Luận án Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

pdf 215 trang vuhoa 23/08/2022 11020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_moi_quan_he_giua_phat_trien_ngan_hang_va.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ LẠM PHÁT: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2021
  2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ LẠM PHÁT: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG 2. PGS.TS. HUỲNH QUANG LINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2021 Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Huy Hoàng và PGS.TS Huỳnh Quang Linh. Tôi đảm bảo các nội dung được trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng, số liệu được thu thập một cách khách quan, chủ yếu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế và Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trước đó ngoại trừ một số kết quả được công bố trong các công trình khoa học của chính tác giả. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Ánh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Huy Hoàng và PGS.TS Huỳnh Quang Linh đã tận tình hướng dẫn, động viên và cho những lời khuyên hữu ích trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được nhiều góp ý quý giá của PGS.TS. Hồ Thuỷ Tiên và PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh. Tôi vô cùng biết ơn Quý Thầy Cô đã dìu đắt, tạo động lực và hỗ trợ giúp tôi thực hiện được một công trình học thuật có giá trị. Cùng với sự nghiệp trồng người, tôi luôn ghi nhớ công ơn của Thầy Cô. Tôi cũng xin gởi lời trân trọng cám ơn đến các Thầy Cô khoa Tài chính Ngân hàng và Viện Đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS. Phạm Quốc Việt đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong khoảng thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Đây cũng là cơ hội tôi được nói lời cám ơn sâu sắc đến gia đình đã giành nhiều sự động viên, giúp đỡ tôi kiên trì đến mục tiêu cuối cùng. Tôi xin cám ơn tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ từ lãnh đạo và đồng nghiệp tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Ánh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix DANH MỤC BẢNG xii DANH MỤC HÌNH xiv TÓM TẮT LUẬN ÁN xv ABSTRACT xvi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 4 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 4 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 5 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: 5 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 6 1.5 Đóng góp mới của luận án 6 1.5.1 Về mặt khoa học 6 1.5.2 Về mặt thực tiễn 6 1.6 Bố cục luận án 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI, LẠM PHÁT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN 9 2.1 Khung khái niệm 9 2.1.1 Phát triển ngân hàng 9 2.1.1.1 Khái niệm về phát triển ngân hàng 9 iii
  6. 2.1.1.2 Đo lường phát triển ngân hàng 10 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế 12 2.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 12 2.1.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 13 2.1.3 Độ mở thương mại 15 2.1.3.1 Khái niệm về độ mở thương mại 15 2.1.3.2 Đo lường độ mở thương mại 16 2.1.4 Lạm phát 16 2.1.4.1 Khái niệm về lạm phát 16 2.1.4.2 Đo lường lạm phát 17 2.2 Cơ sở lý thuyết 18 2.2.1 Lý thuyết kinh tế giải thích mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 18 2.2.1.1 Lý thuyết trước thập niên 60 18 2.2.1.2 Lý thuyết tài chính Mckinnon-Shaw 19 2.2.1.3 Lý thuyết tài chính thập niên 80 20 2.2.1.4 Lý thuyết tài chính thập niên 90 21 2.2.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế giải thích vai trò của độ mở thương mại, lạm phát và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế 21 2.2.2.2 Lý thuyết thuộc trường phái Keynes 23 2.2.2.3 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển 24 2.2.2.4 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 26 2.2.3 Lý thuyết kinh tế giải thích vai trò của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế 27 2.2.3.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 27 2.2.3.2 Lý thuyết lợi thế so sánh 28 2.2.3.3 Lý thuyết của Heckscher – Ohlin 28 2.2.4 Lý thuyết kinh tế giải thích vai trò của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tiền tệ 29 iv
