 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 83 3.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN83 3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN 86 3.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su 86 3.2.2. Sự phân bố sản xuất cao su ở Việt Nam 87 3.2.3. Các loại hình trồng cao su ở Việt Nam 88 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU THU MUA MỦ CAO SU 93 3.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU CHẾ BIẾN CAO SU 94 3.4.1. Thực trạng sơ chế mủ cao su 94 3.4.2. Thực trạng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp 96 3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM (2007- 2019) 98 3.5.1. Xuất khẩu cao su thiên nhiên 98 3.5.2. Xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp 102 3.6. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CAO SU106 3.6.1. Sản lượng gỗ cao su giai đoạn 2020-2035 106 3.6.2. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ cao su từ 2016-2019 107 3.6.3. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2019107 3.6.4. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019 108 3.7. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU GÓP PHẦN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỊA PHƯƠNG 110
  9. x 3.7.1. Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn 110 3.7.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật 112 3.7.3. Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương 117 3.8. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU 117 3.8.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su Việt Nam 117 3.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su đại điền 119 3.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM 121 3.9.1. Nhưng thành tựu đã đạt được 121 3.9.1.1. Ngành cao su Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc về qui mô vườn cây với diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên trong quá trình đa dạng hóa loại hình trồng cao su kết hợp phát triển cao su đại điền với tiểu điền 121 3.9.1.2. Ngành cao su Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà còn thu hút được thành phần doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI 122 3.9.1.3. Trong quá trình phát triển, đa dạng hóa thành phẩm, nâng cao thêm giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành là xu hướng chuyển dịch của khâu chế biến cao su 122 3.9.1.4. Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới thông qua việc không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu các loại sản phẩm cao su 123 3.9.2.2. Cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu 124 3.9.2.3. Sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế 125 3.9.3. Nguyên nhân những hạn chế 125 3.9.3.1. Công tác quy hoạch và quản lý diện tích cao su chưa kiểm soát được sự phát triển qui mô sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường 125 3.9.3.2. Hệ thống quản lý chất lượng cao su chưa chặt chẽ và đồng bộ 126
  10. xi 3.9.3.3. Giá cao su giảm liên tục, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi 126 3.9.3.4. Thị trường tiêu thụ cao su chưa đa dạng còn phụ thuộc vào thị trường một vài nước; thị trường thu mua mủ cao su chưa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh 126 3.9.3.5. Nguồn nhân lực cho ngành cao su chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và liên kết sản xuất còn nhiều hạn chế 127 3.9.3.6. Chính sách của Nhà nước đối với ngành cao su còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ 128 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 129 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 131 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030 131 4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 131 4.1.1.1. Cơ hội của ngành cao su Việt Nam 131 4.1.1.2. Thách thức của ngành cao su 132 4.1.1.3. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam 133 4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến 2030 135 4.1.2.1. Quan điểm phát triển 135 4.1.2.2. Mục tiêu phát triển 136 4.1.3. Định hướng phát triển 136 4.1.3.1. Đối với ngành hàng cao su 137 4.1.3.2. Đối với ngành hàng gỗ cao su 137 4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030 138
  11. xii 4.2.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý diện tích cao su gắn với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 138 4.2.2. Giải pháp về quản lý chất lượng và cơ cấu chủng loại cao su 140 4.2.3. Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ cao su 142 4.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 143 4.2.5. Giải pháp chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng ngành cao su hướng đến phát triển bền vững 145 4.2.6. Giải pháp thành lập Chợ cao su hay Trung tâm mua bán cao su 145 4.2.7. Giải pháp về chính sách, đặc biệt là chính sách thuế để thúc đẩy phát triển nhanh và tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm cao su và gỗ cao su 146 4.2.8. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su 147 4.2.9. Giải pháp phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam 148 4.3. KHUYẾN NGHỊ 151 4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 151 4.3.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ 151 4.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 151 4.3.4. Đối với Bộ Công Thương 152 4.3.5. Đối với Bộ Tài chính 152 4.3.6. Đối với Ngân hàng Nhà nước 152 4.3.7. Đối với chính quyền địa phương các tỉnh 152 4.3.8. Đối với doanh nghiệp ngành cao su 153 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 153 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC xii
