Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên

pdf 197 trang vuhoa 24/08/2022 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nhan_to_anh_huong_den_nang_luc_canh_tranh.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN XUÂN QUANG NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn ĐìnhThọ THÁI NGUYÊN - 2021
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo Khoa Quản lý - Luật Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ- ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Công Thƣơng, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Nội vụ, Sở tài chính, Cục Thống kê tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã cùng các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Quang
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Những đóng góp mới của luận án 5 5. Kết cấu của luận án 7 Chƣơng 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8 1.1. Các nghiên cứu về lợi thế so sánh và cạnh tranh 8 1.2. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh địa phƣơng 11 1.2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 11 1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc 16 1.2.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu 20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu 20 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 22 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 22 2.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 22 2.1.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh 29 2.1.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 33 2.1.4. Cơ sở lý luận của mô hình lý thuyết đo lƣờng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh 35 2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 40 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 45
  5. iv 2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng 45 2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh 47 2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh 49 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 52 3.2. Cách tiếp cận, quy trình nghiên cứu và khung phân tích 52 3.2.1. Cách tiếp cận 52 3.2.2. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích 53 3.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 55 3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 55 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 55 3.4. Nghiên cứu định tính thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 56 3.4.1. Phƣơng pháp chuyên gia/nhà quản lý 56 3.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo 57 3.5. Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin 62 3.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 62 3.5.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin 63 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 67 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 69 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Nguyên 69 4.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 69 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 74 4.1.3. Kết quả đạt đƣợc trong nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 79 4.2. Kết quả cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 83 4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 91 4.3.1. Thực trạng nhân tố lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên 91 4.3.2. Thực trạng nhân tố hạ tầng kỹ thuật 94
  6. v 4.3.3. Thực trạng nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội 98 4.3.4. Thực trạng nhân tố quy mô của tỉnh 101 4.3.5. Thực trạng nhân tố môi trƣờng kinh doanh 105 4.3.6. Thực trạng nhân tố trình độ phát triển cụm ngành 107 4.3.7. Thực trạng nhân tố chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu 111 4.3.8. Thực trạng nhân tố hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp 115 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 118 4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng trong phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 118 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 120 4.4.3. Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 124 4.5. Đánh giá kết quả phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 127 Chƣơng 5:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 134 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 134 5.1.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 134 5.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 138 5.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 141 5.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 141 5.2.2. Định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 142 5.2.3. Mục tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 143 5.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 146 5.3.1. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 147 5.3.2. Khai thác và phát huy lợi thế về hạ tầng, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tăng cƣờng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai và bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 148
  7. vi 5.3.3. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội 149 5.3.4. Khai thác, phát triển toàn diện lợi thế quy mô của tỉnh 149 5.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh 151 5.3.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện trình độ phát triển cụm ngành 152 5.3.7. Hoàn thiện chính sách tài khóa, tín dụng, cơ cấu 154 5.3.8. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động và chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp 155 5.3.9. Tạo dựng môi trƣờng sinh thái khởi nghiệp để phát triển đổi mới và sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số 155 KẾT LUẬN 158 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 170