  7. 2.2.4.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ 29 2.2.4.2 Lý thuyết về truyền dẫn chính sách tiền tệ 30 2.2.5 Mối liên hệ giữa các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 31 2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 32 2.3.1 Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 32 2.3.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết cung dẫn dắt 33 2.3.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết cầu nối tiếp 37 2.3.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết phản hồi 38 2.3.1.4 Mối quan hệ quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 39 2.3.2 Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và độ mở thương mại 41 2.3.3 Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và lạm phát 44 2.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại 47 2.3.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát 52 2.3.6 Độ mở thương mại với mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 56 2.3.7 Lạm phát với mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế . 59 2.4 Khoảng trống nghiên cứu 61 Kết luận chương 2: 63 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 64 3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 64 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 65 3.4 Lựa chọn phương pháp ước lượng 67 3.4.1 Phân tích ưu điểm và nhược điểm từng mô hình 69 3.4.1.1 Mô hình Vector tự hồi quy 69 3.4.1.2 Mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số 70 3.4.1.3 Mô hình phân phối trễ tự hồi quy 71 3.4.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ARDL 72 v
  8. 3.5 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 72 3.6 Các biến trong mô hình thực nghiệm 76 3.6.1 Biến Tăng trưởng kinh tế 76 3.6.2 Biến Phát triển ngân hàng 77 3.6.3 Biến điều tiết 80 3.7 Phương pháp ước lượng 83 3.7.1 Phương pháp ước lượng ARDL 83 3.7.1.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian 83 3.7.1.2 Xác định độ trễ tối ưu 83 3.7.1.3 Kiểm định đồng liên kết 83 3.7.1.4 Phân tích mô hình 84 3.7.1.5 Kiểm định mô hình 84 3.7.1.6 Kiểm định tính vững (robustness) 84 3.7.2 Điểm gãy cấu trúc 84 3.7.3 Phương pháp hồi quy ngưỡng 85 Kết luận chương 3 87 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 88 4.1 Thực trạng về phát triển ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam. 88 4.1.1 Thực trạng phát triển ngân hàng Việt Nam 88 4.1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 97 4.1.3 Thực trạng về độ mở thương mại 98 4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu 104 4.2.1 Thống kê mô tả 104 4.2.2 Ma trận tự tương quan 107 4.2.3 Kiểm định tính dừng 107 4.2.4 Kiểm định đồng liên kết 109 4.2.4.1 Lựa chọn độ trễ phù hợp 110 4.2.4.2 Kết quả kiểm định đồng liên kết 111 vi
  9. 4.2.5 Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu 112 4.2.5.1 Kết quả phân tích mô hình tác động phát triển ngân hàng (độ sâu) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 112 4.2.3.2 Kết quả phân tích mô hình tác động phát triển ngân hàng (hiệu quả) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 115 4.2.5.3 Kết quả phân tích mô hình tác động tăng trưởng kinh tế đến phát triển ngân hàng (độ sâu) trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 118 4.2.5.4 Kết quả phân tích mô hình tác động tăng trưởng kinh tế đến phát triển ngân hàng (hiệu quả) trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 121 4.2.6 Kết quả kiểm định tính vững (robustness) 125 4.2.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát. 126 4.2.8 Kết quả và thảo luận kết quả xác định điểm gãy cấu trúc 132 4.2.9 Kết quả và thảo luận kết quả hồi quy ngưỡng 134 4.2.9.1 Điểm ngưỡng độ mở thương mại 135 4.2.9.2 Điểm ngưỡng lạm phát 137 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 142 5.1 Kết luận 142 5.2 Hàm ý chính sách 143 5.2.1 Hàm ý chính sách phát triển ngân hàng 143 5.2.1.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng để tạo thuận lợi cho kinh tế khu vực tư nhân thuộc lĩnh vực sản xuất tiếp cận vốn vay 143 5.2.1.2 Đẩy mạnh số hoá các hoạt động ngân hàng để giảm thiểu chi phí hoạt động 144 5.2.1.3 Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trước xu thế toàn cầu hoá 145 5.2.2 Hàm ý chính sách mở rộng độ mở thương mại 145 5.2.3 Hàm ý định hướng chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 147 vii
  10. 5.2.4 Xây dựng kịch bản ứng phó với các cú sốc và những bất ổn tài chính và thương mại bên ngoài 148 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai 149 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 viii
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ARDL Autoregressive Distributed Lag Phân phối trễ tự hồi quy APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Cooperation Thái Bình Dương ADF Augmented Dickey-Fuller AIC Akaike Information Criterion BIC Bayesian Information Criterion CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Agreement for Trans-Pacific Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương Partnership CAR Capital adequacy ratio Tỷ lệ an toàn vốn CRB Tín dụng cho khu vực tư nhân do ngân hàng cung cấp CUSUM Cumulative Sum of Recursive Tổng tích lũy của phần dư Residuals CUSUMSQ Cumulative Sum of Square of Tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần Recursive Residuals dư ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên Agreement minh châu Âu - Việt Nam EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định ix