  12. xiii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT STT CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ ANRPC (Association of natural rubber Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su 1 producing countries) thiên nhiên 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CP Cổ phần 4 CSĐĐ Cao su đại điền 5 CSTĐ Cao su tiểu điền 6 CSTN Cao su thiên nhiên 7 DN Doanh nghiệp 8 HĐH Hiện đại hóa 9 KCN Khu công nghiệp 10 KT - XH Kinh tế - Xã hội 11 SX - KD Sản xuất - kinh doanh 12 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 13 TRA (Thai Rubber Association) Hiệp hội Cao su Thái Lan 14 VRA (Viet Nam Rubber Association) Hiệp hội Cao su Việt Nam 15 VRG (Viet Nam Rubbber Group) Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
  13. xiv DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam năm 2005 – 2019 86 Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo vùng năm 2017 – 2019 88 Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo loại hình sản xuất, năm 2016 – 2019 89 Bảng 3.4: Thống kê các loại doanh nghiệp sản xuất cao su được khảo sát năm 2017 90 Bảng 3.5. Một số doanh nghiệp công bố giá thu mua mủ trên trang website 94 Bảng 3.6. Số nhà máy sơ chế cao su theo loại hình doanh nghiệp năm 2014 94 Bảng 3.7. Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su theo vùng, năm 2018 95 Bảng 3.8. Các doanh nghiệp tham gia chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại Việt Nam được khảo sát năm 2016 97 Bảng 3.10. Xuất khẩu cao su thiên nhiên theo thị trường từ 2012 - 2019 100 Bảng 3.11. Sản lượng và Lượng xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam từ 2010 – 2019 102 Bảng 3.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam, 2012 – 2019 103 Bảng 3.13. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam năm 2019 103 Bảng 3.14. Tình hình xuất khẩu sản phẩm từ cao su năm 2018 theo thị trường 105 Bảng 3.15. Giá trị xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su từ 2016 – 2019 107 Bảng 3.16. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019 108 Bảng 3.17. Thị trường xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu của Việt Nam năm 2019 109 Bảng 3.18. Tổng hợp đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của VRG từ 2011 - 2018 114 Bảng 3.19. Danh sách 11 Khu công nghiệp của VRG trong vùng trồng cao su ở Đông Nam bộ 115 Bảng 3.20. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su bình quân theo các giai đoạn từ 1996 – 2019 118 Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của VRG giai đoạn 2008 – 2011 119 Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2016 – 2019 120 Bảng 4.1 .Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam 133
  14. xv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng 34 Hình 1.2. Mô hình kim cương của M. Porter 38 Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành cao su 44 Hình 1.4. Khung lý thuyết của sự phát triển ngành cao su. 46 Hình 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 47 Hình 1.6. Nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn 52 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 78
  15. xvi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phát triển cao su quốc doanh, tiểu điền và tư nhân, 2001 - 2017 91 Biểu đồ 3.2. Số hộ trồng cao su ở Việt Nam năm 2017 theo diện tích 92 Biểu đồ 3.3. Diễn biến lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam từ 2007 - 2019 99 Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng bình quân của lượng và giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam các giai đoạn từ 2007-2019 99 Biểu đồ 3.5. Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2019 101 Biểu đồ 3.6. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2019 (triệu USD) 108 Biểu đồ 3.7. Diễn biến giá thành, giá bán và lợi nhuận bình quân cao su thiên nhiên theo các giai đoạn từ 1996 – 2019 118
  16. xvii PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030 TÓM TẮT Cao su là nguồn nguyên liệu thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm từ cây cao su đa dạng và được ưa chuộng vì thân thiện môi trường, đặc biệt là gỗ cao su. Sự phát triển cây cao su và ngành hàng cao su được Việt Nam và nhiều nước Châu Á xem là giải pháp tích cực để phát triển kinh tế- xã hội và cải thiện điều kiện môi trường. Ngành cao su Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của minh, hiện là một trong ba nước đứng đầu thế giới về năng suất, sản lượng và số lượng cao su xuất khẩu. Việc phát triển ngành cao su góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập người lao động, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Sự phát triển ngành cao su Việt Nam trước đây chủ yếu dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng vốn có về lao động, khí hậu và đất đai. Hiện những thế mạnh này đang dần mất đi, ngành cao su Việt Nam đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế việc xác định những chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành cao su trong thời gian tới là hết sức cần thiết trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Luận án đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn vai trò của ngành cao su đối với đời sống kinh tế - xã hội, đúc ếk t những bài học kinh nghiệm của các nước sản xuất cao su, làm phong phú thêm lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và có những kiến nghị về những giải pháp khả thi để phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH, nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ khóa: Phát triển, chuỗi giá trị, ngành cao su, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  17. xviii DEVELOPMENT OF VIETNAM ‘S RUBBER INDUSTRY IN INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION OF AGRICULTURE AND RURAL AREAS TO 2030 ABSTRACT Rubber is now an essential raw material widely used in many industries. Being environmentally friendly, the diverse range of rubber tree products are very popular, rubber wood in particular. The development of rubber plantations and rubber products is considered by Vietnam and many other Asian countries as a positive solution for socio- economic development and environmental improvement. Vietnam's rubber industry has been increasingly asserting its position, the country being currently one of the top three in the world in terms of productivity, output and quantity of rubber exports. The development of this industry will positively contribute to restructuring the agricultural and rural economy, creating jobs and stabilizing workers' incomes, especially in remote and isolated areas. The development of Vietnam's rubber industry in the past was mainly based on exploiting the inherent advantages of a cheap labor force, an auspicious climate and fertile land. With the gradual disappearance of these strengths, the industry is currently facing many difficulties and challenges. Developing appropriate policies and finding effective solutions to the issue, therefore, are key to the process of industrialization and modernization of agriculture and rural areas. The thesis has provided general theorical and practical insights into the role of Vietnam’s rubber industry in socio-economic life, analyzed the lessons learned from the experience of other major rubber producing countries, enriched the theory of industrialization and modernization of agriculture and rural areas, and recommended possible solutions to developing this industry in the process of industrialization and modernization of rural agriculture in Vietnam. Key words: Development, value chain, , rubber industry, industrialization and modernization.
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cao su là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm phục vụ đời sống từ giao thông vận tải, ô tô, y tế, thể thao, xây dựng và vật dụng cá nhân, gia đình Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng thứ ba trên thế giới. Với 941.300 ha (VRA, 2019), ngành cao su Việt Nam đã đem lại việc làm cho hơn 400.000 lao động vùng nông thôn và khoảng 100.000 lao động cho sản xuất, chế biến cao su và gỗ cao su, chưa tính đến số việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến ngành cao su. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su Việt Nam đạt 7,1 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su ước đạt 2,4 tỷ USD, xuất khẩu cao su khoảng 2,3 tỷ USD và , xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su đạt khoảng 2,4 tỷ USD, đóng góp gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (VRA, 2020). Trong những năm qua ngành cao su đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận về an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên ngành cao su Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong xu hướng phát triển và sự cạnh tranh gay gắt hiện nay trên thế giới: (i) Mức độ phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam thấp, hiện có khoảng cách khá lớn so với các nước Thái Lan, Mã Lai và In-đô-nê- xi-a. (ii) Giá xuất khẩu cao su Việt Nam thấp hơn so với giá xuất khẩu của các nước trong khu vực; (iii) Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức quản lý ngành hàng còn nhiều hạn chế; (iv) Hiệu quả chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh của của ngành hàng so với một số nước trong khu vực còn yếu kém;
  19. 2 (v) Sự tham gia của ngành cao su vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành cao su. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ngành cao su ở nhiều giác độ như về sản xuất cao su, giống cao su, thị trường tiêu thụ, năng lực cạnh tranh , nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu cao su trên cơ sở: (i) Lý luận về phát triển ngành; (ii) Lý luận về chuỗi giá trị ngành cao su; (iii) Nghiên cứu sự phát triển ngành cao su không chỉ trong khâu sản xuất kinh doanh cao su (trồng, khai thác, tiêu thụ mủ cao su) mà còn trong các khâu khác trong chuỗi cung ứng cao su như chế biến, xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp, gỗ cao su; (iv) Nghiên cứu về sự phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn mối quan hệ nhiều mặt của việc phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông thôn để có những giải pháp tổng thể và toàn diện cho sự phát triển ngành cao su trong tình hình hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến năm 2030” để làm luận án tiến sĩ. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN: 2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1) Báo cáo nghiên cứu khoa học “Rural Development through Rural Industrialization: Exploring the Chinese Experience” (Phát triển nông thôn thông qua Công nghiệp hóa nông thôn: Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc), của Sanjeev Kumar, 2007 [92] về công nghiệp hóa nông thôn ở Trung Quốc.
