Luận án Phân tích tài chính của các doanh nghiệp nhựa niêm yết tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích tài chính của các doanh nghiệp nhựa niêm yết tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_phan_tich_tai_chinh_cua_cac_doanh_nghiep_nhua_niem_y.pdf
Nội dung text: Luận án Phân tích tài chính của các doanh nghiệp nhựa niêm yết tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRẦN PHƯƠNG THẢO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRẦN PHƯƠNG THẢO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN NGỌC SONG 2. TS. HỒ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Trần Phương Thảo
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 27 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 27 1.1. Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 27 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 27 1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp 28 1.1.3. Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp 29 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp 30 1.2. Lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 37 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 37 1.2.2. Vai trò phân tích tài chính 38 1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính 39 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 44 1.3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp tại các quốc gia và bài học cho Việt Nam 70 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 77 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhựa niêm yết ở Việt Nam 77 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam 77 2.1.2. Các DN nhựa niêm yết phân ngành nhựa bao bì ở Việt Nam 78 2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam 86 2.2. Phân tích thực trạng tài chính của các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam . 88 2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn 88 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 105 2.2.3. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh 125 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và KNTT 133 2.2.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 147
- iii 2.2.7 Phân tích rủi ro tài chính 151 2.2.8. Dự báo tài chính 156 2.3. Đánh giá thực trạng tài chính tại các DN nhựa niêm yết ở Việt Nam 161 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được: 161 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 163 Kết luận chương 2 169 CHƯƠNG 3 170 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA NIÊM YẾT VIỆT NAM 170 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển ngành nhựa tại Việt Nam 170 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 170 3.1.2. Triển vọng phát triển ngành nhựa thế giới và Việt Nam 171 3.1.3. Định hướng phát triển ngành Nhựa ở Việt Nam 173 3.2. Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại các DN Nhựa niêm yết ở Việt Nam 174 3.2.1. Giải pháp về huy động vốn 174 3.2.2. Giải pháp về sử dụng vốn 183 3.2.3. Giải pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh 191 3.2.4. Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 193 3.2.5. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững 194 3.2.6. Giải pháp quản lý quỹ tiền mặt, cải thiện lưu chuyển tiền 194 3.2.7. Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính 195 3.4. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan liên quan 201 Kết luận chương 3 205 KẾT LUẬN 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO 209
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên DN Doanh nghiệp DNNY Doanh nghiệp niêm yết DTT Doanh thu thuần HTK Hàng tồn kho KNTT Khả năng thanh toán LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế NBB Nhựa bao bì NVBN Nguồn vốn bên ngoài NVBT Nguồn vốn bên trong PTTC Phân tích tài chính ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần SXKD Sản xuất kinh doanh TB Trung bình TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VPA Hiệp hội nhựa Việt Nam
