Luận án Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

pdf 182 trang vuhoa 24/08/2022 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_xu_ly_tai_chinh_khi_tai_cau_truc_cac_ng.pdf

Nội dung text: Luận án Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Minh Hằng 2. TS. Đồng Ngọc Ba HÀ NỘI – 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Việc trích dẫn tài liệu trong luận án trung thực, chính xác, có nguồn rõ ràng và đảm bảo quy chế của cơ sở đào tạo. Những điểm mới trong luận án chưa từng được ai công bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo của trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian tôi làm nghiên cứu sinh tại đây. Đặc biệt, tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Minh Hằng và thầy TS. Đồng Ngọc Ba đã rất tâm huyết hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn cảm thông, khích lệ để tôi có nghị lực, thời gian và các nguồn lực khác trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hương
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các thương vụ tái cấu trúc các ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 - 2020 67 Bảng 2.2: Tổng hợp lãi suất tiết kiệm từng kỳ các ngân hàng tháng 5/2021 77 Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện Công ước Basel III 86 Bảng 2.4: Danh sách những ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel II 88 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2012 – 2020 92 Bảng 2.6: Tình hình thực tế xử lý tài sảxn bảo đảm và thu nợ xấu năm 2017, 2018 tại VCCB 117 Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam 137
  6. iv DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020 64 Biểu đồ 2.2: Tăng tưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013 – 6/2019 79 Biểu đồ 2.3: Kết quả thu hồi nợ xấu qua các năm của VAMC 101 Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018 104 Biểu đồ 2.5: Thực trạng tài sản bảo đảm tại các NHTM Việt Nam cuối 2019 120 Biểu đồ 3.1: Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất 138
  7. v DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ 1 ATTC An toàn tài chính 2 BLDS 2015 Bộ Luật dân sự năm 2015 Bank for International Settlements (Ngân hàng 3 BIS Thanh toán Quốc tế) 4 Basel Hiệp định Basel 5 BCBS Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng 6 CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng 7 CAR Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an toàn vốn) Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 8 Đề án 254 2011 – 2015” theo Quyết định số 254/QĐ – TTg ban hành vào ngày 01/03/2012. 9 IFM Quỹ tiền tệ Quốc tế 10 M&A Mergers and Acquisitions (Mua lại và sáp nhập) 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 13 NHNN Ngân hàng nhà nước 14 NHTW Ngân hàng Trung ương 15 NXB Nhà xuất bản Prompt Corective Action (Hành động khắc phục 16 PCA kịp thời) 17 TCT Tái cấu trúc 18 TCTD TCTD Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 19 VAMC Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam World Trade Organization (Tổ chức Thương mại 20 WTO Thế giới) 21 WB World Bank 22 XLTC Xử lý tài chính
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN v MỤC LỤC vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 4.1. Phạm vi nghiên cứu 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những điểm mới của luận án 5 7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án 5 8. Kết cấu của luận án 5 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ 7 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.1. Những công trình liên quan đến khái niệm tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 7 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 12 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 15 1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 18 2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 19 2.1. Lý thuyết nghiên cứu 19 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 20 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu 21 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23 1.1. Những vấn đề lý luận về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương
  9. vii mại 23 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 23 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại. 32 1.1.3. Mối quan hệ giữa xử lý tài chính và tái cấu trúc các ngân hàng thương mại. 38 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 41 1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 41 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 44 1.2.3. Nội dung của pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 62 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. 63 2.1. Pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 63 2.1.1. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 63 2.1.2. Pháp luật về xử lý vốn huy động khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 72 2.1.3. Pháp luật về tỷ lệ vốn an toàn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 85 2.2. Pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại 89 2.2.1. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp ngân hàng thương mại tự tái cấu trúc 93 2.2.2. Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 105 2.2.3. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại 112 2.3. Pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại 114 2.3.1. Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 114 2.3.2. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 129
