Luận án Pháp luật về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại

pdf 188 trang vuhoa 25/08/2022 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_bao_ho_hinh_anh_tong_the_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Luận án Pháp luật về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT PHẠM THỊ DIỆP HẠNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT PHẠM THỊ DIỆP HẠNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 62380107 Phản biện 1: . Phản biện 2: Phản biện 3: . NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HD1: TS. NGUYỄN HẢI AN HD2: TS. MAI THỊ TÚ OANH Phản biện độc lập 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Vũ Thị Hồng Yến Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021 1
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án “Pháp luật về bảo hộ hình ảnh thương mại” là công trình do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận án đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8 1.1.1 Nhóm các nghiên cứu giới thiệu về hình ảnh tổng thể thương mại nói chung 8 1.1.2 Nhóm các nghiên cứu về điều kiện bảo hộ đối với hình ảnh tổng thể thương mại 12 1.1.3 Nhóm các nghiên cứu so sánh bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại với một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 20 1.1.4 Nhóm các nghiên cứu khác 23 1.2 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu về hình ảnh tổng thể thương mại . 26 1.2.1 Những nội dung đã được nghiên cứu 26 1.2.2 Những điểm mới khoa học của Luận án 29 1.2.3 Những vấn đề còn bỏ ngỏ 29 1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài 30 1.3.1 Lý thuyết cạnh tranh (Competition Theory) 30 1.3.2 Lý thuyết về quyền sở hữu (Theory of Ownership) 31 1.3.3 Lý thuyết chi phí tìm kiếm (Search Cost Theory) 33 1.3.4 Học thuyết chức năng (Functionality Doctrine) 35 1.3.5 Học thuyết chiếm đoạt (Misappropriation Doctrine) 38 1.4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 40 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI 45 2.1 Khái quát chung về hình ảnh tổng thể thương mại 45
  5. iii 2.1.1 Khái niệm về hình ảnh tổng thể thương mại 45 2.1.2 Dấu hiệu cấu thành hình ảnh tổng thể thương mại 48 2.1.3 Chức năng của hình ảnh tổng thể thương mại 53 2.1.4 Các loại hình ảnh tổng thể thương mại 55 2.2 Mối quan hệ giữa hình ảnh tổng thể thương mại và một số đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ 57 2.2.1 Hình ảnh tổng thể thương mại và nhãn hiệu 57 2.2.2 Hình ảnh tổng thể thương mại và sáng chế 59 2.2.3 Hình ảnh tổng thể thương mại và kiểu dáng công nghiệp 60 2.2.4 Hình ảnh tổng thể thương mại và quyền tác giả 61 2.2.5 Hình ảnh tổng thể thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh 61 2.3 Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại 63 2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Hoa Kỳ 63 2.3.2 Cơ sở pháp lý bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Hoa Kỳ 67 CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI – QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT TẠI HOA KỲ, VIỆT NAM . 71 3.1 Các dấu hiệu phải có khả năng phân biệt 71 3.1.1 Sự phân biệt tự thân (Inherently Distinctive). 71 3.1.2 Sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng (Secondary Meaning) 79 3.2 Các dấu hiệu mang tính phi chức năng 87 3.2.1 Khái niệm về dấu hiệu phi chức năng 87 3.2.2 Các loại dấu hiệu mang tính chức năng 90 3.2.3 Cơ sở xác định dấu hiệu mang tính chức năng 92 3.3 Không có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu đã được pháp luật bảo hộ 99 3.3.1 Khái niệm dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn 100 3.3.2 Phân loại khả năng gây nhầm lẫn của các dấu hiệu 102
