Luận án Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

pdf 235 trang vuhoa 24/08/2022 15640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_quoc_te_trong_hop_tac_dau_tranh_phong_chon.pdf

Nội dung text: Luận án Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỖ QUÍ HOÀNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỖ QUÍ HOÀNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 9 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trung Tướng. Nguyễn Ngọc Anh PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Ngân Hà Nội - 2021
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN * * * Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  4. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT * * * ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CAND : Công an nhân dân CNTT : Công nghệ thông tin DDOS : Tấn công từ chối dịch vụ phân tán ĐƯQT : Điều ước quốc tế ICJ : Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc ILC : Ủy ban Luật quốc tế INTERPOL : Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế IoT : Internet of Things – Kết nối vạn vật LHQ : Liên hợp quốc PCTP : Phòng chống tội phạm QGTV : Quốc gia thành viên TAND : Tòa án nhân dân TPCNC : Tội phạm công nghệ cao TTTP : Tương trợ tư pháp UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VPPL : Vi phạm pháp luật
  5. 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 9 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9 5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án 10 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 10 7. Kết cấu của luận án 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tổng quan về tội phạm công nghệ cao và nhận diện các loại hình tội phạm công nghệ cao 14 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 14 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 17 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 18 1.2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 18 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 21 1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao tại một số quốc gia, khu vực và những vấn đề liên quan đến Việt Nam 22 1.3.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 22 1.3.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 24 1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án 27 1.5. Những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO 33 2.1. Khái niệm tội phạm công nghệ cao và hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao 33 2.1.1. Khái niệm tội phạm công nghệ cao 33
  6. 4 2.1.2. Khái niệm hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. 40 2.2. Lý luận pháp luật quốc tế trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 52 2.2.1. Định nghĩa và đặc điểm của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao 52 2.2.2. Nguồn của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 55 2.2.3. Nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 58 2.2.4. Nội dung của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 63 2.2.5. Vai trò của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG HỢP TÁC ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 70 3.1. Pháp luật quốc tế quy định nghĩa vụ cho các quốc gia trong việc hài hòa hóa pháp luậtvà hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia cho các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao 70 3.1.1. Hài hoà hoá pháp luật của các quốc gia trong phòng chống tội phạm công nghệ cao 70 3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia cho các hoạt động ứng phó với tội phạm công nghệ cao 77 3.2. Tương trợ tư pháp hình sự 79 3.2.1. Nội dung tương trợ tư pháp hình sự 79 3.2.2. Thủ tục, thể thức tương trợ tư pháp 83 3.3. Dẫn độ 84 3.3.1. Điều kiện, thể thức dẫn độ 84 3.3.2. Điều kiện dẫn độ, các trường hợp không dẫn độ 88 3.4. Chuyển giao người bị kết án 90 3.5. Xác định thẩm quyền tài phán 92 3.6. Thực tiễn thực hiện pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao của một số quốc gia 99
  7. 5 3.6.1. Cộng hòa Liên bang Đức 99 3.6.2. Hoa Kỳ 104 3.6.3. Nhật Bản 108 3.6.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 116 CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM 118 4.1. Thực trạng pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam 118 4.1.1. Khái quát về tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam 118 4.1.2. Nội dung pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam 124 4.2. Thực tiễn thực thi pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam 144 4.2.1. Kết quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trong thời gian vừa qua 144 4.2.2. Hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao 154 4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam 159 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao 159 4.3.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao 161 4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 163 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 169 KẾT LUẬN CHUNG 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÔNG TRÌNH NCKH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ
  8. 6 MỞ ĐẦU * * * 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ cao và những sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đã đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống con người, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia một cách nhanh chóng. Đặc biệt, các công nghệ truyền thông Internet cũng như hệ thống thông tin điện tử, trực tuyến, các website của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đều được đầu tư mạnh mẽ, góp phần tăng cường mối quan hệ, giao lưu, hợp tác phát triển ở nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, giải trí Có thể nói, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật mặc dù đã đem lại nhiều thuận lợi cho quá trình giao lưu hợp tác quốc tế nhưng cũng tạo điều kiện cho các loại tội phạm phát triển. Sự phát triển của tội phạm không chỉ mở rộng ở phạm vi, mức độ thiệt hại mà hành vi phạm tội cũng ngày một tinh vi hơn khi tội phạm ứng dụng các công nghệ mới trong phương thức thực hiện; điều này gây ảnh hưởng to lớn cũng như gây ra sự lo ngại cho không chỉ một quốc gia mà cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Ngoài tính chất tổ chức chặt chẽ thường thấy, giờ đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, phương thức và thủ đoạn phạm tội của loại tội phạm công nghệ cao ngày càng đa dạng hơn, tinh vi hơn, kín đáo hơn và có sự thay đổi liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Chưa dừng lại ở đó, tội phạm công nghệ cao diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể gây ra thiệt hại vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh mỗi quốc gia cũng như an ninh tập thể. Thực tiễn hiện nay, pháp luật quốc tế chưa có một cơ sở pháp lý đủ toàn diện và điều chỉnh thống nhất đối với các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cũng đã bắt đầu nhận thấy sự cần thiết phải có một văn kiện pháp lý quốc tế trong việc tạo ra một khuôn khổ hợp tác chung và hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này. Vào năm 2000, tại Palermo, Italia, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã được đàm phán và thông qua vào năm 2000 (Còn được gọi tên là Công ước Palermo năm 2000) và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 9 năm 2003. Đây là Công ước quốc tế đầu tiên ở cấp độ đa phương toàn cầu về chống loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Mặc dù Công ước Palermo không trực tiếp điều chỉnh các vấn đề trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội
  9. 7 phạm công nghệ cao nhưng ở một góc độ nào đó, giữa tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao đều tồn tại những nét tương đồng nhất định. Chính vì vậy, Công ước Palermo mặc dù chưa thực sự quy định một cách cụ thể nhưng vẫn được coi như là một trong những công cụ pháp lý đầu tiên có đề cập đến vấn đề này. Cùng với Công ước Palermo, trong Liên minh châu Âu, Công ước về tội phạm mạng (Convention on Cyber Crime), còn được gọi là Công ước Budapest về tội phạm mạng, là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tội phạm Internet và máy tính bằng cách hài hoà hóa pháp luật mỗi quốc gia thành viên, cải tiến kỹ thuật điều tra và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Tại Việt Nam, tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng lại có sự gia tăng ngày càng nhanh cả về số lượng, tính chất nguy hiểm và mức độ thiệt hại. Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế lực thù địch và phản động quốc tế đã không ngừng lợi dụng kênh truyền thông qua mạng xã hội, mạng Internet để xuyên tạc, vu khống chống phá các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kêu gọi tập hợp lực lượng nhằm mục đích gây rối, nhất là trước và trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản; mua bán các loại thiết bị, phần mềm có chức năng nghe lén cuộc gọi thoại, trộm cắp thông tin cá nhân trong điện thoại di động; tình trạng đánh bạc trực tuyến và cá độ bóng đá qua mạng Internet diễn biến rất phức tạp, khó lường. Xuất phát từ thực trạng và những hậu quả mà tội phạm công nghệ cao đã gây ra trên thực tế, có thể nhận thấy, tội phạm công nghệ cao có một số điểm đặc thù, tạo ra sự khác biệt đối với các loại hình tội phạm có tính chất quốc tế khác như: hành vi phạm tội liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối mạng (chủ yếu là máy tính, thiết bị số ); chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là những người có tri thức, có khả năng cập nhật, tiếp cận nhanh và có kỹ năng thành thạo về công nghệ thông tin và đặc biệt, tội phạm công nghệ cao thường gây ra những hậu quả rất nặng nề về mặt kinh tế cũng như khó tính toán được thiệt hại cụ thể về sau Vì vậy, quá trình hợp tác trong hệ thống an ninh đòi hỏi phải được thực hiện ở một mức độ cao; cùng với đó, yêu cầu trong việc kết nối thông tin, chia sẻ thông tin để nhận diện tội phạm cũng được đặt ra. Sẽ không thể trừng trị được loại tội phạm này nếu như không có sự hợp tác ở một cấp độ toàn diện. Trên thực tế, đa phần các trường hợp xâm phạm dữ liệu an ninh quốc gia đều được tiến hành bởi các phần tử
  10. 8 trước đây đã từng có thời gian phục vụ trong các cơ quan của chính quyền (vụ Edward Snowden hay vụ Wikileaks)1. Cùng với đó, trong cơ chế hợp tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin của đội ngũ phòng chống loại tội phạm này cũng cần phải được nâng cấp và cập nhật thường xuyên; đảm bảo năng lực phòng và chống các loại tội phạm công nghệ cao trong tương lai. Xuất phát từ những lý do nêu trên nên việc nghiên cứu, làm rõ thêm các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến tội phạm công nghệ cao cũng như hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên thực tế là việc làm đặc biệt cần thiết, nhất là khi đặt nó trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Để từ đó, rút ra được những giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong quá trình hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào những vấn đề pháp lý quốc tế về tội phạm công nghệ cao cũng như hoạt động hợp tác đấu tranh đối với loại hình tội phạm này. Theo đó: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm: - Những vấn đề lý luận về tội phạm công nghệ cao và hoạt động hợp tác đấu tranh, phòng chống loại hình tội phạm công nghệ cao; phân biệt và nhận diện tội phạm công nghệ cao với các tội phạm khác có liên quan. - Các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia tiêu biểu về tội phạm công nghệ cao cũng như hoạt động hợp đấu tranh, phòng chống loại hình tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay. - Thực trạng tội phạm công nghệ cao trên thế giới cũng như hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. Qua đó, đề tài luận án cũng sẽ rút ra một số kinh nghiệm và giá trị tham khảo đối với Việt Nam. - Cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động hợp tác đấu tranh tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam. Một số dự báo, giải pháp, phương hướng cho công tác phòng chống loại hình tội phạm này trong tình hình mới. Trên cơ sở phân tích nội dung của những đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm: - Nhận diện và phân biệt một số thuật ngữ có liên quan đến tội phạm công nghệ cao, đưa ra và phân tích những cách tiếp cận về tội phạm công nghệ cao qua đó xây dựng một định nghĩa chung về tội phạm công nghệ cao, đặc điểm và phân loại loại hình tội phạm này. 1Xem (truy cập lần cuối ngày 8/5/2020)
  11. 9 - Nội dung các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về tội phạm công nghệ cao; các quy định điều chỉnh hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. - Thực trạng và pháp luật Việt Nam về tội phạm công nghệ cao và công tác hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp đối với Việt Nam trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là làm rõ các vấn đề lý luận-pháp lý của tội phạm công nghệ cao cũng như các quy định của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này; đồng thời làm rõ các quy định, thực tiễn thực thi của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra một số dự báo và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật tại Việt Nam liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Để đạt được những mục đích trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội phạm công nghệ cao và các nội dung, nguyên tắc, vai trò, nguồn của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao; - Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế, việc thực hiện pháp luật quốc tế về tội phạm công nghệ cao ở một số quốc gia. Qua đó, rút ra được một số kinh nghiệm và giá trị tham khảo đối với Việt Nam; - Bình luận, đánh giá các quy định và thực tiễn quá trình thực thi pháp luật về tội phạm công nghệ cao của Việt Nam, qua đó, đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng kết hợp các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được sử dụng trong luận án, ví dụ như: diễn dịch-quy nạp (chương 2 và chương 3), phân tích (chương 2, chương 3 và chương 4), tổng hợp (chương 3 và chương 4), so sánh (chương 2, chương 3 và chương 4), hệ thống hoá-khái quát hoá (chương 2, chương 3 và chương 4) Bên cạnh đó, luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội
  12. 10 chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là quan điểm và định hướng của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020. 5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận, pháp lý về quá trình hình thành và phát triển của tội phạm công nghệ cao cũng như các quy định của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này; đồng thời làm rõ các quy định, thực tiễn thực thi của Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật tại Việt Nam liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Thứ nhất, luận án đã phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về tội phạm công nghệ cao và các quy định của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. Qua đó đã xây dựng khái niệm tội phạm công nghệ cao cũng như làm rõ những đặc điểm của loại hình tội phạm này trên cơ sở đối sánh với các thuật ngữ khác có liên quan. - Thứ hai, luận án đã đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực hiện pháp luật quốc tế về tội phạm công nghệ cao của một số quốc gia điển hình. Qua đó, rút ra được một số kinh nghiệm và giá trị tham khảo đối với Việt Nam. - Thứ ba, luận án đã bình luận, đánh giá các quy định và thực tiễn quá trình thực thi pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam, qua đó, đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Trước khi triển khai nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh đã tự đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, bao gồm: - Câu hỏi mang tính mô tả: Tội phạm công nghệ cao là gì? Loại tội phạm này được quy định ở những cấp độ và phạm vi nào? Liên quan đến tội phạm công nghệ cao, có những cách tiếp cận và cách thức sử dụng thuật ngữ như thế nào? Thực trạng các loại tội phạm này diễn ra trên thực tế ra sao? Tỷ lệ tương quan giữa các loại tội xảy ra là bao nhiêu? Tần suất của loại tội nào phổ biến trên thực tế; Các nội dung trong hoạt động đấu tranh và hợp tác phòng chống loại tội phạm này là gì? Hiệu quả trên thực tế đến đâu? .v.v
  13. 11 - Câu hỏi mang tính so sánh và nhân-quả: so sánh để chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa tội phạm công nghệ cao với các loại hình tội phạm khác; sau khi so sánh, tội phạm công nghệ cao có mối liên hệ như thế nào đối với các loại hình tội phạm khác đó? Liệu rằng, đây là một loại hình tội phạm mới hay chỉ là biến thể của các loại hình tội phạm truyền thống? So sánh kinh nghiệm và thực tiễn pháp luật của một số quốc gia phát triển trong vấn đề phòng chống tội phạm công nghệ cao? Rút ra một số bài học kinh nghiệm và liên hệ với Việt Nam? .v.v Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra một nhận định sơ bộ ban đầu mang tính giả thuyết nghiên cứu, đó là: - Tội phạm công nghệ cao là một loại hình tội phạm phát sinh trong thời đại công nghệ thông tin, với nhiều đặc điểm tương đồng với các loại tội phạm có tính chất quốc tế hay tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, mức độ nguy hiểm và hậu quả khôn lường hơn rất nhiều so với các loại tội phạm truyền thống. Chính vì vậy, cần thiết trong việc nghiên cứu điều chỉnh và chung tay giải quyết thông qua hợp tác quốc tế (Giả thuyết 1) - Tội phạm công nghệ cao chỉ là sự biến thể của các loại tội phạm truyền thống nên chỉ cần hoàn thiện các quy định của pháp luật quốc gia để phòng chống loại tội phạm này (Giả thuyết 2) - Phương thức hợp tác quốc tế có vai trò quyết định trong quá trình đấu tranh phòng chống loại hình tội phạm công nghệ cao (Giả thuyết 3) Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sinh bác bỏ giả thuyết số 2 và tập trung đi vào phát triển và chứng minh Giả thuyết 1 và 3. Đồng thời, nghiên cứu sinh đưa ra Luận đề chính cho Công trình nghiên cứu của mình như sau: “Trong bối cảnh hiện nay, tội phạm công nghệ cao vừa là một thách thức vừa là một sản phẩm mới của thời đại cùng với những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới mỗi cá nhân, pháp nhân, quốc gia hay thậm chí của cả cộng đồng; chính vì thế, cơ sở pháp lý, nội dung và phương thức hợp tác quốc tế trong quá trình đấu tranh loại tội phạm này cũng có nhiều nét đặc thù và rất cần đến sự tận tâm, thiện chí của các chủ thể trên thực tế”. Xoay quanh luận đề chính, nghiên cứu sinh đã thiết kế hệ thống lập luận để chứng minh cho luận đề chính của mình. Ngoài các lập luận này, nghiên cứu sinh còn sử dụng thêm “lập luận dữ liệu” - đây là những số liệu, bảng biểu, bằng chứng thực tế hay các dẫn chứng thực tiễn và có trích dẫn bằng các nguồn xác thực, đáng tin cậy Kết hợp tất cả những lập luận này để minh chứng cho luận đề chính của luận án tiến sĩ của mình (xem cụ thể trong các phần sau của luận án).