  10. viii Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI 130 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực thi 130 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi nhằm thể chế quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tái cấu trúc ngân hàng thương mại 130 3.1.2. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cần được pháp điển hóa 131 3.1.3. Xử lý tài chính phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 131 3.1.4. Nhà nước được phép can thiệp vào quá trình xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 132 3.1.5. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với lĩnh vực pháp luật khác và phải phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế 133 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 134 3.2.1. Bổ sung một số Điều luật cho Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng 134 3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 136 3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 145 3.2.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại 150 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi những quy định của pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại 154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 158 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động ngân hàng luôn giữ vai trò là huyết mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mọi ngành nghề khác trong xã hội. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà hoạt động của ngành ngân hàng rất nhạy cảm, nếu như không có cơ chế vận hành phù hợp có thể gây tổn hại rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động thất thường. Các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế ở Đông Á, Mỹ, Châu Âu tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và đời sống của nhiều người. Sau những cuộc khủng hoảng như vậy, nhiều quốc gia đã nhìn nhận ra rằng để phục hồi và duy trì sự phát triển ổn định kinh tế thì nhất định phải quan tâm tới ngành ngân hàng. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thể hiện rõ một trong những phương hướng, nhiệm vụ là: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công”. Thực hiện chủ trương của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ đã thông qua Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Ðề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015. Tiếp đó, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 734/QÐ-NHNN ngày 18/4/2013 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Ngày 19/07/2017 Thủ tướng chính phủ đã thông qua Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong TCT các NHTM. Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên); có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á1. XLTC với những hoạt động cơ bản là xử lý vốn, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản được coi là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự thành công của quá trình TCT các NHTM. Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều quy định của pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động XLTC diễn ra hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình TCT NHTM. Nội dung chủ yếu của những quy định đó thuộc các văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Cạnh tranh năm 1 Vân Linh (2019), Cuộc đua Basel II trước cột mốc 2020, Website: vietgiaitri.com, cập nhật: 08:12 16/11/2019, basel-ii-truoc-cot-moc-2020-20191116i4452200/
  12. 2 2018, BLDS 2015, Luật Đất đai năm 2013, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 Những quy định pháp luật này đã xác định những nội dung cơ bản về XLTC khi TCT các NHTM bao gồm: xử lý vốn (xử lý vốn chủ sở hữu, vốn huy động và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn); xử lý nợ xấu; xử lý tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, một số quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM còn bất cập và khó triển khai trong thực tiễn. Những bất cập nổi cộm như: Pháp luật chưa xác định rõ tiêu chí định giá cổ phần, trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận trong định giá cổ phần, tỉ lệ lãi suất đối với khoản tiền gửi trước khi TCT các NHTM sẽ được tính theo lãi suất mới như thế nào, tỉ lệ an toàn vốn sau khi TCT các NHTM Để quá trình TCT các NHTM thành công thì công tác XLTC cần được thực hiện hiệu quả. Và trong bối cảnh đó nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là tất yếu. Vì những lý do kể trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu - Nội dung Chương 1 của luận án sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Nội dung Chương 2 của luận án giúp đánh giá được ưu điểm, nhược điểm thực trạng pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Nội dung Chương 3 của luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi trong thực tiễn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nêu trên, nghiên cứu sinh xác định luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Phân tích và chỉ rõ bản chất của các khái niệm: Khái niệm TCT NHTM, khái niệm XLTC khi TCT NHTM, khái niệm pháp luật về XLTC khi TCT NHTM. - Luận giải những vấn đề lý luận về XLTC khi tái cấu các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện
  13. 3 hành về XLTC khi TCT các NHTM. - Đánh giá thực tiễn thi hành quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về XLTC khi TCT các NHTM. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia ) và đề xuất những bài học cho Việt Nam. - Phân tích định hướng và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM từ khoảng năm 2010 đến nay. - Phạm vi văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về XLTC khi TCT các NHTM trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau: Pháp luật tài chính – ngân hàng, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh - Đề tài nghiên cứu pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan - Phạm vi các NHTM: Tác giả nghiên cứu vấn đề TCT các NHTM ở một số trường hợp nổi bật như: Trường hợp NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn (năm 2011); NHTMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (năm 2012); NHTMCP Đại Á sáp nhập vào NHTMCP Phát triển TP.HCM (năm 2012); NHTMCP Phát triển Mê Kông sáp nhập vào NHTMCP Hàng Hải (năm 2015); Các Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu trở thành các ngân hàng TNHH Một thành viên thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước (Nhà nước mua lại với giá 0 đồng) (năm 2015); NH KEB Hana Bank của Hàn Quốc mua lại 15% cổ phần của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (năm 2019) 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Quan điểm, học thuyết, lý thuyết về TCT NHTM, XLTC khi TCT NHTM. - Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về thực hiện TCT các NHTM ở Việt Nam. - Tình hình TCT các NHTM của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đã thành công trong tái cấu NHTM và có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam.
