Luận án Pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản

pdf 211 trang vuhoa 24/08/2022 10040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_hien_hanh_ve_bao_toan_va_thanh_ly_tai_san.pdf

Nội dung text: Luận án Pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 9380107 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Am Hiểu 2. TS. Nguyễn Thị Yến Hà Nội – 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này. Tác giả luận án `
  4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự CQTHADS Cơ quan thi hành án dân sự CTHD Công ty hợp danh DNQLTLTS Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân FSAP Chương trình đánh giá ngành tài chính (Financial Sector Assessment Program) HTX Hợp tác xã ICR Hệ thống các nguyên tắc chung của chế định pháp luật phá sản và quyền chủ nợ/con nợ (Principles for effective insolvency and creditor/debtor regimes) LPS Luật phá sản QTV Quản tài viên QĐTBPS Quyết định tuyên bố phá sản ROSC Báo cáo về việc tuân thủ các tiêu chuẩn và mã (Reports on the Observance of Standards and Codes) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TAND Toà án nhân dân USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng Thế Giới (World Bank)
  5. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Kết quả thi hành về việc - Công tác tổ chức thi hành án quyết định của Tòa án giải quyết phá sản từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2020 Bảng 2: Kết quả thi hành về tiền - Công tác tổ chức thi hành án quyết định của Tòa án giải quyết phá sản từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2020 Bảng 3: Thống kê thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố sơ thẩm năm2015 Bảng 4: Thống kê và thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố sơ thẩm năm2016 Bảng 5: Thống kê thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản2017 Bảng 6: Thống kê thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản2018 Bảng 7: Thống kê thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản2019 Bảng 8: Thống kê thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản2020
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8 1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Công trình nghiên cứu về vấn đề bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủtục phá sản 8 1.1.1. Đối với vấn đề xác định tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 8 1.1.2. Đối với vấn đề lý luận về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 13 1.1.3. Công trình nghiên cứu pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản và đề xuất giải pháp khắc phục 13 1.1.4. Công trình nghiên cứu về biện pháp tuyên bố giao dịch vô hiệu 15 1.2. Công trình nghiên cứu về thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phásản 18 1.2.1. Công trình nghiên cứu lý luận về thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 18 1.2.2. Công trình nghiên cứu về chủ thể có thẩm quyền tiến hành thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 20 1.2.3. Công trình nghiên cứu pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 22 1.2.4. Công trình nghiên cứu pháp luật về việc phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản 26 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 27 2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển 27 2.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu 29 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 31
  7. v 3.1. Cơ sở lý thuyết của luận án 31 3.1.1. Lý thuyết về quản trị vốn và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 31 3.1.2. Lý thuyết về bảo vệ chủ nợ trong hoạt động kinh doanh 33 3.1.3. Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh 34 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 36 TIỂU KẾT 37 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TOÀN, THANH LÝ TÀI SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO TOÀN, THANH LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN 38 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo toàn và thanh lý tài sản doanhnghiệp trong thủ tục phá sản 38 1.1.1. Bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 38 1.1.2. Thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 59 1.1.3. Mối quan hệ giữa bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 69 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 71 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp 71 1.2.2. Hệ thống quy định và nội dung pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 71 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 75 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN 81 2.1. Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 81 2.1.1. Xác định tài sản doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 81 2.1.2. Các biện pháp bảo toàn tài sản doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 93
  8. vi 2.2. Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 117 2.2.1. Các trường hợp thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 117 2.2.2. Trình tự thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 124 2.2.3. Thẩm quyền thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 136 2.2.4. Hậu quả pháp lý việc thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản 142 Kết luận Chương 2 149 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO TOÀN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN 151 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 151 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 155 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 155 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản 166 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo toàn và thanh lýtài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 174 Kết luận Chương 3 177 KẾT LUẬN 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua. Một trong các chỉ sốgóp phần thể hiện năng lực cạnh tranh quốc gia là “Giải quyết phá sản DN”. Đây là chỉ số đo lường thời gian, chi phí và kết quả giải quyết phá sản của DN trong nước cũng như đo lường chất lượng của khuôn khổ pháp lý về phá sản DN. Chỉ số này đượcđo lường, đánh giá, xếp hạng theo 2 nhóm tiêu chí: tỷ lệ thu hồi nợ trong giải quyết phá sản (chiếm 50%) và chất lượng của khuôn khổ pháp lý về phá sản DN (chiếm 50%). Theo Doing Business1, năm 2017, 2018, 2019, 2020 chỉ số Giải quyết phá sản DN của Việt Nam lần lượt là 125, 123, 133, 122 trên tổng số 190 nền kinh tế với thời gian 5 năm để giải quyết một vụ việc phá sản giá trị nhỏ (tương đương 5000 đô la Mỹ), chất lượng của khuôn khổ pháp lý về phá sản doanh nghiệp đạt 7,5/16 điểm. Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 thì một trong các mục tiêu cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh là “Nâng xếp hạng chỉ số Giải quyết phá sản DN (A10) -lên 7 10 bậc”. Bên cạnh đó, Báo cáo số 1182-BC/BCSĐCP ngày 13/11/2019 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ- Ban Chấp hành Trung ương tổng kết Nghị quyết số 48-NQ-TW đã nêu rõ một trong những nhu cầu, định hướng xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 là “hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp và phá sản DN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Để làm được điều này thì việc hoàn thiện pháp luật phá sản theo hướng nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ cho chủ nợ và tiếp cận thêm những thông lệ quốc tếtốtvề pháp luật phá sản là nhiệm vụ cần sớm thực hiện. 1 Báo cáo mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về các quy định dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh. Đây là báo cáo thường niên, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2003. Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng tổng hợp về môi trường kinh doanh dựa trên bộ chỉ số đánh giá về các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và về bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng Thế giới tập hợp thông tin về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu thành lập hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp.
