Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_nhan_to_anh_huong_den_tiep_can_von_vay_uu_dai_cua_do.pdf
Nội dung text: Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LÊ HẢI LÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LÊ HẢI LÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh 2. TS. Nguyễn Thanh Nhàn HÀ NỘI - 2021 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Thanh Nhàn. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Lê Hải Lâm 2
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban lãnh đạo Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học và Khoa Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu sinh trong quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng cũng như việc hoàn thành luận án. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Thanh Nhàn đã giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng các cấp, các nhà khoa học đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý cho nghiên cứu sinh những kiến thức học thuật cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp cho luận án ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, các anh chị tại các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương, đại diện các doanh nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. 3
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8 DANH MỤC CÁC BẢNG 9 DANH MỤC HÌNH VẼ 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 11 MỞ ĐẦU 12 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 12 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 14 2.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường 14 2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp 18 2.3. Khoảng trống nghiên cứu 26 3. Mục tiêu nghiên cứu 26 3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 26 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể 26 4. Câu hỏi nghiên cứu 27 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 5.1. Đối tượng nghiên cứu 28 5.2. Phạm vi nghiên cứu 28 6. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 28 7. Đóng góp mới của luận án 29 7.1. Về mặt lý luận 29 7.2. Về mặt thực tiễn 29 8. Kết cấu của luận án 30 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 31 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 31 1.1.1. Lịch sử về cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường 31 1.1.2. Định nghĩa về cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường 34 1.1.3. Vai trò của cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường 37 1.1.4. Các chính sách về cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường 42 4
- 1.2. TỔNG QUAN VỀ TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 45 1.2.1. Quan điểm về tiếp cận vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 45 1.2.2. Các yếu tố đặc trưng của tiếp cận vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường 49 1.2.3. Đo lường khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 50 1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 53 1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm của tổ chức vay vốn 57 1.3.2. Các rào cản từ tổ chức cho vay ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay 61 1.3.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến chính sách nhà nước và điều kiện kinh tế vĩ mô 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 65 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 66 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 66 2.1.1. Nghiên cứu thực trạng cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường 66 2.1.2. Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu 66 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 67 2.2.1. Nghiên cứu định lượng thông qua đánh giá mức độ tiếp cận 68 2.2.2. Nghiên cứu định lượng thông qua giá trị khoản vay 71 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 78 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 78 2.3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu 79 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 81 2.3.4. Mẫu nghiên cứu 81 2.3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu 83 2.3.6. Thiết kế và xây dựng bảng hỏi 86 2.3.7. Phân tích dữ liệu 87 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 88 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 89 3.1. KHUNG PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 89 3.1.1. Khung pháp lý chung 89 5