  20. 3 Kinh nghiệm của Trung Quốc đối phó với nghèo đói và nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân thông qua phát triển các các xí nghiệp tại các làng và thị trấn nhỏ (TVEs) đã thành công rộng rãi và có thể cung cấp những bài học hữu ích cho các nước đang phát triển. Phát hiện chính của tác giả là việc làm cho người dân ở nông thôn, thông qua việc phát triển các DN nhỏ và vừa ngành chế biến thực phẩm tại nông thôn (tác giả gọi là các hương trấn xí nghiệp (TVEs)) đã tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người dân nông thôn, góp phần phát triển nhanh kinh tế địa phương và thay đổi bộ mặt nông thôn (Sanjeev Kumar, 2007) [92]. Việc tư nhân hóa các hương trấn xí nghiệp (TVEs) đã ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự đóng góp cho phát triển nông thôn. Ngoài ra, kinh nghiệm của Trung Quốc còn đưa ra các bài học quan trọng, nhất là về tạo việc làm, vị trí địa lý, sáng kiến và về vai trò quan trọng của chính quyền địa phương ở các nước đang phát triển, bao gồm cả vấn đề công nghiệp hóa nông thôn của Ấn Độ. (2) Báo cáo nghiên cứu “Industrialization in Malaysia: Changing role of Government and Foreign Firms” (Công nghiệp hóa ở Mã Lai: Vai trò thay đổi của Chính phủ và các DN nước ngoài) của Bethuel Kinyanjui Kinuthia, 2009 [66], nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Mã Lai, cho thấy để công nghiệp hóa thành công, các nước đang phát triển cần sự linh hoạt, năng động của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các DN nước ngoài. Cách tiếp cận này sẽ giúp tạo ra lợi ích lớn hơn nhiều so với việc các nước đang phát triển chọn định hướng phát triển theo sự điều tiết hoàn toàn theo thị trường hoặc của Chính phủ. Báo cáo này xem xét vai trò của Chính phủ và các công ty nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa Mã Lai. Các nhà kinh tế đã có những quan điểm khác nhau về vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa. Một số người tin rằng thế giới đang phát triển đầy rẫy những thất bại của thị trường và cách duy nhất để các nước nghèo có thể thoát khỏi cạm bẫy nghèo đói là nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ. Những người khác phản đối quan điểm này cho rằng thất bại của nền kinh tế từ sự can thiệp quá nhiều của Chính phủ và cho rằng thị trường sẽ dẫn dắt
  21. 4 nền kinh tế. Thực tế đã khác với quan điểm từ hai phía. Từ một quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp và hàng hóa nguyên liệu vào những năm sáu mươi, Mã Lai đã trở thành một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp dựa trên tri thức và thâm dụng vốn. Nền kinh tế thị trường kết hợp với các chính sách điều chỉnh linh động của Chính phủ đã duy trì môi trường kinh doanh hiệu quả, đã biến quốc gia này thành một quốc gia năng động trong sản xuất và xuất khẩu với tính cạnh tranh cao. Chính phủ linh hoạt tạo điều kiện cho sự phát triển của các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Cách tiếp cận này đã tạo ra lợi ích lớn hơn so với những cách tiếp cận nếu các nước đang phát triển chấp nhận quỹ đạo phát triển hoàn toàn dựa vào thị trường hoặc Chính phủ. (3) Bài báo khoa học “Rural Industrialisation: Challenges and Proposition” (Công nghiệp hóa nông thôn: Những Thách thức và Đề nghị) của K. Sundar and T. Srinivasan, 2009 [84] nghiên cứu về công nghiệp hóa nông thôn, cho thấy tại Ấn Độ tăng trưởng của nền sản xuất lương thực đã giảm xuống 1,2% suốt từ 1990 – 2007, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số trung bình hằng năm là 1,9%. Lực lượng lao động tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau ở vùng nông thôn đang di cư một cách nhanh chóng sang các khu đô thị gây ra ô nhiễm cao, giá đất tăng, mật độ dân số cao và đã có những kiến nghị về chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn để khắc phục tình trạng đang trở nên tồi tệ ở các khu đô thị như sau: Cần xây dựng một chính sách công nghiệp nông thôn toàn diện để giải quyết các vấn đề và thách thức khác nhau mà các DN