  14. 12 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận án bao gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án; - Chương 2: Một số vấn đề lý luận về tội phạm công nghệ cao và pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. - Chương 3: Nội dung pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và thực tiễn thực hiện của một số quốc gia. - Chương 4: Pháp luật và thực tiễn hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam.
  15. 13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN * * * Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 không chỉ đơn thuần là một xu thế tất yếu mà nó đã trở thành thực tiễn sôi động diễn ra tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới cũng như trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những lợi ích to lớn đưa lại, chính nó cũng đem đến những thách thức an ninh phi truyền thống không hề nhỏ đối với mỗi quốc gia, khu vực. Không giống với các cuộc cách mạng trước đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 bắt buộc mỗi cá nhân, mỗi quốc gia hay mỗi thể chế phải thay đổi nếu như không muốn bị tụt lại phía sau. Kể từ cuối những năm 90, đầu những năm 2000 cho đến nay, thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao” thường xuyên được đề cập đến với tần suất tăng dần trên cả bình diện pháp lý-thực tiễn, trên nhiều cấp độ từ quốc tế, khu vực cho đến quốc gia và đã trở thành đối tượng khảo cứu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau ở nước ngoài cũng như tại Việt Nam. Xét về mặt thuật ngữ, tội phạm công nghệ cao được các học giả trong và ngoài nước đề cập tới thông qua một số dạng thức như tội phạm mạng (Cyber crimes); tội phạm máy tính (Computer crimes); tội phạm liên quan đến máy tính (Computer-Related Crimes); tội phạm hình sự công nghệ (Techno-Cyber criminals/Hightech Crimes); tội phạm ảo (Online crimes or E-crimes); tội phạm điện tử (Electronic crimes) Về hình thức thể hiện, phạm trù “tội phạm công nghệ cao” được nghiên cứu thông qua các thể loại như sách chuyên khảo, luận văn, luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học hay bài viết hội thảo khoa học Một cách tổng thể, những công trình này đã bước đầu “xới” lên được một lĩnh vực nghiên cứu còn tương đối mới mẻ và phức tạp do tính chất đa ngành của vấn đề. Nghiên cứu các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, có thể khái quát hóa thành ba nhóm chính: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu tổng quan về tội phạm công nghệ cao và nhận diện các loại hình tội phạm công nghệ cao; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao;
  16. 14 Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao tại một số quốc gia, khu vực và những vấn đề liên quan đến Việt Nam. 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tổng quan về tội phạm công nghệ cao và nhận diện các loại hình tội phạm công nghệ cao 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài, trước tiên có thể đề cập đến một số cuốn sách tham khảo tiêu biểu về tội phạm công nghệ cao, điển hình là Cuốn sách “Cybercrime (True Crime)” của John Townsend (xuất bản năm 2004, nhà xuất bản Raintree Publishers, Oxford, Vương Quốc Anh). Trong tác phẩm của mình, tác giả John Townsend đã đưa ra những khía cạnh cả về pháp lý-kỹ thuật về cách thức mà các loại hình tội phạm công nghệ cao hoạt động và gây thiệt hại cho các cá nhân, công ty hay thậm chí là các quốc gia. Không dừng lại ở đó, cuốn sách đã dành phần lớn dung lượng để đi vào phân loại và phân tích một số loại hình tội phạm cụ thể như: tin tặc (Hacking), tội phạm sử dụng máy tính để lừa đảo (Computer Fraud), tội phát tán vi rút và phần mềm độc hại (Viruses) và gian lận trên mạng (Internet scams) Cuốn sách là tài liệu bổ trợ tốt cho những ai chưa hiểu rõ cách thức vận hành của những loại hình tội phạm công nghệ cao cụ thể đang hoạt động trên thực tế hiện nay. Với tiêu đề “Cybercrime: The Transformation of Crime in the Information Age” (xuất bản năm 2007 bởi Polity Press, Vương quốc Anh), cuốn sách của tác giả David Wall không chỉ là một cuốn sách chuyên khảo cung cấp các kiến thức đơn thuần về các loại hình tội phạm mạng hay cách thức phòng chống loại hình tội phạm này; thông qua 10 chương của cuốn sách, độc giả sẽ có được những khám phá thực sự về sự biến chuyển cả trong bản chất hành vi cũng như phạm vi, mức độ của tội mạng mạng trong kỷ nguyên công nghệ thông tin. Cuốn sách đi vào lý giải từ những vấn đề cụ thể nhất (như tội phạm mạng là gì, tại sao lại gọi là tội phạm mạng; tội phạm mạng có nguồn gốc từ đâu.v.v ) cho đến những nội dung mang tính chất định hướng như việc đưa ra những dự báo cũng như tính cấp thiết của việc cải cách chính sách, pháp luật của mỗi quốc gia và sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế hiện nay đối với loại hình tội phạm này. Cuốn sách cũng khẳng định tội phạm mạng là một dạng thức đã được biến đổi của các loại hình tội phạm truyền thống (new forms of traditional crime) và tội phạm mạng là sản phẩm của con người trong kỷ nguyên công nghệ thông tin (the product of network technologies in the information age).
  17. 15 Một cuốn sách đáng chú ý tiếp theo đó là cuốn “Encyclopedia of Cybercrime” của tác giả Samuel C. McQuade (xuất bản năm 2008 bởi nhà xuất bản Greenwood Press, Westport, Connecticut, Hoa Kỳ). Đây có thể được coi là cuốn bách khoa toàn tư đầu tiên về tội phạm mạng - một dạng thức phổ biến của tội phạm công nghệ cao. Đúng với tính chất của một cuốn bách khoa toàn thư, cuốn sách đề cập và phân loại một cách toàn diện các loại hình tội phạm mạng, bao gồm: thuật ngữ, định nghĩa và cấu trúc xã hội của tội phạm mạng; tác giả cũng đề cập đến dạng thức tội phạm khai thác lỗ hổng bảo mật cơ sở hạ tầng quốc gia - một trong những loại hình tội phạm gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với các lợi ích, an ninh của quốc gia (trong đó cuốn sách có đặc biệt đề cập đến vụ việc Julian Assange - ông trùm của trang web www.Wikileaks.org). Ngoài ra, cuốn sách cũng tập trung làm rõ các loại hình tội phạm tấn công vào máy tính và hệ thống thông tin; các hành vi xâm phạm máy tính và dữ liệu điện tử; những vấn đề mới nổi và gây tranh cãi như nội dung khiêu dâm trực tuyến, hacking và các tác động tiêu cực tiềm tàng của hoạt động trò chơi trực tuyến (games online) và triệu trứng nghiện máy tính của giới trẻ (teenager computer addict) Mặc dù không đề cập quá sâu nhưng điểm mạnh của cuốn sách đó là có một phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, giúp cho người đọc có thêm tri thức về các loại hình tội phạm công nghệ cao hiện nay cũng như các tác động về nhiều mặt nhất là về kinh tế-xã hội của loại hình tội phạm này đối với các quốc gia. Cuốn sách “Principles of Cybercrime” - Sencond Edition (nhà xuất bản Cambridge University Press, Vương quốc Anh) của tác giả Jonathan Clough xuất bản năm 2015 là một trong những cuốn sách gần đây nhất đề cập đến những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động, sự vận hành và biện pháp triệt phá loại hình tội phạm mạng. Trong lần tái bản thứ hai, cuốn sách đã cập nhật được những xu thế phát triển mới của