- 3.1.2. Khung pháp lý chi phối hoạt động các Quỹ Bảo vệ môi trường 91 3.2. THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 92 3.2.1. Giới thiệu Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (cấp quốc gia) 92 3.2.2. Giới thiệu hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương (cấp tỉnh) 94 3.2.3. Chính sách tín dụng, lãi suất, quy trình thẩm định, cho vay, giải ngân 98 3.2.4. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi 107 3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 117 3.3.1. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi tại các Quỹ Bảo vệ môi trường 117 3.3.2. Một số hạn chế trong hoạt động cho vay ưu đãi 118 3.3.3. Nguyên nhân 121 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 126 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 127 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂN 127 4.1.1. Phân tích thống kê mô tả các đối tượng phỏng vấn sâu 127 4.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ phía người đi vay 128 4.1.3. Nhóm các rào cản từ phía tổ chức cho vay 131 4.1.4. Nhóm nhân tố khác 132 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ - TRUNG BÌNH - DỄ 133 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu các đối tượng trả lời phiếu khảo sát 133 4.2.2. Phân tích thuộc tính biến số 134 4.2.3. Kết quả mô hình nghiên cứu và biện luận 139 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIÁ TRỊ KHOẢN VAY 149 4.3.1. Phân tích thuộc tính biến số 149 4.3.2. Phân tích thống kê mô tả tương quan đa biến 153 4.3.3. Kết quả nghiên cứu và biện luận 156 6
- TÓM TẮT CHƯƠNG 4 165 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 166 5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2030 166 5.1.1. Định hướng phát triển chung các Quỹ Bảo vệ môi trường đến năm 2030 166 5.1.2. Định hướng phát triển trong hoạt động cho vay ưu đãi đến năm 2030 167 5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 168 5.2.1. Khuyến nghị đẩy mạnh khả năng tiếp cận vốn vay từ phía doanh nghiệp vay vốn 168 5.2.2. Khuyến nghị giảm các rào cản tiếp cận vốn vay ưu đãi từ phía các Quỹ Bảo vệ môi trường 172 5.2.3. Khuyến nghị chính sách về tiếp cận vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường 177 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 182 KẾT LUẬN 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 PHẦN PHỤ LỤC 198 Phụ lục 1: Công trình nghiên cứu khoa học, bài báo liên quan đến đề tài luận án 199 Phụ lục 2: Biểu mẫu cung cấp thông tin hoạt động cho vay ưu đãi của các Quỹ Bảo vệ môi trường 200 Phụ lục 3: Mẫu phiếu phỏng vấn sâu cá nhân Quỹ Bảo vệ môi trường 202 Phụ lục 4: Mẫu phiếu phỏng vấn sâu cá nhân doanh nghiệp vay vốn 206 Phụ lục 5: Mẫu phiếu khảo sát khả năng tiếp cận vốn vay các doanh nghiệp vay vốn 209 Phụ lục 6: Mã code R (R Markdown) thực hiện mô hình Ordered Probit 215 Phụ lục 7: Mã code R (R Markdown) thực hiện mô hình Ordinary Least Squares 251 Phụ lục 8: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 270 Phụ lục 9: Thông tin cơ bản về các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương (cấp tỉnh) 271 Phụ lục 10: Kết quả cho vay theo vị trí địa lý và vùng kinh tế của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 274 Phụ lục 11: Kiểm định giả định mô hình Ordered Probit 276 Phụ lục 12: Kiểm định giả định mô hình Ordinary Least Squares 281 7
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ (Tiếng Anh và tiếng Việt) AF Adaptation Fund - Quỹ thích ứng ATM Automated Teller Machine - Máy rút tiền tự động BVMT Bảo vệ môi trường BĐKH Biến đổi khí hậu BLNH Bảo lãnh ngân hàng Conference of the Parties 21 COP 21 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015 CER Certified Emission Reduction - Chứng chỉ giảm phát thải CDM Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch DVTC Dịch vụ tài chính EF Environment Fund - Quỹ môi trường EU European Union - Liên minh châu Âu GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa GEF Global Environment Facility - Quỹ Môi trường toàn cầu GCF Green Climate Fund - Quỹ khí hậu xanh HĐQL Hội đồng quản lý HSVV Hồ sơ vay vốn IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Squares - Hồi quy bình phương tối thiểu PPP Public Private Partnership - Đối tác công tư Q-Q Quantile - Quantile TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân United Nations Environment Programme UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc United Nations Framework Convention on Climate Change UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu VIF Variance Inflating Factor - Hệ số phóng đại phương sai 8