  8. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GTSX Giá trị sản xuất GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã ICT Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin KH&CN Khoa học & Công nghệ KT Kinh tế KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - xã hội LTCT Lợi thế cạnh tranh LTSS Lợi thế so sánh MTKD Môi trƣờng kinh doanh NLCT Năng lực cạnh tranh NSLĐ Năng suất lao động PAPI Chỉ số Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh Par Index Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QLKT Quản lý kinh tế SIPAS Chỉ số hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nƣớc SX-KD Sản xuất - kinh doanh TTHC Thủ tục hành chính TW Trung Ƣơng UBND Ủy ban Nhân dân
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đo lƣờng thang đo lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên 57 Bảng 3.2. Đo lƣờng thang đo hạ tầng kỹ thuật 58 Bảng 3.3. Đo lƣờng thang đo hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội 58 Bảng 3.4. Đo lƣờng thang đo quy mô của địa phƣơng 59 Bảng 3.5. Đo lƣờng thang đo về môi trƣờng kinh doanh 59 Bảng 3.6. Đo lƣờng thang đo trình độ phát triển cụm ngành 60 Bảng 3.7. Đo lƣờng thang đo chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu 60 Bảng 3.8. Đo lƣờng thang đo hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp 61 Bảng 3.9. Đo lƣờng thang đo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 61 Bảng 3.10. Thông tin chi tiết mẫu khảo sát 63 Bảng 3.11. Thang đo Likert đo lƣờng mức độ đồng ý 68 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên tính đến ngày 31/12/2020 72 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 75 Bảng 4.3. Điểm số, xếp hạng Chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 85 Bảng 4.4. Các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 94 Bảng 4.5. Số tổ chức giáo dục đại học và tổ chức khoa học và công nghệ 99 Bảng 4.6. Thực trạng y tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 100 Bảng 4.7. Lực lƣợng lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 . 102 Bảng 4.8. Lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế 103 Bảng 4.9. Một số kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh đạt đƣợc từ công tác cải thiện môi trƣờng kinh doanh 106 Bảng 4.10. Thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 109 Bảng 4.11. Chi đầu tƣ phát triển từ NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 112
  10. ix Bảng 4.12. Vốn đầu tƣ trên địa bàn phân theo nguồn vốn 112 Bảng 4.13. Thực trạng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình sở hữu 115 Bảng 4.14. Cronbach s Alpha của các khái niệm nghiên cứu 118 Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến 120 Bảng 4.16. Phân tích nhân tố khám phá biến năng lực cạnh tranh 121 Bảng 4.17. Tổng phƣơng sai trích 121 Bảng 4.18. Kiểm định KMO và Bartlett 121 Bảng 4.19. Tổng phƣơng sai đƣợc giải thích (Total Variance Explained) 121 Bảng 4.20. Bảng phân tích tổng thể mô hình nghiên cứu 123 Bảng 4.21. Phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 124 Bảng 4.22. Phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 125 Bảng 4.23. Phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên 125 Bảng 4.24. Giá trị beta chuyển hóa của các biến 126
  11. x DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô hình kim cƣơng của Michael Porter 36 Hình 2.2: Tam giác năng lực cạnh tranh 36 Hình 2.3: Khung phân tích NLCT địa phƣơng của Vũ Thành Tự Anh 38 Hình 2.4: Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT của tỉnh dƣới góc độ quản lý kinh tế 39 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 53 Hình 3.2: Khung phân tích NLCT cấp tỉnh 54 Hình 3.3: Mô hình các giả thiết nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT cấp tỉnh Thái Nguyên 55 Hình 4.1: Vị trí các mỏ khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên 72 Hình 4.2. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI Thái Nguyên năm 2020 84 Hình 4.3. Vị trí địa lý của tỉnh Thái Nguyên 92
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh toàn cầu là khái niệm tập trung vào năng lực phát triển thịnh vƣợng bền vững của một quốc gia vƣợt ra ngoài khái niệm tăng trƣởng ngắn hạn. Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu năm 2020 cho thấy nền tảng của quá trình chuyển đổi hƣớng tới các hệ thống kinh tế cạnh tranh kết hợp các mục tiêu “năng suất”, “con ngƣời” và “hành tinh” sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Năng lực cạnh tranh quốc gia tập trung vào đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế các bon thấp là hƣớng đi của các quốc gia sau khủng hoảng Covid-19. Nghị quyết đƣợc Đại hội XIII đặt mục tiêu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nƣớc, Việt Nam là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nƣớc, trở thành nƣớc phát triển, thu nhập cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi số theo hƣớng xanh hóa nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể duy trì tăng trƣởng và phát triển bền vững trong dài hạn. Việt Nam cần tập trung chuyển đổi mô hình tăng trƣởng chủ yếu dựa vào tài nguyên sang mô hình tăng trƣởng chủ yếu dựa vào đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện năng suất lao động nhằm hƣớng tới sự phát triển thịnh vƣợng bền vững. Với chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ về phân cấp, phân quyền ngày càng sâu rộng, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, là nhân tố thúc đẩy năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững của quốc gia. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ trên địa bàn trong tiếp cận các ƣu đãi đầu tƣ, tiếp cận đất đai và nguồn nhân lực chất lƣợng cao để cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động. Từ những