  6. iv 3.3.3 Các tiêu chí đánh giá dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn theo pháp luật Hoa Kỳ 104 3.3.4 Các tiêu chí đánh giá dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn theo pháp luật Việt Nam 115 3.4 Dấu hiệu không vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội 125 CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ HÌNH ẢNH TỔNG THỂ THƯƠNG MẠI 129 4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành 129 4.1.1 Phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết 129 4.1.2 Đáp ứng với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam 132 4.1.3 Ghi nhận quyền hợp pháp của các chủ sở hữu 133 4.1.4 Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và môi trường kinh doanh bình đẳng 134 4.1.5 Nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng 134 4.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại 135 4.2.1 Pháp luật Việt Nam cần hài hoà với xu hướng pháp luật của các nước trên thế giới. 135 4.2.2 Cần vận dụng linh hoạt kinh nghiệm của các nước khi áp dụng vào Việt Nam. 136 4.2.3 Hoàn thiện các quy định có liên quan với bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại 137 4.3 Một số đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định của Việt Nam liên quan đến việc bảo hộ hình ảnh thương mại 138 4.3.1 Mở rộng khái niệm về nhãn hiệu 138 4.3.2 Đối với các quy định liên quan đến tính phân biệt của nhãn hiệu 143 4.3.3 Đối với các quy định về dấu hiệu mang tính chức năng 147 4.3.4 Đối với các quy định về dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn 150 4.4 Một số đề xuất trong việc thực thi pháp luật 156 4.4.1 Đối với cơ quan quản lý 156
  7. v 4.4.2 Đối với toà án xét xử 156 4.4.3 Đối với các doanh nghiệp 157 KẾT LUẬN . 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 173
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CTM Community trademark Nhãn hiệu được đăng ký theo Quy chế nhãn hiệu của liên minh EU 2 ECJ European Court of Justice Hội đồng Kháng cáo hoặc Toà án Công lý Châu Âu 3 EUIPO European Union Phòng đối lập của Liên minh Intellectual Property Office Châu ÂU 4 GĐKNH Giấy đăng ký nhãn hiệu 5 OHIM Office for Harmonization Phòng hoà hợp thị trường nội in the Internal Market khối Châu Âu 6 INTA The International Hiệp hội thương hiệu quốc tế Trademark 7 SHTT Sở hữu trí tuệ 8 Luật SHTT Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Việt Nam năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 9 TRIPS Trade-Related Aspects of Hiệp định về các khía cạnh Intellectual Property Rights thương mại của sở hữu trí tuệ
  9. vii 10 Thông tư Thông tư số 01/2007/TT- 01/2007/TT- BKHCN ngày 14 tháng 02 năm BKHCN 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 11 TTAB Trademark Trial and Hội đồng xét xử và kháng cáo Appeal Board về nhãn hiệu 12 U.S.C. United States Code Bộ luật pháp điển liên bang 13 USPTO The United States Patent Văn phòng bản quyền sáng chế and Trademark Office và nhãn hiệu Hoa Kỳ 14 WIPO World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
  10. viii DANH MỤC HÌNH STT TÊN HINH TRANG 1 HINH 1: HÌNH DÁNG CHAI NƯỚC HOA HIỆU 98 CHRISTIAN DIOR BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ LÀ NHÃN HIỆU 2 HÌNH 2: BAO BÌ CẢ KEM KLONDIKE HIỆN TẠI 110 3 HÌNH 3: NHÃN HIỆU MÌ TÔM HIỆU “HẢO HẢO” 117 VÀ “HẢO HẠNG” 4 HÌNH 4: NHÃN HIỆU VILUBE VÀ DẤU HIỆU 119 VINLUBE 5 HÌNH 5: NHÃN HIỆU “SEFTRA” VÀ NHÃN HIỆU 121 “SEXTRA”
  11. ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 1 BẢNG 1: SỐ ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 158 TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020. PHỤ LỤC STT TÊN PHỤ LỤC TRANG 1 PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 173 CỦA TOÀ ÁN HOA KỲ VỀ DẤU HIỆU CÓ KHẢ NĂNG GÂY NHẦM LẪN