  10. 2 Ở Việt Nam, sau một thời gian thực hiện, LPS 2014 và các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh vấn đề phá sản của DN đã dần bộc lộ một số bất cập và vẫnchưa khẳng định được tính khả thi của mình. Tính từ thời điểm LPS 2014 có hiệu lực (01/01/2015) đến hết năm 2020, tổng số đơn mà Tòa án thụ lý là 1463 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN2. Con số này không phản ánh chính xác số lượng DN bịmất khả năng thanh toán buộc phải dừng hoạt động trên thực tế. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2021, số DN rút lui khỏi thị trường là 33.6113. Việc các chủ nợ, người lao động cũng như DN không mặn mà với LPS một phần xuất phát từ những hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật phá sản. Giá trị tài sản thu được chính là động lựccơ bản để các chủ nợ viết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với DN, viết giấy yêu cầu đòi nợ cũng như tham gia nhiệt tình vào quá trình tố tụng phá sản. Mặc dù pháp luật quy định rất nhiều chủ thểcó quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng chủ thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu trên thực tế vẫn là các chủ nợ, nên đảm bảo quyềnlợicủa họ trong tố tụng phá sản, nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ là yêu cầu cơ bản để đảm bảotính khả thi của đạo luật phá sản. Để làm được điều này thì toànkhâu bảo tài sản DN trước khi thanh lý và quy trình thanh lý đều đóng những vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, giá trị tài sản của DN sau khi tiến hành thủ tục thanh lý rất thấp, dẫn đến số tài sản mà chủ nợ nhậnđược không đáng là bao so với tổng số nợ DNmà nợ họ. Chưa kể quá trình giải quyết phá sản và thanh lý tài sản kéo dài, có những vụ việc mà thời gian thụ lý giải quyết kéo dài hơn 10năm chưa giải quyết được4. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi đã chọn đề tài:“Pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2 Tổng hợp Báo cáo tổng kết ngành của TAND tối cao các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 3 839960.vov#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%E1%BB%AB%20B%E1%BB%99%20K%E1%BA% BF,ho%C3%A0n%20t%E1%BA%A5t%20th%E1%BB%A7%20t%E1%BB%A5c%20gi%E1%BA%A3i truy cập ngày 20/3/2021 4 Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dung (2020), “Thực tiễn thi hành LPS tại TAND hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị”, viết trong Tài liệu Hội thảo khoa học “Thực tiễn thi hành LPS năm 2014” do Toà án nhân dân tối cao tổ chức ngày 4/12/2020 tại Hà Nội, tr.31
  11. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đềlý luận về bảo toàn, thanh lý tài sản của DN trong thủ tục phá sản; đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản, luận án đề xuất phương hướng vàcác giải pháp góp phần hoànhiện t các quy định pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản cũng như nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật này trên thực tế. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, nhiệm vụ nghiên cứu của luận ánđược xác định cụ thể như sau: - Một là: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, trong đó đề cập đến cáccông trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, chỉ ra cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứuđề tài. - Hai là: Về phương diện lý luận, luận án làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo toàn và thanh lý tài sản DN; Mối quan hệ giữa việc bảo toànvà thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản; Hệ thống hóa các quy định pháp luật vềbảo toàn và thanh lý tài sản DN; Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển pháp luậtở Việt Nam về bảo toàn và thanh lý tài sản để thấy được bước phát triển về trình độlập pháp qua từng giai đoạn - Ba là: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật của Việt Nam hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản, bao gồm việc đánh giá cácquy định pháp luật cũng như nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định pháp luậtđó, từ đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập cần sửa đổi, khắc phục liên quan đến vấn đềnày. - Bốn là: Luận án nghiên cứu, so sánh và giới thiệu kinh nghiệm về quan điểm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tụcphá sản của một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