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu ROE 51 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững 61 Bảng 1.3: Các biến trong mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu đo lường rủi ro tài chính Frit 67 Bảng 2.1: Phân loại theo lĩnh vực SXKD 81 Bảng 2.2. Phân loại các DNNY theo quy mô vốn kinh doanh 82 Bảng 2.3. Phân loại các DNNY ngành NBB theo tỷ lệ sở hữu nhà nước 84 Bảng 2.4. Phân loại các DNNY ngành NBB theo địa điểm niêm yết 84 Bảng 2.5. Hệ số nợ phải trả theo các tiêu chí phân loại ngành NBB 94 Bảng 2.6: Bảng kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu ROE 122 Bảng 2.7: Bảng kết quả phân tích DUPONT đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu ROE 124 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp hệ số chi phí bình quân ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 130 Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hệ số thu hồi nợ ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 135 Bảng 2.10: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hệ số hoàn trả nợ ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 137 Bảng 2.11: Hệ số KNTT ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 139 Bảng 2.12: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững G ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 144 Bảng 2.13: Bảng kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững 146 Bảng 2.14: Hệ số tạo tiền của từng hoạt động 148 Bảng 2.15: Chỉ số rủi ro tài chính (FR) của ngành NBB giai đoạn 2012 - 2020 153 Bảng 2.16: Kết quả mô hình kinh tế lượng đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu đo lường rủi ro tài chính Frit 155
- vi Bảng 2.17: Kết quả thống kê một số tiêu chuẩn của các mô hình ARIMA thử nghiệm 159 Bảng 2.18: Kết quả dự báo lượng hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu ROE ngành NBB 160 Bảng 3.1: Giả định hệ số nợ để dự đoán giá trị ROE, G 180 Bảng 3.2: Hệ thống kiểm soát rủi ro theo từng nội dung 197 Bảng 3.3: Kế hoạch xử lý rủi ro tài chính 198
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TT Tên sơ đồ, hình Trang Hình 1.2: Mô hình phân tích tài chính Dupont 41 Hình 1.3: Minh hoạ quá trình phân tích kinh tế lượng 43 Hình 2.1: Quy mô nguồn vốn của các DN NBB 88 Hình 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn của các DN phân ngành NBB 89 Hình 2.3: Quy mô nguồn vốn của các DN phân ngành NBB 91 Hình 2.4: Quy mô nguồn vốn của các DN phân ngành NBB 92 Hình 2.5: Quy mô nguồn vốn của các DN phân ngành NBB 93 Hình 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của các DN phân ngành NBB 94 Hình 2.7: Cơ cấu Nợ phải trả của các DN phân ngành NBB 96 Hình 2.8: Nguồn vốn huy động của các DN NBB niêm yết 97 Hình 2.9: Vốn lưu chuyển của các DN phân ngành NBB 99 Hình 2.10: Vốn lưu chuyển của các DN phân ngành NBB 101 Hình 2.11: Vốn lưu chuyển của các DN phân ngành NBB 102 Hình 2.12: Vốn lưu chuyển của các DN phân ngành NBB 102 Hình 2.13: Hệ số tài trợ thường xuyên của các DN phân ngành NBB 104 Hình 2.14: Quy mô và cơ cấu tài sản của các DN phân ngành NBB 105 Hình 2.15: Tình hình đầu tư TC, BĐS của các DN phân ngành NBB 107 Hình 2.16: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các DN NBB 108 Hình 2.17: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN NBB 109 Hình 2.18: Số vòng luân chuyển VLĐ, HTK và Thu hồi nợ 110 Hình 2.19: Kỳ hạn luân chuyển VLĐ, HTK và thu hồi nợ 111 Hình 2.20: Chỉ tiêu khả năng sinh lời của các DN NBB 115 Hình 2.21: Chỉ tiêu khả năng sinh lời tài chính của các DN niêm yết 119 Hình 2.22: Khái quát kết quả kinh doanh ngành NBB 126 Hình 2.23: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động ngành NBB 129 Hình 2.24: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí ngành NBB 131 Hình 2.25: Bảng quy mô và cơ cấu công nợ ngành NBB 134 Hình 2.26: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ ngành NBB 135 Hình 2.27: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ hoàn trả nợ ngành NBB 136
- viii Hình 2.28: Các chỉ tiêu phản ánh KNTT ngành NBB 138 Hình 2.29: Khái quát tình hình tăng trưởng DNNY ngành NBB 141 Hình 2.30: Tăng trưởng của các chỉ số chứng khoán ngành NBB 143 Hình 2.31: Tỷ trọng dòng tiền thu vào từng hoạt động 147 Hình 2.32: Tình hình lưu chuyển tiền tệ ngành NBB 149 Hình 2.33: Mối quan hệ giữa BEP và lãi suất vay bình quân 152 Hình 2.34. Chuỗi ROE không dừng và ROE đã dừng khi lấy sai phân bậc 158 Hình 2.35. Đồ thị ACF 159 Hình 2.36. Đồ thị PACF 159 Hình 2.37. Kết quả dự báo ROE bình quân ngành NBB trong trung hạn 161 Hình 2.38: Kết quả dự báo BEP của ngành NBB Mềm tới năm 2022 176 Hình 2.39: Kết quả dự báo BEP của ngành NBB Thực phẩm, PET tới năm 2022176 Hình 2.40: Kết quả dự báo BEP của ngành NBB Xây dựng tới năm 2022 177