  13. 2 điều kiện ban đầu đƣợc coi là kém hấp dẫn với các nhà đầu tƣ nhƣ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy mô thị trƣờng so với hai cực phát triển kinh tế năng động là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã thành công trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và tinh thần của nhân dân. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vì vậy đóng vai trò quan trọng trong duy trì phát triển bền vững và thịnh vƣợng lâu dài ở Việt Nam. Cùng với năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh góp phần quan trọng vào cải thiện khả năng phát triển bền vững và thịnh vƣợng trong dài hạn của các quốc gia. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đƣợc tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau nhƣ: Trình độ phát triển của cụm ngành; Nhân tố quy mô địa phƣơng; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa; Hạ tầng kỹ thuật; và Môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh không tách rời mục tiêu, chiến lƣợc phát triển chung của cả vùng và của cả nƣớc. Năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh gắn liền với quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phƣơng. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm khai thác mối quan hệ liên kết vùng, liên kết ngành, liên kết giữa các địa phƣơng trong phạm vi cả nƣớc. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa trên sự khác biệt của mỗi tỉnh trong điều kiện tuân thủ những chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, quốc gia và thực hiện các cam kết quốc tế. Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, vàquy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng cao là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trong khoảng hơn một thập niên gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2015-2020, tỉnh Thái Nguyên đã có sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế - xã hội, trở thành một cực tăng trƣởng của cả nƣớc; Kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, bình quân đạt 10,48%, cao hơn bình quân chung của cả nƣớc; Quy mô tổng sản phẩm đạt
  14. 3 116 nghìn tỷ đồng; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ bình quân của tỉnh (Hệ số ICOR) năm 2020 là 8,41;tổng vốn đầu tƣ phát triển đạt gần 240 nghìn tỷ đồng [11]; môi trƣờng kinh doanh ngày càng thông thoáng, có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tin tƣởng, yên tâm đầu tƣ. Năm 2020, Thái Nguyên xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc và luôn đứng trong top 20 của cả nƣớc và là Tỉnh dẫn đầu các tỉnh Miền núi phía Bắc [9]. Tuy nhiên, kinh tế tăng trƣởng nhanh nhƣng chƣa thật sự bền vững, nguồn thu vẫn chủ yếu là thu từ tiền sử dụng đất; nội lực của nền kinh tế còn thấp; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Hiện khu vực công nghiệp là động lực tăng trƣởng chính của tỉnh nhƣng khu vực FDI chiếm đến 93% giá trị sản xuất công nghiệp; trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế, đặc biệt là khu vực kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể; chƣa khai thác tốt dƣ địa lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, du lịch. Mặc dù, nguồn nhân lực chất lƣợng của tỉnh Thái Nguyên khá cao; lợi thế so sánh tuyệt đối về vị trí trung tâm của các tỉnh miền núi phía Bắc, song một số chỉ số thành phần còn đạt thấp nhƣ: chỉ số “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”, chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” dẫn đến năng lực cạnh tranh của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Vì vậy, việc xác định và phát huy ảnh hƣởng của những nhân tố có lợi cũng nhƣ hạn chế những bất lợi từ các nhân tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tăng thu ngân sách, thu hút đầu tƣ, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện là vấn đề đang đƣợc tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng [11]. Đến nay, đã có rất nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận ở một góc độ khác nhau. Đa số mới chỉ đánh gia năng lực điều hành của chính quyền tỉnh qua phân tích kết quả PCI hoặc đánh giá môi trƣờng kinh doanh mà chƣa có một nghiên cứu toàn diện về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên, bằng phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng thang đo, đề tài tập trung giải quyết các khoảng trống trong nghiên cứu thông qua hệ thống và phát triển một bƣớc lý luận về nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh bao gồm:
  15. 4 Nhân tố môi trƣờng kinh doanh; Nhân tố phát triển cụm ngành; Nhân tố hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp; Nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; Nhân tố hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện, nƣớc, viễn thông); Nhân tố chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Nhân tố quy mô địa phƣơng. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn, và kiểm định thực tế, đề tài đề xuất quy trình nghiên cứu; khung phân tích; mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên” xác định, phân tích và lƣợng hóa mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên,vì vậy có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phát triển một bƣớc cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên từ thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của một số địa phƣơng. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và thực trạng nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020. - Kiểm định và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên đến trong giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên.