  14. 4 - Tình hình TCT các NHTM ở Việt Nam trong những năm gần đây. - Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về về XLTC khi TCT các NHTM trong các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu sau đây: Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Cạnh tranh năm 2018, BLDS 2015, Luật Đất đai năm 2013, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và Thông tư số 04/2015/TT- NHNN ngày 31/03/2015 - Thực tiễn thi hành quy định pháp luật XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta. - Một số kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan trong xây dựng pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Theo đó, nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo thực thi bắt buộc, nghiêm chỉnh trong thực tiễn. Nhà nước xây dựng những quy định của pháp luật nhằm định hướng, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình XLTC khi TCT các NHTM. - Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. - Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, quy nạp, diễn dịch, bình luận, lập luận, thu thập số liệu, logic Những phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tuy nhiên, mỗi chương, phần của luận án, nghiên cứu sinh lại tập trung sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả. Cụ thể như sau: + Trong Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp để tìm hiểu công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan và chỉ ra được những vấn đề còn bỏ ngỏ sẽ được làm sáng tỏ trong luận án. + Trong Chương 1 của luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, diễn giải nhằm lý giải
  15. 5 những vấn đề lý luận đặt ra. + Trong Chương 2 của luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, bình luận, lập luận, diễn giải, đánh giá, so sánh, tổng hợp để làm rõ những thành công và những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM và thực tiễn tiễn thi hành. + Trong Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp bình luận, tổng hợp, suy luận logic, so sánh, lập luận để xác định định hướng và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. 6. Những điểm mới của luận án - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về XLTC khi TCT các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Luận án góp phần làm rõ khái niệm XLTC khi TCT các NHTM. - Luận án phân tích, giải mã nội hàm của khái niệm pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Luận án đánh giá ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam và thực tiễn thi hành. - Luận án phân tích các định hướng đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. - Luận án đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam. 7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Phần lớn những vấn đề trình bày trong luận án là lần đầu tiên được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống. Đây được coi là những đóng góp đáng ghi nhận góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về XLTC khi TCT các NHTM và pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta. - Về mặt thực tiễn: Luận án có thể được tham khảo cho quá trình xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta; Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các NHTM thực hiện TCT; Đồng thời, luận án cũng là tài liệu tham khảo cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu về TCT các NHTM, XLTC khi TCT các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. Như vậy, đóng góp của luận án không chỉ cho khoa học pháp lý mà còn là nguồn tài liệu cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tài chính, ngân hàng, tiền tệ. 8. Kết cấu của luận án Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu như sau: - Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
  16. 6 - Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý tài chính và pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi
  17. 7 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Những công trình liên quan đến khái niệm tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Nội dung đầu tiên, quan trọng cần phải giải quyết khi nghiên cứu pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM là khái niệm TCT NHTM và XLTC khi TCT NHTM. Bởi vì, nếu như nghiên cứu sinh không làm rõ được hai khái niệm này thì sẽ không xác định được hoặc xác định không chính xác các nội dung khác đặc biệt là nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. Thứ nhất, đối với khái niệm TCT NHTM, nghiên cứu sinh xin kế thừa những thành công của các công trình khoa học trước đó. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu khoa học đều có những nhận định riêng về khái niệm này. Vì thế, tác giả vẫn phân tích và chỉ ra quan điểm của một số nhà khoa học nổi bất về khái niệm TCT NHTM. Cụ thể: Trong bài nghiên cứu: “Tiếp tục TCT hệ thống ngân hàng Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng số 128/2013, hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng đã trình bày quan điểm của Ngân hàng thế giới về TCT ngân hàng như sau: “TCT ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng”. Chúng ta cần lưu ý rằng, Ngân hàng thế giới đưa ra quan điểm về TCT ngân hàng nói chung chứ không chỉ riêng TCT NHTM. Khi đưa ra khái niệm TCT NHTM, Ngân hàng thế giới quan tâm nhiều tới mục tiêu của quá trình này. Chính khái niệm này đã giúp cho các nhà nghiên cứu trong đó có nghiên cứu sinh nhìn nhận được tổng quát về TCT ngân hàng nói chung và TCT NHTM nói riêng. Theo đó, đây là nhiệm vụ cấp bách giúp duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Đồng thời trong bài viết này, hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng đã trình bày quan điểm của Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu về TCT ngân hàng. Cụ thể: “TCT ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng”. Điều quan trọng nhất mà nghiên cứu sinh học hỏi được từ quan điểm của Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu đó là xác định được những hoạt
  18. 8 động cụ thể của TCT ngân hàng. Những hoạt động đó bao gồm: TCT tài chính, TCT hoạt động và giám sát an toàn. Như vậy, TCT tài chính là một bộ phận quan trọng của TCT ngân hàng. Chính nhận thức này đã giúp nghiên cứu sinh xác định được mối quan hệ giữa XLTC và TCT NHTM. XLTC thành công góp phần rất lớn thúc đẩy quá trình TCT NHTM. Trong bài viết: “TCT hệ thống NHTM ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Phát triển và hội nhập số tháng 10/2013, tác giả Vũ Văn Thực đã đưa ra định nghĩa TCT NHTM như sau: “TCT NHTM là việc thay đổi một, một vài hoặc tất cả các phương diện ngồn vốn, tài sản, tài chính, cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, cách thức quản trị, điều hành để giúp các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả”. Theo quan điểm này, TCT NHTM có thể diễn ra với quy mô lớn nhưng cũng có thể diễn ra với quy mô nhỏ tùy thuộc vào từng NHTM cụ thể. Mục đích cuối cùng của hoạt động TCT NHTM đó là giúp các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả. Trong cuốn sách “TCT hệ thống tài chính ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2017), tác giả Lê Trung Thành phân tích định nghĩa TCT NHTM của Ủy ban Basel Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Theo đó: “TCT NHTM theo chuẩn mực Basel II là việc thay đổi, điều chỉnh các yếu tố liên quan như cấu trúc chiến lược, cấu trúc sở hữu, quản trị, tài chính, hoạt động và các thành phần khác tạo nên cấu trúc tổng thể của NHTM cho phù hợp với các quy định của Hiệp ước Basel II”. Như vậy, Ủy ban Basel đưa ra định nghĩa TCT NHTM dựa trên chuẩn mực mà Ủy ban này đã đưa ra. Các quốc gia là thành viên của hiệp ước khi thực hiện TCT NHTM cần phải quan tâm tới các chuẩn mực này như một nghĩa vụ quan trọng. Trong Luận án tiến sĩ kinh tế (năm 2014): “TCT hệ thống NHTM Việt Nam”, tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa lập luận và đưa ra quan điểm về TCT NHTM như sau: “TCT NHTM là thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống NHTM nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định (bền vững, an toàn) và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống NHTM trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM”. Nhìn chung, quan điểm của tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa có nhiều điểm giống so với các nhà khoa học khác. Tuy nhiên, tác giả lại nhấn mạnh quá trình TCT NHTM nhằm khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống NHTM. Với quan điểm như vậy, nghiên cứu sinh sẽ đặt ra câu hỏi vậy TCT NHTM chỉ đặt ra khi hệ thống NHTM có khiếm khuyết? Trong điều kiện hoạt động bình thường, ổn định thì NHTM có nhất thiết phải TCT không?