nông thôn phải đối mặt. Việc bảo lưu một số hoạt động công nghiệp cần được thực hiện dành riêng cho các ngành công nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp có tính chất thâm dụng lao động cần được bảo trợ ở khu vực nông thôn. Cần có mã lao động riêng cho những lao động tự do chưa vào các tổ chức. Lực lượng lao động tự do không có tổ chức phải được chuyển đổi thành lực lượng lao động có tổ chức thông qua cơ chế tự trợ giúp. Cần xác định lại các ngành công nghiệp nông thôn để nhận được các hỗ trợ, ưu tiên của Chính phủ và các định chế tài chính. Cần phân định vai trò của Chính phủ trung ương và các bang trong việc xúc tiến các ngành công nghiệp nông thôn. Các tổ chức tài chính
  22. 5 thuộc các loại hình khác nhau có thể tiếp tục hỗ trợ các ngành công nghiệp, các DN nhỏ như một phần nghĩa vụ xã hội của họ. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam là một nội dung được rất nhiều tập thể, các nhà khoa học nghiên cứu. (1) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng, 2011 [37] đã đề cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc đã được tác giả phân tích một cách cụ thể. Từ đó, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao đã được đưa ra theo hướng chú trọng đến ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp. (2) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của TS. Phạm Thuyên , 2019 [38] Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã được làm rõ trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ khi đổi mới đến nay: hướng tăng tỷ trọng và giá trị của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng và giá trị của nông nghiệp thể hiện trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tỷ trọng lao động. Đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Có sự cải thiện đáng kể trong sự phát triển con người. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thành tựu đạt được về mặt kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, như còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, về tốc độ phát triển và quy mô của nền
  23. 6 kinh tế. Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chính như: chưa xuất phát từ thực trạng đất nước và bối cảnh quốc tế, tư duy nhận thức, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn; còn chịu ảnh hưởng mô hình kế hoạch hóa tập trung về CNH, HĐH nền kinh tế; có biểu hiện chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong vận hành thể chế kinh tế thị trường; yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình CNH, HĐH còn thấp; việc đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn xuất phát từ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện. (3) Bài báo khoa học “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Văn Giàu, 2015 [34] cho thấy sau hơn 30 năm đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng (12/1986), nền kinh tế của đất nước đã đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp làm chậm tiến độ HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn như sau: Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng quy hoạch chưa thực sự hợp lý, thiếu sự liên kết, thống nhất giữa các loại quy hoạch, chưa gắn kết chặt chẽ với nguồn lực thực hiện. Việc nghiên cứu và kinh phí đầu tư cho ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Chính sách phát triển ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường chưa đồng bộ, chưa đầy đủ. Việc triển khai thực hiện mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín, mô hình liên kết trong nông nghiệp Tất cả những vấn đề này cùng với thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp cần được rà soát và hoàn thiện để có thể đẩy nhanh quá trình HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn, một số giải pháp được đề xuất (4) Bài báo khoa học “Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay”. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016 [35] cho rằng để quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn phát