  16. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án không nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp, mà chỉ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020; các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu trong giai đoạn 2016 -2020; số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua kết quả khảo sát của tác giả năm 2020. - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Về lý luận - Luận án đã hệ thống và phát triển một bƣớc lý luận về nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu đây là những chỉ dẫn khoa học rất quan trọng để tác giả luận án triển khai trả lời các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã hệ thống hóa và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Nhân tố môi trƣờng kinh doanh; Nhân tố phát triển cụm ngành; Nhân tố hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp; Nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; Nhân tố hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện, nƣớc, viễn thông); Nhân tố chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Nhân tố quy mô địa phƣơng. - Luận án đã đề xuất hàm tổng quát của mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên; đồng thời đã áp dụng thành công các phƣơng pháp nghiên cứu EFA, Hồi quy tuyến tính đa biến để xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. - Từ kết quả nghiên cứu tổng quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh, kết hợp với thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án đã xây dựng mới và đƣa vào sử dụng 4/4 biến quan sát thang đo Lợi thế về vị trí và tài nguyên, 4/4 biến thang đo Hạ
  17. 6 tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; 6/6 biến quan sát thang đo Môi trường kinh doanh; 1/4 biến cho thang đo Trình độ phát triển cụm, ngành; 5/5 biến cho thang đo Hạ tầng kỹ thuật; 3/8 biến cho thang đo Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu; 4/4 biến về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 4.2. Về thực tiễn Luận án đã đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên thông qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy: (i) môi trƣờng kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên chƣa thực sự tốt, các số liệu khảo sát cán bộ quản lý đều đánh giá ở mức “trung bình”; (ii) trình độ phát triển cụm ngành của tỉnh còn hạn chế, phân lớn các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI; (iii) lợi thế về vị trí và tài nguyên, hiện nay tỉnh chƣa phát huy đƣợc hết lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tƣ vào tỉnh; (iv) quy mô của tỉnh chƣa đồng bộ, quy mô lao động thừa, nhƣng thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao, quy mô thị trƣờng đã đƣợc cải thiện, song còn chƣa phát triển; (v) hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội của tỉnh đã cải thiện và phát triển trong những năm gần đây, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng; (vi) hạ tầng kỹ thuật, bƣớc đầu đƣợc cải thiện, song hạ tầng đƣờng sông và đƣờng sắt chƣa phát triển; (vii) chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, song các thủ tục còn rƣờm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp; cơ cấu kinh tế đã đƣợc chuyển dịch theo hƣớng phù hợp mới mục tiêu của tỉnh giai đoạn vừa qua; (viii) hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy việc xây dựng chiến lƣợc còn hạn chế, trình độ lao động chƣa cao, công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn tới khó khăn trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Luận án đã sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với mô hình hồi quy đa biến để phân tích mức độ tác động của từng nhân tố tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích cho thấy: trong 8
  18. 7 nhân tố ban đầu có 6 nhân tố: Trình độ phát triển của cụm ngành; Nhân tố quy mô địa phƣơng; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa; Hạ tầng kỹ thuật; và Môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên còn 2 nhân tố: Nhân tố hoạt động và chiến lƣợc của DN; và Chính sách tài khóa, tín dụng đầu tƣ và cơ cấu không ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm và thực tiễn, luận án đã nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, nêu ra một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên, và đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2030. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc chia thành 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Thực trạng năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng đến năm lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 5: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên.