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia lâu đời trên thế giới 33 Bảng 1.2: So sánh cho vay thông thường và cho vay ưu đãi 35 Bảng 1.3: So sánh cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường và cho vay ưu đãi khác 36 Bảng 1.4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tiếp cận vốn vay 54 Bảng 2.1: Phân phối số lượng mẫu tại các Quỹ BVMT 82 Bảng 3.1: Phân biệt giữa Quỹ BVMT và Ngân hàng thương mại 103 Bảng 3.2: Kết quả cho vay theo các vùng miền kinh tế Quỹ BVMT Việt Nam 113 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả phương án sử dụng bảo đảm tiền vay đến 2019 114 Bảng 3.4: Kết quả phân loại nợ giai đoạn 2014 - 2020 Quỹ BVMT Việt Nam 116 Bảng 4.1: Tổng hợp số lượng cá nhân tham gia phỏng vấn chuyên sâu 127 Bảng 4.2: Tổng hợp một số kết quả chính nghiên cứu định tính 128 Bảng 4.3: Mô tả và đo lường biến mô hình Ordered Probit 134 Bảng 4.4:Thống kê mô tả các biến phụ thuộc mô hình Ordered Probit 135 Bảng 4.5: So sánh thứ tự xếp hạng 03 rào cản tiếp cận lớn nhất giữa nghiên cứu định tính và định lượng 136 Bảng 4.6: Khả năng tiếp cận vốn theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và loại hình dự án bảo vệ môi trường 138 Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu mô hình Ordered Probit 141 Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu mô hình Ordered Probit khi thay đổi loại hình doanh nghiệp 142 Bảng 4.9: Kết quả mô hình Ordered Probit đánh giá mức độ ảnh hưởng các rào cản riêng biệt và khả năng tiếp cận chung 148 Bảng 4.10: Thống kê biến mô hình hồi quy tuyến tính OLS 149 Bảng 4.11: Thống kê mô tả biến định lượng 151 Bảng 4.12: Bảng kiểm định t-test và Wilcoxon 155 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính OLS 156 Bảng 4.14: Kết quả mô hình với khoảng tin cậy 95% 157 Bảng 4.15: Kết quả mô hình OLS khi thay đổi loại hình doanh nghiệp 158 Bảng 4.16: So sánh kết quả 02 mô hình nghiên cứu định lượng 159 9
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tiếp cận tài chính và sử dụng các dịch vụ tài chính 46 Hình 1.2: Tại sao các dự án bảo vệ môi trường khó tiếp cận tài chính 48 Hình 1.3: Tiếp cận vốn vay và đo lường tiếp cận vốn vay 51 Hình 1.4: Tiếp cận tài chính, vốn vay và vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường 54 Hình 2.1: Đề xuất phương pháp nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu 67 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu thông qua đánh giá mức độ tiếp cận 68 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu định lượng thông qua giá trị khoản vay 72 Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu xây dựng mô hình tiếp cận vốn vay ưu đãi 79 Hình 3.1: Mô hình cho vay của các Quỹ Bảo vệ môi trường 93 Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 94 Hình 3.3: Mô hình tổ chức Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương 97 Hình 3.4: Quy trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn 100 Hình 3.5: Quy trình thẩm định và phê duyệt cho vay 101 10
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Diễn biến lãi suất Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 2004 - 2020 103 Biểu đồ 3.2: Diễn biến lãi suất 05 Quỹ BVMT địa phương hoạt động trước 2010 105 Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất các Quỹ địa phương hoạt động sau 2010 106 Biểu đồ 3.4: Diễn biến trung bình lãi suất cho vay thị trường và các Quỹ BVMT 106 Biểu đồ 3.5: So sánh kết quả hoạt động theo lĩnh vực của Quỹ BVMT Việt Nam và hệ thống các Quỹ BVMT địa phương 108 Biểu đồ 3.6: Kết quả cho vay Quỹ BVMT Việt Nam và các Quỹ địa phương theo loại hình doanh nghiệp 110 Biểu đồ 3.7: Tổng hợp kết quả cho vay Quỹ BVMT Việt Nam và hệ thống các Quỹ BVMT địa phương 111 Biểu đồ 3.8: So sánh tương quan thời gian cho vay trung bình Quỹ BVMT Việt Nam và tất cả các Quỹ địa phương 112 Biểu đồ 3.9: So sánh tổng giá trị cho vay tại các tỉnh của Quỹ BVMT Việt Nam và tổng giá trị cho vay của Quỹ BVMT chính các địa phương đó (lũy kế đến 2019) 113 Biểu đồ 3.10: Kết quả cho vay, giải ngân và thu hồi nợ Quỹ BVMT Việt Nam 115 Biểu đồ 4.1: Thống kê đặc điểm các đối tượng trả lời phiếu khảo sát 133 Biểu đồ 4.2: Mô tả thời gian, quy mô, loại hình và biện pháp bảo đảm tiền vay 150 Biểu đồ 4.3: Thống kê mô tả loại hình doanh nghiệp 151 Biểu đồ 4.4: Biểu đồ phân bố giá trị khoản vay và thời gian hoạt động 152 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phân bố quy mô doanh nghiệp 152 Biểu đồ 4.6: Tương quan giữa thời gian hoạt động và giá trị khoản vay 153 Biểu đồ 4.7: Tương quan biến quy mô doanh nghiệp và giá trị khoản vay 154 Biểu đồ 4.8: Tương quan một số đặc điểm doanh nghiệp và giá trị khoản vay 154 Biểu đồ 4.9: Hệ số coefficient với khoảng tin cậy 95% 157 11