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong pháp luật sở hữu trí tuệ của một số nước trên thế giới, có một khái niệm mới xuất hiện, đó là các quy định về “trade dress”. Đối tượng này ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nơi mà các hàng hoá, dịch vụ ngày càng phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ Nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh như vậy, một số doanh nghiệp đã đầu tư, sáng tạo ra những dấu hiệu theo cách thức mới, đặc biệt hơn so với nhãn hiệu thông thường, để chỉ nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nhằm tạo sự ghi nhớ cho khách hàng cho những lần giao dịch sau. Trade dress là đối tượng được tiếp cận theo phương thức hiện đại đó1. Trade dress có thể hiểu là hình ảnh thương mại hay hình ảnh tổng thể thương mại (tạm dịch) của hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm nhận dạng nhanh chóng các thương hiệu hoặc hàng hoá, dịch vụ; giúp phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác và thúc đẩy việc bán hàng. Đối tượng được bảo hộ theo quy định về hình ảnh tổng thể thương mại có thể bao gồm các dấu hiệu hai chiều được sử dụng trong nhãn hiệu truyền thống, hoặc có thể mở rộng thêm, như: kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm, mùi hương, âm thanh, cách trang trí của cửa hàng hoặc kỹ thuật bán hàng Hoa Kỳ là nước đầu tiên đưa ra quy định về hình ảnh tổng thể thương mại nhằm ghi nhận việc bảo vệ các đối tượng đặc biệt này và thực thi quyền sở hữu trí tuệ2. Sau đó, một số nước khác cũng đã ban hành quy định về nội dung này, như: Canada, Australia Nhưng có thể nói, hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là nước có các quy định về hình ảnh tổng thể thương mại đầy đủ và toàn diện nhất, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật khá phong phú và đa dạng. Còn các nước khác, quy định pháp luật về hình ảnh tổng thể thương mại mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận, còn áp dụng các quy định này 1 Thomas S. O'Connor (2014), ‘Trade dress: the increasing importance of an ancient yet new form of intellectual property protection’. Journal of Business Research (67), 303-306. 2 J. Abbott, & Lanza, J. (1994), ‘Trade dress: Legal interpretations of what constitutes distinctive appearance’. The Cornell hotel and restaurant administration quarterly, 35 (1), 53-58.
  13. 2 trong thực tiễn xét xử chưa nhiều. Hình ảnh tổng thể thương mại, có thể nói là một đối tượng mới trong pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), với các điều kiện bảo hộ đặc thù. Trong pháp luật của Việt Nam không có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại, nhưng một số dấu hiệu cấu thành hình ảnh tổng thể thương mại vẫn được bảo hộ thông qua các quy định trong pháp luật SHTT hay pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Điều này cũng có thể cho thấy Việt Nam đã và đang cố gắng tuân thủ, thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh3. Tuy nhiên, việc bảo hộ tương đương này vẫn làm phát sinh một số vấn đề bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, dẫn tới hậu quả một số dấu hiệu là hình ảnh tổng thể thương mại nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam; dẫn đến hậu quả các dấu hiệu này bị một số chủ thể khác sử dụng bất hợp pháp nhưng pháp luật không đủ căn cứ pháp lý để xử lý; và làm cho quyền lợi của các chủ thể có liên quan chưa được đảm bảo. Do đó, việc nghiên cứu quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật của Hoa Kỳ về hình ảnh tổng thể thương mại là cần thiết để xác định các vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng ở Việt Nam nhằm đưa ra các khuyến nghị về chính sách pháp luật trong việc bảo hộ các đối tượng có liên quan của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khi xây dựng các chính sách mới này tránh áp dụng một cách máy móc các quy định của hệ thống pháp luật nước ngoài, cần hiểu rõ bản chất về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Bên cạnh đó, các chính sách mới được ban hành cũng cần phải phù hợp và cân bằng với lợi ích, vai trò của các bên liên quan, hạn chế sự bảo hộ quá mức với một chủ thể nào đó; đồng thời tạo một môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại” để nghiên cứu trong Luận án tiến sỹ của mình. 3 Điều 2 (1) – Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: “ Họ (công dân của các nước thành viên) được hưởng sự bảo hộ và công cụ bảo hộ pháp luật chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền của mình , miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân nước đó”.