  12. FPE Final Prediction Error FMOLS Fully Modified Ordinary Least Ước lượng tác động hồi quy dài hạn GMM Generalized Method of Moments IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế INF Inflation Lạm phát IRS Interest rate spread (lending rate Biên độ chênh lệch lãi suất cho vay minus deposit rate) và huy động vốn MENA Middle East and North Africa Trung Đông-Bắc Phi NHTM Ngân hàng thương mại NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIM Net Interest Margin Thu nhập lãi cận biên GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân GARCH Generalized autoregressive conditional heterokedasticity GROWTH Economic Growth Tăng trưởng kinh tế GSO General Statistics Office of Tổng cục Thống kê Việt Nam Vietnam OPE Trade Openness Độ mở thương mại OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Cooperation and Development tế OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất PP Phillips-Perron REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Assets ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity x
  13. TFP Total Factor Productivity Các nhân tố tổng hợp TPP Trans-Pacific Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Partnership Agreement Dương VAR Vector Autoregressive Model Mô hình Vector tự hồi quy VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số VAMC Vietnam Asset Management Công ty Quản lý tài sản của các tổ Company chức tín dụng Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WB World Bank Ngân Hàng Thế Giới xi
  14. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 41 Bảng 2.2: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tài chính (phát triển ngân hàng) và độ mở thương mại 44 Bảng 2.3: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và lạm phát 46 Bảng 2.4: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại 51 Bảng 2.5: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát 56 Bảng 2.6: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu về độ mở thương mại với mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 58 Bảng 2.7: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu về lạm phát với mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế 61 Bảng 3.1 Tổng hợp các phương pháp ước lượng các nghiên cứu trước sử dụng 67 Bảng 3.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm 81 Bảng 4.1: Cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam (2000 – 2019) 92 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 104 Bảng 4.3: Ma trận tự tương quan 107 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF và PP 108 Bảng 4.5: Lựa chọn độ trễ phù hợp trong mô hình nghiên cứu 110 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết 111 Bảng 4.7: Kiểm định Granger mô hình 1a 112 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư mô hình 1a 113 Bảng 4.9: Kiểm định Granger mô hình 1b 115 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư mô hình 1b 116 Bảng 4.11: Kiểm định Granger mô hình 2a 118 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư mô hình 2a 119 xii
  15. Bảng 4.13: Kết quả ước lượng mô hình 2b 121 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả phân tích 125 Bảng 4.15: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát 126 Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra điểm gãy cấu trúc 132 Bảng 4.17: Kết quả điểm ngưỡng độ mở thương mại 135 Bảng 4.18: Kết quả điểm ngưỡng lạm phát 137 xiii
  16. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 64 Hình 3.2 Quy trình phân tích tổng quát 68 Hình 4.1: Xu hướng mở rộng tín dụng trong nước ở khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng tại Việt Nam (2000 – 2019) 88 Hình 4.2: Biên độ chênh lệch lãi suất ở Việt Nam (2000 – 2019) 90 Hình 4.3: Tương quan giữa tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân và biên độ chênh lệch lãi suất ở Việt Nam (2000 – 2019) 91 Hình 4.4: Tỷ lệ an toàn vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 94 Hình 4.5: Xu hướng tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam (2000 -2019) 96 Hình 4.6: Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (2000 - 2019) 98 Hình 4.7: Các dấu mốc quan trọng trong hợp tác quốc tế của Việt Nam 98 Hình 4.8: Xu hướng độ mở thương mại Việt Nam (2000 - 2019) 99 Hình 4.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam (2000 - 2019) 99 Hình 4.10: Biến động lạm phá tại Việt Nam (2000 - 2019) 102 Hình 4.11: Đồ thị thể hiện tính dừng của các biến nghiên cứu 108 Hình 4.12: Vòng tròn đơn vị mô hình 1a 113 Hình 4.13: Kết quả phản ứng xung mô hình 1a 114 Hình 4.14: Vòng tròn đơn vị mô hình 1b 116 Hình 4.15: Kết quả phản ứng xung mô hình 1b 117 Hình 4.16: Vòng tròn đơn vị mô hình 2a 119 Hình 4.17: Kết quả phản ứng xung mô hình 2a 120 Hình 4.18: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ mô hình 2b 124 Hình 4.19: Biểu diễn điểm gãy cấu trúc xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu 134 xiv