loại hình tội phạm này cũng như đưa ra những phân tích mang tính học thuyết tổng hợp (comprehensive doctrinal analysis of cybercrime) về loại hình tội phạm mạng tại các quốc gia theo truyền thống pháp luật Common Law (Australia, Canada, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ). Một giá trị khác của cuốn sách đó chính là việc bổ sung thêm nhiều loại hình tội phạm mạng mới xuất hiện trong thời gian gần đây cũng như có thêm một chương liên quan đến việc phân định thẩm quyền tài phán đối với loại hình tội phạm này - một trong những nội dung rất ít khi được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đó. Tiếp đến là một trong những cuốn sách mới được xuất bản trong thời gian gần đây đó là cuốn “Introduction to Cybercrime: Computer Crimes, Laws, and Policing in the 21st Century” của các tác giả Joshua B. Hill and Nancy E. Marion (xuất bản
  18. 16 vào năm 2016 bởi nhà xuất bản ABC-CLIO Press, Hoa Kỳ). Cuốn sách đã phân loại và cập nhật thêm một số dạng thức mới của loại hình tội phạm công nghệ cao (từ những loại hình tội phạm cơ bản nhất như trộm cắp, lừa đảo có sử dụng máy tính cho đến hành vi đưa các nội dung khiêu dâm và cờ bạc trực tuyến; lừa đảo trực tuyến hay rửa tiền trên mạng cũng như hành vi lạm dụng bán hàng trực tuyến để trốn thuế ). Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng cung cấp một cách toàn diện những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm mạng. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách cũng đánh giá những nỗ lực của các chủ thể trong công tác phòng chống tội phạm mạng dưới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau như phạm vi quốc tế, quốc gia, tiểu bang và địa phương. Bên cạnh các sách chuyên khảo, vấn đề tội phạm công nghệ cao còn được khảo luận tới thông qua các báo cáo, bài báo, bài viết nghiên cứu riêng biệt Có thể đề cập đến bài viết “What is Computer Crime and Why should we care” của tác giả Michael C. Gemignani (bài viết đăng năm 1986 trên tạp chí Little Rock Law Review, University of Arkansas, Volume 10). Là một trong những bài viết khởi xướng về vấn đề này, bài nghiên cứu bước đầu gợi mở về một dạng thức của tội phạm công nghệ cao, đó chính là tội phạm sử dụng máy tính trong quá trình phạm tội. Mặc dù mới chỉ đề cập được một vài yếu tố nhận dạng chính cũng như phân tích một số vụ việc liên quan đến tội phạm máy tính tại Hoa Kỳ nhưng bài viết đã bắt đầu tạo ra được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học pháp lý tại Hoa Kỳ về chủ đề này. Tiếp đến có thể đề cập đến bài viết của David L. Carter “Computer Crime Categories: How Techno-Criminals Operate” (được đăng tải trên tạp chí FBI Law Enforcement Bulletin Journal, Volume 64; Issue 7 năm 1995). Trong bài viết, tác giả David L. Carter đã phân biệt bốn dạng thức từ các loại hình tội phạm máy tính, bao gồm: tội phạm chiếm đoạt và kiểm soát máy tính (Computer As the Targe); tội phạm sử dụng máy tính như là công cụ phạm tội (Computer As the Instrumentality of the Crime); các tội phạm có liên quan đến máy tính (Crimes Associated With the Prevalence of Computers) và các loại hình tội phạm xâm phạm đến máy tính và dữ liệu một cách vô thức (Computers Incidental to Other Crimes). Bài viết cũng nhìn nhận vấn đề tội phạm công nghệ dưới cả góc độ pháp lý quốc tế và quốc gia; qua đó đưa ra những nhận định về viễn cảnh sắp tới của loại hình tội phạm này. Tác giả cũng đưa ra quan điểm riêng của mình khi cho rằng “các quốc gia trên thế giới hiện nay không còn chạy đua bằng vũ khí, năng lượng hay tiền bạc. Cuộc chiến hiện nay