  14. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Hình ảnh tổng thể thương mại là một vấn đề tương đối phức tạp và chưa được thể chế cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Do đó, tác giả hướng tới hai mục tiêu chính khi nghiên cứu Luận án. Thứ nhất, Luận án làm rõ cơ sở khoa học, phân tích các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Hoa Kỳ - một nước có các quy định tương đối đầy đủ về hình ảnh tổng thể thương mại. Thứ hai, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam tương đương với các điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại, tác giả sẽ rút ra những nhận xét về những điểm còn bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Có thể nói, bất kì quy định pháp luật nào cũng cần xuất phát từ những cơ sở kinh tế, xã hội đặc thù của mỗi quốc gia. Do đó, bằng việc chắt lọc kinh nghiệm của Hoa Kỳ về hình ảnh tổng thể thương mại, Luận án sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định có liên quan đến bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại trong pháp luật Việt Nam nhằm, một mặt, tạo sự phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế quốc tế, mặt khác cân bằng lợi ích của các bên liên quan khi tham gia hoạt động kinh doanh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu nói trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận, như: khái niệm, đặc điểm, chức năng, phân loại của hình ảnh tổng thể thương mại; so sánh việc bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ; và phân tích sự cần thiết phải nghiên cứu và bảo hộ đối tượng này tại Việt Nam hiện nay. - Phân tích, làm rõ các quy định về điều kiện bảo hộ đối với bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại trong pháp luật của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ xem xét, đánh giá quy định tương đương trong pháp luật Việt Nam và rút ra một số nhận xét về những bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. - Trên cơ sở học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Luận án đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế của Việt Nam để hoàn thiện quy định pháp luật,
  15. 4 nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các cơ quan quản lý và xét xử trong việc thực thi pháp luật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là những vấn đề lý luận, quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Hoa Kỳ và các quy định tương đương trong pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung: Trong phạm vi của Luận án, hình ảnh tổng thể thương mại được sử dụng để chỉ đối tượng là “trade dress”. Các nghiên cứu trước đây về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại thường tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: điều kiện (nội dung và hình thức) nhằm bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại; quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu hình ảnh tổng thể thương mại; và các biện pháp khác nhau bảo vệ những quyền đó. Tuy nhiên: - Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu ở các nội dung tương đối quan trọng sau: + Các điều kiện về nội dung để pháp luật bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại, bao gồm: dấu hiệu phải có tính phân biệt, dấu hiệu mang tính phi chức năng, dấu hiệu không có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu được bảo hộ khác. + Luận án sẽ phân tích các quy định tương đương của pháp luật Việt Nam về các vấn đề trên, bao gồm: pháp luật bảo hộ nhãn hiệu và pháp luật cạnh tranh không lành mạnh. Vì đây là hai quy định chủ yếu được Hoa Kỳ sử dụng để bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại. + Luận án sẽ rút ra những bất cập và đề xuất hướng giải quyết nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong thời gian tới. - Luận án không xem xét những vấn đề sau: + Các thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ cần thiết (điều kiện về hình thức) khi đăng ký bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại;
  16. 5 + Các quyền hợp pháp của chủ sở hữu hình ảnh tổng thể thương mại; và + Nhượng quyền thương mại liên quan đến hình ảnh tổng thể thương mại + Những biện pháp có thể được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm hình ảnh tổng thể thương mại hoặc những nội dung khác. Vì đây là những vấn đề tương đối rộng và phức tạp, với giới hạn về thời gian và dung lượng Luận án nên Nghiên cứu sinh sẽ không nghiên cứu những nội dung này. Nếu có điều kiện, Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai. 3.2.2. Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, các án lệ tại toà án Hoa Kỳ. Vì đây là quốc gia đầu tiên khởi xướng việc bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại, cũng như là nước có nền tảng pháp lý và thực thi pháp luật hoàn thiện về hình ảnh tổng thể thương mại nói riêng, hay trong các quy định về SHTT nói chung. Một số nước khác cũng có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại, như: Canada hay Australia nhưng nội dung vẫn còn sơ lược; thực tế thi hành pháp luật cũng không nhiều và đa dạng như tại Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu luật pháp của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan trọng và cần thiết trong việc xây dựng pháp luật. Luận án cũng nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan và thực tiễn thực thi pháp luật tại Việt Nam về điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại. Đồng thời, Luận án cũng dẫn chiếu đến một số điều ước quốc tế cùng lĩnh vực điều chỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Các phương pháp này được sử dụng với ý nghĩa là phương pháp cơ bản, phổ biến hay phương pháp bổ trợ sẽ phụ thuộc vào những nội dung nghiên cứu cụ thể của Luận án. Bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các chương của Luận án. Cụ thể, Luận án sẽ tổng hợp quy định của Hoa Kỳ và Việt Nam, các tranh chấp phát sinh từ thực tiễn liên quan đến bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại. Từ đó, phân tích cơ sở khoa học và cách thức vận dụng các quy định này để đưa ra những nhận định, kết luận cho các vấn đề. Trên