  19. 9 John Hawkins và Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice: An over view, Moneytary and economic Department Basel, Switzerland. Trong bài viết này, các tác giả phân tích tổng quát bản chất của quá trình TCT ngân hàng. Các tác giả đưa ra các lập luận nhằm xác định sự cần thiết phải TCT NHTM, bản chất của TCT NHTM, những nội dung cần thiết trong TCT NHTM Những nội dung này trong bài viết có giá trị tham khảo rất lớn đối với nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh sẽ hiểu rõ được bản chất và những hoạt động chủ yếu trong quá trình TCT NHTM. Sau khi nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học đi trước về khái niệm TCT NHTM, nghiên cứu sinh thấy rằng tuy câu từ của mỗi định nghĩa có khác nhau nhưng về cơ bản nội dung có nhiều điểm tương đồng. Những điểm tương đồng đó là: - TCT NHTM là việc sửa chữa yếu kém để phát triển, thay đổi để phát triển mạnh hơn, tốt hơn và hoàn thiện hơn. TCT diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải trong suốt quá trình hoạt động của các NHTM. - TCT NHTM bao gồm nhiều hoạt động như: TCT tài chính, TCT hoạt động sản xuất kinh doanh, TCT nhân sự - Mục đích của TCT là làm cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn, an toàn hơn. Với những điểm kế thừa được của các công trình nghiên cứu đi trước về khái niệm TCT NHTM như vậy, nghiên cứu sinh sẽ lập luận và đưa ra khái niệm TCT NHTM của riêng mình. Thứ hai, về khái niệm XLTC khi TCT NHTM Khái niệm XLTC khi TCT NHTM, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào lập luận một cách sâu sắc để đưa ra khái niệm XLTC khi TCT NHTM. Vì thế, tác giả dự kiến sẽ phân tích từng khái niệm thành phần đó là: Xử lý là gì? Tài chính là gì? XLTC là gì? Và sau đó kết hợp với khái niệm TCT NHTM phân tích trước đó, nghiên cứu sinh sẽ đưa ra khái niệm XLTC khi TCT NHTM. Đối với khái niệm xử lý, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ xem trong Từ điển Tiếng Việt là phù hợp nhất. Bởi vì đây là khái niệm mang tính phổ thông chứ không phải là khái niệm của chuyên ngành nào đó. Khái niệm tài chính, nghiên cứu sinh dự kiến tham khảo những công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế. Theo đó, trong bài viết: “Khái niệm về tài chính” đăng trên Website: quantri.vn, tác giả Đặng Thị Việt Đức và Phan Anh Tuấn đã phân tích và đưa ra khái niệm tài chính như sau: “Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh
  20. 10 trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định”. Theo quan điểm này, hai tác giả muốn nhấn mạnh vào quá trình phân phối các nguồn của cải, vật chất trong xã hội. Tuy nhiên, trước khi đưa ra khái niệm này, hai tác giả cũng chỉ ra rằng: Nguồn tài chính không chỉ hình thành từ các quỹ tiền tệ mà còn từ những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi cần có thể chuyển hóa thành tiền tệ để trở thành các nguồn tài chính. Như vậy, nghiên cứu sinh cho rằng, khái niệm tài chính phải được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tài chính sẽ là quá trình phân phối của cải vật chất. Theo nghĩa hẹp, tài chính là tiền tệ và những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Và với đề tài: “Pháp luật về XLTC khi TCT NHTM ở Việt Nam”, nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm tài chính theo nghĩa hẹp. Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế: “Giải pháp TCT tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam” – Học viện Tài chính, năm 2016, tác giả Đặng Phương Mai đưa ra khái niệm TCT tài chính. Cụ thể: “TCT tài chính là quá trình thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, để thiết lập một cấu trúc tài chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp”. Trong định nghĩa này, tác giả gắn TCT tài chính cho một đối tượng cụ thể đó là doanh nghiệp. Đồng thời, theo quan điểm của tác giả TCT tài chính là quá trình. Quá trình đó giúp thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính. Mục đích của quá trình này là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong bài viết: “Tiếp tục TCT hệ thống ngân hàng Việt Nam” đăng trên Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng số 128/2013, Hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng đã trình bày quan điểm của Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu về XLTC. Theo đó: “TCT tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các NHTM thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản”. Chính quan điểm này đã giúp nghiên cứu sinh nhận thức được những nội dung của hoạt động xử lý tái chính khi TCT NHTM. Theo đó, XLTC khi TCT NHTM gồm: Xử lý vốn; xử lý tài sản; xử lý nợ. Riêng đối với hoạt động xử lý nợ, nghiên cứu sính sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định có nên chỉ đi sâu vào xử lý nợ xấu. Bởi vì, xử lý nợ gắn với quá trình TCT NHTM có lẽ chỉ cần quan tâm đến nợ xấu? Trong nghiên cứu: “Bank restructuring in practice: An over view, Moneytary and economic Department Basel”, hai tác giả John Hawkins và Philip Turner (1999) cho rằng xử lý tài chính là việc giảm nợ quá hạn, cải thiện khả năng thanh toán, các