  17. TÓM TẮT LUẬN ÁN Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam, luận án đã góp phần lấp đầy khoảng trống cần nghiên cứu. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp kế thừa, thống kê, diễn giải, luận án còn sử dụng phương pháp thực nghiệm thông qua phần mềm Stata 15 để ước lượng các mô hình hồi quy như ARDL, VAR, kiểm định nhân quả Granger, xác định điểm gãy cấu trúc, hồi quy ngưỡng trên dữ liệu chuỗi thời gian từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2019. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy: - Tồn tại mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam. - Có một cú sốc kinh tế bên ngoài tác động đến mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vào năm 2008. - Xác định được một giá trị ngưỡng của độ mở thương mại là 32,86% và ngưỡng của lạm phát là 9,19% mà trước và sau giá trị ngưỡng này, tác động của phát triển ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có thay đổi. Cụ thể: Với độ mở thương mại nhỏ hơn 32,86%, cho thấy phát triển ngân hàng không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, với độ mở thương mại lớn hơn 32,86%, cho thấy phát triển ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trong khi đó, với tỷ lệ lạm phát dưới ngưỡng 9,19% thì phát triển ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân. Và ngược lại, với tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng 9,19% tìm thấy sự tác động tích cực của phát triển ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế thông qua biên độ chênh lệch lãi suất. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách về phát triển ngân hàng, độ mở thương mại và lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Từ khoá: Phát triển ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, lạm phát. xv
  18. ABSTRACT Studying the relationship between banking development and economic growth in terms of trade openness and inflation in Vietnam has contributed to fill the research gap in the thesis. The thesis not only use methodologies such as inheritance, statistics and interpretation methods, but also uses experimental methods through Stata 15 software to estimate regression models such as ARDL, VAR, Granger causality test, structural break point determination, threshold regression on time series data from the first quarter of 2000 to the fourth quarter of 2019. Research results were found: - There is an exists of a relationship between banking development and economic growth in terms of trade openness and inflation in Vietnam. - There was an economic shock affecting the relationship between banking development and economic growth in Vietnam in 2008. - Determining the threshold value of trade openness of 32.86 % and inflation of 9.19%. There is a difference in the impact of banking development on economic growth in Vietnam with above or below this threshold value. Particularly, with a trade openness of less than 32.86%, it shows that banking development does not contribute to economic growth in Vietnam. However, when the trade openness is greater than 32.86%, banking development has a positive impact on economic growth in Vietnam. In addition, with an inflation rate below the threshold of 9.19%, banking development has a positive impact on economic growth through domestic credit in the private sector. In contrast, with an inflation rate above the threshold of 9.19%, it proves that the positive impact of banking development on economic growth is through the interest rate differential. From the research results, the thesis provides some policy implications for banking development, trade openness and inflation to promote economic growth in Viet Nam. Keywords: Banking development, economic growth, trade openness, inflation xvi
  19. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế đã thu hút và nhận được sự quan tâm của các học giả và các nhà hoạch định chính sách (Ndikumana 2001) trong suốt một thời gian dài. Do đó, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cũng luôn được các nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm tranh luận bởi vì luôn có các quan điểm khác nhau thậm chí là trái chiều nhau cả về lý thuyết và thực nghiệm (Boulika và Trabelisi 2002) về mối quan hệ này. Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể nói được bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Schumpeter (1911) trong đầu thế kỷ 20. Schumpeter khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, ông nhấn mạnh vai trò của ngân hàng là yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong việc phân bổ vốn, khuyến khích đổi mới và tài trợ cho các khoản đầu tư có hiệu quả. Hệ thống tài chính là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tổng thể, giúp luân chuyển vốn tiết kiệm đến các chủ thể cần vốn để thực hiện các dự án đầu tư làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Hai bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính đó là thị trường tài chính và ngân hàng (Mankiw và Ball, 2011). Với các nhà kinh tế theo quan điểm lý thuyết ngân hàng (the bank based theory) khẳng định vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Với các nhà hoạch định chính sách luôn cho rằng phát triển tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển. Đặc biệt, thông