  17. 6 cơ sở đó, Luận án sẽ chỉ ra những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, để đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. Phương pháp so sánh luật học: phương pháp này cũng được sử dụng xuyên suốt toàn bộ Luận án, nhằm phát hiện và nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật của Hoa Kỳ và Việt Nam về hình ảnh tổng thể thương mại. Đây là phương pháp khá quan trọng và là cơ bản của Luận án. Bởi vì, Luận án đề cập đến một đối tượng mới được điều chỉnh trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã có quy định chưa? Các quy định có đầy đủ không? Thông qua việc so sánh các quy định và điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại của Hoa Kỳ và Việt Nam, Luận án sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp cho việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Một trong những nguyên tắc quan trọng khi đánh giá các quy định về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại chính là xuất phát từ những tình huống trên thực tế. Từ việc pháp luật ghi nhận quyền hợp pháp của các chủ sở hữu hình ảnh tổng thể thương mại thông qua việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đến việc giải quyết những tranh chấp thực tế giữa những dấu hiệu tương tự có khả năng gây nhầm lẫn. Dựa trên những tình huống cụ thể, các cơ quan nhà nước có cách giải thích và áp dụng pháp luật khác. Phương pháp tình huống được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Để thấy được các quy định này đã phù hợp chưa? Có cần sửa đổi, bổ sung gì? Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và luật thực định: bao gồm nhiều phương pháp cụ thể khác nhau từ đơn giản đến phức tạp nhằm phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam trong mối tương quan so sánh giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Phương pháp phân tích luật học được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 và Chương 4 của Luận án nhằm đánh giá hiệu quả của các quy định về hình ảnh tổng thể thương mại; từ đó, chỉ ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm đề xuất các biện pháp hoàn thiện.
  18. 7 5. Ý nghĩa nghiên cứu của Luận án - Về phương diện lý luận, Luận án góp phần hệ thống, hoàn thiện cơ sở khoa học về hình ảnh tổng thể thương mại để các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, các chủ thể kinh doanh có thể vận dụng trong quá trình thực thi pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như góp phần xác định dấu hiệu vi phạm trong giải quyết tranh chấp. - Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực SHTT có liên quan sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lập pháp, cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ nghiên cứu khi thực hiện những đề tài có liên quan khác về hình ảnh tổng thể thương mại. 6. Kết cấu của Luận án - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. - Chương 2: Lý luận về hình ảnh tổng thể thương mại. - Chương 3: Điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại – Quy định và thực tiễn pháp luật tại Hoa Kỳ, Việt Nam. - Chương 4: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến các quy định về bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại.
  19. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Nhóm các nghiên cứu giới thiệu về hình ảnh tổng thể thương mại nói chung Đầu tiên, trong phần nghiên cứu về hình ảnh tổng thể thương mại nói chung, phải kể đến bài viết của J. Abbott và J. Lanza, "Trade dress: Legal interpretations of what constitutes distinctive appearance"4. Bài viết giải thích môi trường pháp lý hiện tại của Hoa Kỳ (năm 1994) liên quan đến quyền của doanh nghiệp để bảo vệ các ý tưởng ban đầu về hình ảnh tổng thể thương mại. Đó là các yếu tố về thiết kế, biểu tượng, điểm nhấn, thậm chí là quảng cáo liên quan đến hàng hoá, dịch vụ. Bài nghiên cứu đưa ra khái niệm về hình ảnh tổng thể thương mại và vai trò của hình ảnh tổng thể thương mại đối với sản phẩm khi đưa vào sử dụng trong môi trường thương mại. Tác giả cũng khẳng định, cơ sở pháp lý để bảo vệ hình ảnh tổng thể thương mại có nguồn gốc từ Đạo luật Nhãn hiệu của Hoa Kỳ (hay còn gọi là Đạo luật Lanham), cụ thể là Điều 43 (a). Theo đó, một yếu tố muốn được bảo hộ là hình ảnh tổng thể thương mại thì cần phải thoả mãn các điều kiện sau: (1) có tính khác biệt; (2) không mang tính chức năng. Trên cơ sở quy định của pháp luật đó, bài viết phân tích các tranh chấp thực tế liên quan đến điều kiện bảo hộ. Ví dụ như vụ Two Pesos5, toà án cho rằng nhà hàng trang trí theo phong cách Mexico đã tạo nên sự khác biệt và chủ sở hữu có thể đăng ký kiểu thiết kế này là hình ảnh tổng thể thương mại. Theo đó, sự phân biệt của nhà hàng có được từ sự kết hợp của các yếu tố riêng lẻ. Các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng các yếu tố biệt lập đó trong kinh doanh nhưng nếu bắt chước theo tổng thể thiết kế của nhà hàng Two Pesos thì sẽ coi là hành vi vi phạm. Trong một tranh chấp khác, 4 J. Abbott and J. Lanza (1994), ‘Trade dress: Legal interpretations of what constitutes distinctive appearance’, The Cornell hotel and restaurant administration quarterly, vol. 35, 53-58. 5 Two Pesos, Inc. v. Taco Cabana, Inc., 505 U.S. 763, 764 n.1 (1992).