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích tài chính DN là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của DN, từ đó dự báo những tiềm năng và những rủi ro trong tương lai của DN. Phân tích tài chính DN thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau từ những nhà quản trị DN đến các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp vật tư, người lao động trong DN và cơ quan của Chính phủ liên quan đến quản lý DN.v.v Mỗi đối tượng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, vì vậy mỗi đối tượng sử dụng phân tích tài chính để đưa ra các quyết định nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Đối với các nhà quản trị DN, việc phân tích tài chính DN là vấn đề cực kỳ quan trọng nó giúp cho các nhà quản trị thấy được những điểm mạnh, những điểm yếu để đưa ra những quyết định điều chỉnh về đầu tư, về tài trợ, về quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Phân tích tài chính còn là công cụ kiểm soát các hoạt động của DN và là cơ sở các dự báo tài chính. Trong những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, vào giai đoạn 2015 - 2020 ngành nhựa là một trong số những ngành có tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Các DN nhựa ở Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn từ việc hội nhập, đặc biệt là việc thực thi những hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại tự do Việt - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở ra cơ hội lớn xuất khẩu các sản phẩm nhựa cho DN Việt Nam. Tuy vậy, hiện nay một phần lớn các DN nhựa Việt Nam còn hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ dẫn đến sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh. Thực tế cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2020 tại các DN nhựa chưa cao (<1), doanh thu bán hàng có xu hướng giảm liên tục từ năm 2019 với tỷ lệ giảm bình quân 6,7%/năm, điều này kéo theo sự giảm sút khả năng sinh lời với giá trị hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh BEP giảm bình quân 7,4%/năm. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hợp lý tại một số doanh nghiệp trong điều kiện BEP giảm khiến hệ số sinh lời ròng vốn chủ sở hữu ROE sụt giảm. Có thể thấy một DN mạnh, có năng lực cạnh tranh cao cũng là DN có năng lực tài chính lớn, tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả kinh doanh cao. Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị DN ngành nhựa nhất là các nhà quản trị tài chính phải thực hiện tốt việc phân tích tài chính DN để từ đó tiếp tục phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong tài chính góp phần tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình. Từ thực trạng trên, nhận thấy việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp thiết, mặc dù số các công ty nhựa niêm yết tại Việt Nam là không nhiều, nhưng việc thực hiện hiệu quả hoạt động phân tích tài chính từ đó giúp các DN phát hiện ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân hạn chế sẽ làm cải thiện
- 2 tình hình tài chính của các DN nói riêng và toàn ngành nhựa Việt Nam nói chung, đưa các DN niêm yết trở thành những DN mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành. Để có những giải pháp hữu hiệu cải thiện tình hình tài chính tại các công ty cổ phần nhựa trong giai đoạn hiện nay thì cần thiết phải phân tích tài chính tại các công ty này. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án “Phân tích tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát: Sử dụng khoa học phân tích để đánh giá tài chính tại các DN nhựa niêm yết và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam. 2.2. Mục tiêu chi tiết Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm: - Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về tài chính DN, phân tích tài chính; các giải pháp cải thiện tình hình tài chính; các nghiên cứu về các DN nhựa niêm yết trong và ngoài nước; kinh nghiệm cải thiện tình hình tài chính từ các nước trên thế giới từ đó rút ra nội dung có thể kế thừa và chỉ ra những khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu. - Hai là, sử dụng các phương pháp phân tích tài chính và mô hình hồi qui kinh tế lượng để đánh giá thực trạng tài chính tại các DN nhựa niêm yết; từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về tình hình tài chính DN. - Ba là, đề xuất hệ thống các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại các DN nhựa niêm yết bên cạnh đó đưa ra kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tài chính của các DN nhựa niêm yết - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Phân tích tài chính phục vụ quản trị tài chính tại doanh nghiệp nhựa niêm yết Về không gian: nghiên cứu tại 14 DN nhựa niêm yết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành nhựa bao bì tại Việt Nam. Về thời gian: nghiên cứu thực trạng tài chính doanh nghiệp nhựa niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2020 và khuyến nghị giải pháp từ giai đoạn 2021 trở đi. 4. Xác định khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trên cơ sở nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, có thể mô tả qua sơ đồ sau:
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích hiện trạng Phương pháp luận Duy vật biện chứng Duy vật lịch sử Thực Phương pháp Tổng hợp số liệu thứ cấp hiện thu thập dữ liệu Phương pháp định lượng Nghiên cứu thực trạng Đề Xử lý và Phương pháp định tính xuất phân tích dữ giải Nghiên cứu liệu Phương pháp phân loại và hệ thống pháp cơ sở lý luận hoá lý thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Nghiên cứu tổng quan Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu luận án (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Theo sơ đồ, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử được dùng làm phương pháp luận, chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp hệ. Theo đó, tác giả nghiên cứu DN trong quá trình vận động, phát triển không ngừng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội thực tế; xem xét tài chính DN trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng liên quan; xem xét sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trong mối quan hệ với quá trình sản xuất, phân phối lợi nhuận. Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp bao gồm các phương pháp cụ thể, được sử dụng phối hợp để thực hiện quá trình nghiên cứu. Trong luận án, tác giả sử dụng hai phương pháp hệ: (1) phương pháp thu thập dữ liệu; (2) phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu. - Phương pháp thu thập dữ liệu: - Các số liệu về tài chính chi tiết dựa trên cơ sở những số liệu thực tế trong quá trình hoạt động của các DN nhựa niêm yết, được lấy từ các thông tin công bố trên website như báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị của các DN, các tài liệu nội bộ của các DN - Việc chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2020 vì những năm này cùng chung bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế đi liền với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, trong giai đoạn này giá trị sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
- 4 - Thu thập số liệu thứ cấp từ các tạp chí nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy liên quan đến nội dung nghiên cứu, các công trình liên quan được lưu ở Thư viện quốc gia. - Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu bằng việc sử dụng các phương pháp phù hợp, cụ thể: Trong nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả sử dụng kết hợp “Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết” với “Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết” để đánh giá các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài đã giải quyết được vấn đề gì, còn vấn đề gì chưa giải quyết được từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả hệ thống hoá các vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu, từ đó rút ra quan điểm cá nhân để làm rõ hơn lý luận vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu tài chính của các DN nhựa niêm yết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương pháp như diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh để mô tả số liệu thống kê về tài chính của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam. Phương pháp này được tác giả sử dụng để đối chiếu về mặt định lượng của các chỉ tiêu liên quan đến thực trạng tài chính của DN. Qua đó, thấy được xu thế, sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các con số về số tuyệt đối và số tương đối. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm STATA 20 trong phân tích định lượng để kiểm định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời, tỷ lệ tăng trưởng bền vững, rủi ro tài chính và dự báo khả năng sinh lời trong trung hạn của các DN nhựa niêm yết tại Việt Nam. * Xử lý dữ liệu nghiên cứu: Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu cơ bản để tính toán và tạo ra giá trị của những biến số cần phân tích trong mô hình. Từ đó xây dựng một bảng dữ liệu thông qua việc kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian (từ 2012 – 2020) của các quan sát theo không gian (các DN nhựa niêm yết). Bằng việc kết hợp những chuỗi quan sát theo thời gian và không gian, dữ liệu bảng hạn chế được hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập, bậc tự do được tăng thêm và hiệu quả hơn. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường một cách tốt hơn sự tác động không thể quan sát được theo dữ liệu chỉ theo thời gian hoặc chỉ theo không gian thuần túy, tránh được phần nào việc bỏ sót các biến số có ý nghĩa