  19. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng có thể duy trì phát triển bền vững và thịnh vƣợng lâu dài của một nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng của một địa phƣơng có thể duy trì phát triển bền vững và thịnh vƣợng lâu dài cho cộng đồng ngƣời dân và doanh nghiệp trên một địa bàn nhất định. Trong bối cảnh khủng hoảng do bệnh dịch và biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia và chính quyền địa phƣơng phải đối mặt với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để hƣớng tới phục hồi xanh và phát triển bền vững trong dài hạn. Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng phục hồi và chuyển đổi xanh, nâng cao chất lƣợng vốn con ngƣời, duy trì chuỗi cung ứng và hoạt động thông suốt của thị trƣờng, phục hồi hệ sinh thái, đổi mới, sáng tạo và mức độ sẵn sàng chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ để khắc phục gián đoạn của thị trƣờng. Cốt lõi để duy trì năng lực cạnh tranh là các các quốc gia, các địa phƣơng, các tổ chức kinh tế có năng lực để khai thác lợi thế so sánh của mình để duy trì phát triển bền vững và thịnh vƣợng cho con ngƣời và trái đất trong dài hạn. 1.1. Các nghiên cứu về lợi thế so sánh và cạnh tranh Năng lực cạnh tranh bắt đầu đƣợc nghiên cứu dựa trên các quan điểm về lợi thế so sánh (LTSS) xuất hiện từ thế kỷ 17. Đến cuối thế kỷ 18 một số nhà kinh tế học nhƣ Adam Smith, David Ricardo, Jonh Stuart Mill, Thomas Malthus, Karl Marx đã phát triển lý thuyết về năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh là nền tảng của lý thuyết hiện đại về năng lực cạnh tranh Adam Smith là nhà kinh tế học cổ điển ngƣời Anh, là một trong những học giả đầu tiên nêu quan điểm về lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình là “Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations” (1776), Adam Smith cho rằng, LTSS tuyệt đối và nguồn gốc thịnh vƣợng của các dân tộc dựa trên lợi thế so sánh tuyệt đối về chi phí sản xuất của một quốc gia. Các quốc gia cần chuyên môn hóa vào các sản
  20. 9 phẩm có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình và đem lại thịnh vƣợng chung cho các quốc gia thông qua thƣơng mại quốc tế; đồng thời, các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng cần chuyên môn hóa vào sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Adam Smith khẳng định LTSS tuyệt đối là cơ sở để các doanh nghiệp và các quốc gia lựa chọn lĩnh vực sản xuất, khu vực có năng lực cạnh tranh tuyệt đối và sản phẩm có năng lực cạnh tranh tuyệt đối để tạo ra sức cạnh tranh quốc gia và thông qua thƣơng mại quốc tế để đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia vào thƣơng mại toàn cầu [82]. David Ricardo mở rộng lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith để giải thích năng lực và khả năng khai thác lợi thế so sánh tƣơng đối giữa các quốc gia khác nhau về trình độ công nghệ, không có khả năng cạnh tranh về lợi thế so sánh tuyệt đối, nhƣng vẫn thu đƣợc lợi ích khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế. Theo David Ricardo, LTSS tƣơng đối là lợi thế đạt đƣợc trong trao đổi thƣơng mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất, hoặc những mặt hàng có lợi thế lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. Theo David Ricardo, LTSS tƣơng đối là nguồn lực cạnh tranh quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh quốc gia khi các nƣớc tham gia vào thƣơng mại toàn cầu. Tác phẩm “Principles of Political Economy and Taxation” (1817) của David Ricardo đã chỉ ra quan điểm thƣơng mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh (còn gọi là thuyết chi phí so sánh). Cạnh tranh là thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng và thƣơng mại quốc tế là cơ sở để các quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế cạnh tranh tƣơng đối với các nƣớc khác và thông qua trao đổi để đem lại lợi ích cho mọi quốc gia. David Ricardo cho rằng, LTSS tƣơng đối là nền tảng của năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, đem lại lợi ích cho tất cả các nƣớc tham gia vào thƣơng mại quốc tế [77]. Sau Adam Smith và David Ricardo, hai nhà kinh tế Heckscher (1919), Ohlin (1933) đã phát triển lý thuyết về các yếu tố sản xuất để giải thích năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên cơ sở lợi thế so sánh về nguồn lực các yếu tố sản xuất đầu vào theo mô hình H - O. Mô hình về LTSS các yếu tố sản xuất do Heckcher đƣa ra năm 1919 và đƣợc Ohlin hoàn thiện năm 1933 là mô hình giải thích năng lực cạnh tranh của các quốc gia và giải thích phân công lao động của các nƣớc dựa trên lợi thế so sánh về