  20. 9 trang trí nhà hàng đã không được pháp luật bảo vệ là hình ảnh tổng thể thương mại vì các trang trí này có tính chức năng, do sử dụng một số yếu tố nhằm tạo ấn tượng hơn, tăng cường sự giải trí cho khách hàng về phong cách ẩm thực đồng quê. Thứ hai, nghiên cứu tiếp theo của A. B. Cohen, "Following the direction of traffix: trade dress law and functionality revisited”6 đã cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về các quy định pháp luật của Hoa Kỳ trong việc bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại qua từng thời kỳ. Tác giả đã chia cơ sở pháp lý thành hai giai đoạn chính: trước khi có Đạo luật Lanham và trong thời gian áp dụng Đạo luật Lanham. Theo đó, trước khi có đạo luật Lanham, luật pháp Hoa Kỳ chỉ bảo vệ các nhãn hiệu từ và ký hiệu (hay còn gọi là nhãn hiệu kỹ thuật) là các dấu hiệu tuỳ ý, duy nhất, không mang tính mô tả và được dùng để nhận dạng hàng hoá của một doanh nghiệp. Toà án giai đoạn này không đồng ý cho việc bảo hộ độc quyền hình ảnh tổng thể thương mại cho cấu hình sản phẩm (trừ khi nó được bảo hộ bởi bằng sáng chế hay quyền tác giả) vì muốn khuyến khích việc thiết kế sản phẩm và bảo vệ cạnh tranh tự do. Tuy nhiên sau đó, nhiều chủ thể đã yêu cầu được bảo vệ hình ảnh sản phẩm của họ khỏi việc sao chép của người khác ngoài các nhãn hiệu kỹ thuật. Từ khi ban hành Đạo luật Lanham, không giống như những quy định pháp luật trước đó, việc bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại đã được pháp luật ghi nhận. Thứ ba, nghiên cứu của D. Deck, "United States and Canada: a comparative analysis of trade dress"7 lại nhắc đến một hệ thống pháp luật khác, đó chính là Canada. Hoa Kỳ và Canada đều là các quốc gia theo hệ thống Common Law. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 18 trở đi, các tòa án Hoa Kỳ và Canada đã phát triển hệ thống luật lệ riêng, ít chịu ảnh hưởng của nhau. Luật của Canada bảo thủ hơn luật của Hoa Kỳ nên số lượng các phán quyết của toà án Canada về sở hữu trí tuệ ít phong phú hơn so với Hoa kỳ. Bản chất của pháp luật về hình ảnh tổng thể thương mại của Hoa Kỳ và Canada đều có nguồn gốc từ cạnh tranh không lành mạnh. Đó là, không ai có quyền 6 A. B. Cohen (2010), ‘Following the direction of traffix: trade dress law and functionality revisited’ IDEA - The intellectual property law review, vol. 50, 593-694. 7 D. Deck, (1992), ‘United States and Canada: a comparative analysis of trade dress’, University of Detroit Mercy international law Forum, vol. 3, 7-9.