- 5 trong mô hình. Dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa độ chệch (bias) có thể phát sinh nếu kết hợp các cá thể thành nhóm. Thống kê mô tả bằng phần mềm chuyên dụng STATA 20 được sử dụng để mô tả đặc trưng dữ liệu nghiên cứu thông qua các giá trị của các biến số trong mô hình. Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng STATA 20 để tạo lập ma trận hồi quy tương quan và ước lượng hồi quy. * Phương pháp ước lượng hồi quy: Mô hình hồi quy dữ liệu bảng có dạng tổng quát như sau: Yit = it + itXit + it Trong đó: - i = 1,2, ,N: Là đơn vị chéo thứ i. - t=1,2, ,T: Là thời đoạn thứ t. - Yit là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t. - Xit là giá trị của X cho đối tượng i ở thời điểm t. - it Là sai số của đối tượng i ở thời điểm t. - it là hằng số cần ước lượng. - it là độ dốc, hệ số hồi quy cần ước lượng và tác động cá nhân i lên Y tại thời điểm t. Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ba phương pháp được sử dụng phổ biến là: Phương pháp bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó, căn cứ vào từng phương pháp hồi quy và kết quả kiểm tra tính khuyết tật của mô hình thông qua các kiểm định, luận án sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp hơn. Hồi quy Pool (OLS cho dữ liệu bảng) là phương pháp hồi quy cơ bản, đơn giản và dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu tác động của các biến độc lập quá cách biệt nhau giữa các công ty, thì ước lượng sẽ bị chệch. Đối với mô hình này, hàm hồi quy chung (cho tất cả các công ty) có độ dốc trung bình giống với độ dốc của hàm hồi quy riêng (từng công ty). Mô hình nghiên cứu được trình bày tổng quát như sau: Yit = β0 + β1Xlit + β2X2it + β3X3it + . + β4Xkit + uit Phương pháp hồi quy tác động cố định - Fixed Effect Model (FEM): Phương pháp này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu có số lượng đối tượng (firm) nghiên cứu lớn hơn số năm (year) nghiên cứu (Gujarati,2004). Phương pháp ước lượng hồi quy FEM có xét đến các yếu tố thời gian (time) và cross- section (individuals, firm, countries, etc). Với phương pháp FEM, xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát được X1, X2, ,Xk, và một hoặc nhiều biến không quan sát được. Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X1, X2, ,Xk. Dữ liệu bảng bao gồm N - đối tượng và T - thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát. Mô hình hồi quy tuyến tính được xác định như sau: Yit = 1i + β1Xlit + β2X2it + β3X3it + . + βkXkit + μit
- 6 Trong đó: i là doanh nghiệp; t thời gian (năm); Yit là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t; 1i là hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu (i=1,2 ,N); X2it là giá trị của X2 cho đối tượng i ở thời điểm t; Xkit là giá trị của Xk cho đối tượng i ở thời điểm t; βk là hệ số góc đối với nhân tố Xk; μit là sai số của đối tượng i ở thời điểm t. Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, được cho bởi: Yit = 1i + β1Xlit + β2X2it + β3X3it + . + βkXkit + ai + uit trong đó μit = ai + uit. Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai thành phần. Thành phần ai đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần uit đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên – Random Effect Model (REM): Khác với mô hình ảnh hưởng cố định, trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Phần dư của mỗi thực thể được xem là một biến giải thích mới. Ý tưởng này được thể hiện qua phương trình biểu diễn tương tự như mô hình FEM. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Ý tưởng cơ bản của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mô hình: Yit = 1i + β1X1it + β2X2it + + βkXkit +μit (1) Thay vì coi β1i như là hằng số, chúng ta giả định rằng đây là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là β1 (không có ký hiệu dưới dòng i ở đây). Và giá trị tung độ gốc đối với một công ty đơn lẻ có thể được biểu thị như sau: 1i = β1 + εi (i = 1, 2, . . . , N) (2) Trong đó εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2. Thay (2) vào (1), chúng ta có: Yit = β1i + β1X1it + β2X2it + + βkXkit + εi +μit = β1 + β1X1it + β2X2it + + βkXkit + Wit (3) Trong đó: Wit = εi +μit (4) Số hạng sai số kết hợp bao gồm hai thành phần: εi là thành phần sai số theo không gian, hay theo các cá nhân, và μit là thành phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp. Thuật ngữ mô hình các thành phần sai số được đặt tên vì số hạng sai số kết hợp wit gồm hai (hay nhiều) thành phần sai số.