qua hệ thống ngân hàng, nguồn vốn có thể được phân bổ một cách hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro tài chính, tránh tạo ra các cú sốc về tài chính đối với các nền kinh tế đang phát triển thông qua việc giám sát, tư vấn các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và cá nhân để có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của hiện tượng bất đối xứng thông tin trong các nền kinh tế kém phát triển gây ra (Stiglitz, 1985 và Bhide, 1993). Ủng hộ kết quả nghiên cứu của Schumpeter, nhiều học giả với các công trình nghiên cứu sau này đã tiếp tục khẳng định vai trò của phát triển tài chính nói chung và vai trò của ngân hàng nói riêng đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như King và Levine(1993), Bonin và Watchel (2003), (Arestis và các cộng sự, 1997), Levine và các cộng sự (2000), Beck và các cộng sự (2000), Caporale và cộng sự (2004), (Law, 2014), Johannes và các cộng sự (2011), Sehrawat (2014), Durusu (2016), Puatwoe 1
  20. (2017), Choe và Moosa (1999). Tuy vậy, cũng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế kích thích phát triển hệ thống tài chính như Awdeh (2012), Zang và Kim (2007), Liang và Teng (2006), Ang (2007), Comlombage (2009), Eng và Habibullah (2011), Shan (2001), Waqabaca (2004), Agbetsiafa (2003) hay các học giả khác cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa phát triển triển tài chính và tăng trưởng kinh tế như Patrick (1966), Levine và Zervos (1988), Hassan và các cộng sự (2011), Rudra và các cộng sự (2014), Demetriades và Hussein (1996), Calderon và Liu (2004), Jung (1986), Kar và Pentecost (2000). Trong khi đó, Lucas (1988) và Stern (1989) cho rằng không có mối quan hệ nào giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Theo Lucas (1988), việc các học giả khẳng định phát triển tài chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế là một quan điểm thái quá, bất kỳ các chiến lược nào nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính để tăng trưởng kinh tế sẽ là một sự lãng phí nguồn lực mà nên tập trung vào các chính sách lao động và các chương trình cải thiện năng suất, thực hiện cải cách thuế, ủng hộ đầu tư, khuyến khích xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy kết quả mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế còn nhiều quan điểm trái chiều trong nhiều nghiên cứu. Bên cạnh đó, Shangquan (2000) cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tăng cường hợp tác, gia nhập các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới là xu thế phát triển kinh tế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Coe và Helpman (1995), Romer (1990) đã thừa nhận độ mở thương mại có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Độ mở thương mại phản ánh mức độ mở cửa thương mại quốc tế của một quốc gia và hướng đến xu thế chung là toàn cầu hoá kinh tế. Mở rộng độ mở thương mại có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước thông qua việc gia tăng áp lực cạnh tranh, thay đổi thị phần, tăng khả năng tiếp cận cải tiến và sự lan toả công nghệ (Tybout 2000). Xu thế toàn cầu hóa kinh tế sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới do quy mô thương mại xuyên biên giới ngày càng tăng và dịch vụ và sự lan tỏa rộng rãi và nhanh chóng của công nghệ. Beck (2002) đã nhấn mạnh đến các yếu tố ưu đãi, công nghệ và quy mô của nền kinh tế như là những nguồn lực có lợi thế so sánh và do đó quyết định dòng chảy thương mại giữa các quốc gia. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, độ mở thương mại tăng lên có thể kích hoạt nhu cầu cho các sản phẩm tài chính mới. Bởi vì, mở rộng độ mở thương mại sẽ đối mặt với 2
  21. những rủi ro liên quan đến những cú sốc bên ngoài và sự cạnh tranh từ nước ngoài. Khi đó, các tổ chức trung gian tài chính sẽ phát triển để cung cấp đầy đủ hơn các sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu mới phát sinh từ những rủi ro này (Svaleryd & Vlachos, 2002). Khi hệ thống tài chính phát triển có thể tạo thành một lợi thế so sánh cho các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài (Beck, 2003) từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Feldkircher và Siklos (2019) cho rằng hoạt động thương mại quốc tế cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm phát. Điều này đã khởi đầu cho các tranh luận ở nhiều cấp độ khác nhau về tác động của mở cửa thương mại và lạm phát đối với phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế khác nhau, cả phát triển và đang phát triển, đã nhận ra tiềm năng tác động đáng kể của độ mở thương mại và lạm phát. Nhiều quốc gia đang áp dụng các chiến lược để khai thác các thuộc tính tích cực của độ mở thương mại và lạm phát cho tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát ổn định lạm phát để tăng trưởng kinh tế là trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển (Samimi và cộng sự, 2011). Có nhiều lý do để giải thích tại sao lạm phát có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tài