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 (COP 21), 195 quốc gia tham gia đã ký thỏa thuận Paris về giảm thiểu biến đổi khí hậu, đạt được đồng thuận hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2oC trên mức tiền công nghiệp (pre-industrial levels). Để đạt được các mục tiêu dài hạn về khí hậu như vậy, nhiều quốc gia đã nỗ lực thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh và đổi mới xanh (Yu và cộng sự 2021). Điều đó cho thấy, bảo vệ môi trường (BVMT) và chống biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Ở cấp độ toàn cầu, thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát ô nhiễm và chống lại sự nóng lên toàn cầu đồng thời phải đảm bảo phát triển kinh tế, trong đó công cụ tài chính xanh (green finance) hay còn gọi là tài chính môi trường (environmental finance) đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay (Campiglio 2016). Các cơ chế tài chính xuyên quốc gia được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility), Quỹ khí hậu xanh (Green Climate Fund), Quỹ thích ứng (Adaption Fund) (Azhgaliyeva và Liddle 2020). Ở cấp độ quốc gia, các nước cũng đề ra những biện pháp và chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ công tác BVMT và phát triển xanh. Ngoài các công cụ hỗ trợ chính sách và kiểm soát bằng các quy định pháp luật, công cụ tài chính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Quỹ Bảo vệ môi trường (Environment Fund) là một trong những tổ chức tài chính được thành lập và hoạt động tại các quốc gia với mục đích ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển xanh bền vững. Quỹ BVMT là tổ chức tài chính nhà nước, là một trong những kênh dẫn vốn chính nhằm giải quyết những hạn chế của thị trường trong việc thiếu hụt các nguồn vốn cho đầu tư bảo vệ môi trường (Akihisa 2008; OECD 2015; 2018; Oh và Kim 2018). Phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, các quốc gia giới thiệu các công cụ hỗ trợ tài chính phù hợp đối với các Quỹ BVMT. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, công cụ hỗ trợ lãi suất và tài trợ không hoàn lại là một trong những công cụ chính cho tài chính xanh. Trong khi đó, cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường là công cụ hỗ trợ tài chính môi trường quan trọng của các nước nghèo hơn, đang trong thời kỳ phát triển (Hossain 2018; Park và Kim 2020). Lấy bối cảnh Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mới nổi tại Châu Á, với tốc độ phát triển công nghiệp hóa cao, nhưng sự phát triển của thị trường tài chính còn nhiều hạn chế (Bui 2020). Vì vậy, môi trường chịu tác động và áp lực lớn về ô nhiễm, suy thoái và biến đổi khí hậu. Để chống lại các tác động tiêu cực này, nhà nước đã ban hành 12
- chính sách tài chính nhằm mục đích hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường thông qua hình thái tổ chức tài chính gọi là Quỹ BVMT, được giới thiệu đầu tiên vào năm 2002 thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Quỹ BVMT là tổ chức tài chính nhà nước và là kênh dẫn vốn chính cho hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cho vay với lãi suất ưu đãi là một trong những công cụ tài chính chủ yếu của Quỹ BVMT, chiếm hơn 95% kết quả hoạt động. Hiện nay, hệ thống các Quỹ BVMT tại Việt Nam với số lượng là 48 Quỹ, trong đó có 01 Quỹ BVMT cấp quốc gia (Quỹ BVMT Việt Nam) và 47 Quỹ BVMT cấp địa phương (Quỹ BVMT cấp tỉnh). Tuy nhiên, trong số này chỉ có 26 Quỹ BVMT đã đi vào hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường (Duong TPA và Le HL 2021). Nguồn tài chính từ các Quỹ BVMT chỉ dành riêng hỗ trợ cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển xanh và chống biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Climate Bonds Initiative, nhu cầu cho đầu tư xanh chống