- 7 Lưu ý sự khác biệt giữa FEM và REM. Trong FEM, mỗi đơn vị chéo có giá trị tung độ gốc (cố định) riêng của nó, tất cả là N giá trị như thế cho N đơn vị chéo. Trái lại, trong REM, tung độ gốc β1 là giá trị trung bình của tất cả tung độ gốc (chéo) và thành phần sai số εi biểu hiện độ lệch (ngẫu nhiên) của từng tung độ gốc khỏi giá trị trung bình này. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng εi không thể quan sát được một cách trực tiếp, nó là biến được gọi là biến không thể quan sát hay tiềm ẩn. * Kiểm định sự phù hợp của mô hình Mô hình OLS lại xem xét các DN là đồng nhất, tất cả các quan sát được nhóm chung lại bất kể có sự khác biệt giữa các DN hay không. Điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì mỗi DN là một thực thể có những đặc thù riêng có thể ảnh hưởng đến hàm mục tiêu (như đặc trưng riêng về quản trị, về văn hóa DN). Như vậy mô hình OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không xét đến các tác động riêng biệt này. Điểm khác biệt chính giữa OLS và hai mô hình REM & FEM là sự tồn tại của chỉ số εi. Trong khi OLS không xem xét yếu tố này thì REM và FEM cho phép và kiểm soát sự tồn tại của nó. Trong luận án của mình, căn cứ vào hạn chế của mô hình OLS, tác giả xem xét lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM. Giữa FEM và REM cũng có sự khác biệt khi xem xét εi ở những góc độ khác nhau, cả hai đều thừa nhận sự tồn tại của εi, nhưng nếu các tác động riêng biệt này có tương quan với các biến độc lập thì phương pháp phù hợp nhất là FEM, ngược lại nếu εi không có tương quan với biến độc lập (εi ~ (0,σ2 )) thì REM là phù hợp hơn. - Kiểm định Hausman Theo Greene (2003), kiểm định có sự tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên, giúp cho lựa chọn mô hình FEM hay REM với giả thuyết: H0: Không có sự tương quan giữa sai số giữa các đối tượng với các biến giải thích Tức mô hình REM là phù hợp. H1: Có sự tương quan giữa sai số giữa các đối tượng với các biến giải thích. Tức mô hình FEM là phù hợp. Theo Gujarati và cộng sự (2009), kết quả kiểm định cho giá trị P< 5%. Giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận của chúng ta ở đây là phần dư giữa các đơn vị có tương quan. * Các kiểm định nhằm chuẩn đoán khuyết tật của mô hình - Kiểm định đa cộng tuyến: Để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến, ta có thể áp dụng một thử nghiệm rất đơn giản đó chính là dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) để xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và sức mạnh của mối tương quan đó. Giá trị VIF bắt đầu từ 1 và không có giới hạn trên. Giá trị VIF trong khoảng từ 1-2 chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa biến độc lập này và bất kỳ biến nào khác. VIF giữa 2 và 5 cho thấy rằng có một mối tương quan vừa phải, nhưng nó không đủ nghiêm trọng để người nghiên cứu phải tìm biện pháp khắc phục. VIF lớn hơn 5 đại
- 8 diện cho mối tương quan cao, hệ số được ước tính kém và các giá trị p - values là đáng nghi ngờ. VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. - Kiểm định tương quan chuỗi: Mô hình của chúng ta rất có thể có hiện tượng tương quan chuỗi (Serial Correlation hay Autocorrelation) cho cả REM và FEM, đặc biệt là với các dữ liệu mảng có T lớn và N bé. Chúng ta có thể thực hiện Breusch- Godfrey Test (2003) nhằm kiểm định tương quan chuỗi cho cặp giả thuyết sau: H0: Không có tương quan chuỗi trong mô hình H1. Có tương quan chuỗi trong mô hình Căn cứ vào kết quả kiểm định chúng ta thấy p-value = < 5%. Giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận của chúng ta là có bằng chứng thống kê chỉ ra rằng tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình. - Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Chúng ta có thể sử dụng Studentized Breusch-Pagan Test nhằm kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình với cặp giả thuyết sau: H0: Phương sai sai số ngẫu nhiên là không đổi (homoskedasticity) H1. Phương sai sai số ngẫu nhiên là thay đổi (heteroskedasticity). Căn cứ vào kết quả kiểm định chúng ta thấy p-value = < 5%. Giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận của chúng ta là phương sai sai số ngẫu nhiêu thay đổi. Nếu xảy ra các khuyết tật mô hình, tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có các biện pháp xử lý khác nhau. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, một trong những biện pháp đơn giản có thể áp dụng là loại bỏ biến độc lập có hệ số VIF vượt qua giá trị tiêu chuẩn. Đối với hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, phương pháp điều chỉnh sai số chuẩn cho dữ liệu bảng có thể sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard errors), hay còn gọi là Ước lượng sai số chuẩn vững để hiệu chỉnh khuyết tật mô hình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận án hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tài chính DN bao gồm khái niệm, bản chất, các quan hệ tài chính, các quyết định tài chính, các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính DN và cơ sở lý luận về phân tích tài chính DN bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung phân tích, phương pháp phân tích. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày kinh nghiệm của các DN nhựa tại các quốc gia trong việc cải thiện tình hình tài chính. Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu vào xem xét thực trạng tài chính của các DN nhựa niêm yết; qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của các DN nhựa niêm yết.
- 9 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về phân tích tài chính, hoạt động phân tích tài chính đã được rất nhiều tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ chuyên sâu nhất định trong những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các công trình này đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích tài chính ở những khía cạnh khác nhau thể hiện những quan điểm cụ thể về những vấn đề tổng quan của phân tích tài chính và nội dung phân tích tài chính. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính thì vấn đề quản lý về tài chính, kinh doanh, tăng trưởng bền vững đối với các DN ngành nhựa cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với góc độ tiếp cận khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đánh giá thực trạng về tài chính, kinh doanh của các DN và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng tới phát triển bền vững. Trong quá trình tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công cụ phân tích tài chính phục vụ quản trị tại DN nói chung và các DN niêm yết nói riêng, tác giả tiến hành khái quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 3 nhóm: - Những công trình nghiên cứu về các nội dung phân tích TCDN: là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng nội dung phân tích TCDN hoặc có một phần chuyên sâu về nội dung phân tích TCDN; - Những công trình nghiên cứu về các giải pháp cải thiện tình hình tài chính nghiên cứu chuyên sâu về việc cải thiện tình hình tài chính tại DN niêm yết hoặc cải thiện tình hình tài chính của một nội dung trong phân tích tài chính. - Những công trình nghiên cứu liên quan đến DN ngành nhựa: là những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh doanh của các DN nhựa. 6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung phân tích tài chính Tác giả Lê Thị Xuân và tác giả Nguyễn Xuân Quang trong nghiên cứu “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (2010)[76] cho rằng nội dung phân tích tài chính DN nên xoay quanh những khía cạnh chính như phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, phân tích các mối quan hệ cân bằng trên bảng Cân đối kế toán, các tỷ số tài chính, lưu chuyển tiền tệ và dự báo báo cáo tài chính. Công trình nghiên cứu “Phân tích tài chính công ty cổ phần” (2006)[51] của tác giả Nguyễn Năng Phúc cho rằng nội dung phân tích tài chính bao gồm: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô, tỷ trọng tài sản, nguồn vốn và các hệ số tự tài trợ; phân tích cấu trúc tài chính, cấu trúc vốn; phân tích khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả kinh doanh; định giá DN, phân tích dự báo rủi ro tài chính; dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy nội dung phân tích tài chính của các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc đánh giá tình hình tài chính hiện tại, quá khứ của DN như các nội dung về: nguồn vốn và cấu trúc vốn; quy mô và tỷ trọng tài sản; tình hình và kết quả kinh doanh; các tỷ số tài chính, hiệu suất sử dụng vốn, khả