  12. 4 (tức là nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam đang có hiệu lực) điều chỉnh hai vấn đề là bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Hệ thống quy định pháp luật và nội dung pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản sẽ được xác định cụ thể trong Mục –1.2.2 Chương 1 của luận án. Những vấn đề khác liên quan đến quy trình phá sản như nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, mở thủ tục phá sản, triệu tập hội nghị chủ nợ,thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng .không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, luận án có thể có những so sánh, tìm hiểu ở mức độ nhất định các quy định pháp luật Việt Nam trước đây cũng như các quy định pháp luật của một số quốc gia khác liên quan đến vấn đề bảotoàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản từ khi LPS 2014 có hiệu lực, tức là từ ngày 01/01/2015 đến thời điểm hoàn thành luận án. Về không gian, luận án tập trung khảo sát thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN của LPS 2014 trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, có thể có những so sánh ở giới hạn nhất định với pháp luật một vài quốc gia như Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở quan điểm Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật nói chung, pháp luật về phá sản nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để làm rõ từng nội dung cụ thể, nhằm đạt được những nhiệm vụ đã xác định của luận án. Cụ thể:
  13. 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài để phân tích, tổng hợp các thông tin từ các công trình đã được công bố trong và ngoài nước để khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp được sử dụng trong Chương 1 để tạo nền kiến thức chung vàgiải quyết cơ bản cơ sở lý luận của bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Phương pháp phân tích cũng được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 nhằm phân tích những ưu điểm và những tồn tại, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo toàn vàthanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. - Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 nhằm so sánh đối chiếu quy phạm và các thiết chế thực thi việc bảo toàn và thanhlý tài sản DN trong thủ tục phá sản ở một số nước để tìm hiểu lýthuyết, kinh nghiệm của họ, qua đó đúc rút những nội dung mà Việt Nam có thể họchỏi. Trong một số trường hợp, bên cạnh phương pháp so sánh thì phương pháp so sánh luật học cũng được luận án sử dụng, ví dụ khi nghiên cứu về nhóm nguyên tắc chi phối biện pháp tuyên bố giao dịch vô hiệu, luận án có sự so sánh cách quy định khác nhau giữa các hệ thống pháp luật khi quy định về việc thiết lập khoảng thời gian nghi vấn để tiến hành tuyên bố giao dịch vô hiệu trong thủ tục phá sản. - Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản trong Chương 1. - Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản ở Chương 2, cụ thể luận án thu thập số liệu về số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản màToà án thụ lý và giải quyết, thu thập số liệu về đặc điểm của các vụ việc phá sản đãgiải quyết, thu thập số liệu về công tác tổ chứchi t hành Quyết định của Toà án giải quyết phá sản từ năm 2015 đến nay. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm được lồng ghép sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 khi phân tích thực trạng pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về vấn đề này. Vídụ,
  14. 6 luận án phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần đánh giá ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật và đưa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật đó; một số kiến nghị, giải pháp trong luận án cũng được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu sinh tham khảo kinhnghiệm lập pháp của các quốc gia khác. 5. Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài, cùng với việc nghiêm túc nghiên cứu pháp luật hiện hành về bảo toàn vàthanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản, luận án có một số đóng góp mới như sau: Thứ nhất: Luận án hệ thống hoá, đồng thời xây dựng được một số vấn đềlý luận cơ bản liên quan đến bảo toàn và thanh lý tài sản của doanh nghiệp trong thủtục phá sản, cụ thể là: - Luận án hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản như: các vấn đề lý luận về tài sản của DN mấtkhả năng thanh toán, các nguyên tắc bảo toàn tài sản của DN mất khả năng thanh toán; khái niệm, đặc điểm thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản; nguyên tắc thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản; vai trò thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. - Luận án xây dựng khái niệm, tìm hiểu các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của bảo toàn tài sản của DN mất khả năng thanh toán; xác định một cách rõ ràng và đầy đủ mối quan hệ giữa bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Những kết quả nghiên cứu về lý luận này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận trong lĩnh vực pháp luật về phá sản DN, là cơ sở lý thuyết góp phần hỗ trợ các nhà làm luật nghiên cứu, phản ánh chúng vào các quy định của pháp luật về bảo toànvà thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Thứ hai: Luận án chỉ ra một số bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủtục phá sản trên cơ sở đánh giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Những phân tích, đánh giá này có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho
  15. 7 các luật gia trong việc nghiên cứu, vận dụng hoặc giảng dạy pháp luật về phá sản trong các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy ngành luật, cũng như giúp các công chức ngành Toà án, Thi hành án hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này trong quá trình thực thi các quy định pháp luật có liên quan. Thứ ba: Trên cơ sở những bất cập cần khắc phục đã chỉ ra, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảotoàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sản. Những giải pháp này là một trong những cơ sở để các nhà lập pháp sửa đổi, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo toàn và thanh lý tài sản DN trong thủ tục phá sảnnói riêng, pháp luật về phá sản nói chung, hướng tới mục tiêu góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. 6. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo toàn, thanh lý tài sản và pháp luật về bảo toàn, thanh lý tài sản của doanh nghiệp trong thủ tục phásản Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo toàn và thanh lý tài sản doanh nghiệp trong thủtục phá sản
  16. 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Công trình nghiên cứu về vấn đề bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản 1.1.1. Đối với vấn đề xác định tài sản doanh nghiệp trong thủ tục phá sản Có thể thấy, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứuvề vấn đề xác định tài sản DN trong thủ tục phá sản. Có thể chỉ ra một số kết quả nghiên cứu điển hình sau: + Luận án của tác giả Vũ Thị Hồng Vân5 phân tích khái niệm “tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản”; khái niệm, nguyên tắc và cách thức xác định khối “tài sản phá sản”. Luận án đặt ra vấn đề về cách xác định đối với những tài sản đặc biệt như quyền sở hữu trí tuệ, tên thương hiệu, quyền vềtài sản hình thành trong tương lai, tài sản ở nước ngoài. Luận án cũng đề xuất việc xác định tài sản phá sản phảitính đến những tài sản loại trừ. Liên quan đến phạm vi khối tài sản phá sản, luận ánphân tích khối tài sản có và tài sản nợ của DN đồng thờinhấn mạnh việc trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ chủ yếu giải quyết những vấn đề pháp lý cóliên quan đến khái niệm tài sản phá sản theo hướng – tài sản phá sản gồm toàn bộ những tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản có từ thời điểm Toàán thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản hoặc QĐTBPS, bao gồm tài sản có thực tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và những tài sản phát sinh trong quá trình giải quyết vụ pháchủ sản, yếu là những tài sản phát sinh trong giai đoạn thanh lý tài sản. + Bài viết của tác giả Vũ Thị Hồng6 Vân phân chia tài sản phá sản của DN thành tài sản có và tài sản nợ, từ đó phân tích một số hạn chế trong LPS 2004liên quan đến việc xác định tài sản có và tài sản nợ của DN. Theo tác giả, việc xác định khối tài sản của DN dựa vào phương pháp liệt kê dẫn đến hậu quả là khóbaohàm 5 Vũ Thị Hồng Vân (2008), “Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 6 Vũ Thị Hồng Vân (2007) , “Bàn về nguyên tắc và cách thức xác định tài sản phá sản theo pháp luật phá sản Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát Số 3/2007.