biến đổi khí hậu cũng như đầu tư bảo vệ môi trường tại Việt Nam là rất lớn trong khi đó sự thiếu hụt lớn về tài chính cho hoạt động này là hiện hữu (Kristiane và cộng sự 2020). Các ngân hàng thương mại đã bước đầu chú ý đến việc tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường thông qua các danh mục xanh nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế với lý do các ngân hàng chưa quen thuộc với danh mục đầu tư xanh cũng như các dự án bảo vệ môi trường thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng mất vốn lớn (Barbu và Boitan 2019; Chen và cộng sự 2019; T. C. Nguyen, Chuc và Dang 2018). Điều này cho thấy, các Quỹ BVMT ngày càng đóng vai trò quan trọng cũng như là một trong những tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tài chính môi trường. Câu hỏi đặt ra là với điều kiện lãi suất ưu đãi như vậy thì nhân tố nào ảnh hưởng tới việc các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các Quỹ BVMT? Các doanh nghiệp đầu tư các dự án bảo vệ môi trường có thể đối mặt với các rào cản nào khi tiếp cận nguồn vốn từ các Quỹ BVMT? Thông qua việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trên, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trong việc tiếp cận tài chính hoặc tiếp cận vốn vay nói chung của doanh nghiệp đối với các nguồn vốn chính thức hoặc phi chính thức. Đối với đánh giá việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thì các nghiên cứu tập trung vào các hoạt động cho vay ưu đãi xóa đói giảm nghèo, cho vay ưu đãi sinh viên nhưng theo hiểu biết của nghiên cứu sinh thì chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh hoặc vay vốn ưu đãi cho bảo vệ môi trường (P. Le 2012; Luc 2018; H. H. Nguyen 2020; L. T. Nguyen và cộng sự 2018; N. Nguyen và Luu 2013). Các nghiên cứu về Quỹ BVMT thì lại chỉ tập trung vào việc đánh giá về cơ chế, chính sách và hiệu quả hoạt động hỗ trợ tài chính nói chung, vai trò và hoạt động cho vay ưu đãi nói riêng (Francis 2000; Patrick Francis, Jürg Klarer và Nelly Petkova 1999; Mason, 13
- Clive H.J. 2015; Speck và cộng sự 2001). Trong khi hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường lại có một số yếu tố đặc trưng riêng biệt như chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi (< 50% lãi suất thị trường), các dự án vay vốn là dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển xanh, tổ chức cho vay ưu đãi là các tổ chức tài chính nhà nước. Vì vậy, có thể thấy rằng tiếp cận vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường cũng có thể có một số đặc trưng khác biệt so với tiếp cận tài chính và tiếp cận vốn vay nói chung. Trong khi ngày càng nhiều quốc gia sử dụng Quỹ BVMT như là kênh dẫn vốn chính cho hoạt động hỗ trợ tài chính bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu thì các câu hỏi nêu trên ngày càng trở nên cấp thiết và cần phải được làm rõ. Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và nhận diện các rào cản trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững thông qua các đề xuất hàm ý chính sách phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn BVMT, các Quỹ BVMT và các chính sách hỗ trợ BVMT của nhà nước. Ngoài ra, cũng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể và toàn diện thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi của các Quỹ BVMT tại Việt Nam. Vì lẽ đó, việc thực hiện nghiên cứu với đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các Quỹ Bảo vệ môi trường ở Việt Nam” là hoàn toàn cần thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nắm bắt cơ sở lý thuyết đối với nội dung liên quan đến nghiên cứu của luận án là hết sức cần thiết. Theo đó, định hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào hoạt động cho vay ưu đãi và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi của các doanh nghiệp tại các Quỹ BVMT. Tuy nhiên, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào trong và ngoài nước thực hiện việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các Quỹ BVMT. Vì vậy, nghiên cứu sinh thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu của 02 nội dung chính bao gồm (1) Hoạt động hỗ trợ tài chính nói chung và cho vay ưu đãi nói riêng tại các Quỹ BVMT và các tổ chức tài chính có liên quan và (2) Các nhân tố ảnh hưởng trong việc tiếp cận vốn vay nói chung của các doanh nghiệp. Để từ đó, hình thành nên các phương pháp nghiên cứu đối với luận án. 2.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường Hoạt động hỗ trợ tài chính nói chung và cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường là chủ đề nghiên cứu ngày càng trở nên phổ biến hơn và được các nhà khoa học quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển và đang phát triển trên 14