chính. Nếu nhìn bằng trực giác, khi tỷ lệ lạm phát cao hoặc rất cao thì tính hữu dụng của tài sản tiền tệ bị “xói mòn” và sẽ có bất ổn đáng kể về giá cả và lãi suất trong tương lai. Khi đó, sự không chắc chắn này có thể làm cho trung gian tài chính kém hiệu quả hơn trong việc phân bổ vốn để đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy, lạm phát cao có thể làm suy yếu mối liên hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, lạm phát có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng theo hai cách sau. Thứ nhất, lạm phát có thể ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vốn của hệ thống tài chính (số tiền đầu tư). Đặc biệt, khi lạm phát quá cao, khả năng huy động vốn của các trung gian tài chính có thể giảm, và do đó tác động tích cực của phát triển tài chính đối với tích lũy vốn cũng bị giảm dần. Thứ hai, lạm phát có thể ảnh hưởng đến năng suất của vốn đầu tư được tài trợ thông qua hệ thống tài chính. Trong môi trường lạm phát cao, ngay cả khi mức vốn đầu tư được tài trợ không bị ảnh hưởng thì lạm phát cao có thể làm giảm năng suất của vốn đầu tư và khi đó, sự sụt giảm này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát còn chưa được nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam 3
  22. – một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế ở các nước đang phát triển chủ yếu từ sự đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng bởi vì hệ thống tài chính chưa phát triển đồng bộ (Naceur và Ghazouani, 2007), thị trường chứng khoán còn non trẻ (Filer và cộng sự, 1999; Fufa và Kim, 2018). Trong khi đó, phần lớn các nghiên cứu trước chủ yếu thực hiện khám phá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Do đó, kết quả nghiên cứu này rất khó để đưa ra các hàm ý chính sách áp dụng cho Việt Nam. Vì vậy, luận án thực hiện “Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Nghiên cứu này được thực hiện sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu (được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo). Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy để các nhà quản lý tham khảo đưa ra các giải pháp phát triển ngân hàng, độ mở thương mại và lạm phát nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách phát triển ngân hàng, độ mở thương mại và lạm phát nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Từ định hướng mục tiêu nghiên cứu chung, luận án thực hiện với bốn mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu cụ thể thứ nhất: Chứng minh có sự tồn tại mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể thứ hai: Xác định điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam. Điểm gãy cấu trúc được sử dụng để kiểm chứng sự ảnh hưởng của cú sốc kinh tế bên ngoài đến mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể thứ ba: Xác định giá trị ngưỡng của độ mở thương mại và lạm phát để đánh giá sự tác động của phát triển ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 4
  23. Mục tiêu cụ thể thứ tư: Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm định hướng phát triển ngân hàng, mở rộng độ mở thương mại và kiểm soát lạm phát để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được bốn mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án tập trung giải quyết bốn câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Với vai trò là biến điều tiết thì mối quan hệ giữa phát triển triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 2: Liệu mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát ở Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi cú sốc kinh tế ở bên ngoài hay không? Câu hỏi 3: Với ngưỡng giá trị nào của độ mở thương mại và lạm phát sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? Câu hỏi 4: Cần có các hàm ý chính sách nào để định hướng phát triển ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát tại Việt Nam? 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trong điều kiện độ mở thương mại và lạm phát. 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: Khung thời gian nghiên cứu từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2019, khung thời gian nghiên cứu được trải dài từ trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Với diễn biến thực tế cho thấy, biến cố khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, xuất phát từ Mỹ, một quốc gia có hệ thống ngân hàng đã phát triển ở mức cao cùng với một nền kinh tế mạnh nhưng sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng đã gây ra những tổn thất không chỉ cho chính nền kinh tế Mỹ mà còn lan ra toàn cầu. Cuộc khủng hoảng là hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia trên thế giới về việc những rủi ro có thể gặp phải của hệ thống ngân hàng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho nền kinh tế. Luận án lựa chọn khung thời gian nghiên cứu này một lần nữa chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nền kinh tế Việt Nam cũng nhạy cảm chịu tác động bởi cú sốc kinh tế bên 5