  17. 9 được tính toàn vẹn của khối tài sản. Về xác định tài sản nợ, theo tác giả LPS2004có sự thống nhất về nguyên tắc so với LPS của các nước trên thế giới trong việc xác định quyền đòi nợ của chủ nợ đối với phạm vi tài sản thuộc khối tài sản phá sản nhưngvẫn còn một số hạn chế như cần có sự giải thích rõ hơn các khoản nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ khi Tòa án thụ lý đơn đến khi Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản; cần quy định rõ hơn về các khoản nợ của DNTN xuất phát từ đặc thù của loại hình DN này. + Bài viết của tác giả Trương Hồng Hải7 nêu lên các khuynh hướng xác định khối tài sản phá sản của các nước trên thếgiới như căn cứ vào thời điểm tiến hành thủ tục giải quyết phá sản, căn cứ vào phạm vi không gian mà tài sản của DNđang hiện hữu, căn cứ vào loại hình tài sản hay nguồn tài sản Trên cơ sở đó, tác giảđánh giá cách xác định khối tài sản của DN mắc nợ trong LPSDN 1993 nhìn chung có sự tương đồng khá cơ bản về phạm vi khối tài sản, căn cứ chứng minh tình hình tàisản. Tuy nhiên cách xác định khối tài sản phá sản theo LPSDN 1993 cũng có một số điểm khác biệt như: việc xác định khối tài sản phá sản theo phương pháp liệt kê khiến khó có thể bao hàm được tính toàn vẹn của khối tài sản, không có những quy định rõràng và thống nhất về những loại tài sản thuộc diện loại trừ, không có sự phân biệt rõgiữa khái niệm “tài sản của DN” và “tài sản còn lại của DN”. Tácgiả đặt ra một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến việc xác định tài sản của HTX, việc xác định tài sảncủa công ty BOT, tài sản của DN nhà nước, tài sản của công ty TNHH, DNTN, việc định giá quyền sử dụng đất. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý xác định khối tài sản phá sản như: cần quy định rõ về thời điểm xác định khối tài sản; cần quy định rõ những tài sản thuộc diện loại trừ dựa vào các tiêu chí nhưtính chất sở hữu của tài sản, công dụng và giá trị của tài sản, phạmvi không gian lãnh thổ của tài sản 7 Trương Hồng Hải (2004), “Đặc điểm của quy chế xác định tài sản DN phá sản trong LPS DN của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi, Tạp chí Luật học, Số 1/2004
  18. 10 + Bài viết của Trần Duy Tuấn8; Hà Thị Khánh Huyền9, Đào Hải Lâm10 là các công trình khoa học tính đến thời điểm này phân tích các quy định về xác định tàisản của DN mất khả năng thanh toán dựa trên LPS 2014. Theo Hà Thị Khánh Huyền, quy định trong LPS 2014 về xác định tài sản phá sản của DN “đầy đủ và hợp lý hơn”so với quy định trong LPS 2004. Cụ thể, tài sản phá sản theo LPS 2014 chỉ bị giới hạn bởi thời gian mà không bị giới hạn bởi không gian, loại, nguồn tài sản và các danh mục loại trừ cũng làm cho nhiệm vụ quản lý, phân chia tài sản phá sản của DN phá sản bị thiếu tính chính xác, không công bằng cho các chủ thể tham gia xử lý tài sản của DN mất khả năng thanh toán. Đào Hải Lâm cũng cho rằng, cần bổ sung quy định về các loại tài sản được miễn trừ cho khối tài sản, đồng thời bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể việc xác định khối tài sản phá sản đối với trường hợp DN phá sản làDN kinh doanh chứng khoán do đặc thù của loại hình DN này. + Marjorie Chertok & Warren E. Agin, Restart.com11 xem xét các vấn đề pháp lý phải đối mặt với “chủ nợ được bảo đảm” của các công ty phần mềm khi tai hoạtài chính đe doạ tính khả thi của DN, giải đáp các vấn đề như: Sự khác biệt giữa côngty phần mềm và các công ty truyền thống khi bị phá sản; Tài sản của các công ty kinh doanh phần mềm và làm thế nào có được lợi ích an ninh trong các tài sản này;Cách thức tối đa hoá giá trị tài sản của công ty kinh doanh phần mềm cho chủ nợ đượcbảo đảm khi nộp đơn xin phá sản; Làm thế nào để các nhà đầu tư mạo hiểm có thể thoả thuận kinh phí ước tính để bảo vệ tố nhất cả hoạt động đầu tư của họ và việctruyền vốn mới cho các công ty kinh doanh phần mềm trước khi nó được vận hành lại. + Noel C. Stevenson12 đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ con nợ bị phá sản sau khi được Toà án có thẩm quyền tuyên bố phá sản, trong đó có đề cập đến tàisản của các con nợ bị tuyên bố phá sản. 8 Trần Duy Tuấn (2017), “Thanh lý tài sản của DN phá sản theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội 9 Hà Thị Khánh Huyền (2015), “Xử lý tài sản của DN mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo LPS 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội 10 Đào ảH i Lâm (2015), “Quản lý tài sản của DN mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện hành”, Luận văn thạc sĩ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội 11 Marjorie Chertok & Warren E. Agin (2000), “Identifying, Securing and Maximizing the Liquidation Value of Cyber- Assets in Bankruptcy Proceedings” (Xác định, đảm bảo và tối đa hóa giá trị thanh lý của tài sản trên mạng trong quá trình phá sản), Restart.com, 8 Am. Bankr. Inst. Law. Review. 255 12 Noel C. Stevenson (1958), “Protecting the Bankrupt” (Bảo vệ sự phá sản), 33 J. St. B. of Cal. 641