- thế giới ngày càng tập trung vào việc thúc đẩy và hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, tạo lập các cơ chế và chính sách tài chính thuận lợi hơn cho công tác đầu tư bảo vệ môi trường, chuyển đổi nền kinh tế phát thải các bon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá tổng thể hoạt động của các Quỹ BVMT trong đó hoạt động cho vay được xem như là một hoạt động hỗ trợ tài chính. Ngoài ra, các nghiên cứu còn đề cập đến các nội dung về nguồn vốn hoạt động, cơ cấu tổ chức, kết quả cho vay ưu đãi và các hoạt động hỗ trợ tài chính, các kinh nghiệm trong hoạt động cho vay ưu đãi, việc thiết lập và vận hành các Quỹ BVMT. Tác giả Francis (2000) với nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ tài chính (trong đó bao gồm hoạt động cho vay ưu đãi) cho mục đích bảo vệ môi trường cho các nền kinh tế chuyển đổi và vai trò của các Quỹ BVMT. Nghiên cứu cho rằng hầu hết các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi ở Trung và Đông Âu và các quốc gia độc lập mới của Liên Xô cũ đều sử dụng các Quỹ môi trường là kênh dẫn vốn đồng thời là trung gian tài chính cho công tác bảo vệ môi trường. Ở một số nước Trung và Đông Âu nói riêng, các Quỹ BVMT là nhà tài trợ chính và lớn nhất cho đầu tư môi trường. Các quỹ thường là các tổ chức được chính phủ tạo nguồn bởi các nguồn thu khác nhau, bao gồm cả phí, thuế môi trường và tiền phạt vi phạm môi trường. Các Quỹ này thông thường cung cấp các khoản tài trợ không hoàn lại hoặc các khoản vốn vay ưu đãi cho hàng loạt các hoạt động bảo vệ môi trường. Tác giả cho rằng các Quỹ môi trường công cộng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho việc bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia Trung và Đông Âu và các quốc gia độc lập mới của Liên Xô cũ. Mặc dù có những lo ngại về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn pháp lý, nhưng các Quỹ đã được chấp thuận một cách rộng rãi và xem như là một cơ chế chuyển đổi hiệu quả nếu được thiết kế và quản lý một cách phù hợp. Tác giả cũng đi vào nghiên cứu và phân tích một cách sâu hơn về các câu hỏi có thể hữu ích trong việc giải quyết vấn đề hóc búa như: các Quỹ BVMT có cản trở sự phát triển hay bóp méo các cơ chế tài chính của thị trường hay không? Bằng cách nào các nước có thể đảm bảo rằng các Quỹ BVMT không cản trở sự phát triển như vậy? Vai trò tối ưu cho các Quỹ BVMT khi quá trình chuyển đổi là gì? Các Quỹ BVMT có thể đóng vai trò gì trong giai đoạn hậu chuyển đổi? Nhóm tác giả Patrick Francis, Jürg Klarer và Nelly Petkova (1999) thực hiện nghiên cứu luận bàn về các Quỹ môi trường nhà nước thuộc các nước Trung và Đông Âu. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã cung cấp các thông tin tổng quan cơ bản về các đặc điểm và hoạt động chính của các quỹ môi trường trong khu vực Trung - Đông Âu và các nhà nước mới độc lập, bao gồm gần như tất cả các quỹ môi trường quốc gia. 15
- Trong đó, các ưu nhược điểm của các Quỹ cũng như những thách thức và cơ hội mà các Quỹ gặp phải cũng được tác giả đánh giá một cách chi tiết. Tác giả Schneider (2007) đánh giá về nguồn vốn hoạt động cũng như kết quả về hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Croatia, đặc biệt là hoạt động cho vay thúc đẩy tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Với sự đóng góp nguồn vốn từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) khác đã giúp Croatia đạt được mục tiêu trong việc thực hiện phát triển năng lượng tái tạo trên nền tảng am hiểu rõ ràng về các vấn đề chi phí và kỹ thuật liên quan đến hỗ trợ tài chính và thực hiện các dự án. Tác giả Mason (2015) nghiên cứu đánh giá cơ chế hỗ trợ tài chính và công cụ tài chính trong mảng năng lượng xanh. Nghiên cứu đã tìm hiểu sâu và đánh giá các cơ chế hỗ trợ tài chính tiềm năng đã được sử dụng để thúc đẩy việc đầu tư vào năng lượng sạch (bao gồm đầu tư vào các hoạt động năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng) ở các quốc đảo nhỏ đang phát triển đối với các loại hình quỹ hiện nay như Quỹ quay vòng vốn hiệu quả năng lượng, Quỹ Cổ phần