  21. 10 bắt chước hàng hoá của mình giống của người khác. Các đặc điểm hình ảnh tổng thể thương mại của sản phẩm được bảo hộ hợp pháp khỏi sự giả mạo khi xuất hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều tòa án ở cả Hoa Kỳ và Canada đã phát triển các kiểm định khác nhau để xác định hình ảnh tổng thể thương mại có thể được bảo vệ hay không. Tương tự như Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ, Đạo luật Nhãn hiệu của Canada (CTMA) cũng bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại nếu yếu tố đó không có tính năng, có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, quy định của Canada hẹp hơn khi yêu cầu doanh nghiệp phải tạo dựng được danh tiếng của hàng hoá (đạt được sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng) trước khi muốn đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhờ pháp luật bảo vệ với các hình ảnh tổng thể thương mại chưa đăng ký khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Thứ tư, một hệ thống pháp luật nữa được nhắc đến trong phần nghiên cứu chung về hình ảnh tổng thể thương mại đó là luật pháp của Úc trong bài nghiên cứu của T. Stevens, "The Protection of Trade Dress and Color Marks in Australia"8. Theo đó, hình ảnh tổng thể thương mại tại Úc bao gồm toàn bộ hình ảnh trực quan được trình bày bởi một doanh nghiệp với khách hàng. Ví dụ: hình dáng, kích thước, màu sắc, bao bì, thiết kế nhãn hay phong cách kinh doanh sáng tạo của nhà hàng Như vậy, có thể thấy hình ảnh tổng thể thương mại trong quy định của luật Úc đã hẹp hơn so với luật Hoa Kỳ khi chỉ giới hạn trong các yếu tố được nhìn thấy bằng mắt thường. Trong khi, Luật của Hoa Kỳ quy định hình ảnh tổng thể thương mại có thể là các dấu hiệu nhìn thấy, nghe thấy hoặc ngửi thấy Hình ảnh tổng thể thương mại muốn được đăng ký ở Úc cũng cần phải có: (1) khả năng phân biệt, nếu như không có dấu hiệu này thì người nộp đơn sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng chi tiết về việc sử dụng dấu hiệu, hoặc chứng minh nhãn hiệu được sử dụng trước ngày nộp đơn, nó phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác; hoặc bằng chứng về một cuộc khảo sát thị trường; (2) dấu hiệu cũng không được mang chức năng. Theo pháp luật của Úc, một số phần riêng biệt của hình ảnh tổng thể thương mại cũng 8 T. Stevens (2003), The Protection of Trade Dress and Color Marks in Australia, Trademark Rep., vol. 93, 1382-1413.
  22. 11 có thể được bảo vệ theo quy định về bản quyền, hoặc là tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Thứ năm, đối với nghiên cứu của Việt Nam trong nội dung này thì có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Trần Nam Long (2012): “Nghiên cứu việc bảo hộ hình ảnh thương mại phục vụ việc xác định yếu tố xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp”. Phần nội dung đầu của đề tài đã tìm hiểu sơ lược pháp luật về hình ảnh thương mại của một số nước trên thế giới. Trong đó, đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định về điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại của Hoa Kỳ. Phần tiếp theo, nghiên cứu khẳng định “khái niệm về hình ảnh tổng thể thương mại chưa được quy định trong pháp luật của Việt Nam, đồng thời cũng không có khái niệm nào tương đương với khái niệm “trade dress”9. Với cách hiểu là toàn bộ hình ảnh và tổng thể diện mạo của sản phẩm hoặc tổng thể các thành phần tạo nên sản phẩm thì ở Việt Nam một số loại hình ảnh tổng thể thương mại có thể được bảo hộ theo cơ chế về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng cũng có một số hình ảnh thương mại không được bảo hộ theo cơ chế trên. Tương ứng với nhận định này, nghiên cứu đã phân tích các ví dụ cụ thể trong thực tế giám định kỹ thuật về điều kiện bảo hộ của các đối tượng nộp đơn đăng ký tương ứng. Có thể nói, nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu phục vụ cho công tác giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ trong việc đánh giá sự tác động của hình ảnh thương mại như là các khía cạnh cần xem xét khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và kiểu dáng công nghiệp. Đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích yếu tố kỹ thuật liên quan đến dấu hiệu cần xem xét; đề tài chưa phân tích tổng quan, toàn diện và chi tiết về sự hạn chế của phạm vi và điều kiện bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại tại Việt Nam. Đồng thời cũng chưa đưa ra được định hướng hoàn thiện và kiến nghị sửa hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 9 Trần Nam Long (2012), Nghiên cứu việc bảo hộ hình ảnh thương mại phục vụ xác định yếu tố xâm phạm nhãn hiệu tên thương mại và kiểu dáng công nghiệp. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (trang 28).