riêng, Quỹ đầu tư ủy thác. Báo cáo của OECD (2015) về chính sách của Ngân hàng Đầu tư xanh, bài viết đã cung cấp nghiên cứu toàn diện đầu tiên về các Ngân hàng đầu tư xanh có vốn đầu tư nhà nước, phân tích nguồn gốc, các nhiệm vụ và hoạt động hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính công này. Dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều Ngân hàng đầu tư xanh và các tổ chức tương tự, báo cáo cung cấp những khía cạnh khác nhau trong việc thúc đẩy và hỗ trợ tài chính đầu tư vào các bon thấp, cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu và các lĩnh vực môi trường khác với điểm nhấn là các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc thành lập, huy động nguồn vốn và nhân sự cũng được đề cập nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách định hình cũng như cung cấp thêm các thông tin cần thiết để thành lập một Ngân hàng đầu tư xanh. Nghiên cứu của Trung tâm môi trường khu vực Trung và Đông Âu (2006) đánh giá về cơ chế thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm các nội dung bàn về nguồn thu nhập để hỗ trợ, kế hoạch chi tiêu và sử dụng vốn, các chương trình hỗ trợ ưu đãi bảo vệ môi trường, thiết kế cơ chế lựa chọn và tiêu chí lựa chọn các dự án, các loại hình hỗ trợ ưu đãi trong đó có hoạt động cho vay ưu đãi, hoạt động giám sát và thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nghiên cứu dựa trên bối cảnh các nước đang cần thiết lập một cơ chế hữu hiệu trong việc hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nghiên cứu của EAP Task Force (2003) đánh giá hoạt động của các Quỹ môi trường quốc gia và các thực hành tốt trong việc sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động 16
- hỗ trợ tài chính tại Châu Âu. Nghiên cứu đưa ra cả kinh nghiệm về ưu điểm và hạn chế của các nước có nền kinh tế chuyển đổi và các quốc gia thuộc khối OECD để cung cấp một khung chính sách sử dụng nguồn vốn bảo vệ môi trường trong các chương trình tài chính công cộng. Nghiên cứu cung cấp một hướng dẫn về việc thiết kế và thực hiện các chương trình chi tiêu việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá việc vận hành và hoạt động các chương trình chi tiêu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường quốc gia. Speck và cộng sự (2001) phân tích và đánh giá các công cụ hỗ trợ tài chính và vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường của 10 quốc gia chuẩn bị xem xét gia nhập vào khối liên minh Châu Âu. Báo cáo đánh giá và trình bày kết quả về hoạt động hỗ trợ tài chính bao gồm hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi của 12 Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc 09 quốc gia bao gồm Bulgaria, Czech Republic, Estonia, Hungary, Lithuania, Poland, Romania, Slovakia, Slovenia. Với thời gian thành lập lâu đời từ những thập nhiên 90, các Quỹ Bảo vệ môi trường này được thành lập và là động lực chính cho các quốc gia này thực hiện các hoạt động hỗ trợ tài chính, cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu trên phạm vi các quốc gia. Nghiên cứu của Interagency Planning Group on Environmental Funds (2000) với nội dung hướng dẫn thiết lập và vận hành các Quỹ BVMT. Với sự phát triển của hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi trường trong thời gian gần đây, tác giả sử dụng các kinh nghiệm trước đây để đưa ra một hướng chung, một sổ tay cho các nhà quản lý về việc vận hành hiệu quả, cách thức, quy trình cho vay ưu đãi và các phương án tạo ra nguồn thu dồi dào cho các Quỹ môi trường. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hoạt động cho vay ưu đãi của các Quỹ BVMT tập trung vào các nội dung tổ chức, hoạt động, kết quả và viễn cảnh tương lai của một tổ chức hay cho một đối tượng nhất định là khá đa dạng. Hoạt động cho vay ưu đãi được áp dụng và triển khai theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế cũng như khả năng đáp ứng về mặt nguồn vốn của các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng hoạt động của các Quỹ BVMT tại một số nước Châu Âu trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế và trong khoảng thời gian gia nhập liên minh Châu Âu. Theo xu hướng chung, trong tương lai các quốc gia sẽ thực hiện thành lập các ngân hàng đầu tư xanh để thực hiện mục tiêu vừa tạo ra nguồn vốn cho đầu tư xanh vừa hướng tới công cuộc phát triển bền vững đang được các quốc gia ngày càng quan tâm. 17